Ôn thi tốt nghiệp và đại học - Chuyên đề Thạch Lam

Ôn thi tốt nghiệp và đại học - Chuyên đề Thạch Lam

HAI ĐỨA TRẺ

Thạch Lam

I/ TÁC GIẢ

Thạch Lam (1910-1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi thành Nguyễn

Tường Lân, là thành viên của tự lực văn đoàn. Ong sinh tại Hà Nội. Sau khi đỗ tú tài phần thứ

nhất, ông làm báo viết văn và trở thành một trong những cây bút chủ chốt của các báo: phóng

hóa, ngày nay.

Sáng tác của Thạch Lam gồm cả truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút nhưng đặc sắc nhất là

truyện ngắn. Ong viết nhiều về cuộc sống vất vả, cơ cực, bế tắc của những người dân nghèo phố

huyện hay ngoại ô Hà Nội. Truyện ngắn Thạch Lam thường không có cốt truyện, những lại giàu

tâm tình, tâm trạng, lời văn bình dị mà gợi cảm. Nhiều truyện của ông mở ra một thế giới thầm

kín bên trong của con người với biết bao cảm tưởng, cảm giác mơ hồ, mong manh, tinh tế, và

cũng làm đọng lại trong lòng người đọc thật nhiều dư vị.

 

pdf 9 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1648Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi tốt nghiệp và đại học - Chuyên đề Thạch Lam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HAI ĐỨA TRẺ 
Thạch Lam 
I/ TÁC GIẢ 
Thạch Lam (1910-1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi thành Nguyễn 
Tường Lân, là thành viên của tự lực văn đoàn. Oâng sinh tại Hà Nội. Sau khi đỗ tú tài phần thứ 
nhất, ông làm báo viết văn và trở thành một trong những cây bút chủ chốt của các báo: phóng 
hóa, ngày nay. 
Sáng tác của Thạch Lam gồm cả truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút nhưng đặc sắc nhất là 
truyện ngắn. Oâng viết nhiều về cuộc sống vất vả, cơ cực, bế tắc của những người dân nghèo phố 
huyện hay ngoại ô Hà Nội. Truyện ngắn Thạch Lam thường không có cốt truyện, những lại giàu 
tâm tình, tâm trạng, lời văn bình dị mà gợi cảm. Nhiều truyện của ông mở ra một thế giới thầm 
kín bên trong của con người với biết bao cảm tưởng, cảm giác mơ hồ, mong manh, tinh tế,và 
cũng làm đọng lại trong lòng người đọc thật nhiều dư vị. 
Tác phẩm chính của Thạch Lam: Gió đầu mùa(truyện ngắn 1937), Nắng trong vườn( 
1938), Hà Nội băm sáu phố phường (tùy bút 1943), “Hai đứa trẻ” là truyện ngắn khá tiêu biểu 
của Thạch Lam, được in trong tập nắng trong vườn. 
* Thế giới truyện ngắn Thạch Lam: 
- Nếu đặt truyện ngắn, tiểu thuyết Thạch Lam cạnh truyện ngắn, tiểu thuyết của các nhà 
văn khác trong Tự lực văn đoàn, người ta dễ dàng nhận thấy chất hiện thực nổi lên khá đậm trong 
những trang viết của ông. Còn nếu đặt truyện ngắn Thạch Lam bên cạnh truyện ngắn Nguyễn 
Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, lại dễ dàng nhận thấy mấy nét nổi bật sau: 
+ Thường viết hay và xúc động về cuộc sống con người nơi phố huyện, ngoại ô. 
+ Thường không chú ý xây dựng cốt truyện mà chú ý đến việc phô diễn tâm trạng, khắc 
họa cảm giác. 
+ Văn Thạch Lam có vẻ đẹp đằm thắm, nhẹ nhàng. 
- Vai trò và sức gợi tả cảm giác trong sáng tác của Thạch Lam 
+ Đọc sáng tác của Thạc Lam, nhất là truyện ngắn, người ta thường thấy bùi ngùi xót 
thương trước những cảnh đời lầm than, hay bâng khuâng, man mác trước trạng thái tâm hồn của ai 
đó hình như rất quen thuộc với mình. Ong hay viết và tỏ niềm thương cảm “những người nghèo 
khổ đang lầm thanh trong cái đói rét cả một đời” 
+ Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch Lam là thế giới của những cảm giác. Ở đó, 
nhà văn thường cho nhân vật tự mình cảm nhận, cảm thấy tất cả. Nhà văn không hề làm thay cho 
độc giả, càng không làm thay cho nhân vật của mình. Ở đó tâm hồn nhân vật luôn rộng mở, mài 
sắc cảm giác để thấy, để cảm thế giớ theo cái cách nhìn của chính mình và qua đó mà lắng nghe 
tâm hồn mình khẽ rung lên, 
II/ TRUYỆN NGẮN “HAI ĐỨA TRẺ” 
1/ Nội dung cảm hứng của truyện: 
 Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” khá tiêu biểu cho truyện ngắn Thạch Lam, được in trong tập 
“Nắng trong vườn” 
Đọc “Hai đứa trẻ”, người ta như cu øng lúc lắng nghe được nhiều tiếng nói khác nhau, hòa 
phối trong nhau, theo đó, truyện ngắn cũng toát lên nhiều ý nghĩa khác nhau, khi nhìn từ nhiều 
góc độ khác nhau: 
+ Hai đứa trẻ như một bài thơ êm dịu về quê hương trong kí ức tuổi thơ. 
+ Tác phẩm là lời cảnh tỉnh của nhà văn đối với kiếp người sống quẩn quanh, đơn điệu, 
mòn mỏi. 
+ Niềm trân trọng đối với từng điều mong ước nhỏ nhoi, khiêm nhường nhất của con người 
bất hạnh bị “bỏ quên” nơi ga xép của những chuyến tàu thời gian, 
Tuy vậy cảm hứng bao trùm “Hai đứa trẻ” vẫn là niềm cảm thương chân thành của nhà 
văn đối với cuộc sống chìm khuất, mỏi mòn, quẩn quanh của những con người nhỏ nhoi nơi phố 
huyện bình lặng, tối tăm, cùng những điều mong ước khiêm nhường mà thiết tha của họ 
2/ BỨC TRANH ĐỜI SỐNG PHỐ HUYỆN NGHÈO 
Bối cảnh câu chuyện là một phố huyện nghèo xơ xác, có đường tàu đi qua, một ga xép, 
một cái chợ nhỏ bé nằm giữa thôn xóm và cánh đồng. Thời gian là một buổi chiều muộn và cảnh 
đầu hôm cho đến lúc chuyến tàu chạy qua. Có hai đứa trẻ ngồi trong một ngôi hàng xén nhỏ nhoi 
ngồi ngắm nhìn cảnh vật và cố thức đợi chuyến tàu đi qua. 
1/ Cảnh phố huyện lúc chiều tà 
- Bức tranh quê: Chuyện mở ra một thời điểm phố huyện lúc chiều xuống. Tiếng là phố 
huyện nhưng chỉ là một thị trấn nhỏ bé, nghèo nàn, xơ xác. Cảnh một chiều hè muộn ở đồng quê 
được tác giả miêu tả: “ Phương tây đỏ rực như lửa cháy,..một buổi chiều êm ả như ru”, có tiếng 
trống thu không, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng. Màn đêm dần buông xuống, tiếng muỗi kêu 
vo ve trong các cửa hàng hơi tối. Chỉ qua vài chi tiết miêu tả, bức tranh quê hiện lên dưới ngòi 
bút tinh tế của Thạch Lam trở nên gần gũi, thân thiết, bình dị mà nên thơ. 
- Bức tranh đời sống phố huyện nghèo được quan sát, cảm nhận qua tâm hồn ngây thơ, 
nhạy cảm của hai đứa trẻ – Hai chị em Liên và An. 
 Trời nhá nhem tối, các nhà đã lên đèn “Đèn trong nhà bác phở Mỹ, đèn Hoa kì leo lét 
trong nhà ông Cửu, và đèn dây sáng xanh trong hiệu khách”. Cát trên phố “lấp lánh từng chỗ”, 
đường mấp mô thêm. Chợ đã vãn từ lâu, không một tiếng ồn ào, vỏ thị, vở bưởi, lá nhãn, bã mía 
và rác rưởi còn lại trên đất. Vài người bán hàng về muộn đang thu xếp hàng hóa. Mấy đứa trẻ 
con nhà nghèo ven chợ lom khom đi lại tìm tòi “nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì 
có thể dùng được của người bán hàng để lại”. Chúng đi lại chập chờn như những linh hồn bơ vơ. 
=> Cái nghèo là cảnh đời chung của mọi người và mọi nhà vàc ái mùi ẩm ẩm bốc lên, mùi 
cát bụi lẫn hơi nóng mà Liên tưởng là mùi riêng của đất quê hương. Đó chính là cái mùi vị của 
lầm than và nghèo khổ. 
- Tâm trạng của Liên: 
Bức tranh lúc chiều muộn thệt êm ả nhưng thấm đượm một nỗi buồn trong tâm hồn của cô 
bé Liên: “Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái 
buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị 
thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.” Viết là “không hiểu sao” nhưng thực ra 
Thạch Lam đã đem cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn để giải thích cho cái cảm 
tưởng, cảm giác “thấy buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn” của nhân vật này. Chỗ tinh 
vi của Thạch Lam đã miêu tả cảnh phố huyện lúc chiều muộn, mọi hình ảnh đều gợi cảm giác 
buồn bâng khuâng man mác phù hợp với tâm trạng của Liên. Tuy nhiên bên cạnh dó điều thú vị 
hơn là trong bức tranh chiều muộn nơi phố huyện hình như có sự trộn lẫn giữa hai loại chi tiết, 
hình ảnh, hình ảnh êm đềm thi vị và hình ảnh gợi cảm giác nghèo khó, lam lũ, sa sút. Chẳng hạn 
“tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều” là 
thơ một, còn “tiếng ếch nhái kêu vang, tiếng muỗi vo ve” thì hình như đã gợi cái lam lũ; “Chiều, 
chiều rồi. Một buổi chiều mùa hạ êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái” hay mùi quen thuộc của 
đất đai, mùi vị của quê hương là thi vị nhưng đến hình ảnh mặt trời tàn, cái chõng tre nát, phiên 
chợ vãn, những đứa trẻ con nhà nghèo lom khom nhặt nhạnh các thứ của những người bán hàng 
để lại trên bãi chợ thì lại là những chi tiết, hình ảnh ngợi cái buồn của buoir chiều quê “thấm thía 
vào tâm hồn”, nhất là một tâm hồn ngây thơ như “hai đứa trẻ”. 
2/ Cảnh phố huyện về đêm 
- Bóng tối phủ đầy thiên truyện, phủ mờ cảnh vật và đè nặng lên cuộc đời của những con 
người bé nhỏ nơi phố huyện nghèo xác xơ. Cửa hàng bé xíu phên nứa dán giấy nhật trình, chiếc 
chõng tre nơi chị em Liên ngồi ngập đầy bóng tối. Càng về đêm, “đường phố và các ngõ con dần 
dần chứa đầy bóng tối”. Con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà lại sẫm đen 
hơn nữa. Tiếng trống cầm canh, tiếng ếch nhái kêu ran từ đồng xa vọng đến, tiếng đòn gánh kĩu 
kịt,tất cả đều chìm vào trong bóng tối. Phố huyện càng về đem càng tĩnh mịch và đầy bóng tối. 
Trong bức tranh phố huyện lúc về đêm có một sự hòa trộ đầy dụng ý: ánh sáng trộn vào bóng tối, 
hay ngược lại bóng tối trộn vào ánh sáng. Không gian phố huyện có nhiều quầng sáng nhưng 
cũng nhiều khoảng tối, đến những hòn đá trên đường vào làng cũng “mấp mô thêm vì những hò 
đá nhỏ một bên sáng, một bên tối”. Nhưng ánh sáng chỉ le lói, chỉ là những “khe sáng”, “chấm 
sáng”, “hột sáng”,mà bóng tối đêm vừa mênh mông, hiu quạnh, vừa dày đặc “tối hết cả con 
đường ra sông, con đường về nhà”. Điều này gợi một nỗi buồn đầy cảm thương, một nhận thức, 
dù còn rất mơ hồ về những kiếp người chìm khuất, le lói, những thân phận như bị bỏ quên nơi ga 
xép nhỏ phố huyện. 
- Những con người, mảnh đời lầm lũi đáng thương: 
+ Cuộc đời mẹ con chị Tý như gắn liền với màn đêm và bóng tối. “Thằng cu bé xách điếu 
đóm và khiêng cái ghế trên lưng ở trong ngõ đi ra”. Mẹ của nó, chị Tý đi theo sau đội cái chõng 
trên đầu và tay mang không biết bao nhiêu là đồ đạc. Ngày thì đi mò cua bắt tép, chiều nào cũng 
dọn hàng từ chập tối cho đến đêm mà “ chả kiếm được bao nhiêu” 
+ Hình ảnh bà cụ Thi hơi điên “tiếng cười khanh khách” tay cầm cút rượu soi lên rồi cười 
giòn giã, “vừa đi vừa ngửa ra đằng sau” dốc cút rượu đánh một hơi cạn sạch, chép miệng, lảo đảo 
trong bóng tối,gợi cho ta nhiều thương xót về một cuộc đời xế bóng nơi phố huyện nghèo. 
+ Cảnh gia đình bác Xẩm mới thê lương. Tiếng đàn bầu bần bật. Vợ chồng ngồi trên manh 
chiếu rách, trước mặt là cái chậu thau sắt, thằng con bò la lê ra đất, “nghịch nhặt nhặn những rác 
bẩn vùi trong cát bên đường”. Và Bác Siêu bán phở rong trong đêm, một thứ quà xa xỉ mà chị 
em Liên không bao giờ mua được. Đòn gánh bác kêu kĩu kịt, bóng bác mênh mang ngả xuống 
một vùng đất,góp phần vào làm cho cảnh đời nơi phố huyện càng trở nên cơ cực, tieu điều. 
+ Hai chị em Liên là hình ảnh trung tâm của bức tranh đời sống phố huyện nghèo. Cảnh 
nhà sa sút, bố Liên mất việc, cả nhà bỏ Hà Nội về quê, ...  là là trên mặt đất,” 
* Ước mơ thầm kín của nhân vật 
Ước mơ thoát khỏi cuộc sống tù túng, quẩn quanh nơi phố huyện nghèo. 
4/ “HAI ĐỨA TRẺ” TIÊU BIỂU CHO PHONG CÁCH TRUYỆN THẠCH LAM 
a/ Truyện ngắn “hai đứa trẻ” in trong tập “ Nắng trong vườn” (1938) là một trong những truyện 
ngắn đặc sắc nhất của Thạch Lam. Tác phẩm vừa có giá trị hiện thực cao, vừa thấm đượm một giá trị 
nhân đạo sâu sắc. Qua truyện ngắn này, Thạch Lam cũng thể hiện một tài năng viết truyện bậc thầy. 
+ Ở “Hai đứa trẻ” bức tranh phố huyện được nhà văn miêu tả theo trình tự thời gian (khi chiều 
xuống-lúc về đêm- lúc có chuyến tàu đi qua). Chọn trình tự này là hợp lí bởi trình tự này, tác giả có thể 
thể hiện được không khí nhịp điệu, biến thái của thiên nhiên, ngoại cảnh trong sự hòa hợp với tâm trạng, 
cảm xúc sâu kín thuộc thế giới nội tâm của nhân vật chính qua từng thời khắc khác nhau. 
+ “Hai đứa trẻ” thể hiện cách quan sát, miêu tả tinh tế của Thạch Lam. Toàn bộ bức tranh phố 
huyện được nhìn, cảm nhận qua con mắt, tâm trạng của “hai đứa trẻ” mà tập trung chủ yếu qua tâm trạng 
và con mắt của cô bé Liên, một thiếu nữ dịu hiền, nhân hậu, đa cảm. Vì thế đã đem đến cho truyện một ý 
nghĩa khá đặc biệt: làm cho cảnh vật thấm đượm cảm xúc, tâm trạng và trở nên có hồn hơn; làm cho cảnh 
vật vốn đơn điệu, tẻ nhạt vẫn mang cái thi vị và sức sống riêng của nó; làm cho thế giới như được “lạ 
hóa” qua cảm giác, cảm tưởng của hai đứa trẻ. 
b/ Truyện ngắn của Thạch Lam thường không có cốt truyện, mỗi truyện như một bài thơ. Ở “Hai 
đứa trẻ”, toàn bộ câu chuyện chỉ kể về tâm trạng thao thức của Liên và An, mong mỏi, chờ đợi chuyến 
tàu đêm đi qua phố huyện têu điều. Thế nhưng qua câu chuyện kể tưởng như nhỏ nhặt, đơn điệu ấy, 
Thạch Lam đã thể hiến khá chân tực khung cảnh nghèo nàn, đơn điệu của phố huyện nhỏ, thân phận và 
những ước mơ, khát vọng của những con người nơi đây. ( Tóm lược về khung cảnh phố huyện và số phận 
của những con người nơi đây) 
c/ Trong “Hai đứa trẻ” Thạch Lam chú trọng đi sâu vào miêu tả nội tâm nhân vật với những cảm 
xúc, cảm giác mơ hồ mong manh. Những trang viết miêu tả tâm trạng nhân vật Liên rất sâu sắc và tinh tế 
( Toàn bộ bức tranh phố huyện nghèo đều được miêu tả, cảm nhận qua tâm trạng nhân vật Liên. Ở mỗi 
cảnh Liên thể hiện một tâm trạng khác nhau) (Cần trích dẫn dẫn chứng tiêu biểu thể hiện tâm trạng 
Liên). 
d/ Thạch Lam đã sử dụng thành công thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản giữa các vùng âm 
thanh và ánh sáng. Cả một phố huyện chìm sâu vào trong bóng tối, chỉ còn một vài châm sáng tù mù 
quen thuộc xung quanh ngọn đèn của chõng hàng nước, cái bếp lửa của hàng phở khuya vắng khách và 
ngọn đèn vặn nhỏ thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa của một hàng tạp hóa. Những ngọn đèn tù nù 
như ngái ngủ đó tượng trưng cho cuộc sống tù đọng của những người dân quê nghèo khổ nơi phố huyện 
nhỏ của một vùng nông thôn. 
Trong cái cảnh chìm chìm, nhạt nhạt và vắng lặng đó, đêm nào cũng có một đoàn tàu đi qua mang 
theo những luồng ánh sáng và tiếng ồn áo làm xao động cả một vùng quê yên tĩnh. Đoàn tàu như mang 
đến một thế giới giàu sang và đầy ánh sáng, một thế giới lí tưởng và ước mơ, đối lập với cái hiện thực 
tĩnh lặng đầy bóng tối nơi phố vắng một huyện nhỏ. Thủ pháp nghệ thuật mà Thạch Lam sử dụng ở đây 
cũng là một thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của các nhà văn lãng mạn chủ nghĩa.( Trích những dẫn 
chứng tiêu biểu) 
e/ Thạch Lam có một phong cách, một giọng điệu rất riêng. Đó là lối kể chuyện thủ thỉ tâm tình 
thấm đượm chất thơ. Cả truyện ngắn như một bài thơ đượm buồn. Người đọc thấy ẩn hiện, kín đáo, lặng 
lẽ sau những hình ảnh, những dòng chữ, một tâm hồn Thạch Lam đôn haauk, tinh tế, hết sức nhạy cảm 
với mọi biến thái của tạo vật và lòng người. 
HẠNH PHÚC MỘT TANG GIA 
Trich “Số đỏ”- Vũ Trọng Phung 
NGHỆ THUẬT TRÀO PHÚNG TRONG “HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG 
GIA” 
DÀN Ý: 
I/ MỞ BÀI 
Số đỏ là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Vũ Trọng Phụng, ra đời năm 1936. 
Tác phẩm đựơc coi là kiệt tác bất hủ trong văn chương đương thời. Với nghệ thuật trào 
phúng đặc sắc, Vũ Trọng Phụng đã đả kích cực kì cay độc cái xã hội trưởng giả tư sản 
thành thị đang chạy theo lối sống âu hóa văn minh rởm, hết sức đồi bại và lố lăng. Chương 
15 với nhan đề “Hạnh phúc của một tang gia” đã đem đến cho người đọc bao thú vị như 
được khám phá một màn kịch trong bộ “Tấn trò đơi” của xã hội thực dân phong kiến. 
II/ THÂN BÀI 
1/ Nhan đề trào phúng 
Theo truyền thống của dân tộc và đặc điểm tâm li của con người tổitng gia đình có 
một người chết đi là một tổn thất, một mất mát không có gì có thể bù đắp được. Đó chính 
là sự kiện buồn nhất của gia đình, con cháu, thân tộc. Chiều sâu của sự xót thước chính là 
chiều sâu của phẩm chất ngưòi. Nhưng ở đây “tang gia” không đau buồn, trái lại là “hạnh 
phúc” đối với mọi người. Vũ Trọng Phụng đã tạo nên mâu thuẫn ngay ở trong nhan đề tác 
phẩm. Cụ cố tổ chết đã trở thành sự kiện lớn, niềm hạnh phúc tràn ngập đối con cháu 
2/ Chân dung trào phúng 
Vũ Trọng Phụng đã xây dựng thành công những chân dung điển hình để phơi bày 
những bộ mặt đồi bại trong gia đình trưởng giả, cụ cố Hồng, vạch trần những cặn bã, 
những quái thai của xã hội dở tây dở ta buổi ấy. Cha chết, ông chết, bọn con cháu vô tâm 
sung sướng thỏa thích. Đây là dịp hiếm có đẻ khoe của, khoe giàu, phô cái sang ra cho 
thiên hạ biết. “Người ta tưng bừng vui vẻ đi đưa giấy cáo phó, gọi phường kèn, thuê xe đám 
ma”. Niềm vui tràn ngập: tang gia ai cũng vui vẻ. 
+ Cụ Cố hồng: hút liền một mạch 60 điếu thuốc phiện, hả hê lim dim đôi mắt. Bữa 
nay cha chết, cụ vui vẻ lắm, cụ nằm hút thuốc mà liên miệng nói câu: Biết rồi, khổ lắm, 
nói mãi. Trong cái dư vị của thuốc phiện, cụ “nhắm nghiền mắt lại để mơ màng” đến cái 
giờ phút hạnh phúc, hạnh phúc nhất: mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho vừa khạc 
vừa khóc mếuđể cho thien hạ phải trầm trồ “một cái đám ma như thế, mọt cái gậy như 
thế”, rồi ngạc nhiên chỉ trỏ “Uùi kìa, con giai nhớn đã già thế kia kìa”. Con giai đã báo hiếu 
với cha như vậy! Đó là một nét biếm hoạ thần tình. Tâm hồn sa đoạ, đạo lý suy đồi đến 
cùng cực từ cha đến con. 
+ Vợ chồng Văn Minh, cháu nội của cụ có tổ. Oâng nội chết, đứa cháu nàt nhăm 
nhăm nghĩ đến chuyện chia gia tài, thích thú ra mặt vì cái chúc thư kia đã đi vào thời kì 
thực hành chứ không còn là lý thuyết viển vông nữa. Hơn nữa đây cũng chính là cơ hội để 
cho Văn Minh lăng xê, qauảng cáo cho mốt áo tang ấp ủ lâu ngày còn Tây hơn cả Tây 
nữa. 
+ Cậu Tú Tân thì mở cờ trong bụng, được dịp trổ tài bấm máy lách tách “mấy cái 
máy ảnh mà đã lâu rồi cậu không được dùng tới”. Lúc đưa tang, cậu lăng xăng chạy lên 
chạy xuống, cậu dàn cảnh, cậu đạo diễn lúc hạ huyệt bắt bẻ từng người cách “chống gậy”, 
“gục đầu”, “cong lưng”. Y luộm thuộm trong một cái áo thụng trắng như một tên hề. 
+ Cô Tuyết đám tang chính là cơ hội để trình diễn bộ y phục “Ngây thơ” để cho thiên 
hạ biết được mình chưa đánh mắt hết cả chữ Trinh. Trên mặt Tuyết vẻ buồn lãng mạn, rất 
hợp với mốt một nhà có đám tang. 
=> Những con người trong gia đình cụ Cố Hồng được miêu tả qua những chi tiết sắc 
nét, tương phản giữa bên ngoài và nội tâm bên trong=>Châm biếm sâu sắc. 
3/ Hình ảnh đám tang 
+ Đám tang được nhà văn miêu tả bằng bút pháp châm biếm sâu cay. Một đám ma 
to tát “một đám ma gương mẫu” chẳng qua là một đa ùm rước kiệu, có kiệu bát cống, lợn 
quay đi lọng, có lốc bốc xoảng và kèn bu dích. Có vòng hoa và 300 câu đối, vài ba trăm 
người đi đưa. Đúng là một đám ma tạp theo cả lối Tây, Tàu, Ta. Bởi thế nên bầy con cháu 
thì hạnh phúc, còn người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng nếu 
không gật gù cái đầu. 
+ Những người đi đưa đám: Có bao nhiêu đám khách quý phái và sang trọng đến 
đưa ma cụ cố Tổ, có trai thanh gái lịch là bạn của Tuyết và bà Phó Đoan.Họ đến đưa ma 
để “cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, hẹn hò nhau”. Vũ Trọng Phụng đã 
tinh tế chộp được những câu mà những ngời đi đưa đám nói với nhau: “Con bé nhà ai mà 
kháu thế. Ừ, ừ cái thắng ấy bạc tình bỏ mẹ!...Gớm cái ngực, đầm quá đi mất!...”. Những 
quan khách, bạn của cố Hồng thì ngực đeo đầy những huân chương, huy chương: Bắc đẩu 
bội tinh, cao miên bội tinh,nhưng ai nấy đều “xúc động” khi nhìn thấy làn da trắng của 
tuyết thập thò sau làn áo mỏng. Giữa lúc đam ma đang đi thì Xuân Tóc Đỏ xuất hiện đã 
đưa đến 6 chiếc xe, với sư chùa Bà Banh, với sư cụ Tăng Phú, hai vòng hoa lớnđã làm 
cho cụ bà sung sướng: “Aáy giá không có món ấy thì là thiếu chưa được to, may mà ông 
Xuân đã nghĩ hộ tôi”. Xuân Tóc Đỏ xuất hiện, ông Phán mọc sừng vốn đã “nhờ đôi sừng 
hươu vô hình” mà được bố vợ chia cho thêm vài nghìn đồng bạc. Trong lúc khóc thật to: 
Hưt, Hứt, Hứt để báo hiếu vẫn không quên dúi vào tay Xuân một tờ bạc năm đồng gấp tư. 
Như vậy tang gia có hai cảnh chồng lên nhau: vỏ ngoài y như thật với tất cả hình 
thức hợp thời trang nhất, còn bên trong hoàn toàn trống rỗng. Sự tương phản giữa bề ngoài 
và bên trong đã cho thấy tính chất đóng kịch của cái xã hội này. Đó là một xã họi bịp 
bợm, chó đểu. Một sự đồi bại được khoác áo đạo đức, được tô son trát phấn. 
=> Chương “Hạnh phúc của một tang gia” đã thể hiện xuất sắc tài kể chuyện và 
nghệ thuật châm biếm. Cái tài của tác giả là đã phóng đại bức chân dung biếm hoạ, những 
cảnh đời lố lăng theo thủ pháp của nghệ thuật trào phúng làm cho người ta cười mà thấy 
được bao sự phi lý, ghê tởm của cái xã hội đạo đức giả. 
III/ KẾT LUẬN( TỰ LÀM) 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfON THI TN, DH CHUYEN DE THACH LAM.pdf