Phân tích Bài thơ Đồng chí

Phân tích Bài thơ Đồng chí

Chính Hữu là một trong những nhà thơ trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ. ông viết thơ không nhiều và chủ yếu là viết về đề tài người lính trong cuộc kháng chiến với một cảm xúc dồn nén và ngôn ngữ cô đúc, chọn lọc. Đồng chí được viết vào năm 1948 rút trong tập "Đầu súng trăng treo" là một trong những bài thơ tiêu biểu về người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 5171Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích Bài thơ Đồng chí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thơ Đồng Chí
	Chính Hữu là một trong những nhà thơ trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ. ông viết thơ không nhiều và chủ yếu là viết về đề tài người lính trong cuộc kháng chiến với một cảm xúc dồn nén và ngôn ngữ cô đúc, chọn lọc. Đồng chí được viết vào năm 1948 rút trong tập "Đầu súng trăng treo" là một trong những bài thơ tiêu biểu về người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
	Luận điểm 1: Hai dòng thơ đầu tiên tác giả giới thiệu hoàn cảnh xuất thân của người lính
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
" Anh" và "tôi" được tác giả đặt ở hai câu thơ tạo ra một sự sóng đôi trong cấu trúc với những lời thơ mộc mạc chân tình như chính hoàn cảnh xuất thân của họ (nghệ thuật). Anh ra đi từ vùng "nước mặn đồng chua" còn tôi vào lính từ một vùng "đất cày lên sỏi đá". Đó là những mảnh đất bạc màu, nhiễm mặn cằn cỗi, khô cằn. ở họ đều giống nhau ở cái nghèo khó, vất vã, giống nhau ở cái chất nông dân chất phác. Anh và tôi từ xa xôi thành gần gũi, từ lạ trở thành thân quen. Và cũng từ đây họ trở thành "đồng đội" và "tri kỉ" của nhau. Cách sử dụng hai thành ngữ rất sáng tạo khiến câu thơ trở nên gần gũi và giàu hình ảnh.
	Luận điểm 2: Tình đồng chí không những bắt nguồn từ cảnh ngộ mà hơn thế nữa, tình đồng chí còn được hình thành từ cùng chung nhiệm vụ, chung lí tưởng, sát cánh bên nhau trong hàng ngũ chiến đấu. 
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Hai hình ảnh hoán dụ "súng" và "đầu" được tác giả đặt gần nhau khẳng định sự thống nhất trong lí trí và tình cảm của người chiến sĩ. "Súng" biểu tượng cho chiến tranh, cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, "đầu" biểu tượng cho lí trí và tình cảm. Từ cái khó khăn, thiếu thốn khiến cho người lính hiểu và cảm thông cho nhau hơn và chính điều đó đã khiến họ trở thành "tri kỉ". Thật cảm động biết bao khi đọc câu thơ "đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ". Đúng là "trong khó khăn, hoạn nạn mới hiểu lòng nhau" như câu ngạn ngữ đã nói. Sự nghiệp giải phóng dân tộc đã xoá bỏ mọi khoảng cách xa lạ về không gian nơi sinh sống của mỗi người. ""Súng bên súng" là chung chiến đấu, "đầu sát bên đầu" thì chung rất nhiều: không chỉ là gần nhau về không gian mà còn chung nhau ý nghĩ, lí tưởng" . Đến khi đắp chung chăn trong đêm giá rét thì họ đã thực sự là anh em một nhà. Nhà thơ Tố Hữu cũng từng viết: "Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng" để thể hiện tình kháng chiến gắn bó, bền chặt. Để nói về sự gần gũi, sẻ chia, về cái thân tình ấm áp không gì hơn là hình ảnh đắp chăn chung. Như thế, tình đồng chí đã bắt nguồn từ cơ sở một tình tri kỉ sâu sắc, từ những cái chung giữa "anh" và "tôi". Tri kỉ là hiểu bạn như hiểu mình, sẵn sàng chia sẻ ngọt bùi, đắng cay với bạn. Tại sao tác giả dùng từ “đôi” mà không dùng từ “hai”? đôi là gắn bó chặt chẽ với nhau, không tách ròi nhau như đôi bát , đôi đũa ..Đó là cách độc đáo trong cách dùng từ của nhà thơ.
	Hai tiếng "đồng chí" được tá giả cố ý tách thành một câu thơ như một dụng ý nghệ thuật vừa tạo ra sự hài hoà, cân đối của bài thơ vừa tạo ra ra điểm nhấn như khẳng định sự thiêng liêng cao đẹp của tình cảm đồng chí, đồng đội đồng thời nó khép lại một ý thơ. Nhận xét, đánh giá " Câu thơ chỉ vẻn vẹn có hai chữ như chất chứa, dồn nén bao cảm xúc sâu xa từ sau câu thơ trước và khởi đầu cho những suy nghĩ tiếp theo. Đó chính là cái làm nên chất hàm súc trong ngôn từ của Chính Hữu.
	Luận điểm 3: Những câu thơ tiếp theo là những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí và đồng đội. 
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ giáo lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
