Ôn Văn 12 - Phần 1 (Những bài văn chọn lọc)

Ôn Văn 12 - Phần 1 (Những bài văn chọn lọc)

«n V¨n 12 –P1( Nh­ng bµi v¨n chän läc )

Đất của tâm hồn

“Khi ta ở đất là nơi đất ở

Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”

Có thể đất chỉ là vật chất bình thường vô tri vô giác nhưng khi đi xa “đất bỗng hóa tâm hồn”, thật cao cả thật đáng quý biết bao! Phải chăng đó là tâm hồn của ta (Người đi) đối với đất hay đất ở đây đã được gắn một tâm hồn người, một tính cách người đối với những ai đã từng hoài vọng cố hương khi phải sống nơi đất khách quê người thì nỗi nhớ mong còn vành vạnh hơn với đất quê ta - Nơi ta cất tiếng chào đời từ cái ngày xa xưa ấy khi bà mụ (bà bảo mẫu) đem cái nhau máu mũ ấy chôn vào lòng đất, bình thường đó là sự tan biến hư vô theo quy luật tự nhiên nhưng với mỗi con người Việt Nam đã có một kỷ niệm đầu đời hòa vào lòng đất để trở thành lời nhắc nhớ đầu tiên, gọi là “ nơi chôn nhau cắt rốn”. Tuổi đời mênh mông dòng đời vô tận những cánh chim non rồi cũng trưởng thành rời tổ, trên những chuyến tàu thời gian quằn nặng những lo toan trăn trở giữa đời thường vì cuộc sống, miếng cơm manh áo.

doc 64 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1248Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn Văn 12 - Phần 1 (Những bài văn chọn lọc)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
«n V¨n 12 –P1( Nh­ng bµi v¨n chän läc )
Đất của tâm hồn 
“Khi ta ở đất là nơi đất ở
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”
Có thể đất chỉ là vật chất bình thường vô tri vô giác nhưng khi đi xa “đất bỗng hóa tâm hồn”, thật cao cả thật đáng quý biết bao! Phải chăng đó là tâm hồn của ta (Người đi) đối với đất hay đất ở đây đã được gắn một tâm hồn người, một tính cách người đối với những ai đã từng hoài vọng cố hương khi phải sống nơi đất khách quê người thì nỗi nhớ mong còn vành vạnh hơn với đất quê ta - Nơi ta cất tiếng chào đời từ cái ngày xa xưa ấy khi bà mụ (bà bảo mẫu) đem cái nhau máu mũ ấy chôn vào lòng đất, bình thường đó là sự tan biến hư vô theo quy luật tự nhiên nhưng với mỗi con người Việt Nam đã có một kỷ niệm đầu đời hòa vào lòng đất để trở thành lời nhắc nhớ đầu tiên, gọi là “ nơi chôn nhau cắt rốn”. Tuổi đời mênh mông dòng đời vô tận những cánh chim non rồi cũng trưởng thành rời tổ, trên những chuyến tàu thời gian quằn nặng những lo toan trăn trở giữa đời thường vì cuộc sống, miếng cơm manh áo. Những ai ít có được diễm phúc trở lại quê hương có nghe dòng hồi ức chảy ngược về nơi những con đường đầy hoa cỏ dại về mùa mưa lụt đầy bùn lầy lội và cũng không ít những ổ gà, ổ voi lởm chởm khi mùa nắng tới. Nơi ấy các em thơ ngày hai buổi vẫn đi về và biết nuôi hy vọng cũng như bao lớp đàn anh đi trước và nơi ấy mẹ cha ta vẫn đi, về tay cuốc vai cày một nắng hai sương mà gởi gắm cho tương lai con trẻ nơi những miền xa qua những buổi chiều tà đã xong công việc ra cửa nhìn về phía cuối dòng sông chảy mong có ánh ráng hồng báo hiệu một ngày mai nắng đẹp. Thật nhiều lo toan và cũng thật nhiều hạnh phúc khi con người biết lao động và biết hy vọng... và có những dòng hồi tưởng đẹp để không hổ thẹn với chính bản thân mình cho dù trong đó có những buồn vui lẫn lộn. Chính vì vậy những lúc thả hồn mình trở lại với đất quê hương bằng dòng ký ức mới thẩm thấu hết cái giá trị đích thực của những gì còn đọng lại trong tâm mình.
