Ôn thi lý thuyết Ngữ văn 12

Ôn thi lý thuyết Ngữ văn 12

ÔN THI PHẦN LÝ THUYẾT MÔN NGỮ VĂN

BA TÁC GIẢ LỚN : HCM, TỐ HỮU, NGUYỄN TUÂN

Câu 1: Trình bày ngắn gọn quan điểm sáng tác của HCM

 Sinh thời chủ tịch HCM không nhận mình là nhà văn, nhà thơ mà chỉ là người bạn của văn nghệ,người yêu văn nghệ. Nhưng rồi chính hoàn cảnh thôi thúc nhiệm vụ CM yêu cầu,môi trường XH và thiên nhiên gợi cảm cộng với tài năng nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ chứa chan cảm xúc, Người đã sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị và đã để lại một sự nghiệp sáng tác đồ sộ. Quan điểm đó được thể hiện như sau:

 1. Sáng tác văn chương là một hoạt động tinh thần phong phú phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp CM, nhàvăn phải góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã hội. Người khẳng định :

 “Nay ở trong thơ nên có thép

 Nhà thơ cũng phải biết xung phong”

 (Cảm tưởng đọc Thiên gia thi)

 

doc 25 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1288Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn thi lý thuyết Ngữ văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN THI PHẦN LÝ THUYẾT MÔN NGỮ VĂN
BA TÁC GIẢ LỚN : HCM, TỐ HỮU, NGUYỄN TUÂN
Câu 1: Trình bày ngắn gọn quan điểm sáng tác của HCM
	Sinh thời chủ tịch HCM không nhận mình là nhà văn, nhà thơ mà chỉ là người bạn của văn nghệ,người yêu văn nghệ. Nhưng rồi chính hoàn cảnh thôi thúc nhiệm vụ CM yêu cầu,môi trường XH và thiên nhiên gợi cảm cộng với tài năng nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ chứa chan cảm xúc, Người đã sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị và đã để lại một sự nghiệp sáng tác đồ sộ. Quan điểm đó được thể hiện như sau:
	1. Sáng tác văn chương là một hoạt động tinh thần phong phú phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp CM, nhàvăn phải góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã hội. Người khẳng định 	:
	“Nay ở trong thơ nên có thép
	Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
	(Cảm tưởng đọc Thiên gia thi)
	“Văn học nghệ thuật cũng là một mặt trận,anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”
	(Thư gởi các hoạ sĩ nhân dịp triển lãm hội hoạ toàn quốc 1951).
	2. Người quan niệm văn chương trong thời đại CM phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ. Người nêu kinh nghiệm cho người cầm bút :“Viết cho ai?”,”Viết cái gì?”,”Viết để làm gì?” và “Viết như thế nào?” .	
 3. Văn nghệ phải có tính chân thực :
	 - Người nghệ sĩ phải viết cho thực cho hay, phải phản ánh trung thực hiện thực và chú ý nêu gương tốt, phê phán cái xấu. Phải chú ý đến hình thức biểu hiện, tránh lối viết cầu kì xa lạ,ngôn ngữ phải trong sáng chọn lọc.
Câu 2: Trình bày ngắn gọn sự nghiệp VH của HCM
HCM đã để lại một sự nghiệp văn chương lớn lao về tầm vóc,đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong cách, được viết bằng các ngôn ngữ như tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Việt,trên các lĩnh vực 
 1.Văn chính luận : 	
 - Được viết ra với mục đích đấu tranh chính trị,nhằm tiến công trực diện kẻ thù, hoặc thể hiện những nhiệm vụ cách mạng trong từng thời điểm lịch sử. 
 - Tác phẩm : Bản án chế độ thực dân (1925),Tuyên ngôn độc lập (1945),Di chúc (1969).