	Hình ảnh ruộng nương, gian nhà không, giếng nước, gốc đa hiện lên thật bình dị mà gần nũi biết bao. Đó là những hình ảnh rất thân quen của những người nông dân. Ruộng vườn và căn nhà lung lay trước gió đang chờ đợi những bàn tay của người chồng, người cha sửa chữa thế nhưng người lính vẫn tạm gác lại tất cả lo toan và tính toán nơi quê nhà để ra trận. Người lính ở đây đã hi sinh tất cả những gì là riêng tư là cá thể để đi làm nhiệm vụ thiêng liêng và cao cả hơn, họ đã đặt lợi ích dân tộc lên trên lợi ích cá nhân . Họ ra đi mang theo trên vai mình cả trọng trách của cả Tổ quốc, từ "mặc kệ" vừa dứt khoát vừa quyết tâm. Có người cho rằng người lính ở đây thật vô tình vì còn có gì sâu nặng hơn gia đình quê hương vậy mà họ không chút bận tâm khi ra đi. Nhưng đó mới là cái làm nên sự cao đẹp không gì sánh nổi trong tình cảm của người lính. Là con người - nhất là người Việt Nam thường sống nặng về tình cảm chắc không ai "mặc kệ" quê hương, gia đình nhưng ở người lính còn một thứ tình cảm còn to lớn hơn rất nhiều, đó là tình cảm với Tổ quốc dân tộc. Họ sẵn sàng hi sinh tình cảm quê hương, làng xóm, gia đình để phục vụ cho Tổ quốc cho lí tưởng cách mạng. Chúng ta càng phải cảm động và cảm thông cho những mất mát và thiệt thòi cho họ. Hình ảnh nhân hoá "giếng nươc gốc đa" khiến ta nghĩ đến những người thân, làng xóm đang ngóng trông họ trở về trong khúc khải hoàn ca chiến thắng. Chắc rằng đó cũng là nỗi nhớ của người lính với quê hương, gia đình. 
	Luận điểm 4: Khi trở thành đồng chí, đồng đội của nhau người lính phải chịu rất nhiều thử thách. Thử thách trong thiếu thốn, trong bệnh tật và trong chiến đấu. 
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá..
Chân không giày
Lại là những câu thơ rất chân thật về hoàn cảnh của anh bộ đội Cụ Hồ trong những năm đầu cuộc kháng chiến chông Pháp. Người lính không chỉ thiếu ăn, thiếu mặc và hơn hết là họ luôn phải đối mặt với những cơn bệnh sốt rét khủng khiếp vì những đêm dài hành quân trong rừng Trường Sơn. Chắc hẳn chúng ta không ai quên những câu thơ của Quang Dũng đã viết về người lính trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (Câu liên hệ)
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá giữ oai hùm
Đó là những người lính bị bệnh sốt rét đến mức tóc rụng hết nhưng không vì thế mà họ nhụt chí, yếu đuối ngược lại ở họ vẫn giữ được khí phách oai nghiêm, kiên cường đạp lên mọi chông gai thử thách để chiến thắng mọi khó khăn, mọi kẻ thù. Nếu như Quang Dũng nói đến sốt rét để tô đậm vẻ đẹp bi tráng của những người chiến sĩ thì Chính Hữu nói về cái rét, cái ác nghiệt của sốt rét là để nói về tình đồng đội, đồng chí trong gian khổ, là sự thấu hiểu, cảm thông giữa những người lính. Trong bất cứ sự gian khổ nào cũng thấy họ sát cánh bên nhau, san sẻ cho nhau: "Anh với tôi biết...", "áo anh... - Quần tôi...", "tay nắm lấy bàn tay". Cái "Miệng cười buốt giá" kia là cái cười lạc quan ngay cả trong gian khổ để vượt lên gian khổ, cười trong buốt giá để lòng ấm lên, cũng là cái cười đầy cảm thông giữa những người đồng đội. Giá buốt mà không lạnh lẽo cũng là vì thế. Nhận xét, đánh giá " Đọc những câu thơ này ta vừa không khỏi chạnh lòng khi thấu hiểu những gian nan, vất vả khi thế hệ cha ông đã từng tãi qua và dâng trào một niềm khâm phục ý chi và bản lĩnh vững vàng của nhữngngwời dân vệ quốc. Người lính càng chịu đựng nhiều gian khổ thì tình đồng chí, đồng đội càng gắn bó hơn càng bền chặt hơn. 
Tình cảm của họ vẫn bền chặt không gì tách rời "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay" . Đó là cái nắm tay truyền cho nhau sức mạnh để chiến đấu, truyền cho nhau tình yêu thương và sự cổ vũ, động viên. Cái nắm tay tuy âm thầm, lặng lẽ trong đêm sương giá buốt nhưng hơi ấm của nó có sức lan toả đến tận trái tim, thấm cả vào lòng người. Hơi ấm đó đủ để xoá tan đi cái nhợt nhạt, lạnh cóng của đêm sương, để sưởi ấm tình đồng chí. Nhà thơ đã phát hiện ra sức mạnh tinh thần ẩn sâu trong trái tim người lính. Nhận xét, đánh giá về nghệ thuật" người đọc nhận thấy các hình ảnh thơ, ngôn từ thật giản dị nhưng lại có sưc truyền cảm rất lớn.
Kết luận: (tổng kết, đáng giá về nghệ thuật và nội dung). Cả bài thơ không có một hình thức nghệ thuật nào cao siêu xa lạ mà với những hình ảnh chân thực, giọng điệu chân thực, bút pháp hiện thực và đặc biệt là ngôn ngữ rất cô đúc, giản dị giống như người nông dân Chính Hữu đã tái hiện lại một quá khứ chiến tranh đầy gian khổ mà hào hùng, khó khăn thiếu thốn mà gắn bó keo sơn của những người lính Cụ Hồ trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Bài thơ Đồng chí đã thể hiện rất rõ vẻ đẹp của những con người sống và chiến đấu vì hạnh phúc, tự do. (0986639041)

Tài liệu đính kèm:

  • docboi duong van9 5 tho.doc