Thực tại sự tác động của cơ chế thị trường đã làm thay da đổi thịt; mỗi mảnh đất, con đường nhỏ đều được quy đổi gia trị kinh tế. Đất quê hương bây giờ không còn như trong ký ức ngày xưa mà thay vào đó là những con đường mở rộng nối xã liền xã thôn liền thôn bằng bê tông rắn chắc, chỉ có dòng sông như mãi miết lặng lẽ xuôi dòng chở theo bao giá trị của đất và cát...Nhưng sông cũng ngày càng quặn mình đổi hướng vì chính bàn tay con người. Nước xoáy mạnh vào bờ kết hợp với những làn sóng tạo ra từ những chiếc thuyền máy tấp nập đi về và cứ thế những biền dâu xanh ngắt một màu, những lũy tre xanh nghiêng mình roi bóng nước, những hình ảnh đẹp và nên thơ như thế hôm nay hầu như chỉ còn trong ký ức. Bây giờ là vực sâu đầy nguy hiễm từng gây ra những cái chết thương tâm. Đất với những con người xuất thân từ đất, quả đúng là một phần hồn của đất trong cuộc sống hôm nay. Điều giản đơn mà cũng thật là sâu sắc tất cả những gì cuộc sống này có được đều diễn ra trên mặt đất và từ trong lòng đất. Đặc biệt là đất quê hương nơi những đôi tình nhân hẹn hò tình tự, nới ấy em đã đi về sau mỗi giờ tan lớp ai đón đưa...
Con đường đất tuy đơn sơ nhưng cũng là con đường để những trái tim đến với trái tim khi họ biết cùng nhau vượt qua những rào cản của một quan niệm hay nói đúng hơn là một cách nghĩ không còn hợp thời. Chính vì thế mà trên con đường đất quê hương chứng kiến không ít những cuộc chia ly đầy nước mắt của những trái tim non trẻ, song cũng nhiều đôi trở thành những đôi uyên ương thật là hạnh phúc. Biết ai còn nhớ hay ai đã quên..! Âm vọng quê hương nghe thật nhiều xúc cảm mãi mãi vẫn tươi xanh một màu nhớ thương, một thời nông nổi một vùng ký ức tuổi thơ gắn liền với đất quê hương...Đất của tâm hồn./.
Cảm nhận về bài thơ "Đàn ghita của Lor-ca" (Thanh Thảo)
Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo - một sự cộng hưởng của những khát vọng sáng tạo, một khả năng nhập cảm sâu sắc vào thế giới nghệ thuật thơ Lor-ca, một suy nghiệm thâm trầm về nỗi đau và niềm hạnh phúc của những cuộc đời đã dâng hiến trọn vẹn cho cái đẹp. 
Trong nửa đầu bài thơ, một không gian Tây Ban Nha đặc thù, nhất là không gian miền quê An-đa-lu-xi-a yêu dấu của Lor-ca đã được gợi lên. Giữa không gian đó, nổi bật hình tượng người nghệ sĩ lãng du có tâm hồn phóng khoáng, tha thiết yêu người, yêu đời, nhưng nghịch lí thay, lại không ngừng đi theo một tiếng gọi huyền bí nào đó hướng về miền đơn độc :
những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn
...
tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
Tại sao tác giả lại có thể gợi lên được những điều ấy ? - Trước hết là nhờ "đàn ghi ta của Lor-ca". Tất nhiên, ở đây ta không nói tới một cây đàn cụ thể, dù vẫn biết Lor-ca là nghệ sĩ trình tấu rất xuất sắc ghi ta và dương cầm. Đàn ghi ta ở đây chính là thơ Lor-ca, là bản mệnh của Lor-ca. Đọc thơ Lor-ca, ta thường bắt gặp hình tượng một chàng kị sĩ đi mải miết, vô định dưới vầng trăng khi đỏ, khi đen, khi rạng ngời, khi u tối, khi nồng nàn, khi buốt lạnh,... Ta cũng thường được ngập mình trong phong vị, hương sắc riêng không thể nào quên được của miền quê Gra-na-đa thuộc xứ An-đa-lu-xi-a, nơi ngày xưa từng được xem là "một trong những vương quốc đẹp nhất của châu Phi" do người ả-rập dựng nên. ở đó có những chàng hiệp sĩ đấu bò tót khoác trên mình tấm áo choàng đỏ, có những cô gái Di-gan nước da nâu gợi tình tràn trề sức sống, có những vườn cam, những rặng ô-liu xanh một màu xanh huyền hoặc. Đặc biệt, ở đó luôn vang vọng tiếng đàn ghi ta - âm thanh nức nở, thở than làm vỡ toang cốc rượu bình minh, tựa tiếng hát của một con tim bị tử thương bởi năm đầu kiếm sắc, không gì có thể bắt nó im tiếng (ý thơ trong bài Đàn ghi ta)... 
Thanh Thảo quả đã nhập thần vào thế giới thơ Lor-ca để lẩy ra và đưa vào bài thơ của mình những biểu tượng ám ảnh bồn chồn vốn của chính thi hào Tây Ban Nha. Nhưng vấn đề không đơn giản chỉ là sự "trích dẫn". Tất cả những biểu tượng kia đã được tổ chức lại xung quanh biểu tượng trung tâm là cây đàn, mà xét theo "nguồn gốc", vốn cũng là một biểu tượng đặc biệt trong thơ Lor-ca - người mê dân ca, "chàng hát rong thời trung cổ", "con sơn ca xứ An-đa-lu-xi-a". Cây đàn từ chỗ mang hàm nghĩa nói về một định hướng sáng tạo gắn thơ với dòng nhạc dân gian, rộng ra, nói về một tình yêu vô bờ và khắc khoải đối với quê hương, đến Thanh Thảo, nó đã nhập một với hình tượng Lor-ca, hay nói cách khác, nó đã trở thành hình tượng "song trùng" với hình tượng Lor-ca. Cây đàn cất lên tiếng lòng của Lor-ca trước cuộc sống, trước thời đại. Nó là tinh thần thơ Lor-ca, là linh hồn, và cao hơn cả là số phận của nhà thơ vĩ đại này. Bởi thế, trên những văn bản thơ trước đây của Lor-ca là một văn bản mới của nhà thơ Việt Nam muốn làm sống dậy hình tượng người con của một đất nước, một dân tộc yêu nghệ thuật, ưa chuộng cuộc sống tự do, phóng khoáng. Hơn thế nữa, tác giả muốn hợp nhất vào đây một "văn bản" khác của đời sống chính trị Tây Ban Nha mùa thu 1936 - cái "văn bản" đã kể với chúng ta về sự bạo ngược của bọn phát xít khi chúng bắt đầu ra tay tàn phá nền văn minh nhân loại và nhẫn tâm cắt đứt cuộc đời đang ở độ thanh xuân của nhà thơ được cả châu Âu yêu quý :
Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lor-ca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du
...
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy
Ở trên, bài thơ của Thanh Thảo đã được (hay bị) trích theo lối cắt tỉa, phục vụ cho việc làm tường minh các ý thơ có trong đó. Trên thực tế, Đàn ghi ta của Lor-ca có một cấu trúc đầy ngẫu hứng, với sự xô nhau, đan cài nhau, tương tác với nhau của các văn bản (đã nói). Chính nhờ vậy, tiếng hát yêu đời của Lor-ca được Thanh Thảo gợi lại, càng trở nên tha thiết hơn giữa tan nát dập vùi và những ám ảnh tưởng phi lí luôn dày vò nhà thơ Tây Ban Nha bỗng trở thành sự tiên tri sáng suốt. Sáng tạo nghệ thuật của Thanh Thảo được bộc lộ rõ trên các giao điểm này. 
