Ôn thi tốt nghiệp 12- Môn Văn

Ôn thi tốt nghiệp 12- Môn Văn

PHẦN I: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI.

1. Những nét chính về cuộc đời và các tác phẩm tiêu biểu của M. Gorki

* Cuộc đời:

- Gorki tên thật làAlếchxay Pes cốp, sinh năm 1868 mất năm 1936.

- Sớm mồ côi cha mẹ, phải sống với ông bà ngoại.

- Lên 10 tuổi, Gorki phải tự kiếm sống, làm nhiều nghề nặng nhọc như: Bới rác, khuân vác, phụ bếp, đi ở

 Thời thơ ấu chịu nhiều bất hạnh, cay đắng, tủi nhục nên nhà văn lấy bút danh Gorki->Nghĩa tiếng Nga là Cay đắng.

- Gorki là tấm gương tự học. Bằng nghị lực phi thường, đứa bé chịu nhiều bất hạnh tưởng như dễ bị cuộc đời đẩy xuống bùn đen, Gorki đã vượt qua mọi thử thách để vươn tới ánh sáng văn hoá trở thành nhà văn lớn có kiến thức sâu rộng.

- Sau cách mạng tháng Mười, ông đóng vai trò rất quan trọng đối với nền văn học Nga xô viết.

- Là con người của thời đại mới, ông luôn nỗ lực sáng tác và hăng hái đấu tranh vì sự tiến bộ xã hội.

 

doc 29 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1351Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn thi tốt nghiệp 12- Môn Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN THI TỐT NGHIỆP 12- MÔN VĂN
PHẦN I: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI.
1. Những nét chính về cuộc đời và các tác phẩm tiêu biểu của M. Gorki
* Cuộc đời: 
- Gorki tên thật làAlếchxay Pes cốp, sinh năm 1868 mất năm 1936.
- Sớm mồ côi cha mẹ, phải sống với ông bà ngoại.
- Lên 10 tuổi, Gorki phải tự kiếm sống, làm nhiều nghề nặng nhọc như: Bới rác, khuân vác, phụ bếp, đi ở
® Thời thơ ấu chịu nhiều bất hạnh, cay đắng, tủi nhục nên nhà văn lấy bút danh Gorki->Nghĩa tiếng Nga là Cay đắng.
- Gorki là tấm gương tự học. Bằng nghị lực phi thường, đứa bé chịu nhiều bất hạnh tưởng như dễ bị cuộc đời đẩy xuống bùn đen, Gorki đã vượt qua mọi thử thách để vươn tới ánh sáng văn hoá trở thành nhà văn lớn có kiến thức sâu rộng.
- Sau cách mạng tháng Mười, ông đóng vai trò rất quan trọng đối với nền văn học Nga xô viết.
- Là con người của thời đại mới, ông luôn nỗ lực sáng tác và hăng hái đấu tranh vì sự tiến bộ xã hội.
* Tác phẩm tiêu biểu: Bộ ba tác phẩm tự thuật :Thời thơ ấu, Kiếm sống, Các trường đại học của tôi
Tiểu thuyết: Người mẹ
Vở kịch: Dưới đáy.
Tóm tắt tác phẩm “Một con người ra đời”
 Mùa thu năm 1892, tại miền Nam nước Nga, một đoàn người thất nghiệp đói khổ kéo nhau đến Ốt-sem-si-ri kiếm sống. Qua một vùng ven biển, một chị phụ nữ trẻ tuổi mang thai đến ngày sinh nở, chị bỗng chuyển dạ và lên cơn đau dữ dội. Nhờ một chàng thanh niên lạ mặt, vui tính , tốt bụng và khéo tay giúp đỡ, chị vượt qua cơn đau đớn và sinh được một đứa con trai kháu khỉnh. Trước đứa bé, chị phụ nữ và chàng thanh niên rất sung sướng, họ như quên đi những gian khổ trước mắt. Đứa bé ra đời như đem đến cho họ một niềm hy vọng trong cuộc sống.
* Với lối tự sự linh hoạt kết hợp với yếu tố hiện thực và lãng mạn, truyện ngắn đã nồng nhiệt chào đón, ca ngợi con người với bản chất, khí phách mạnh mẽ. Con người đáng được nâng niu, trân trọng.
2. Những nét chính về cuộc đời và tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Lỗ Tấn.
* Vài nét về cuộc đời:
Lỗ Tấn là nhà văn lớn của Trung Quốc, một danh nhân văn hoá của nhân loại.
- Ông sinh năm 1881- mất năm 1936.
- Tên thật là Chu Thụ Nhân, tên chữ là Dự Tài. Xuất thân trong một gia đình quan lại đã sa sút.
- Năm Lỗ Tấn lên 13 tuổi, bố lâm bệnh không thuốc mà chết. Từ đó, ông ôm ấp nguyện vọng học thuốc để chữa trị cho những người nghèo phải chết oan uổng như bố ông.
-Trước khi học thuốc, Lỗ Tấn học hai nghề hàng hải và khai thác mỏ với mục đích mở mang kiến thức và phục vụ cho đất nước.
- Đang học dở Đại học Y ở Nhật thì Lỗ Tấn bỗng thay đổi chí hướng, chuyển sang làm văn nghệ vì ông nhận thấy chữa bệnh thể xác không bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân. Đó là sự lạc hậu, mê muội về chính trị của nhân dân. Nhà văn muốn dùng ngòi bút của mình để thức tỉnh ý thức, tinh thần dân tộc của nhân dân. Chủ đề phê phán Quốc dân tính được nhà thể hiện một cách sâu sắc, thấm thía.
- Từ nhà văn yêu nước, Lỗ Tấn đã trở thành nhà văn Cộng sản.
*Tác phẩm tiêu biểu: 
	+ A.Q chính truyện
 + Chuyện cũ viết theo lối mới.
 + Bàng hoàng.
* Tóm tắt truyện ngắn Thuốc:
Một buổi sáng sớm mùa thu, ông lão Hoa Thuyên đi đến pháp trường để mua chiếc bánh bao tẩm máu người bị chết chém. Vì lão tin rằng bánh bao tẩm máu tử tù chữa trị căn bệnh lao của đứa con trai. Vợ chồng lão nướng bánh bao tẩm máu và cố ép con ăn trong lòng sung sướng tin rằng chắc chắn thằng Thuyên sẽ khỏi bệnh.
Cũng buổi sáng hôm ấy, tại quán trà của lão, đám thanh niên bàn luận về người tù bị chết chém. Thì ra, anh ta chính là Hạ Du, một nhà cách mạng kiên cường nằm trong tù mà vẫn còn rủ lão đề lao làm giặc. Nhưng chẳng ai hiểu gì về anh, mọi người cho rằng Hạ Du là làm giặc, chết là đáng kiếp.
Mùa xuân năm sau, vào tiết thanh minh, bà mẹ Hạ Du và bà lão Hoa Thuyên đến bãi tha ma viếng mộ con. Dĩ nhiên, ăn bánh bao tẩm máu không chữa khỏi bệnh lao, thằng Thuyên đã chết. Hai người mẹ đau khổ có sự đồng cảm với nhau. Họ ngạc nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa. Bà mẹ Hạ Du lẩm bẩm một mình: “Thế này là thế nào nhỉ”.
* Qua truyện ngắn thuốc, nhà văn đã vạch trần sự u mê, lạc hậu của những người tin rằng máu người chết chữa được bệnh lao-> một cách chữa trị phản khoa học.
 - Thuốc còn có ý nghĩa phê phán căn bệnh mê muội, lạc hậu của quần chúng về mặt chính trị: những người làm cách mạng bị coi là điên, là giặc.
3. Những nét chính về cuộc đời và tác phẩm tiêu biểu của Eâxênin
* Những nét chính về cuộc đời:
- Eâxênin sinh 1895 mất năm 1925, sinh ra trong một gia đình nông dân vùng quê tỉnh Riazan.
- Sống với ông bà ngoại từ bé. Aûnh hưởng tình cảm tôn giáo của bà ngoại và lối sống phóng túng, ham vui chơi của ông ngoại.
- Làm thơ từ rất sớm, khoảng năm lên chín tuổi.
- Năm 1912, sống và hoạt động văn nghệ tại Matxcơva.
- Những năm sau cách mạng tháng Mười, Eâxênin hoàn toàn đứng về phía cách mạng, ủng hộ cách mạng. Tuy nhiên dù có những nhận thức mơ hồ về cách mạng nhưng Eâxênin bao giờ cũng là một nhà thơ chân thành, đắm đuối với quê hương, băn khoăn cho số phận của quê hương đất nước và tin tươnûg tuyệt đối ở tương lai của đất nước.
Cuối đời, nhà thơ sống với tâm trạng u uất, đau buồn đến tuyệt vọng, tự sát năm 30 tuổi. Cuộc đời ngắn ngủi nhưng ông để lại cho đời những vần thơ tươi tắn, trinh bạch, ngôn ngữ nhiều tầng, nhiều lớp.
* Exênin đã sáng tạo những hình ảnh tuyệt diệu về thiên nhiên, cuộc sống làng quê nước Nga. Ông đã đưa vào thơ ca những hình ảnh thân thương của những cánh đồng Nga, ngôn ngữ, lời ca của nhân dân Nga® Tất cả đã tạo nên những rung cảm đẹp trong toàn bộ sáng tác của ông.
* Tác phẩm tiêu biểu: + Nước Nga xôviết
 + Oâi nước Nga thân thiết của tôi ơi.
 + Thư gửi mẹ
 + Thư gửi em gái.
 BÀI THƠ “ THƯ GỬI MẸ”
 - Hoàn cảnh sáng tác : Bài thơ được sáng tác năm 1924, khi Eâxênin đang sống trong tâm trạng u uất, đau buồn với bao “mộng đẹp không thành”
- Nội dung: Bài thơ thể hiện tấm lòng kính yêu của người con đối với mẹ, đồng thời hình ảnh người mẹ hiện lên thương con như “Aùnh sáng diệu kì” nâng đỡ tâm hồn cho đứa con, là nơi trú ngụ, là chỗ dựa bình an nhất cho con.
 Qua bài thơ, ta còn thấy cả tâm trạng của chính nhà thơ. Đó là tâm trạng bế tắc, đau buồn trước cuộc sống hiện tại.
4. Những nét chính về cuộc đời và tác phẩm tiêu biểu của Aragông.
* Những nét chính về cuộc đời:
Lui Aragông sinh 1897 mất 1982, là nhà thơ, nhà tiểu thuyết Pháp nổi tiếng thế giới. Cả cuộc đời ông là một quá trình trăn trở với bản thân, lý tưởng cuộc sống và tìm tòi sáng tạo nghệ thuật không ngừng.
- Chiến tranh thế giới thứ I, ông gọi nhập ngũ. Kết thúc chiến tranh, ông giải ngũ với tâm trạng chán chường, mệt mỏi, tham gia các trào lưu văn học: Chủ nghĩa đa đa, chủ nghĩa siêu thực.
- Năm 1927, Aragông gia nhập Đảng cộng sản Pháp
* Năm 1928, sự kiện quan trọng đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời và tư tưỏng Aragông là cuộc gặp gỡ Enxa Tơriôlê, một phụ nữ Nga, gốc Do Thái sang sống ở Pháp.
+Chính Enxa đã kéo ông ra khỏi tư tưởng bi quan, chán chường, đưa ông thâm nhập ngày càng sâu vào lý tưởng cách mạng tháng Mười. Ông từ bỏ chủ nghĩa đa đa, chủ nghĩa siêu thực để chuyển sang chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa ( Anh quả thật đã sinh từ môi ấy- Cuộc đời anh khởi sự tự em đây.)
Nghệ thuật thơ: + Thơ Aragông không có các loại dấu câu. 
	+Aragông có xu hướng phát triển câu thơ dài ra chưa từng thấy. Ông muốn xoá nhoà ranh giới giữa thơ và văn xuôi.
	+ Cách ngắt nhịp trong thơ hết sức linh hoạt
	+Ta thường gặp trong thơ ông những biện pháp tu từ lặp đi lặp lại để nhấn mạnh một tình cảm hay một cảm xúc nào đấy. 
Tác phẩm tiêu biểu:
	Tuần lễ thánh
	Những người cộng sản
	+En xa
	+Anh chàng say đắm Enxa
* Bài thơ “Enxa ngồi trước gương”
 Xuất xứ: Bài thơ ra đời sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, được in trong tập thơ “Tiếng kèn trận Pháp” (1946)
Nội dung : Qua hình ảnh Enxa trước gương soi, Aragông ca ngợi vẻ đẹp mái tóc Enxa, nỗi day dứt của nàng trước số phận Tổ quốc đứng trước hiểm hoạ chiến tranh, ngợi ca những người con ưu tú đã anh dũng hi sinh để bảo vệ đất nước.
5. Những nét chính về cuộc đời và tác phẩm tiêu biểu của Hêminguê.
* Cuộc đời:
- Ơnit Hêminguê( 1899- 1961) sinh trưởng trong một gia đình khá giả tại thành phố nhỏ thuộc ngoại vi Chi ca gô.
- Chiến tranh thế giới thứ I, ông bị gọi nhập ngũ. Bị thương nặng phải trở về nước Mỹ. Kết thúc chiến tranh, Hêminguê cảm thấy không hòa nhập với cuộc sống thời bình nước Mỹ. Ông cùng một số trí thức trẻ tự xưng “Thế hệ vứt đi”( “thế hệ mất mát”).
- Đại chiến thế giới thứ hai, ông có mặt chiến trường tham gia chống phát xít, làm phóng viên, dựng kịch, viết truyện ..
 Năm 1954, ông được nhận giải thưởng Nôben.
- Tự sát 1961
* Hêminguê là con người có cuộc đời đầy sóng gió, một cây bút xông xáo, thích mạo hiểm, yêu thiên nhiên hoang dại và luôn can đảm nhập cuộc - Là người tham gia hầu hết các cuộc chiến tranh lớn của thế giới.
Hêminguê là người đề xướng nguyên lý “Tảng băng trôi”.
- Ông đưa ra yêu cầu với tác phẩm văn chương : Nó như “tảng băng trôi” một phần nổi, bảy phần chìm. Văn chương phải tạo ra “ Ý tại ngôn ngoại”, nói ít hiểu nhiều. Nhà văn không trực tiếp công khai nói lên ý tưởng của mình mà phải xây dựng bằng hình tượng có nhiều sức gợi để người đọc tự hiểu, tự rút ra phần ẩn ý của tác phẩm..
-Biện pháp kỹ thuật để thực hiện là: Dùng ngôn ngữ độc thoại nội tâm và xây dựng hình ảnh biểu tượng ẩn dụ.
*.Tác phẩm tiêu biểu:
 - Ông già và biển cả
 - Giã từ vũ khí
 - Bên kia sông và dưới vòm cây lá.
* Tác phẩm “ Ông già và biển cả”
 - Giới thiệu: Sáng tác năm 1952, những năm cuối đời của Hêminguê. Tác phẩm được ngợi ca là”Khúc hát của con thiên nga”
Tóm tắt:
 Câu c ... hỡn giới ông vòi vọi
Ông là người giàu ý chí , giàu kinh nghiệm, thích vượt khó, thích đương đầu với sóng to gió cả :” chạy thuyền trên khúc sông không có thác nó dễ dại tay dại chân và dễ buồn ngủ “
Hiểu biết sâu sắc đặc điểm sông Đà : nắm chắc từng luồng lạch, ngọn thác, nơi dựng vách đá, từng luồng lành luồng dữ : “Trí nhớ ông được rèn luyện cao độcon thác hiểm trở” , “sông Đà đối với ông lái đò ấy như một trường thiên anh hùng caxuống dòng” à một cách so sánh rất văn chương , bày tỏ sự khâm phục của Nguyễn Tuân đối với ông lái đò.
Một người lái đò lão luyện : 
Dũng cảm, gan dạ : khi đối đầu với những thế lực của sóng nước ,của thác dữ à trước những miếng đòn hiểm độc của “loài thủy quái khổng lồ” ,ông lái đò “cố nén vết thương” , “mặt méo bệch hẳn đi” nhưng ông đã chiến thắng.
Tài nghệ của người lái đò :
 Oâng thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở , nó có năm cửa trận bốn cửa tử, chỉ một cửa sinh, cửa sinh thì lập lờ , người lái đò như một nghệ sĩ tài ba “nắm chắc cái bờm sóng đúng luồng rồi phóng nhanh vào cửa sinh”
 Ông biết cách ngược, xuôi trên sông Đà : ông so sánh việc lái xe xuống dốc à có phanh tay phanh chân ; còn “cái thuyền mà lao xuống thác thì chả có cái phanh nào cả, chỉ có lao đi chứ không lùi lại, không lao trúng tim luồng nước thì thuyền quay ngang mà ụp chứ không có lùi gì cả
+Sau mỗi lần chiến đấu gian khổ với sông nước, người lái đò trở về với đời sống ung dung, bình thản của ngày thường, họ đốt lửa trong hang đá, nướng cơm lam. Cũng chẳng ai bàn về chiến thắng vừa qua nơi cửa ải sông nước nữa./.
===> Hình tượng người lái đò là một phát hiện độc đáo của Nguyễn Tuân, là niềm thán phục và say mê đối với vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ của người lao động ; ca ngợi sự dũng cảm của con người , cái tư thế ngự trị của con người trước thiên nhiên (hình ảnh “đồng tiền tụ máu” à huân chương lao động siêu hạng dành cho người lái đò )
C. Kết bài:
Nghệ thuật : 
Sự uyên bác về trí tuệ : những hiểu biết về địa lí , lịch sử , điện ảnh,
Sự giàu có về tâm hồn và trí tưởng tượng.
Sự lựa chọn về hình ảnh, sự chăm chút về ngôn từ (sử dụng một hệ thống từ quân sự , võ thuật..) , sự gia công để câu văn giàu tính nhạc.
Tác phẩm thể hiện rõ nét phong cách Nguyễn Tuân.
Giá trị tác phẩm :
Giá trị thông tin : nó như một công trình khảo cứu cung cấp những tri thức về sông Đà.
Giá trị văn chương : tác phẩm thể hiện cái TÀI , cái TÂM của người nghệ sĩ lớn Nguyễn Tuân
	RỪNG XÀ NU
	 ( Nguyễn Trung Thành)
I. Giới thiệu
Hoàn cảnh sáng tác 
Hè 1965 ,lúc quân Mĩ đổ ào ạt vào bãi biển Chu Lai – Quảng Ngãi à các nhà văn muốn viết những bài “hịch tướng sĩ “ của thời chống Mĩ .
Tóm tắt tác phẩm : 
 Truyện kể về Tnú, người con của dân làng Xô Man, Tnú cùng Mai làm liên lạc cho anh Quyết (cán bộ cách mạng). Một hôm đi đưa thư, Tnú bị địch bắt. Ba năm sau, Tnú vượt ngục trở về, sau đó Tnú và Mai thành vợ chồng và sinh được đứa con trai đầu lòng.
Thằng Dục dẫn một tiểu đội lên bắt Tnú, và đàn áp dân làng Xô Man. Bắt không được Tnú, Thằng Dục đã đánh Mai và con. Vì thương vợ con Tnú đã xông ra cứu, nhưng con anh và Mai đều bị chết. Bọn giặc bắt anh tra tấn đốt cháy mười đầu ngón tay. Trước hành động dã man đó, dân làng Xô Man mà người cầm đầu là cụ Mết đã đồng khởi giết bọn thằng Dục, cứu được Tnú. Sau đó Tnú đi lực lượng và hôm nay trở về thăm làng.
:Thông qua câu chuyện bi tráng về số phận cuộc đời của nhân vật chính là Tnú, tác giả ca ngợi tập thể dân làng Xô Man anh hùng trong kháng chiến chống Mĩ .
 II. Hướng phân tích : 
Hình tượng cây xà nu : 
Hình ảnh rừng xà nu bị đạn đại bác của giặc tàn phá : Qua những hình ảnh tả thực 
“ Cả rừng xà nu hàng vạn cây, không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão” , “Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực lại bị đạn đại bác chặt đứt làm đôi “à rừng xà nu bị tàn phá thảm khốc à ý nghĩa tượng trưng : dân làng Xô Man đau thương vì chiến tranh.
Hình ảnh rừng xà nu với sức sống mãnh liệt mà “đạn đại bác không giết nổi chúng”
“Cạnh một cây mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời “à là một loại cây rất quen thuộc của núi rừng Tây Nguyên, cây xà nu có sức sống mãnh liệt, sinh sôi nảy nở rất khỏe à các thế hệ Tây Nguyên với tinh thần đấu tranh bất khuất.
Cây xà nu “ham ánh sáng mặt trời” , “nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng”à dân làng Xô Man luôn khao khát vươn tới ánh sáng chân lí ,tới cuộc sống độc lập tự do.
Mở đầu và kết thúc tác phẩm đều là hình ảnh rừng xà nu trải dài ra “đến hết tầm mắtnối tiếp tới chân trời “à là minh chứng hùng hồn về sức sống bất diệt của rừng xà nu à như cây xà nu, dân tộc Việt Nam sẽ không thể bị hủy diệt trong lò lửa của chiến tranh khốc liệt.
Chọn cây xa ønu, rừng xà nu làm biểu tượng, Nguyễn Trung Thành đã tạo ra được sự phù hợp kì lạ giữa những phẩm chất của cây và người Tây Nguyên.
Con người Tây Nguyên :
 Tnú : Tiêu biểu cho số phận và con đường đi lên của dân tộc Tây Nguyên.
Nhân vật chính của truyện, anh về thăm làng sau ba năm đi bộ đội giải phóng, làng có nhiều thay đổi. Về thăm làng, Tnú rất có kỉ luật, có giấy phép, tràn ngập lòng yêu quê hương tha thiết, nhớ từng sinh hoạt cụ thể , nhớ tiếng chày, nhớ những kỉ niệm thân yêu với Mai
Tnú là người gan góc , táo bạo, dũng cảm :
Từ nhỏ đã cùng Mai làm liên lạc, nuôi giấu cán bộ trong rừng :
Học chữ thua Mai à lấy đá đập vào đầuà để có chữ “làm được cán bộ giỏi”, Tnú đã vượt khó khăn.
Khi đi liên lạc đưa thư, tài liệuà không đi đường mòn, xé rừng mà đi ; qua sông không lội chỗ nước êm, chỉ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang à mưu trí.
Khi bị giặc bắt và tra tấn dã man vẫn quyết bảo toàn bí mật cách mạng à nuốt thư vào bụng.
Tnú biết vượt lên mọi đau đớn và bi kịch cá nhân:
Thoát ngục KonTum trở ra, Tnú tiếp tục làm du kích à không bắt được Tnú, giặc bắt vợ con anh ra tra khảo tàn khốc bằng những “trận mưa cây sắt mỗi lúc một dồn dập”
Chứng kiến cảnh ấy :
Tâm trạng Tnú : căm thù giặc cao độ (mắt như hai cục lửa) , bị giằng xé dữ dội giữa tình yêu đối với vợ con và trách nhiệm đối với Đảng quyết không để lộ bí mật ( bứt đứt hàng chục trái vả)
Hành động : nhảy ra cứu vợ con với một tiếng thét dữ dộià cách giải quyết thỏa đáng
Kết qủa : Tnú không cứu được vợ con (vì một mình tay không giữa bọn giặc) , Tnú bị bắt bị đốt mười đầu ngón tayà nén đau thương Tnú tiếp tục làm cách mạng– như một cây xà nu bị thương nhưng vẫn cho đời những lộc mới, là cây xà nu mà “đạn đại bác không giết nổi chúng”.
Để xây dựng nhân vật Tnú, Nguyễn Trung Thành tập trung mô tả hình ảnh”đôi bàn tay” . Đôi bàn tay Tnu ùcó một cuộc đời. Đó là bàn tay trung thực và tình nghĩa, đã từng cầm phấn viết chữ do anh Quyết dạy cho. Bàn tay từng cầm đá đập đầu khi quên chữ, từng đặt lên bụng mình mà nói: “cộng sản ở đây nầy”. Bàn tay từng được Mai cầm khóc khi Tnú thoát ngục trở về. Khi giặc đốt mười đầu ngón tay nó trở thành ngọn đuốc để dân làng XôMan nổi dây. Bàn tay chỉ còn hai đốt mỗi ngón, vẫn cầm dao, cầm súng trả thù.
Cụ Mết : 
Ông già quắc thước, râu dài tới ngực, đen bóng , mắt sáng và xếch ngược ,ông ở trần ngực căng như một cây xà nu lớn.
Là người già làng có uy tín với bà con , đi theo Đảng , căm thù giặc xâm lược, có tinh thần dũng cảm gan dạ , cụ nói với con cháu :”Chúng nó đã cầm súng , mình phải cầm giáo”à cùng dân làng bất chấp gian khổ hiểm nguy, chết chóc để nuôi giấu cán bộ và chống giặc
Là pho sử sống của dân làng , rất có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương : truyền lại và nhắc nhở dân làng phải kể cho con cháu lịch sử đấu tranh chống xâm lược của làng.
 à Cụ Mết là hình ảnh cây xà nu già vững chãi , là điển hình khuôn mẫu của người già Tây Nguyên yêu buôn làng ,yêu nước , yêu cách mạng.
Dít 
Gan dạ , bình thản , dũng cảm : lúc nhỏ đi tiếp tế cho cán bộ ,bị giặc bắt và bắn quanh người để dọa à Dít vẫn mở to mắt , bình thản , trong suốt.
Là con người kiên quyết, bảo đảm nguyên tắc của cách mang: khi lớn là cán bộ , bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã đội đã hỏi giấy phép của Tnú , xưng hô đồng chí , đôi mắt trang nghiêm , suy nghĩ à khi biết Tnú về thăm đúng phép à xưng hô anh em.
à Dít là hình ảnh cây xà nu vươn thẳng lên bầu trời , là lực lượng chủ chốt trong chiến đấu chống Mĩ của dân làng Xô Man.
Bé Heng : 
Nhí nhảnh , hồn nhiên , yêu đời ,ngộ nghĩnh đáng yêu : “ Nó đội một cái mũ sụp thực sự “
Hào hứng khoe với Tnú và dân làng được đánh Mĩ giỏi .
Là lớp măng non tiếp nối cha anh đánh giặc , tượng trưng cho lứa cây xà nu mới lớn mang trong mình nhiều sinh lực , hứa hẹn sẽ trở thành những cây xà nu mạnh mẽ và bất diệt.
Đặc sắc nghệ thuật : 
 Là một truyện ngắn nhưng có sức chứa lớn như một bản trường ca về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân Tây Nguyên. 
Thành công khi khắc họa được những nhân vật anh hùng , một tập thể anh hùng vừa mang dấu ấn thời đại vừa đậm đà phong cách Tây Nguyên. 
Tác phẩm mang khuynh hướng sử thi và dạt dào cảm hứng lãng mạn .
Cách kể chuyện hấp dẫn , khéo léo sắp xếp các chi tiết , nhiều chi tiết xúc động. ( cụ Mết hỏi Tnú : “ Mười ngón tay mày vẫn cụt thế à ? “ à gây sự háo hức , tò mò ; bàn tay Tnú lúc còn nguyên vẹn , khi bị đốt )
Tổng kết : “ Rừng xà nu” đã tái hiện không khí dữ dội của một thời kì lịch sử của phong trào cách mạng ở miền Nam những năm 1955 – 1959 . Tác giả khẳng định : nhân dân Tây Nguyên nói riêng , dân tộc Việt Nam nói chung đau thương nhưng anh dũng , kiên cường bất khuất trong chiến đấu chống xâm lược	
	---------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docon tap van 12(3).doc