 2. Truyện và ký : 
	 - Nổi bật hơn cả là các tác phẩm được viết ở Pháp vào những năm 20 của thế kỉ XX (1922 -1925). Đây thật sự là những sáng tác văn chương với trí tưởng tượng phong phú dựa vào những câu chuyện có thật, giọng văn hùng hồn, giọng điệu châm biếm sắc sảo,thâm thuý. Tác phẩm : Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925), Vi hành (1923),
 - Ngoài truyện ngắn NAQ còn nhiều tác phẩm kí như : Nhật kí chìm tàu (1931),Vừa đi đường vừa kể chuyện(1963),.
 3. Thơ ca : là lĩnh vực nổi bật với những tập thơ :
	 -Nhật kí trong tu ø(1942 – 1943) gồm 133 bài được viết trong thời kì bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch
	 - Thơ Hồ Chí Minh (1967) : Gồm 86 bài trước và sau CMT8.
 - Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh (1990) : gồm 36 bài cổ thi thâm thuý mà phóng khoáng với nhiều đề tài.
Câu 3 : Trình bày ngắn gọn phong cách nghệ thuật của HCM
 Phong cách nghệ thuật của HCM phong phú, đa dạng, độc đáo, hấp dẫn, kết hợp nhuần 
nhuyễn giữa chính trị và văn học, tư tưởng nghệ thuật, truyền thống và hiện đại :
1.Văn chính luận : Bộc lộ tư duy sắc sảo ,giàu tri thức văn hóa, gắn lí luận với thực tiễn, giàu tính luận chiến, vận dụng hiệu quả nhiều phương thức biểu hiện .
2.Truyện – kí : Bút pháp chủ động sáng tạo, có khi là lối kể chuyện chân thật, tạo không khí gần gũi, có khi là giọng điệu sắc sảo, châm biếm thâm thúy và tinh tế, giàu chất trí tuệ và chất hiện đại.
 3.Thơ ca : Nhiều bài cổ thi hàm súc uyên thâm, đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật – thơ hiện đại vận dụng nhiều thể loại và phục vụ có hiệu quả cho nhiệm vụ CM.
Câu 4 : Những yếu tố nào trong tiểu sử, cuộc đời có ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác và góp phần tạo nên thành công và tài năng của nhà thơ nhà văn HCM?
Từ gia đình : Sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho, ngay từ nhỏ đã được học chữ Hán và thơ Đường trên vùng đất quê hương giàu truyền thống văn chương. Điều đó đã góp phần hình thành sự hiểu biết và lòng yêu thích thơ văn và tài năng của HCM.
Từ thời đại : Sinh ra trong hoàn cảnh mất nước, Người ham đọc truyện và thơ ca yêu nước, nghe những buổi đàm luận về thời cuộc giữa cụ Phó bảng và những nhà yêu nước khác đã khiến cho Người sớm có lòng yêu nước thương nòi, nhen nhóm khát vọng làm cách mạng để cứu nước cứu dân.Văn chương đến với Người như một phương tiện, một thứ vũ khí sắc bén. Điều này quyết định hướng đi, mục đích của sự nghiệp sáng tác.
Từ sự nghiệp đấu tranh cách mạng : Trên con đường hoạt động, Người ý thức được tính chất và hiệu quả to lớn của văn chương và quyết tâm mài sắc nó. Với một tâm hồn tinh tế và nhạy cảm, một tài năng thật sự, một sự phấn đấu rèn luyện khổ công không ngừng, Người đã để lại một sự nghiệp văn chương có nhiều giá trị. 
 Câu 5 : Em hãy trình bày vài nét chung về tiểu sử của Tố Hữu ?
	-Tố Hữu (1920-2002), tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ở Huế trong một gia đình thơ ca và ca dao-dân ca xứ Huế. Chính gia đình và quê hương đã góp phần hình thành hồn thơ Tố Hữu.
	-Năm 1938, ông được kết nạp Đảng và từ đó dâng đời mình cho CM. Bị bắt năm 1939 và bị giam qua nhiều nhà tù. Năm 1942, Tố Hữu vượt ngục tiếp tục hoạt động và lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cho đến 1986, Tố Hữu liên tục giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng Và Nhà nước.