Những hình ảnh, biểu tượng vốn có trong thơ Lor-ca được làm mới để chuyên chở những cảm nhận về chính thơ Lor-ca và về thân phận các nhà thơ trong thời hoành hành của bạo lực. Câu thơ những tiếng đàn bọt nước ở đầu bài nếu được nối kết với các câu thơ khác là tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan và tiếng ghi ta ròng ròng - máu chảy, sẽ bộc lộ một tiềm năng ý nghĩa lớn hơn nhiều so với ý nghĩa dễ nhận thấy gắn liền với việc diễn tả âm thanh tuôn trào, sôi động của tiếng đàn. 
Tiếng đàn giống như tiếng kêu cứu của con người, của cái đẹp trong thời khắc bị đẩy tới chỗ tuyệt diệt. Không có gì khó hiểu khi dưới ngòi bút Thanh Thảo, tiếng đàn cũng có màu (nâu, xanh), có hình thù (tròn), có sinh mệnh (ròng ròng máu chảy), bởi tiếng đàn ở đây chính là sự cảm nhận của nhà thơ nay về tiếng đàn xưa. Theo đó, tiếng đàn không còn là tiếng đàn cụ thể nữa, nó là sự sống muôn màu hiện hình trong thơ Lor-ca và là sinh quyển văn hoá, sinh quyển chính trị - xã hội bao quanh cuộc đời, sự nghiệp Lor-ca. Rồi màu đỏ gắt của tấm áo choàng, không nghi ngờ gì, là sáng tạo của Thanh Thảo. Nó không đơn thuần là màu của một trang phục. Nó có khả năng ám gợi một điều kinh rợn sẽ được nói rõ ra trong khổ thơ sau : áo choàng bê bết đỏ tức là tấm áo choàng đẫm máu của Lor-ca, của bao con người vốn chỉ biết hát nghêu ngao niềm yêu cuộc đời với trái tim hồn nhiên, ngây thơ, trong trắng, khi bị điệu về bãi bắn một cách tàn nhẫn, phũ phàng, phi lí (câu thơ chàng đi như người mộng du có phần thể hiện sự phi lí không thể nào nhận thức nổi này).
Cùng một cách nhìn như thế, độc giả sẽ thấy những thi liệu của thơ Lor-ca (mà truy nguyên, một phần không nhỏ vốn là thi liệu của những bài dân ca An-đa-lu-xi-a) như hình ảnh người kị sĩ đi lang thang, yên ngựa, vầng trăng đã thực sự được tái sinh lần nữa trong một hình hài mới và gây được những ấn tượng mới. Các từ miền đơn độc, chếnh choáng, mỏi mòn gắn với chúng đã tạo ra một trường nghĩa chỉ sự mệt mỏi, bất lực, bồn chồn, thắc thỏm không yên của con người khi đối diện thực sự với cái bản chất phong phú vô tận của cuộc sống. Với kiểu tạo điểm nhấn ngôn từ của Thanh Thảo, ta hiểu rằng cảm giác đó không chỉ có ở Lor-ca. Nó là một hiện tượng có tính phổ quát, không của riêng ai, không của riêng thời nào, tất nhiên, chỉ được biểu hiện đậm nét và thực sự trở thành "vấn đề" trong thơ của những nhà thơ luôn thắc mắc về ý nghĩa của tồn tại. Gồm một chuỗi âm thanh mơ hồ khó giải thích, dòng thơ li-la li-la li-la xuất hiện hai lần trong thi phẩm một mặt có tác dụng làm nhoè đường viền ý nghĩa của từng hình ảnh, biểu tượng đã được ném ra chừng như lộn xộn, mặt khác, đảm nhiệm một phần chức năng liên kết chúng lại thành một chỉnh thể, nhằm biểu hiện tốt nhất cái nhìn nghệ thuật của tác giả và giải phóng bài thơ khỏi sự trói buộc của việc thuật, kể những chuyện đã xảy ra trong thực tế. Quả vậy, dù không có sự kiện nào của cuộc đời Lor-ca được kể lại một cách rành mạch, chi tiết, nhưng độc giả hiểu thơ không vì thế mà cho rằng thiếu. Cái người ta thấy đáng quan tâm lúc này nằm ở chỗ khác. Đó là sự tự bộc lộ của chủ thể sáng tạo khi ráo riết suy nghĩ về số phận đầy bất trắc của nghệ thuật và khả năng làm tan hoà ... uyễn Đình Thi dựng gương mặt đất nước theo quá trình “Từ những năm đau thương chiến đấu” để làm nên “Nét mặt quê hương”. Nhà thơ nhấn mạnh “Từ gốc lúa bờ tre hiền hậu/ Đã bật lên những tiếng căm hờn. Những câu thơ tưởng như như hồn khí lực để bật lên thành sự công phá”. “Một đất nước nung nấu đau thương, tích tụ căm hờn để cuối cùng quật khởi vùng lên”. Nhà thơ đã phản ánh hình tượng đất nước theo một quá trình chuyển hoá. Đất nước hiện qua mùa thu hiền hoà với hương thu gợi nhớ để rồi sừng sững với bức chân dung dữ dội hoành tráng: 
“Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà”. 
Hai hình tượng để cảm xúc thơ Nguyễn Đình Thi vận động xung quanh Đất và Trời. Hai hình tượng ấy thể hiện ở hai giai đoạn. Nó gắn vào nhau.
+ Đây là đất nước trong đau thương:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
+ Đất nước trong sự thay đổi, giành lại cuộc đời:
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
+ Đất nước trong thế vùng lên:
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
- Trong khi đó Nguyễn Khoa Điềm viết về đất nước không nói về đau thương, đổi đời, chuyển hoá vùng lên mà nhấn mạnh “Đất Nước này là Đất Nước của Nhân dân”. Cách khai thác cũng mới mẻ. Nhà thơ tìm đến cội nguồn Đất Nước bằng những chi tiết chân thực, giản dị ai cũng biết, cũng nhận ra. Sự hình thành đất nước qua ca dao, tục ngữ, những huyền thoại đẫm màu sắc dân gian. Sản phẩm tinh thần do nhân dân là người sáng tạo. Họ làm ra Đất Nước cùng với nền văn hoà phi vật thể. Hai tiếng dân gian nghĩa là trong dân, do dân, ở dân. Người dân đã làm ra Đất Nước. Những bình diện về địa lí, lịch sử đưa vào thơ không phải bằng những đặc trưng của các ngành khoa học ấy mà bằng cái nhìn dạt dào cảm xúc, đẫm chất trữ tình. Dòng sông Đất Nước được nhìn dưới góc độ tưởng tượng: “Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm”. Ở đâu có trái núi mang hình một thiểu phụ bồng con, người ta gọi đó là núi vọng phu ở Lạng Sơn, Bình Định Tất cả được giải bày bằng cảm xúc:
“Những người vợ nhớ chồng góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu”.
Hai hình tượng để cho cảm xúc thơ của Nguyễn Khoa Điềm vận động xung quanh là Đất và Nước. Hai yếu tố tự nhiên nuôi sống con người và con người cũng vật lộn với nó để xây lên Đất Nước.
- So sánh giữa hai bài thơ để thấy những nét riêng biệt khi viết cùng một đề tài, càng thấy sự phong phú của thơ ca hiện đại.
- Tác giả sử dụng nhiều chất liệu văn học dân gian, văn hoá dân gian một cách nhuần nhị trong câu thơ hiện đại có tác dụng vừa tác động vào trí tuệ, tình cảm tạo ra ý thức thẩm mĩ cho người đọc (Những câu thơ có liên quan đến tục ngữ, ca dao, truyện cổ dân gian)
- Tác giả kết hợp giữa cảm xúc và triểt lí, trữ tình và chính luận trong thơ để tạo ra cách cảm nhận vừa mới mẻ, vừa sâu sắc.
- Câu thơ giàu hình ảnh. Hình ảnh nào cũng gắn với cuộc sống của nhân dân, nhất là văn hoá, văn học dân gian.
