Ôn thi tốt nghiệp THPT phần Văn học (theo mảng thể loại)

Ôn thi tốt nghiệp THPT phần Văn học (theo mảng thể loại)

MẢNG I: Văn học sử

KHÁI QUÁT VHVN TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT TK .XX

A. Giai đoạn 1945-1975:

1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa:

- Đường lối văn nghệ của Đảng cộng sản, sự lãnh đạo của Đảng đã tạo ở đất nước ta một nền văn học thống nhất.

- Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.

- Nền kinh tế : nghèo nàn và chậm phát triển.

- Về văn hóa: điều kiện giao lưu bị hạn chế, chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hóa các nước XHCN (Liên Xô, Trung Quốc ).

2. Quá trình phát triển và các thành tựu chủ yếu:

 

doc 40 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1145Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn thi tốt nghiệp THPT phần Văn học (theo mảng thể loại)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT
PHẦN VĂN HỌC
(THEO MẢNG THỂ LOẠI)
MẢNG I: Văn học sử
KHÁI QUÁT VHVN TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT TK .XX
A. Giai đoạn 1945-1975:
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa:
- Đường lối văn nghệ của Đảng cộng sản, sự lãnh đạo của Đảng đã tạo ở đất nước ta một nền văn học thống nhất.
- Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. 
- Nền kinh tế : nghèo nàn và chậm phát triển.
- Về văn hóa: điều kiện giao lưu bị hạn chế, chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hóa các nước XHCN (Liên Xô, Trung Quốc).
2. Quá trình phát triển và các thành tựu chủ yếu:
a. Chặng đường 1945-1954:
- 1945-1946 văn học phán ánh được không khí hồ hởi, vui sướng của nhân dân khi đất nước vừa giành được độc lập.
- Từ cuối năm 1946, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 
- Thành tựu: 
+ Truyện và kí: “Một lần tới thủ đô” (Trần Đăng); “Đôi mắt” (Nam Cao)
 + Thơ ca: “Bên kia sông Đuống” (Hoàng Cầm); “Việt Bắc” (Tố Hữu)
 + Kịch: “Bắc sơn” (Nguyễn Huy Tưởng); “Chị Hòa” (Học Phi)
b. Chặng đường 1945-1964:
- Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát được khá nhiều vấn đề, của hiện thực đời sống: “Sống mãi với thủ đô” (Nguyễn Huy Tưởng); “Sông Đà” (Nguyễn Tuân); 
- Thơ ca phát triển mạnh mẽ: “Gió lộng” (Tố Hữu); “Ánh sáng và phù sa” (Chế Lan Viên)
- Kịch: “Đảng viên” (Học Phi)
c. Chặng đường 1965- 1975 :
Chủ đề bao trùm của văn học là đề cao tinh thần yêu nước, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Truyện, kí: “Người mẹ cầm súng” (Nguyễn Thi); “Rừng xà nu”(Nguyễn Trung Thành); “Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi” (Nguyễn Tuân)
- Tiểu thuyết: “Dấu chân người lính” (Nguyễn Minh Châu)
- Thơ ca : “Ra trận”; “ Máu và hoa” (Tố Hữu); “Đầu súng trăng treo” (Chính Hữu)
- Kịch: “Quê hương Việt Nam” (Xuân Trình); “Đại đội trưởng của tôi” (Đào Hồng Cẩm).
3. Đặc điểm cơ bản:
- Văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
- Nền văn học hướng về đại chúng.
- Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
B. Giai đoạn từ sau 1975 đến hết thế kỉ XX:
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa:
- Với chiến thắng mùa xuân năm 1975, lịch sử dân tộc ta mở ra một thời kì mới - thời kì độc lập, tự do và thống nhất đất nước. 
- Từ năm 1986, với công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản đề xướng và lãnh đạo, kinh tế nước ta cũng từng bước chuyển sang nền k. tế thị trường, v.hóa nước ta có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với nhiều nước trên thế giới. 
2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu:
- Sự nở rộ ở thể loại trường ca: “Những người lính đi tới biển”(Thanh Thảo); “Đất nước hình tia chớp” (Trần Mạnh Hảo)
- Một số tập thơ có giá trị: “Tự hát” (Xuân Quỳnh); “Khối vuông ru-bích”(Thanh Thảo) “Thư mùa đông” (Hữu Thỉnh) 
- Văn xuôi có nhiều khởi sắc: “Mùa lá rụng trong vườn” (Ma Văn Kháng); “Thời xa vắng” (Lê Lựu)
- Từ năm 1986 văn học chính thức bước vào chặng đường đổi mới, văn học gắn bó hơn, cập nhật hơn những vấn đề của đời sống hàng ngày: “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu); Bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” (Hoàng Phủ Ngọc Tường); hồi kí “Cát bụi chân ai” (Tô Hoài).
- Kịch nói phát triển mạnh mẽ: “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ
CÂU HỎI THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP:
Câu 1.(2 điểm): VHVN từ năm 1945 đến 1975 phát triển qua mấy chặng? Nêu những thành tựu chủ yếu của mỗi chặng?
Câu 2.(2 điểm): Nêu những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975. 
Câu 3.(2 điểm): Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa, hãy giải thích vì sao VHVN từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX phải đổi mới?
Câu 4.(2 điểm): Nêu những thành tựu ban đầu của VHVN từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX.
===========
MẢNG II: TÁC GIA
Bài 1: Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
I. Quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh :
- Văn nghệ phải phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp Cách mạng.
- Văn chương trong thời đại cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ. Bởi vậy trước khi viết Người luôn đặt ra các câu hỏi: Viết cho ai?(đối tượng); Viết để làm gì? (mục đích) rồi mới đến Viết cái gì?(nội dung) và Viết như thế nào? (hình thức).
- Người luôn quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thật, ngôn ngữ phải trong sáng, giản dị. 
 II. Sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh:
* Văn chính luận:
+ Tác phẩm tiêu biểu: “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925); “Tuyên ngôn độc lập” (1945)
+ Nội dung: nhằm tấn công trực diện với kẻ thù hoặc thể hiện những nhiệm vụ Cách mạng qua các chặng đường lịch sử. Những áng văn chính luận tiêu biểu của HCM cho thấy tác giả viết không chỉ bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo mà còn bằng cả tấm lòng yêu, ghét sâu sắc, mãnh liệt, nồng nàn. 
* Truyện và kí:
+ Tác phẩm tiêu biểu: “Vi hành”, “Lời than vãn của bà Trưng Trắc”, Kí: “Vừa đi đường vừa kể chuyện” (1963)
+ Nội dung: Dựa trên những sự kiện có thật, tác giả hư cấu tưởng tượng để tấn công thực dân và phong kiến tay sai. Tác phẩm cô đọng, cốt truyện sáng tạo, kết cấu độc đáo, giàu tính hiện đại và giàu chất trí tuệ.
* Thơ ca:
 	+Tác phẩm tiêu biểu.Tập “Nhật ký trong tù” (1942 – 1943) ; “Thơ Hồ Chí Minh” (1967); “Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh”.
+ Nội dung: 
Tập thơ “ Nhật kí trong tù” mang nội dung tố cáo chế độ nhà tù tàn bạo của bọn Quốc dân Đảng và thể hiện một tâm hồn lớn và nhân cách cao đẹp của Bác. 
“Thơ Hồ Chí Minh”: thể hiện tấm lòng yêu nước của vị lãnh tụ và ngợi ca sức mạnh quân dân trong kháng chiến. 
 “Thơ chữ Hán”: viết về đề tài kháng chiến, tình bạn và những tâm tình riêng. 
III. Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh:
- Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận sắc sảo, chặt chẽ, bằng chứng giàu sức thuyết phục và đa dạng về bút pháp. 
- Truyện và kí : hiện đại, có tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén.
- Thơ ca: sự hòa hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại; giữa chất trữ tình và chất thép; giữa sự trong sáng giản dị và sự hàm súc, sâu sắc.
Bài 2 : Tố Hữu
I. Những chặng đường thơ Tố Hữu: 
	Những chặng đường thơ của Tố Hữu bắt đầu cùng một lúc với sự nghiệp cách mạng. 
	* Từ ấy (1937-1946): Tập thơ đầu tay của một hồn thơ sôi nổi, say mê lí tưởng từ khi giác ngộ cách mạng đến lúc trưởng thành của người thanh niên cách mạng. Tập thơ chia làm 3 phần: “Máu lửa”; “Xiềng xích”; “Giải phóng” .
	*Việt Bắc (1947-1954): Là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp gian lao, anh dũng và thắng lợi vẻ vang. Thể hiện những tình cảm lớn của người Việt Nam trong kháng chiến: tình yêu quê hương đất nước, tình đồng bào, đồng chí, tình quan dân, tình cảm với lãnh tụ. Tác phẩm tiêu biểu: “Việt Bắc”; “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”; “Ta đi tới”.
	* Gió lộng (1955-1961): Với cảm hứng lãng mạn, lạc quan, tập thơ ca ngợi công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc. Thể hiện tình cảm đối với miền Nam ruột thịt, bộc lộ ý chí đấu tranh thống nhất đất nước; Tác phẩm tiêu biểu: Bài ca xuân 61; Người con gái Việt Nam
	* Ra trận (1962-1971), Máu và hoa(1972-1977): Là khúc ca ra trận nhằm cổ vũ, động viên, kêu gọi chiến đấu ở cả hai miền Nam Bắc. Ngợi ca cuộc kháng chiến chống mĩ cứu nước vĩ đại, ngợi ca đất nước và con người Việt Nam anh hùng.Tác phẩm tiêu biểu: “Chào xuân 67”; “Theo chân Bác”; “Việt Nam- Máu và hoa”.
* Ngoài 5 tập thơ trên, Tố Hữu còn có hai tập thơ: Một tiếng đờn (1992), Ta với ta (1999). Đây là hai tập thơ viết sau 1975, bộc lộ những chiêm nghiệm của nhà thơ về lẽ đời, giọng thơ trầm lắng, giàu suy tư.
II. Những đặc điểm cơ bản của phong cách thơ Tố Hữu:
	- Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị:
	- Thơ Tố Hữu gắn liền với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
	- Thơ Tố Hữu có giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, tha thiết.
	- Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc.
CÂU HỎI THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP:
Câu 1. (2 điểm): Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh. Quan điểm đó đã giúp anh (chị) hiểu sâu sắc thêm về thơ văn của Người như thế nào? 
Câu 2. (2 điểm): Trình bày những nét khái quát về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh.
Câu 3. (2 điểm): Nêu những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh.
Câu 4. (2 điểm): Tại sao nói những chặng đường thơ của Tố Hữu gắn bó mật thiết với những chặng đường cách mạng của dân tộc ?
Câu 5. (2 điểm): Tại sao nói thơ Tố Hữu là thơ trữ tình - chính trị ?
Câu 6. (2 điểm): Tính dân tộc trong nội dung và hình thức nghệ thuật thơ Tố Hữu biểu hiện ở những điểm cơ bản nào?
 =====================
Bài 3 : Nguyễn Tuân.
Yêu cầu: 
- Nắm được khí chất con người, những nét chính trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân ở cả hai giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám. 
- Hiểu được những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
- Thấy được vị trí đặc biệt của ông trong nền văn học dân tộc.
Kiến thức cơ bản về Nguyễn Tuân: 
1. Tiểu sử:
- Nguyễn Tuân (1910 - 1987) sinh tại Hà Nội trong một gia đình nhà nho. 
- 1929 đang học ở Nam Định, ông tham gia bãi khoá, bị đuổi học. Sau khi bị tù vì vợt biên giới sang Thái Lan ông viết báo, viết văn. 
- 1941 lại bị bắt giam vì giao du với những ngời hoạt động chính trị.
- Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Nguyễn Tuân tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. Từ năm 1948 đến năm 1958, ông giữ chức Tổng th ký Hội văn nghệ Việt Nam.
- Nguyễn Tuân xứng đáng được coi là một nghệ sĩ lớn với sự nghiệp văn học phong phú, độc đáo, tài hoa. Năm 1996 ông được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2. Sự nghiệp văn học:
* Trước cách mạng tháng Tám 1945, Nguyễn Tuân được coi là cây bút tiêu biểu của văn xuôi lãng mạn ở chặng phát triển cuối. Các tác phẩm chính gồm có: “Một chuyến đi” (1938), “Vang bóng một thời” (1941) “Thiếu quê hương” (1940) “Chiếc lư đồng mắt cua” (1941). Nội dung các sáng tác này chủ yếu xoay quanh ba đề tài: Chủ nghĩa xê dịch, vẻ đẹp “Vang bóng một thời”, và đời sống trụy lạc. Bên cạnh một số mặt tiêu cực, sáng tác của Nguyễn Tuân trước cách mạng thể hiện những yếu tố tích cực, lành mạnh: Thể hiện lòng yêu nước qua việc cảm nhận, ghi chép bằng một ngòi bút đầy tài hoa vẻ đẹp của phong cảnh đất nước, quê hương, tác phẩm của ông cũng thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc: ông tìm về với một thời quá khứ vàng son, phát hiện chất tài hoa nghệ sĩ của người xa trong đời sống văn học và cả trong sinh hoạt đời thường. Đôi khi, giữa cuộc sống trụy lạc, Nguyễn Tuân thể hiện một tâm trạng khao khát vươn tới một cái gì thanh cao, trong trẻo nhờ đôi cánh của nghệ thuật
* Sau Cách mạng tháng Tám: nhà văn quyết “lột xác” tiếp tục hành trình dọc ngang đất nước để viết về cuộc đổi mới. Ông tiếp tục phát huy thể văn tuỳ bút. Thời kháng chiến chống Pháp, ông viết: “Đường vui chiến dịch”, Tuỳ bút kháng chiến. Thời xây dựng miền Bắc và chống Mỹ ông viết “Sông Đà”, “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi” và nhiều bài ký giá trị. Ông còn viết tiểu luận phê bình những khám phá mới về các tác giả Nguyễn Du, Tú Xương, Ngô Tất Tố
Hình tượng chính trong các sáng tác của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám là nhân dân lao động và người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang. Nhưng dưới ng ... n cho rằng đó là những lí lẽ “ti tiện” không thể chấp nhận được.
 	Xác hàng thịt: Xác “tìm kiếm giải pháp” cho sự tồn tại “hoà bình” mang tên "hồn Trương Ba, da hàng thịt" bằng “trò chơi tâm hồn”. “Luật chơi” là Hồn cứ việc nghĩ mình cao khiết thánh thiện, làm điều gì xấu thì cứ đổ tội cho Xác để được thanh thản. Bù lại Hồn sẽ làm đủ mọi việc để thoả mãn những khát thèm của Xác.
Nhận xét chung:
- Hồn Trương Ba trở thành người “đuối lí” trong cuộc đối thoại này:
+ Từ chỗ cao giọng phủ nhận : “Vô lí, mày không thể biết nói !”, "Mày không có tiếng nói" đến chỗ chấp nhận xác có tiếng nói, nhưng đó là “tiếng gọi nơi hoang dã” của bản năng thấp kém, tầm thường. 
+ Từ chỗ phủ định quyết liệt, lớn giọng khi xác đưa ra những bằng chứng “hai năm rõ mười” về sức mạnh sai khiến của nó, đến chỗ “không dám trả lời”, lúng túng trong câu nói đứt quãng “Ta ta đã bảo mày im đi”, “Nhưng nhưng”. 
+ Từ chỗ hăng hái đấu lí, đáp lại tất cả những lí lẽ xác đưa ra, đến chỗ “bịt tai lại” “Ta không muốn nghe mày nữa”. 
+ Từ cách xưng hô “mày” – “ta” vào đầu cuộc đối thoại, xác đã tinh ý nhận ra khi cuộc đối thoại ở vào hồi kết : “Ấy đấy, ông bắt đầu gọi tôi là anh rồi đấy !”.
+ Từ mạnh mẽ, đầy khí thế đấu tranh, đến tiếng kêu “trời” tuyệt vọng và dáng dấp bần thần tội nghiệp nhập lại thân xác anh hàng thịt cho người đọc cảm giác dường như hồn đã bị dồn vào con đường cụt không lối thoát, đành phải chấp nhận sự an bài, “hoà thuận” “hồn Trương Ba, da hàng thịt”.
- Trong cuộc đối thoại, xác hàng thịt mỗi lúc một lấn lướt, dồn đuổi hồn Trương Ba:
+ Xác chủ động “tuyên chiến” khi hồn khao khát được tồn tại độc lập riêng mình. 
+ Xác thách thức, giễu cợt mỉa mai hồn : “có đấy”, “có tiếng nói đấy”, “có thật thế không”. 
+ Xác cao giọng khoái chí đòi Hồn phải “thành thật trả lời”. 
+ Xác biết rõ người ta nghĩ gì về mình, đồng thời cũng tỏ ra hiểu thấu từ điệu bộ lúng túng bên ngoài đến những biện luận bên trong tìm kiếm sự thanh thản và vô tội của Hồn. 
+ Xác “lợi khẩu” khi đưa ra lí lẽ. Xác “mềm dẻo” trong thuyết phục, tranh luận. Khi thì sử dụng lí lẽ, lúc đưa ra bằng chứng. Khi thì cao giọng thách thức, lúc buồn rầu thanh minh. Khi thì đắc ý, tinh quái, lúc lại vuốt ve xoa dịu, an ủi mà mỉa mai. Vừa dụ dỗ, mua chuộc vừa trắng trợn phỉ báng. Xác đã chứng tỏ được ưu thế của nó, uy quyền của nó, sự chi phối khủng khiếp của nó bằng kết cục màn đối thoại là “cái hồn ương bướng” lại tìm về với chỗ trú thân là xác anh hàng thịt.
® Cuộc đối thoại cũng cho thấy sự ngộ nhận của Hồn về chính mình. Sau bấy nhiêu chuyện đã xảy ra với gia đình và bản thân, Hồn vẫn cho rằng mình nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn, mọi tội lỗi đều là do Xác gây nên. Cho nên, không phải ngẫu nhiên Xác khẳng định “tác giả” của “trò chơi tâm hồn” không ai khác ngoài “những điều ông vẫn tự nói với mình và với người khác đấy chứ”, xác chỉ làm nhiệm vụ “tổng kết” và phát biểu “luật chơi” cho rõ ràng, cụ thể mà thôi. Mâu thuẫn kịch tạm thời chùng xuống để chờ đợi một cao trào bùng nổ mới, chỉ xảy ra khi nào điều ngộ nhận trên được “vỡ lẽ” hoàn toàn.
Hàm ý của cuộc đối thoại : Linh hồn và thể xác là hai phương diện tồn tại trong mỗi con người. Cuộc đấu tranh giữa linh hồn và xác thịt chính là cuộc đấu tranh giữa đạo đức và tội lỗi, giữa khát vọng và dục vọng, giữa phần “người” và phần “con” trong mỗi con người. 
 3.2. Hồn Trương Ba và những người thân:
 - Trong thân thể anh hàng thịt, Trương Ba đã không còn là mình. Tất cả những người thân đều đã nhận thấy và đau đớn, lo lắng, bàng hoàng.
- Người vợ yêu thương rưng rưng trong dòng nước mắt tủi thân tủi phận, chua chát, dằn dỗi. 
- Đứa cháu gái vỡ oà tiếng khóc tức tưởi không hiểu sao ông nội thân yêu gần gũi lại trở thành một người “xấu lắm, ác lắm”. 
- Chị con dâu bàng hoàng dòng nước mắt sẻ chia và bế tắc, muốn thương, muốn níu giữ hình ảnh của thầy mà không biết phải làm thế nào. 
- Trương Ba “thẫn thờ”, ông ôm đầu bế tắc, để rồi nhận thấy “Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ, mày đã tìm được đủ mọi cách để lấn át ta”. Một sự vỡ lẽ vừa bàng hoàng vừa chua chát đã dẫn đến quyết định dứt khoát: thắp hương, châm lửa để gọi Đế Thích.
 3.3. Trương Ba - Đế Thích:
* Trương Ba: 
+ Sự khập khiễng của “hồn Trương Ba, da hàng thịt” và giá mà nó phải trả khi cố gắng duy trì để tồn tại trong một cái vỏ giả tạo như vậy đã giúp Trương Ba thấm thía hơn bao giờ hết cái khát vọng : “Tôi muốn được là tôi trọn vẹn”. “Là tôi trọn vẹn”, cái điều tưởng chừng đơn giản nhưng lại chẳng dễ chút nào. Thói quen “sống nhờ, sống gửi” đã khiến con người ta có lúc quên đi cái tôi của bản thân mình. Thói quen “áp đặt” của Đế Thích cho người đời đôi khi cũng làm cho mong muốn giản dị “là tôi trọn vẹn” nghịch lí thay, lại trở thành khát vọng.
+ “Là tôi trọn vẹn”- dám là mình, dám chịu trách nhiệm về mình. Sống thực cho ra con người thật chẳng dễ chút nào. Sống gửi, sống nhờ, sống chắp vá, không được là mình trọn vẹn, đó là sống với bất cứ giá nào - kiểu sống vô nghĩa. Cuộc sống là đáng yêu, đáng quý, đáng trân trọng vô cùng. Ham sống, muốn được sống là ước muốn tự nhiên của mỗi con người. Nhưng... Nếu cái giá phải trả đắt quá. Thì nhất định không thể sống như vậy được !
+ Hồn Trương Ba trước khi bước vào thế giới vình hằng còn qua một phép thử nữa, phép thử có tên “cu Tị”. Trương Ba hình dung trước cảnh một ông già 60 ngụ trong thân xác của một cậu bé 10 tuổi thì cũng đầy bi kịch.. Trương Ba không chấp nhận. 
+ Lựa chọn của Trương Ba là tất yếu. Đó là sự lựa chọn dũng cảm. Chấp nhận cái chết, chấp nhận sự hư vô để được "là tôi trọn vẹn". Đó là lẽ tất yếu bởi Trương Ba đã thấm thía cái bi kịch đau đớn của cảnh không được là mình. Tất yếu bởi Trương Ba đã “ngộ” ra nhận thức về lẽ sống. Tất yếu bởi đó là kết quả của sự đấu tranh ở một tâm hồn thanh cao, trong sáng, vượt lên nghịch cảnh.
 * Đế Thích:
- Quan niệm về sự sống rất đơn giản, sống chỉ là sự tồn tại
- Ích kỉ, muốn Trương Ba sống chỉ là để thoả mãn thú hơi cờ của mình. 
4. Đặc sắc nghệ thuật:
- Sáng tạo cốt truyện dân gian.
- Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại.
- Hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách góp phần phát triển tình huống truyện.
- Những đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật hồn Trương Ba góp phần thể hiện rõ tính cách nhân vật và quan niệm về lẽ sống đúng đắn.
5. Chủ đề:
	Qua đoạn trích và cả vở kịch, tác giả muốn khẳng định: được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn, hài hoà giữa thể xác và tâm hồn còn quý giá hơn. Con người phải luôn đấu tranh với nghịch cảnh, chống lại sự tầm thường, dung tục để hoàn thiện nhân cách.
CÂU HỎI THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP:
Câu 1. (3 điểm): Đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt có ý nghĩa gì?
Câu 2. (3 điểm): Chỉ ra sự khác nhau trong quan niệm của Trương Ba và Đế Thích về ý nghĩa sự sống?
Câu 3. (5 điểm): Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật Trương Ba trong đoạn trích?
==================
PHẦN LÀM VĂN
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
HS luyện tập viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ) trình bày quan điểm và lập luận của bản thân về một tư tưởng đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống.	
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:
Lưu ý: Để làm tốt bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí cần thực hiện một số nội dung cơ bản sau:
A. Mở bài: Giới thiệu vấn đề yêu cầu trong phần đề bài
B. Thân bài: 
	+ Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
	+ Phân tích, CM những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận bằng việc những dẫn chứng trong sách vở, trong thực tế cuộc sống. 
C. Kết bài: Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thực và hành động thiết thực	
ĐỀ THAM KHẢO:
Đề 1. (3 điểm): “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”. Ý kiến trên của nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì việc tu dưỡng và học tập của bản thân. Hãy viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị).
Đề 2. (3 điểm): Hãy viết một viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ) phát biểu ý kiến của anh (chị) về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.
Đề 3. (3 điểm): Hãy viết một viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ) bình luận ý kiến của nhà văn Sê- khốp: “Con người càng phát triển cao về trí tuệ và đạo đức thì càng tự do và cuộc sống càng đem lại cho ta nhiều thích thú hơn”
Đề 4. (3 điểm):
“Sống đẹp” đâu phải là những từ trống rỗng
	Chỉ có ai bằng đấu tranh, lao động
	Nhân lên vẻ đẹp cuộc đời
	Mới là người sống cuộc sống đẹp tươi.
	Những vần thơ trên của thi hào người Đức G.Bê-khe gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì sự phấn đấu của tuổi trẻ học đường hiện nay. Hãy viết một viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị).
	Đề 5. (3 điểm): Thi hào Đức Rên-nơ Ma-ri-a Rin-ke đã viết cho một người bạn của mình như sau: “Tình yêu của một người đối với một người khác, đó có lẽ là sự thử thách khó khăn nhất đối với mỗi người trong chúng ta”. Từ lời khẳng định trên, anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ) phát biểu suy nghĩ của mình về ý nghĩa của tình yêu và trách nhiệm của tuổi trẻ trong tình yêu.
Đề 6. (3 điểm): “Giá trị của con người không ở chân lí người đó sở hữu hoặc cho rằng mình sở hữu, mà ở nỗi gian khó chân thành người đó nhận lãnh trong khi đi tìm chân lí” (Lét-xinh). Từ câu nói trên, anh (chị) suy nghĩ gì về thành công và thất bại trong hành trình tìm kiếm những giá trị cao đẹp của đời sống con người. Hãy viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị).
Đề 7. (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về câu nói: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (Nguyễn Bá Học).
Đề 8. (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về câu danh ngôn : “Bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi”.
2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống:
 Lưu ý: để làm tốt bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống cần thực hiện một số nội dung cơ bản sau:
A. Mở bài: giới thiệu hiện tượng được yêu cầu trong phần đề bài.
B. Thân bài: 
	+ Nêu rõ hiện tượng.
	+ Phân tích những mặt đúng, mặt sai, lợi-hại và chỉ ra nguyên nhân.
C. Kết bài: bày tỏ thái độ, ý kiến về hiện tượng xã hội đó.
ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP:
 Đề 1. (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng vô cảm trong một bộ phận thanh niên, học sinh hiện nay.
 Đề 2. (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng hút thuốc lá trong học sinh hiện nay.
 Đề 3. (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng vi phạm giao thông của một số học sinh hiện nay.	
 Đề 4. (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng nghiện Ka-ra-ô-kê và In-tơ-nét trong nhiều bạn trẻ hiện nay.
 Đề 5. (3 điểm): Mặc dù biết là sai, song nhiều học sinh vẫn học “tủ” dẫn đến những kết quả không mong muốn trong các kì thi. Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng đó.

Tài liệu đính kèm:

  • docONTHTOTNGHIEP.doc