	-Ở Tố Hữu, nhà chính trị và nhà thơ thống nhất chặt chẽ, sự nghiệp thơ ca gắn liền với sự nghiệp CM, trở thành một bộ phận của sự nghiệp CM. Ông được nhà nước phong tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật đợt 1-1996.
Câu 6 : Trình bày ngắn gọn về con đường thơ của Tố Hữu :
 	Tố Hữu đến với thơ và CM cùng một lúc. Năm 1937, những bài thơ đầu của Tố Hữu đã tiếp nhận những thành tựu nghệ thuật của “Thơ mới” để làm giàu cho thơ CM. Nhưng khác với thơ mới, thơ TH gắn liền với lí tưởng CM. Vì vậy các chặng đường thơ của ông cũng song hành với các giai đoạn đấu tranh ấy. Và thể hiện sự vận động trong tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ.
 1/Từ ấy (1937-1946) là chặng đường 10 năm làm thơ và hoạt động sôi nổi từ giác ngộ qua thử thách đến trưởng thành của người thanh niên CM. “Từ ấy” gồm 3 phần :
a.Máu lửa (1937-1939) là tiếng reo gặp gỡ lý tưởng. Từ đó nhà thơ nhận ra những bất công XH và thân phận những người lao khổ. Nhà thơ cảm thông và khơi dậy ở họ lòng căm thù, ý chí đấu tranh và niềm tin vào tương lai. Dù thơ ở buổi đầu còn non nớt.
b.Xiềng xích (1939-1942) là cuộc đấu tranh của người chiến sĩ CM trong nhà tù thực dân, thể hiện sự trưởng thành qua gian laothử thách và bộc lộ một tâm hồn yêu đời, hướng về cuộc sống bên 
ngoài nhà tù, khát khao tự do và hành động. Đây là phần có giá trị nổi bật và đặc sắc.
c.Giải phóng (1942-1946) là thơ vận động đấu tranh, tiến tới giành chính quyền, là sự nồng 
nhiệt ngợi ca thắng lợi CMT8, đất nước được độc lập tự do.
Những bài thơ tiêu biểu : Từ ấy, Tâm tư trong tù, Bà má Hậu Giang,
 2/ Việt Bắc (1947-1954) Là chặng đường thơ trong kháng chiến chống Pháp. Tố Hữu hướng về quần chúng công nông binh kháng chiến với nghệ thuật thơ giàu tính dân tộc và đại chúng. Trên tất cả là tập trung và tiêu biểu cho phẩm chất của dân tộc là hình ảnh Bác Hồ. VB còn là bản hùng ca của cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ mà anh hùng. Tập thơ VB là một trong những thành tựu xuất sắc của VH kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm tiêu biểu : Việt Bắc, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Phá đường,.
 3/ Gió lộng (1955-1961) : ra đời khi bước vào giai đoạn XDCNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất Tổ quốc. Tập thơ khai thác những tình cảm lớn của người VN đương thời như : niềm tin vào cuộc sống mới XHCN, tình cảm với miền Nam và quốc tế vô sản Niềm vui ấy đem đến cho tập thơ cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi đậm nét.. Nghệ thuật cũng già dặn hơn nhưng đôi lúc không tránh khỏi đơn giản một chiều về CNXH và cuộc sống mới. Tác phẩm tiêu biểu : Mẹ Tơm, Bài ca xuân 61, Ba mươi năm đời ta có Đảng,
 4/Hai tập “Ra trận” (1962-1971), “Máu và hoa” (1972-1977) :Là chặng đường thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Đó là khúc ca ra trận và lời kêu gọi cổ vũ hào hùng,khẳng định ý nghĩa cao cả và cả những chiêm nghiệm trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Cũng có những bài thơ hay viết về Bác.Tác phẩm tiêu biểu :Bài ca Xuân 68, Kính gởi cụ Nguyễn Du,Theo chân Bác,Nước non ngàn dặm,
 5/Thơ Tố Hữu từ 1978 đến nay được tập hợp trong tập “Một tiếng đờn” (1992) và “Ta với ta” (1999). Nhà thơ hướng tới những giá trị của cuộc sống với giọng thơ trầm lắng, đượm chất suy tư.
Câu 7: Trình bày sự nghiệp văn chương (con đường thơ ) của Tố Hữu.
Các chặng đường thơ Tố Hữu gắn bó song hành với các giai đoạn cách mạng, phản ánh những chặng đường cách mạng, đồng thời thể hiện sự vận động tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ :
TỪ ẤY : ( 1937 – 1946 ) : Là tập thơ đầu tay, là tiếng hát say mê lí tưởng của người thanh niên cách mạng, gồm 3 phần : Máu lửa, Xiềng Xích, Giải Phóng .“Từ Aáy (Từ ấy , Đi đi em, Tiếng hát đi đày, liên hiệp lại ,). 
VIỆT BẮC : ( 1947 – 1954 ) : Là bản anh hùng ca của cuộc kháng chiến chống Pháp, phản ánh những chặng đường gian lao anh dũng và thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (Việt Bắc, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Ta đi tới ,).
GIÓ LỘNG ( 1955 – 1961 ) : Tiếng hát ca ngợi cuộc sống mới XHCN và tiếng thét căm thù đòi giải phóng miền Nam. (30 năm đời ta có Đảng, Bài ca xuân 61,)
RA TRẬN : (1962 – 1971 ) : Tiếng kêu gọi hào hùng và thiết tha ca ngợi cuộc chiến đấu ở hai miền Nam –Bắc . Kính gửi cụ Nguyễn Du, Hãy nhớ lấy lời tôi,.. ..).
MÁU VÀ HOA ( 1972 – 1977 ) :Tiếp tục ca ngợi, cổ vũ cuộc chiến đấu chống Mĩ, khẳng định ý nghĩa thời đại của cuộc chiến đấu này. Khẳng định phẩm  ... øo Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn phìa tạo (Mị và A Phủ ). Tố cáo mãnh liệt bản chất tham lam, độc ác của giai cấp thống trị miền núi dựa vào cường quyền và thần quyền để tước đoạt tự do và bóc lột trắng trợn người dân lao động. Diễn tả sinh động quá trình thức tỉnh vươn ra ánh sáng tự do.
 -Giá trị nhân đạo:Thể hiện lòng yêu thương con người với ý thức tôn trọng giá trị, phẩm chất và quyền lợi của con người. Nhà văn không miêu tả khách quan lạnh lùng, ôngtái hiện số phận của những con người đau khổ bằng nỗi cảm thông sâu sắc. Đồng thời, ông cũng khám phá những phẩm chất tốt đẹp của con người bị chà đạp đau khổ (Mị và A Phủ). Phát hiện sức sống tiềm tàng và quá trình tự vùng lên giải thoát.
3. Vì sao “Đôi mắt” được xem là tuyên ngôn nghệ thuật của lớp nhà văn đi theo CM :
Nhà văn chân chính trước hết phải có trách nhiệm với tổ quốc, phải đặt lợi ích của cuộc kháng chiến lên trên lợi ích của văn học nghệ thuật, đem ngòi bút phục vụ kháng chiến, phải đứng trên lập trường kháng chiến mới thấy được bản chất cách mạng, sự vĩ đại của người nông dân (lực lượng chủ yếu của kháng chiến).
PHẦN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI.
Học theo tài liệu của thầy Hồng : 6 tác giả văn học nước ngoài :
a.Macxim Gorki –Một con người ra đời.
Vì sao Alechxay Macximovich Pêcôp lại đổi thành Macxim Gorki (Gorki : cay đắng)
AlÕchx©y M¾c xi m« vÝch Pªscèp cã bĩt danh lµ M¾c xim cay ®¾ng v× cuéc ®êi nÕm tr¶i ®đ c¶nh ®êi cay ®¾ng gÇn 15 n¨m:
 - Thđa Êu th¬ tr¶i qua nhiỊu cay ®¾ng, lµ mét c¬n ¸c méng h·i hïng: 3 tuỉi må c«i cha, 10 tuỉi må c«i mĐ, sèng víi gia ®×nh «ng bµ ngo¹i ph¶i chøng kiÕn sù h»n thï ®éc ¸c cđa nh÷ng ng­êi cËu trong gia ®×nh vµ «ng ngo¹i d÷ ®ßn cay nghiƯt...
 - Ngåi trªn ghÕ tiĨu häc kh«ng bao l©u ph¶i vµo ®êi kiÕm sèng víi rÊt nhiỊu nghỊ: Ban ®Çu rưa b¸t trªn tµu thđy, tõ 1884 lµm ë c¶ng s«ng, ë lß b¸nh m×, nghỊ chµi l­íi, coi hµng ë ga xe lưa...
 - N¨m 1891 chu du kh¾p n­íc Nga võa ®i võa kiÕm sèng: Tõng lµm thỵ khu©n v¸c, lµm t¸ ®iỊn, lµm má muèi, h¸i nho thuª, quai bĩa lß rÌn, lµm kÕ to¸n, hßa m×nh vµo dßng ng­êi ®ãi...
 - Cuéc ®êi qu¸ kh¾c nghiƯt nh­ng b»ng nghÞ lùc phi th­êng cïng víi kh¶ n¨ng tù häc v­¬n lªn tíi ¸nh s¸ng v¨n hãa n¨m 1892 «ng b¾t ®Çu b­íc vµo lµm b¸o vµ lµm v¨n chuyªn nghiƯp trë thµnh chiÕn sÜ c¸ch m¹ng kiªn c­êng. ¤ng b­íc lªn ®Ønh vinh quang.
	 b. Lỗ Tấn – Thuốc :
Trước khi trở thành nhà văn, Lỗ Tấn đã học những nghề nào? Tại sao cưối cùng ông chuyển sang làm văn nghệ ? Nêu tên 3 tác phẩm của ông.
-Trước khi trở thành nhà văn Lỗ Tấn đã học những nghề : Hàng hải với ước mong mở rộng tầm mắt – học nghề khai thác mỏ với nguyện vọng làm giàu cho tổ quốc – học nghề y để chữa bệnh cho dân nghèo như bố ông.
-Đang học y khoa ở Tiên Đài (Nhật) ,ông đột ngột đổi nghề vì : Một lần xem phim ,ông thấy người TQ khỏe mạnh hăm hở đi xem người Nhật chém người TQ làm gián điệp cho Nga ( chiến tranh Nga –Nhật), ông giật mình, nghĩ rằng chữa bệnh thể xác không bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân và chuyển sang viết văn. Oâng chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui căn bệnh tinh thần của quốc dân và lưu ý mọi người tìm phương chữa trị 
- Tác phẩm : Gào thét, bàng hoàng, nấm mồ,....
 c. Eâxênin – Thư gởi mẹ.
 d. Aragông – En xa ngồi trước gương 
 Vai trò của Enxa có ảnh hưởng gì đến cuộc đời và sự nghiệp của Aragông ?
Cuộc đời : Nhờ Enxa ( vợ Aragông ), ông thoát khỏi bi quan chán nản, thâm nhập sâu vào lý tưởng CMT10 Nga. Oâng thích tham gia sôi nổi các hoạt động xã hội , tích cực tham gia kháng chiến chống phát xít Đức, khi chúng chiếm đóng nước Pháp trong chiến tranh thế giới thứ II .
ự nghiệp văn chương :
Enxa chính là nguồn cảm hứng bao trùm trong nhiều tác phẩm của Aragông .Không những ở tiểu thuyết mà còn ở thơ. Aragông có “một vườn thơ Enxa”. Trong đó co ùthể kể một số tập chính : “Đôi mắt Enxa” “ Enxa” , “Anh chàng say đắm Enxa” ...
 e. Hêminguê – Đoạn trích “Đương đầu với đàn cá dữ”.
-Nội dung chính của đoạn trích “ĐƯƠNG ĐẦU VỚI ĐÀN CÁ DỮ’’ : Ca ngợi con người luôn theo đuổi những khát vọng lớn lao. Tuy rằng con người có thể gặp thất bại nhưng sẽ không đầu hàng, bỏ cuộc mà vẫn tiếp tục chiến đấu đem lại thành công
: Tóm tắt đoạn trích “ ĐƯƠNG ĐẦU VỚI ĐÀN CÁ DỮ” Hêminguê.
 + 
Đoạn trích miêu tả cuộc chiến của ông lão với đàn cá mập hung dữ . 
 + Cuộc chiến diễn ra trong đêm tối khi Xanchiagô đã kiệt sức bởi nhiều ngày đêm vật lôn với sóng gió và từng đàn cá mập hung dữ để giữ gìn con cá Kiếm . Cuộc chiến coi như vô vọng ,ông lão hoàn toàn đơn độc trước biển cả, trước từng đàn cá mập tấn công liên tục . Tuy vậy ,ông lão không hề nhụt chí, ngược lại vẫn kiên cường đương đầu với chúng . 
 + Khi vào tới bờ, ông mệt rã rời thì con cá Kiếm chỉ còn trơ lại bộ xương.
è Ý nghĩa đoạn trích : Ca ngợi ý chí kiên cường, không chịu khuất phục của con người trước khó khăn.
 Ý nghĩa bao trùm đoạn trích ĐƯƠNG ĐẦU VỚI ĐÀN CÁ DỮ .
-Bằng nghệ thuật tương phản, Hêminguê dựng lên một bức tranh sinh động về cuộc chiến đấu không cân sức của ông lão và đàn cá mập hung dữ : Đàn cá mập tấn công dữ dội giành lấy con cá Kiếm và sự chống trả quỷết liệt của ông lão .
-Đây là một cuộc chiến “vô vọng”, ông lão hoàn toàn đơn độc giữa biển cả, sức khỏe suy sụp. Toàn thân như căng ra, theo dõi, chống đỡ đàn cá mập đang tấn công dữ dội xác con cá Kiếm .
	 e. Sôlôkhôp – Số phận con người.
Câu 26 : Ý nghĩa bao trùm tác phẩm “SỐ PHẬN CON NGƯỜI” 
. 
- Nhân vật chính trong tác phẩm là Xôcôlôp có cuộc đời gặp nhiều bất hạnh. Nhưng anh vẫn thể hiện được nét tính cách Nga kiên cường và nhân hậu :
	* Tính cách kiên cường : 
	+ Trong chiến tranh ,anh chịu quá nhiều bất hạnh . Sau chiến tranh, anh lại sống trong cô đơn, đau khổ, phiêu bạt nhiều nơi để kiếm sống . Nhưng anh vẫn không thốt một lời than vãn, không suy sụp tinh thần,không sa ngã, không rơi vào bế tắc, tuyệt vọng.
	+ Với bản lĩnh cao đẹp, với tấm lòng nhân hậu thắm thiết, anh trở thành chỗ dựa vững chắc cho bé Vania (bố mẹ đã chết trong chiến tranh).
*Tấm lòng nhân hậu : 
+ Xôcôlôp nhận nuôi béø Vania từ tính thương “Với niềm vui không lời tả xiết” không tính toán ,vụ lợi .	+ Yêu thương ,chăm sóc chu đáo cho Vania hơn cả người cha đối với con.
+ Những mất mát , đau thương ,anh âm thầm chịu đựng “nhiều đêm thức giấc thì gối ướt đẫm nước mắt”, không cho bé Vania biết, vì sợ em buồn .
 -Hai số phận bất hạnh đặt cạnh nhau,đã kết hợp với nhau, biết nương tựa vào nhau để vươn lên và không ngừng hi vọng vào cuộc sống là phẩm chất tuyệt vời của những con người chân chính..
PHẦN LUẬN VĂN :
I/Thơ: Nắm nội dung, nghệ thuật.
1.Nhật kí trong tù : học thuộc lòng thơ cả phiên âm lẫn nguyên tác.
- Con đọc trăm bài, trăm ý đẹp
Aùnh đèn toả rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.
(Hoàng Trung Thông).
2.Các bài thơ còn lại học trong tài liệu : Bên kia sông Đuống –HC, Đất nước – NĐT, Tiếng hát con tàu, Các vị La Hán chùa Tây Phương – HC, Đất Nước – NKĐ, Sóng – XQ, Tây Tiến – QD, Kính gởi cụ ND –TH, Việt Bắc –TH, Tâm tư trong tù –TH.
II/ Văn xuôi : Chú ý học thuộc dẫn chứng, nắm ý phân tích. Thuộc chính xác dẫn chứng và dẫn chứng phảỉ phong phú. Học theo trình tự : Vi hành –NAQ, Đôi mắt – NC, Tuyên ngôn độc lập – HCM, Vợ nhặt –KL, Rừng xà nu –NTT, Mảnh trăng cuối rừng –NMC, Vợ chồng A Phủ –TH, Mùa lạc –NK, Người lái đò sông Đà-NT.
III/ Cách trình bày : Chú ý khi trình bày bài làm văn cần đầy đủ : 3 phần (Mở bài, Thân bài, Kết bài). Phân tích lần lượt từng nội dung. Mỗi ý trình bày thành một đoạn (Tách đoạn rõ ràng). Chữ viết rõ ràng dễ đọc. 	
**Chú ý : Trước khi làm bài cần đọc kĩ đề và phân tích đề : Kiểu bài (Chứng minh, bình luận, phân tích,), Nội dung trọng tâm (Nội dung chính đề yêu cầu, khi làm cần xoáy sâu vào nội dung đó),Phạm vi dẫn chứng (Dẫn chứng trong tác phẩm nào, của tác nào, ở giai đoạn văn học nào,).
-Tuyệt đối không bỏ lửng bài văn. 
-Cần chú ý chọn đề cho kĩ. Đề nào thuộc bài nhiều nhất, dễ có điểm 5,0 nhất.
Cho biết giá trị bài thơ “Việt Bắc”, đề tài kết cấu và thể thơ ?
 a.Giá trị của tác phẩm : 	chia làm 2 phần
	-Phần đầu : tái hiện lại cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ mà hào hùng, nhưng nay đã trở thành kỉ niệm sâu nặng trong lòng người cán bộ chiến sĩ.
	-Phần sau : nói lên sự gắn bó giữa miền ngược và miền xuôi trong viễn hoà bình tươi sáng của đất nước và cả lời ca ngợi công ơn của Đảng, của Bác Hồ.
 b.Đề tài, kết cấu và thể thơ :
	-Đề tài : