Ôn thi Văn 12: Vợ chồng A Phủ

Ôn thi Văn 12: Vợ chồng A Phủ

* Tác giả: Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh năm 1920 trong một gia đình làm nghề thủ công, ở quê ngoại  làng Nghĩa Đô, ven sông Tô Lịch, thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc ph¬ờng Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Quê nội ở làng Cát Động, thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Tây). Tô Hoài chỉ đ¬ợc học hết bậc Tiểu học, rồi phải làm nhiều nghề để kiếm sống tr¬ớc khi cầm bút. Từ tr¬ớc Cách mạng tháng Tám 1945, Tô Hoài đã viết nhiều, với hai đề tài chính : truyện loài vật và truyện về cuộc sống của những ng¬ời dân nghèo, thợ thủ công ở vùng quê ngoại. Năm 1943, Tô Hoài gia nhập tổ chức Văn hoá cứu quốc do Đảng Cộng sản thành lập. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Tô Hoài làm báo Cứu quốc Việt Bắc và hoạt động văn nghệ ở Việt Bắc. Năm 1957, khi Hội Nhà văn Việt Nam đ¬ợc thành lập, ông làm Tổng th¬ kí, rồi Phó Tổng th¬ kí trong nhiều năm. Tô Hoài còn là Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội (1986 - 1996). Tô Hoài là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào.

docx 25 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1734Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn thi Văn 12: Vợ chồng A Phủ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vợ chồng A Phủ
* Tác giả: Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh năm 1920 trong một gia đình làm nghề thủ công, ở quê ngoại - làng Nghĩa Đô, ven sông Tô Lịch, thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phờng Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Quê nội ở làng Cát Động, thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Tây). Tô Hoài chỉ đợc học hết bậc Tiểu học, rồi phải làm nhiều nghề để kiếm sống trớc khi cầm bút. Từ trớc Cách mạng tháng Tám 1945, Tô Hoài đã viết nhiều, với hai đề tài chính : truyện loài vật và truyện về cuộc sống của những ngời dân nghèo, thợ thủ công ở vùng quê ngoại. Năm 1943, Tô Hoài gia nhập tổ chức Văn hoá cứu quốc do Đảng Cộng sản thành lập. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Tô Hoài làm báo Cứu quốc Việt Bắc và hoạt động văn nghệ ở Việt Bắc. Năm 1957, khi Hội Nhà văn Việt Nam đợc thành lập, ông làm Tổng th kí, rồi Phó Tổng th kí trong nhiều năm. Tô Hoài còn là Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội (1986 - 1996). Tô Hoài là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào. Đến nay, trong hơn sáu mơi năm cầm bút, Tô Hoài đã cho ra hơn 160 đầu sách, và ở giai đoạn nào cũng viết đều. Tác phẩm của Tô Hoài đa dạng về thể loại : tiểu thuyết, truyện ngắn, bút kí, hồi kí, tự truyện, kinh nghiệm sáng tác, truyện và kịch cho thiếu nhi, kịch bản phim,... Tô Hoài đợc Nhà nớc tặng Giải thởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật năm 1996. 
Những tác phẩm chính : Dế Mèn phiêu lu kí (đồng thoại, 1941), O chuột (tập truyện về loài vật, 1942), Quê ngời (tiểu thuyết, 1942), Nhà nghèo (tập truyện ngắn, 1944), Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953), Mời năm (tiểu thuyết, 1957), Miền Tây (tiểu thuyết, 1967), Ngời ven thành (tập truyện ngắn, 1972), Tự truyện (1978), Quê nhà (tiểu thuyết, 1980), Cát bụi chân ai (hồi kí, 1992), Chiều chiều (tự truyện, 1999),...
Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Sáng tác của Tô Hoài thể hiện vốn hiểu biết phong phú, kĩ lỡng của nhà văn về đời sống, đặc biệt là sinh hoạt và phong tục đợc tái hiện bằng cảm quan hiện thực đời thờng. Nghệ thuật văn xuôi của Tô Hoài có nhiều đặc sắc, nổi bật ở lối kể chuyện tự nhiên, sinh động, cách miêu tả giàu chất tạo hình, ngôn ngữ phong phú và đậm tính khẩu ngữ.
* Hoàn cảnh sáng tác: Là phần đầu truyện Vợ chồng A Phủ, trích trong tập: Truyện Tây Bắc (1954), là kết quả chuyến đi thực tế cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc (1952). Tô Hoài đã sống gắn bó nghĩa tình với đồng bào các dân tộc miền núi đã khơi nguồn cảm hứng cho nhà văn.
 	 - Tác phẩm được giải thưởng của Hội văn nghệ Việt Nam 1954- 1955
* Tóm tắt
+ Mị, một cô gái xinh đẹp, yêu đời, có khát vọng tự do, hạnh phúc, bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà Thống lí Pá Tra.
+ Lúc đầu Mị phản kháng nhưng dần dần trở nên tê liệt, chỉ "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa".
 + Trong một đêm mùa xuân, nghe thấy tiếng sáo, Mị bồi hồi nhớ laị ngày trước Mị muốn đi chơi tết, nhưng bị A Sử trói đứng Mị vào cột nhà.
 + A Sử đi chơi tết, cậy thế con nhà quan bị A Phủ đánh. A Phủ bị bắt, bị phạt vạ và trở thành kẻ ở trừ nợ cho nhà thống lí.
+ Không may hổ vồ mất 1 con bò, A Phủ đã bị đánh, bị trói đứng vào cọc đến gần chết.
+ Mị đã cắt dây trói cho A Phủ, 2 người chạy trốn đến Phiềng Sa.
+ Mị và A Phủ được giác ngộ, trở thành du kích.
* Giá trị hiện thực
- Bức tranh đời sống xã hội của dân tộc miền núi Tây Bắc- một thành công có ý nghĩa khai phá của Tô Hoài ở đề tài miền núi.
- Bộ mặt của chế độ phong kiến miền núi: khắc nghiệt, tàn ác với những cảnh tượng hãi hùng như địa ngục giữa trần gian.
- Phơi bày tội ác của bọn thực dân Pháp.
- Những trang viết chân thực về cuộc sống bi thảm của người dân miền núi.
Giá trị nhân đạo:
- Cảm thông sâu sắc đối với người dân.
- Phê phán gay gắt bọn thống trị
- Ngợi ca những gì tốt đẹp ở con người.
- Trân trọng, đề cao những khát vọng chính đáng của con người.
- Chỉ ra con đường giải phóng người lao động có cuộc đời tăm tối và số phận thê thảm.
* Chủ đề
Qua việc miêu tả cuộc đời, số phận của Mị và A Phủ, nhà văn đã làm sống lại quãng đời tăm tối, cơ cực của người dân miền núi dưới ách thống trị dã man của bọn chúa đất phong kiến, đồng thời khẳng định sức sống tiềm tàng, mãnh liệt không gì hủy diệt được của những kiếp nô lệ, khẳng định chỉ có sự vùng dậy của chính họ, được ánh sáng cách mạng soi đường sẽ dẫn tới cuộc đời tươi sáng.
Tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cứu A Phủ 
Mị là nhân vật trung tâm trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" mà nhà văn Tô Hoài đã giành nhiều tài năng và tâm huyết để xây dựng. Truyện được trích từ tập "truyện Tây Bắc" (1953) của Tô Hoài. Trong chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng miền Tây Bắc (1952), Tô Hoài đã có dịp sống, cùng ăn, cùng ở với đồng bào các dân tộc miền núi, chính điều đó đã giúp Tô Hoài tìm được cảm hứng để viết truyện này. Tô Hoài thành công trong "Vợ chồng A Phủ" không chỉ do vốn sống, tình cảm sống của mình mà còn là do tài năng nghệ thuật cùa một cây bút tài hoa. Trong "Vợ chồng A Phủ", Tô Hoài đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật, trong đó nổi bật và đáng chú ý nhất là biện pháp phân tích tâm lý và hành động của Mị trong từng chặng đường đời. Điểm nghệ thuật ấy thật sự phát sáng và thăng hoa trong đoạn văn miêu tả tâm lý và hành động của nhân vật Mị trong đêm mùa đông cứu A Phủ. Qua đó ta thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
Trong tác phẩm này, điều gây cho bạn đọc ấn tượng nhất đó chính là hình ảnh của cô gái "dù làm bất cứ việc gì, cô ta cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi". Đó là nét tâm lý của một con người cam chịu, buông xuôi trước số phận, hoàn cảnh sống đen tối đầy bi kịch. Sở dĩ Mị có nét tính cách ấy là do cuộc sống hôn nhân cưỡng bức giữa Mị và A Sử. Mị không được lấy người mình yêu mà phải ăn đời ở kiếp với một người mà mình sợ hãi, lạnh lùng. Một nguyên nhân nữa chính là do uy quyền, thần quyền, đồng tiền của nhà thống lý Pá Tra đã biến Mị thành một đứa con dâu gạt nợ. Mang tiếng là con dâu của một người giàu có nhất vùng, nhưng thật sự Mị chỉ là một kẻ nô lệ không hơn không kém. Điều đó làm Mị đau khổ, Mị khóc ròng rã mấy tháng trời và từng có ý định ăn nắm lá ngón kết thúc cuộc đời mình. Thế nhưng "sống lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi". Chính vì thế Mị đã buông xuôi trước số phận đen tối của mình, trái tim của Mị dần chai sạn và mất đi nhịp đập tự nhiên của nó.
Song song với nét tính cách đó lại là tâm trạng của một người yêu đời, yêu cuộc sống, mong muốn thoát khỏi hoàn cảnh sống đen tối, đầy bi kịch. Điều đó đã được thể hiện trong đêm mùa xuân.
Trong đêm mùa xuân ấy, tâm trạng của Mị phát triển theo những cung bậc tình cảm khác nhau, cung bậc sau cao hơn cung bậc trước. Ban đầu, Mị nghe tiếng sáo Mèo quen thuộc, Mị nhẩm thầm bài hát người đang thổi rồi Mị uống rượu và nhớ lại kỷ niệm đẹp thời xa xưa... Mị ý thức được về bản thân và về cuộc đời rồi Mị muốn đi chơi. Nhưng sợi dây thô bạo của A Sử đã trói đứng Mị vào cột. Thế nhưng sợi dây ấy chỉ có thể "trói" được thân xác Mị chứ không thể "trói" được tâm hồn của một cô gái đang hòa nhập với mùa xuân, với cuộc đời. Đêm ấy thật là một đêm có ý nghĩa với Mị. Đó là đêm cô thực sự sống cho riêng mình sau hàng ngàn đêm cô sống vật vờ như một cái xác không hồn. Đó là một đêm cô vượt lên uy quyền và bạo lực đế sống theo tiếng gọi trái tim mình.
Sau đêm mùa xuân ấy, Mị lại tiếp tục sống kiếp đời trâu ngựa. Thế nhưng viết về vấn đề này, Tô Hoài khẳng định: cái khổ cái nhục mà Mị gánh chịu như lớp tro tàn phủ khuất che lấp sức sống tiềm tàng trong lòng Mị. Và chỉ cần có một luồng gió mạnh đủ sức thổi đi lớp tro buồn nguội lạnh ấy thì đốm lửa ấy sẽ bùng cháy và giúp Mị vượt qua cuộc sống đen tối của mình. Giá trị nhân đạo của tác phẩm ngời lên ở chỗ đó.