Vi hành
( Trích “ Những bức thư gửi cô em họ do tác giả dịch từ tiếng An Nam”) 
-Nguyễn ái Quốc-
I. Tìm hiểu chung:
1. Hoàn cảnh sáng tác- Mục đích sáng tác:
- 1922 thực dân Pháp đưa vua Khải Định sang Pháp
- 1923 NAQ đã viết một loạt TP để vạch trần âm mưu của chính phủ Pháp và lật tẩy bộ mặt bù nhìn bán nước của Khải Định
- Đối tượng sáng tác là người dân Pari Bác viết bằng tiếng Pháp theo nghệ thuật Châu Âu hiện đại
2. Chủ đề: vạch trần bộ mặt thậtbù nhìn lố lăng của Khải Địnhvà âm mưu thâm độc nham hiểm của thực dân Pháp đối với nhân dân các nước thuộc địa.
II. Phân tích:
1. Giá trị nội dung:
a, Châm biếm lật tẩybản chất bù nhìn của KĐ 
* Chân dung KĐ qua cái nhìn của nhân dân Pháp
- Diện mạo: mũi tẹt, mặt bủng như vỏ chanh
- Trang phục: ngón tay đeo đầy những nhẫn, cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn.
- Cử chỉ thái độ: nhút nhát, lúng túng.
- Hành động: lén lút có mặt tại trường đua, tiệm cầm đồ, ga tàu điện ngầm.
-> KĐ hiện lên như một thứ đồ cổ xa lạ kệch cỡm lố lăng trong XH phương tây hiện đại hắn không có tư cách của một đế vương.
- Chân dung KĐ được dựng lên qua sự miêu tả của đôi trai gái người Pháp-> đảm bảo được tính khách quan
- Họ gọi KĐ là hắn, người khách của chúng ta, anh vua, so sánh với những trò giải trí tầm thường-> vua KĐ như một thứ đồ chơi, một con rối, một trò giải trí rẻ tiền
=> Hạ bệ KĐ hắn không xứng đáng là kẻ đại diện quốc gia chuyến đi của hắn chỉ nhằm mục đích đàng điếm không phải vì lợi ích của đất nước.
* Lời kết tội KĐ qua liên tưởng bình luận của người kể truyện
- Nhờ đến chuyện xưa, vua Thuấn- Pie-> họ vi hành xứng đáng-> phê phán KĐ với những hành tung mờ ám tầm thường-> kết tội KĐ: tội làm nhục quốc thể.
- Tác giả đặt ra rất nhiều câu hỏi: phải chăng ngài muốn biết=> chất vấn KĐ từ đó đi đến kết tội KĐ: hại nước hại dân, bán nước và làm tay sai cho Pháp.
b. Vạch trần bộ mặt giả rối thâm độc của thực dân Pháp:
* Tố cáo chính sách cai trị của Pháp ở thuộc địa
- “ Công bảo hộ” khai thác và làm kiệt quệ kinh tế tài chính Đông Dương: Nhà băng Đông Dương luôn cạn ráo=> chính sách bóc lột.
- “Công khai hoá” bằng rượu cồn và thuốc phiện=> chính sách ngu dân.
* Tố cáo chính sách khủng bố ở chính quốc:
- Vạch trần luận điệu “tự do bình đẳng bác ái”: ngay tại nước Pháp chính phủ Pháp đã thi hành chính sách khủng bố theo dõi những người yêu nước Việt Nam trên nước Pháp
KL: Tác phẩm đạt được cả hai mục đích phản đế và phản phong.
2. Những sáng tạo nghệ thuật:
a, Những tình huống nhầm lẫn độc đáo
- Đôi trai gái người Pháp nhầm TG là KĐ.
- Dân chúng Pháp nhầm những người VN trên đất Pháp là KĐ
- Chính phủ Pháp nhầm những người An Nam trên đất Pháp đều là KĐ
=> 3 tình huống liên tiếp tăng cấp
* ý nghĩa: 
- Thể hiện thái độ khách quan của người kể chuyện
- Tình huống như đùa như bịa làm tăng tính hài hước khiến cho KĐ hiện lên càng trở lên lố bịch như một câu truyện tiếu lâm.
b, Hình thức viết thư:
- Bác viết thư cho cô em họ ở An Nam
* ý nghĩa: tạo được sự gần gũi và không khí như thật
-Khiến cho TP hấp dẫn mang dáng dấp một bức thư tình
- Có thể đưa ra những phán đoán giả định.
- Đổi giọng chuyển cảnh kinh hoạt, liên hệ tạt ngang so sánh thoải mái.
c, Những thành công khác:
- Nghệ thuật làm bấo
- Ngôn ngữ sinh động hấp dẫn đa giọng điệu
- Thể văn trào phúng thâm thuý sâu cay
- Nghệ thuật dựng chân dung độc đáo, miêu tả KĐ mà không cần KĐ xuất hiện.
III. Tổng kết:
- Vi hành thể hiện sức mạnh trong ngòi bút chiến đấu của HCM 
- Vi hành cũng thể hiện tài năng văn chương của Bác
__________________
GIẢI ĐI SỚM
(Tảo giải)
Hồ Chí Minh
I.Giới thiệu chung.
Tảo giải là một bài thơ có thể tách thành hai bài tứ tuyệt độc lập và cũng có thể gộp lại thành một bài thống nhất, trọng vẹn.
II.Phân tích.
1.Khung cảnh đêm chuyển lao (4 câu đầu)
-Thời gian: gà gáy, đêm chưa tan: quá nửa đêm sắp chuyển sang ngày, cảnh vật có sự hoang vắng, lạnh lẽo bao quanh người tù.
-Cảnh vật: “quần tinh” : thiên nhiên xuất hiện trong tình cảm gắn bó nâng đở nhau.
+Đỉnh núi mùa thu: câu thơ đậm ý vị, sắc màu cổ điển.
+So với câu 1, ý thơ có nhiều bất ngờ.
C1 khung cảnh tối tăm, C2 có ánh sáng huyền ảo của trăng sao
C1 người tù lên đường trong cô đơn, C2 cùng lúc đó, có trăng sao như người bạn khời hành, chia sẻ: thiên nhiên tri âm.
=>Trong hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt nhưng tâm hồn nhà thơ CM luôn hướng tới ánh sáng, sự hoà hợp giữa thiên nhiên và con người: chất thép trong thơ HCM.
-“Chinh nhân  trận hàn”
+Điệp từ chinh và trận tạo âm hưởng trầm hùng, rắn rỏi và mạnh mẽ cho câu thơ
+Chinh nhân: người đi xa vì lý tưởng, sứ mệnh lớn lao (khác người tù bình thường) 
+Nghênh diện: tư thế chủ động.
+Trận trận hàn: từng cơn gió thu lạnh liên tiếp thổi tới.
=> con ngừơi ra đi vì lí tưởng trong hoàn cảnh vô vùng khắc nghiệt vẫn chủ động sẵn sàng đón nhận: tư thế của một chiến sĩ ý chí kiên cường của một nhà CM lớn.
*Bốn cấu thơ dựng lại bức tranh chuyển lao khi trời chưa sáng, một tiếng gà, một chòm sao từng cơn gió lạnh và ngừơi tù nơi đất lạ nhưng con người không cô đơn, rất ung dung vướn lên làm chủ hoàn cảnh.
2.Bình minh ngày mới-Tâm hồn thi sĩ.
-Hai câu đầu của khổ thơ thứ 2 mở ra cảnh đẹp chân trời lúc rạng đông: màu trắng chuyển sang hồng, bóng tối hết sạch.
+So với khổ 1 có sự vận động.
+Thiên nhiên như có cuộc đấu tranh và ánh sáng đã chiến thắng.
+Câu thơ “Hơi ấmtrụ” tạo ra một khung cảnh mới, sức sống mới.
-Con người: “Người đinồng” sức sống của thiên nhiên, hơi ấm của đất trời khơi hứng tâm hồn thi sĩ
III.Kết luận.
Hai khổ thơ nói về việc giải người tù HCM đi trong cảnh khắc nghiệt nhưng không thấy bóng dáng của người tù, chỉ thấy đó một chiến sĩ, một thi sĩ ung dung cất bước và nồng n thi hứng CM.
__________________
NHẬT KÍ TRONG TÙ
(Ngục trung nhật ký)
Hồ Chí Minh
I.Hoàn cảnh sáng tác.
-8/1942 NAQ- HCM trở lại TQ tranh thủ sự ủng hộ của thế giới với cuộc chiến tranh chống xâm lược. Ngày 29/8/42 tại Túc Vinh Quảng Tây Người bị chính quyền TGT bắt giam. 13 tháng tù bị giải đi qua 30 nhà lao của 13 huyện thuộc QT, Người st 133 bài thơ bằng chữ Hán và lấy tiêu đề là Ngục trung nhật kí.
II.Giá trị của tác phẩm. 
1.Nội dung.
a.Phản ánh chân thực bộ mặt đen tối của nhà tù & chính quyền phản động Tưởng Giới Thạch :
-Bắt giam vô lí người vô tội: Cháu bé trong nhà lao TD; Gia quyến người bị bắt lính.
-Xã hội bất công vô nhân đạo đày ải người tù dã man: Cấm hút thuốc lá, Tiền vào nhà giam, Cờ bạc.
-Hình ảnh những người tù luôn đói cơm rách áo, tiều tuỵ khổ ải đến chết: Cơm tù, một người tù cờ bạc vừa chết, Bốn tháng rồi.
b.Bức chân dung tinh thần tự hoạ của HCM: Đại nhân, Đại trí , Đại dũng.(Viên Ưng)
-Tâm hồn lớn:
+Lòng nhân đạo sâu sắc mang tinh thần của giai cấp vô sản ( thương yêu không phân biệt với người cùng khổ): -Dành tình yêu thương cho mọi kiếp người , c/đ đau khổ mà Bác gặp trong tù và trên đ/n TQ
-Thương nhớ đất nước và nd Việt Nam đang sống trong cảnh nô lệ: Om nặng , không ngủ được, Tức cảnh.
+Tình yêu thiên nhiên nồng nàn, sâu sắc : TN trong thơ sinh động có hồn , gửi gắm tâm sự & thể hiện tâm hồn Bác.
+Yêu tự do tha thiết đấu tranh suốt đời cho tự do của nd: Bị hạn chế.
-Trí tuệ lớn ; tầm tư tưởng lớn:
+Nhận thức quy luật cuộc sống theo hướng biện chứng tích cực: 
+Tầm nhìn khái quát, tổng kết được những bài học quý trong cuộc sống và trong đấu tranh: Học đánh cờ, Nghe tiếng giã gạo, Đi đường.
-Dũng khí lớn:
+Giữ vững tinh thần ý chí CM,kiên cường trong mọi hoàn cảnh gian khổ.
+Tinh thần lạc quan vượt mọi kkhó khăn trước mắt: Ngắm trăng, Trên đường đi, Giải đi sớm.
=>HCM là một tâm hồn yêu nước, một tấm lòng nhân đạo lớn, một cốt cách nghệ sĩ lớn.
2.Nghệ thuật:
Tập thơ thể hiện bút pháp nghệ thuật đặc sắc & phong cách độc đáo của HCM.
a.Thơ bác bình dị mà sâu sắc: Lính gác khiêng lợn đi cùng, Nghe tiếng giã gạo.
b.Cổ điển và hiện đại.
-Cổ điển.
+Đề tài( lên núi , Đi đường..)
+Miêu tả thiên nhiên = bút pháp chấm phá ghi lại linh hồn của tạo vật .
+NV trữ tình ung dung tự tại, nhàn tản hoà hợp với tự nhiên, vũ trụ.
-Hiện đại:
+HT thơ vận động hướng tới sự sống , ánh sáng & tương lai.
+Con người trong quan hệ TN là c/sĩ.
c.Phong phú đặc sắc trong giọng điệu: Trữ tình , dí dỏm ,triết lí.
__________________

Tài liệu đính kèm:

  • docOn VAN 12 P1Nhung bai van chon loc.doc