Ôn thi văn học nước ngoài - Chương trình 12

Ôn thi văn học nước ngoài - Chương trình 12

. Tác giả, tác phẩm, đoạn trích

 Gồm tác giả sau:

1. Lỗ Tấn (1881- 1936), nhà văn Trung Quốc

Tp: Thuốc (1919)

2. Hêminguê ( Ernest Hemingway ) ( 1899- 1961), nhà văn Mỹ

Đoạn trích: “ Đương đầu với đàn cá dữ ”, trích: Ông già và biển cả (1952)

3. Mikhain SôlôKhốp ( 1905- 1984), nhà văn Nga

Tp: Đoạn trích “ Số phận con người”, (1956)

II. Các dạng đề ra:

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1246Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi văn học nước ngoài - Chương trình 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn thi văn học nước ngoài- chương trình 12-
( năm hoc 2008- 2009)
Người soạn : GV: Lương Thị Kim Khánh – THPT Hướng Hoá
 I. Tác giả, tác phẩm, đoạn trích
 Gồm tác giả sau:
Lỗ Tấn (1881- 1936), nhà văn Trung Quốc
Tp: Thuốc (1919)
Hêminguê ( Ernest Hemingway ) ( 1899- 1961), nhà văn Mỹ
Đoạn trích: “ Đương đầu với đàn cá dữ ”, trích: Ông già và biển cả (1952)
Mikhain SôlôKhốp ( 1905- 1984), nhà văn Nga
Tp: Đoạn trích “ Số phận con người”, (1956)
II. Các dạng đề ra: 
Về tác giả và sự nghiệp sáng tác
Dạng đề ra: Nhìn chung, có thể chia làm 3 dạng
 Anh chị hãy trình bày ngắn gọn tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn ( nhà thơ )  
 1.1 Những yếu tố nào trong cuộc đời nhà văn ( nhà thơ) A, B đã ảnh hưởng tới sự nghiệp sáng tác của ông ?
 1.2 Trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn ( nhà thơ) A, B có điều gì đáng lưu ý nhất ?
* Yêu cầu: Trình bày được quốc tịch, năm sinh, năm mất, những nét nổi bật có ý nghĩa nhất về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác, nêu vài ba tác phẩm tiêu biểu hoặc rút ra những yếu tố quan trọng đã có ảnh hưởng tới sự nghiệp sáng tác của nhà văn.
 Về Lỗ Tấn
 Lỗ Tấn (1881- 1936 ) tên thật là Chu Thụ Nhân, Lỗ Tấn là bút danh; là nhà văn cách mạng nổi tiếng của Trung Quốc. Trước khi cầm bút sáng tác, Lỗ Tấn đã từng học nhiều nghề. Nghề thuốc (nghề y ) với mong muốn chửa bệnh cho dân nghèo; nghề hàng hải với ước muốn đi đây đi đó để mở mang tầm mắt; nghề khai mỏ với nguyện vọng tốt đẹp là làm giàu cho tổ quốc.
 Những ước mơ đó, ông không có điều kiện để thực hiện. Chứng kiến sự u mê, lạc hậu về mọi mặt (đ/sống- c/trị- xh ) của quần chúng nhân dân Trung Quốc, ông nghĩ rằng: Chửa bệnh thể xác không quan trọng bằng chửa bệnh tinh thần cho quốc dân. Từ đó ông quyết tâm làm văn nghệ với mục đích rõ rệt: Phơi bày căn bệnh tinh thần của quốc dân, lưu ý mọi người tìm cách chửa trị.
 Phong cách văn chương Lỗ Tấn: Lạnh lùng và tỉnh táo, điềm tỉnh, được so sánh như chiếc phích nước : Trong nóng ngoài lạnh
 Sinh thời Hồ Chủ Tịch rất hâm mộ Lỗ Tấn và đã từng đọc sáng tác của ông bằng tiếng Trung Quốc. Lỗ Tấn được công nhận là danh nhân văn hoá thế giới.
 Sự nghiệp sáng tác phong phú, đa dạng, tiêu biểu là các tác phẩm: Gào thét, bàng hoàng, chuyện cũ viết theo lối mới
Về Ơnixt Hêminguê ( Ernest Hemingway, 1899-1961)
 Hemingway là nhà văn Mỹ, sinh tại thành phố nhỏ ngoại vi Chicagô, trong một gia đình khá giả. Ông yêu thích thiên nhiên hoang dại, thích phiêu lưu, mạo hiểm và từng tham gia nhiều cuộc chiến tranh. Trở về từ chiến tranh, Hemingway mang chấn thương về tinh thần, ám ảnh bởi sự tàn khốc của chiến tranh nên ông không thể hoà nhập được với cuộc sống thời bình, văn minh công nghiệp nước Mỹ. Do vậy ông và một số trí thức nghệ sỹ trẻ tự xưng là “ thế hệ vứt đi” (thế hệ mất mát). Hemingway là một nhà báo, nhà văn xông xáo, quen nếp sống giản dị của người dân chất phác.
 Sự nghiệp sáng tác của ông khá đồ sộ. Trong đó tiêu biểu là những tác phẩm như : Giả từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai (1940), Bên kí sông và dưới vòm cây lá (1950), Ông già và biển cả (1952)
 Hemingway đươc tặng giải thưởng Nobel về văn học nghệ thuật năm 1954. Nhìn chung, tác phẩm của ông thấm đượm tình yêu đối với những gì phiêu lưu mạo hiểm và lời cổ vũ nồng nhiệt chân thành cho những ai biết kiên trì phấn đấu cho quyền lợi chính đáng của con người.
 Hemingway cũng là người đề xướng nguyên lý “ Tảng băng trôi” ( Bảy phần chìm, một phần nổi, thể hiện một cách hình ảnh yêu cầu đối với một tác phẩm văn học : Nhà văn không trực tiếp công khai phát ngôn cho ý tưởng của mình, mà hãy xây dựng những hình tượng có nhiều sức gợi để mỗi người đọc có thể rút ra phần ẩn ý ( phần chìm). Các biện pháp chủ yếu để thể hiên nguyên lý trên là độc thoại nội tâm kết hợp với việc dùng các ẩn dụ, các biểu tượng, liên tưởng, vv Thủ pháp nghệ thuật này được nhà văn thể hiện rất rõ trong “ Ông già và biẻn cả”, cũng như đoạn trích .

Tài liệu đính kèm:

  • docon thi van hoc nuoc ngoai.doc