Và cuối cùng, luồng gió ấy cũng đến. Đó chính là những đêm mùa đông dài và buồn trên núi rừng Tây Bắc đang về. Mùa đông rét buốt như cắt da cắt thịt, vì thế đêm nào Mị cũng ra bên ngoài bếp lửa để thổi lửa hơ tay. Trong những đêm đó Mị gặp A Phủ đang bị trói đứng chờ chết giữa trời giá rét. Thế nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay "dù A Phủ là cái xác chết đứng đó cũng thế thôi". Tại sao Mị lại lãnh cảm, thờ ơ trước sự việc ấy? Phải chăng việc trói người đến chết là một việc làm bình thường ở nhà thống lý Pá Tra và ai cũng quen với điều đó nên chẳng ai quan tâm đến. Hay bởi Mị "sống lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi" nên Mị lãnh đạm, thờ ơ trước nỗi đau khổ của người khác. Một đêm nữa lại đến, lúc đó mọi người trong nhà đã ngủ yên cả rồi, Mị lại thức dậy đến bếp đốt lửa lên để hơ tay. Lửa cháy sáng, "Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại". Đó là dòng nước mắt của một kẻ nô lệ khi phải đối mặt với cái chết đến rất gần. Chính "dòng nước mắt lấp lánh ấy" đã làm tan chảy lớp băng giá lạnh trong lòng Mị. 
Lòng Mị chợt bồi hồi trước một người, trùng cảnh ngộ. Đêm mùa xuân trước Mị cũng bị A Sử trói đứng thế kia, có nhiều lần khóc nước mắt rơi xuống miệng, xuống cổ không biết lau đi được. Mị chợt nhận ra người ấy giống mình về cảnh ngộ, mà những người cùng cảnh ngộ rất dễ cảm thông cho nhau. Mị nhớ lại những chuyện thật khủng khiếp lúc trước kia, “chúng nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở trong cài nhà này”. Lí trí giúp Mị nhận ra “Chúng nó thật độc ác”. Việc trói người đến chết còn các hơn cả thú dữ trong rừng. Chỉ vì bị hổ ăn mất một con bò mà một người thanh niên khỏe mạnh, siêng năng, say sưa với cuộc đời đã phải lấy mạng mình thay cho nó. Bọn thống trị coi sinh mạng của A Phủ không bằng một con vật. Và dẫu ai phạm tội như A Phủ cũng bị xử phạt như thế mà thôi. 
Nhớ đến những chuyện ngày trước, trở về với hiện tại, Mị đau khổ cay dắng cho thân phận của mình: “Ta là thân đàn bà chúng nó đẵ bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết chờ ngày rũ xương ở đây thôi”. Nghĩ về mình, Mị lại nghĩ đến A Phủ “có chừng này chỉ đêm nay thôi là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Người kia việc gì mà phải chết như thế. A Phủ. Mị phảng phất nghĩ như vậy”. Thật sự, chẳng có lí do gì mà bọn thống lí Pá Tra bắt A Phủ phải chết vì cái tội để mất một con bò! 
Trong đầu Mị bỗng nhiên nghĩ đến cảnh A Phủ bỏ trốn và chính Mị sẽ là người chết thay cho A Phủ trên cái cột tưởng tượng đó. Thế nhưng, Mị vẫn không thấy sợ, sự suy tưởng của Mị là có cơ sở của nó. Cha con Pá Tra đã biến Mị từ một con người yêu đời, yêu cuộc sống, tài hoa chăm chỉ, hiếu thảo, tha thiết với tình yêu thành một con dâu gạt nợ, một kẻ nô lệ đúng nghĩa, chúng đã tàn ác khi trói một người đàn bà ngày trước đến chết thì chẳng lẽ chúng lại không đối xử với Mị như thế ư?
Như vậy, chứng kiến “dòng nước mắt lấp lánh” của A Phủ, tâm trạng của Mị diễn biến phức tạp. Mị thông cảm với người cùng cảnh ngộ, Mị nhớ đến chuyện người đàn bà ngày trước, lí trí giúp Mị nhận ra bọn lãnh chúa phong kiến thật độc ác, Mị xót xa trước số phận của mình rồi Mị lại nghĩ đến A Phủ; sau đó Mị lại tưởng tượng đến cái cảnh mình bị trói đứng 
Một loạt nét tâm lí ấy thúc đẩy Mị đến với hành động: dùng dao cắt lúa rút dây mây cởi trói cho A Phủ. Đó là một việc làm táo bạo và hết sức nguy hiểm nhưng nó phù hợp với nét tâm lí của Mị trong đêm mùa đôn ... ơm kề cổ, là súng kề tai
Là thân sống chỉ coi còn 1 nửa"
"Vợ chồng A Phủ" mô tả quá trình bừng thức, vùng lên của kiếp sống nô lệ này. Ngòi bút của Tô Hoài đã thể hiện là ngòi bút nhân văn, nhân đạo sâu sắc và cao cả. Và "vợ chồng A Phủ" mãi là bài ca ca ngợi tự do, lòng yêu đời.
Bài 2
I . ĐẶT VẤN ĐỀ .
Trước cách mạng tháng Tám, Tô Hoài nổi tiếng với tác phẩm Dế mèn phưu lưu kí . Sau cách mạng tháng Tám và đi theo kháng chiến, Tô Hoài tiếp tục khẳng định tài năng của mình bằng tập Truyện Tây Bắc . Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn thành công nhất trong ba truyện ngắn viết về đề tài Tây Bắc . Tác phẩm có một giá trị hiện thực và nhân đạo đáng kể . Truyện viết về cuộc sống của người dân lao động vùng núi cao, dưới ách thống trị tàn bạo của bọn thực dân phong kiến miền núi . Đặc biệt truyện đã ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng và khả năng đến với cách mạng của họ .
II . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .
“Ai ở xa về, có dịp vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tầu ngựa . Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi ” .
Vợ chồng A Phủ mở đầu như thế , một sự mở đầu xứng đáng với giọng kể chuyện đẹp như ru . Thế giới Tây Bắc đã được mở ra xa xăm kì diệu, trên cả ý nghĩa và nhạc điệu và lời văn . Một thế giới không phải cổ tích mà như thoảng hương ca dao cổ tích, một thế giới hứa hẹn rất nhiều sức gợi cảm, qua một bức chân dung thiếu phụ buồn .
Mị là một người con gái đẹp, một vẻ đẹp mang tính thuần nhất với vẻ đẹp trong văn chương . Mị có nhan sắc, và có khả năng âm nhạc, không có đàn tì bà, không có nguyệt cầm thì cô giỏi sáo và giỏi “uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo” . Mà tài năng âm nhạc, cũng theo truyền thống thường hé mở một tâm hồn tràn đầy khát khao cuộc sống, khát khao yêu đương . Quả thế, Mị đã được yêu, và đã khát khao yêu, trái tim từng đã bao nhiêu lần hồi hộp trước trước âm thah hò hẹn của người yêu .
Nhưng người con gái tài hoa miền sơn cước đó phải chịu một cuộc đời có thể nói là bạc mệnh . Để cứu nạn cho cha, cuối cùng cô đã chịu bán mình, chịu sống cảnh làm người con dâu gạt nợ trong nhà thống lí . 
Tô Hoài đã không quên diễn tả nỗi cực nhọc về thể xác của người con gái ấy, con người với danh nghĩa là con dâu , nhưng thực chất chính là tôi tớ . Thân phận Mị không chỉ là thân trâu ngựa, “Con trâu con ngựa làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái ở cái nhà ngày thì vùi vào việc làm cả ngày lẫn đêm” .
Song nhà văn xem ra vẫn thông cảm nhiều hơn với nỗi đau khổ về tinh thần . Chính cảm xúc về nỗi đau thinh thần ấy đã giúp ông sáng tạo ra những ngôn từ, những hình ảnh khó quên : Một cô Mị mới hồi nào còn rạo rực yêu đương, bây giờ lạng câm , “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa” . Và nhất là hình ảnh căn buồng Mị, kín mít với cái cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay, Mị ngồi trong đó trông ra lúc nào cũng thấy mờ mờ trăng trắng không biết là sương hay là nắng . Đó quả thực là một thứ địa ngục trần gian giam hãm thể xác Mị, cách li tâm hồn Mị với cuộc đời, cầm cố tuổi xuân và sức sống của cô . Rõ ràng tiếng nói tố cáo chế độ phong kiến miền núi ở đây đã được cất lên nhân danh quyền sống . Cái chế độ ấy đáng lên án, bởi vì nó làm cạn khô nhựa sống, làm tàn lụi đi ngọn lửa của niềm vui sống trong những con người vô cùng đáng sống .
Mị đã tùng muốn chết mà không được chết , vì cô vẫn còn đó món nợ của người cha . Nhưng dến lúc có thể chết đi, vì cha Mị không còn nữa thì Mị lại buông trôi , kéo dài mãi sự tồn taịi vật vờ . Chính lúc này cô gái còn đáng thương hơn . Bởi muốn chết nghĩa là vẫn còn muốn chống lại một cuộc sống không ra sống, nghĩa là xét cho cùng, còn thiết sống . Còn khi đã không thiết chết , nghĩa là sự tha thiết với cuộc sống cũng không còn, lúc đó thì lên núi hay đi nương, thái cỏ ngựa hay cõng nước cũng chỉ là cái xác không hồn của Mị mà thôi .
Như vậy sức sống của Mị đã vĩnh viễn mất đi ? Không phải thế, bên trong cái hình ảnh con rùa lầm lũi kia dang còn một con người . Khát vọng hnạh phúc có thể bị vùi lấp , bị lãng quyên trong đáy sâu của một tâm hồn đã chai cứng vì đau khổ, nhưng không thể bị tiêu tan . Gặp thời cơ thuận lợi thì nó lại cháy lên từ lớp tro tàn . Và nó, cái khát vọng hạnh phúc đó đã bất chợt cháy lên, thật nồng nàn và xót xa trong một đêm xuân đầy ắp tiếng gọi của tình yêu .
Có thể nói cuộc nổi loạn lần thứ nhất trong tâm hồn Mị là đoạn văn thử thách thực sự ngòi bút của Tô Hoài . Làm sao có thể cắt nghĩa được vì lí do gì mà cô Mị của ngày xưa, cô Mị đầy xuân tình xuân sắc lại bỗng dưng thức dậy trong người đàn bà âm thầm, chịu đựng mỏi mòn đúng vào, và chỉ đúng vào cái đêm tình mùa xuân ấy ? Làm sao con người đã chôn vùi cả tuổi thanh xuân trong gian buồng kín mít chỉ có cái lỗ vuông nhỏ mờ mờ trăng trắng kia suốt từng ấy năm trời, vào đúng đêm ấy lại muốn vùng lên, nảy sinh ý định đi chơi xuân ? Nguyên do là bởi đất trời ? Quả thực bức tranh Hồng Ngài mùa xuân năm ấy có sức làm say đắm lòng người, ngất ngây tâm hồn tuổi trẻ . Song gió rét, sắc vàng ửng của cỏ tranh, hay sự biến đổi màu sắc kì ảo của các lòa hoa đẹp chưa hẳn đã đủ để làm nên cuộc nổi loạn trong một tâm hồn đã bấy nhiêu năm tê dại vì đau khổ . Cần phải có những tác nhân khác nữa, mạnh mẽ hơn, có sức lôi cuốc Mị ra khỏi hiện tại để Mị trở về với chính mình của xa xưa : phơi phới , trẻ trung, yêu đời .
Tác nhân ấy, theo Tô Hoài trước hết phải là hơi rượu . Ngày tết năm đó Mị cũng uống rượu, Mị lén uống từng bát , “uống ừng ực” rồi say đến lịm người đi . Cái say cùng lúc vừa gây sự lãng quên vừa đem về nỗi nhớ . Mị lãng quên thực tại (nhìn mọi người nhảy đồng , người hát mà không nghe, không thấy và cuộc rượu tan lúc nào cũng không hay) nhưng lại nhớ về ngày trước (ngày trước, Mị thổi sáo cũng giỏi ), và quan trọng hơn là Mị vẫn nhớ mình là một con người, vẫn có cái quyền sống của một con người : “Mị vẫn còn trẻ . Mị muốn đi chơi . Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết . Huống chi Mị và A Sử, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau” .
Nhưng tác nhân có tác dụng nhiều nhất trong việc dìu hồn Mị bềnh bồng về với những khát khao hạnh phúc yêu đương có lẽ vẫn là tiếng sáo bởi tiếng sáo là tiếng gọi của mùa xuân, của tình yêu và tuổi trẻ . Tiếng sáo lúc đầu đã có tình cảm lắm, nhưng còn vọng lại từ xa, mãi từ ngoài đầu núi, và Mị vẫn còn đủ tỉnh táo để để nhẩm theo lời hát . ít lâu sau, tai Mị lại vẳng tiếng sáo , nhưng không còn vẳng từ ngoài đầu núi xa nữa mà là tiếng sáo gọi bạ đầu làng . Rồi đến lúc tiếng sáo không chỉ là gọi bạn. Nó gọi bạn yêu . Và nó “lửng lơ bay ngoài đường” , như tình ai không thể tan, như lòng ai đợi chờ, hờn trách . Để rồi cuối cùng tiếng sáo rập rờn trong đầu Mị, nó đã trở nên tiếng lòng của người thiếu phụ .
Tô Hoài đã đặt Mị trong sự tương giao giữa một bên là sức sống tiềm tàng với một bên là cảm thức về thân phận . Cho nên trong thời khắc âý, ta mới thấy Mị đầy rẫy những mâu thuẫn . Lòng phơi phới nhưng Mị vẫn theo quán tính bước vào buồng , ngồi xuống giường, trông ra cái lỗ vuông mờ mờ trăng trắng . Và khi lòng ham sống trỗi dậy thì ý nghĩ đầu tiên là được chết ngay đi .
Nhưng rồi nỗi ám ảnh và sức sống mãnh liệt của tuổi xuân cứ lớn dần , cho tới khi nó lấn chiếm hẳn trọn bộ tâm hồn và suy nghĩ của Mị, cho tới khi Mị hoàn toàn chìm hẳn vào trong ảo giác : “Mị muốn đi chơi . Mị cũng sắp đi chơi” . Phải tới thời điểm đó Mị mới có hành động như một kẻ mộng du : quấn lại tóc , với thêm cái váy hoa, rồi rút thêm cái áo . Tất cả những việc đó , Mị đã làm như trog một giấc mơ, tuyệt nhiên không nhìn thấy A Sử bước vào, không nghe thấy A Sử hỏi “.
Rồi cái gì đến đã đến . A Sử trói Mị vào cột, rồi lẳng lặng khoác thêm vòng bác đi chơi , bỏ mặc Mị trong trạng thái mộng du đang chìm đắm với những giấc mơ về một thời xuân trẻ, đang bồng bềnh trong cảm giác du xuân . Tâm hồn Mị đang còn sống trong thực tại ảo, sợi dây trói của đời thực chưa thể làm kinh động ngay lập tức giấc mơ của kẻ mộng du . Cái cảm giác về hiện tại tàn khốc, Mị chỉ cảm thấy khi vùng chân bước theo tiếng sáo mà tay chân đau không cựa được . Nhưng nếu cái mơ không đến một lần nữa thì sự tỉnh ra cũng vậy . Lại một giai đoạn chập chờn nữa giữa cái mơ và cái tỉnh, giữa tiếng sáo và nỗi đau nhức của dây trói và tiếng con ngựa đạp vách, nhai cỏ , gãi chân . Nhưng bây giờ thì theo chiều ngược lại, tỉnh dần ra, đau đớn và tê dại dần đi, để sáng hôm sau lại trở về với vị trí của con rùa nuôi trong câm lặng, mà còn câm lặng hơn trước .
Nhưng có lẽ sức sống của Mị bùng lên mạnh mẽ nhất là lúc Mị cởi trói cho A Phủ . Cũng như Mị, A Phủ là nạn nhân của chế độ độc tài phong kiến miền núi . Những va chạm mang đầy tính tự nhiên của lứa tuổi thanh niên trong những đêm tình mùa xuân đã đưa A Phủ trở thành con ở gạt nợ trong nhà thống lí . Và bản năng của một người con vốn sống gắn bó với núi rừng, ham thích săn bắn đã đẩy A Phủ tới hiện thực phũ phàng : bị trói đứng . Và chính hoàn cảnh bi thương đó đã đánh thức lòng thương cảm trong con người Mị . Nhưng tình thương đó không phải tự nhiên bùng phát trong Mị mà là kết quả của một quá trình đấu tranh giằng xé trong thế giới nội tâm của cô . Mấy hôm đầu Mị vô cảm, thờ ơ với hiện thực trước mắt : “A Phủ là cái xác chết đứng đó cũng thế thôi” . Câu văn như một minh chứng sự tê dại trong tâm hồn Mị . Bước ngoặt bắt đầu từ những dòng nước mắt :“Đêm ấy A Phủ khóc . Một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai lõm má đã xạm đen” . Và giọt nước mắt kia là giọt nước cuối cùng làm tràn đầy cốc nước . Nó đưa Mị từ cõi quên trở về với cõi nhớ . Mị nhớ mình đã từng bị trói, đã từng đau đớn và bất lực . Mị cũng đã khóc, nước mắt chảy xuống cổ, xuống cằm không biết lau đi được . A Phủ, nói đúng hơn là dòng nước mắt của A Phủ, đã giúp Mị nhớ ra mình, xót thương cho mình .
Và đã nhớ lại mình, biết nhận ra mình cũng từng có những đau khổ, mới có thể thấy có người nào đó cũng khổ giống mình . Từ sự thương mình, Mị dần dần có tình thương với A Phủ, tình thương với một con người cùng cảnh ngộ . Nhưng nó còn vượt lên giới hạn thương mình : “Mình là đàn bà  chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi còn người kia việc gì mà phải chết ” . Mị cởi trói cho A Phủ để rồi bất ngờ chạy theo A Phủ . Lòng ham sống của một con người như được thổi bùng lên trong Mị, kết hợp với nỗi sợ hãi, lo lắng cho mình. Mị như tìm lại được con người thật , một con người còn đầy sức sống và khát vọng thay đổi số phận .
Nhà văn Tô Hoài đã viết về Mị , A Phủ với tất cả lòng yêu thương, thông cảm, và chỉ có lòng yêu thương thông cảm, Tô Hoài mới phát hiện ra vẻ đẹp tiềm tàng trong tâm hồn những con người ham sống như Mị , như A Phủ . 
III .KẾT THÚC VẤN ĐỀ .
Vợ chồng A Phủ là bản cáo trạng hùng hồn, đanh thép đối với những thế lực phong kiến , thực dân tàn bạo áp bức bóc lột, đọa đày người dân nghèo miền núi . Đồng thời nó cũng khẳng định khát vọng tự do hạnh phúc , sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của những người lao động . Đặc biệt đề cao sự đồng cảm giai cấp, tình hữu ái của những người lao động nghèo khổ . Chính điều này đem lại sức sống và sự vững vàng trước thời gian của Vợ chồng A Phủ .

Tài liệu đính kèm:

  • docxOn thi 12 Vo chong A Phu.docx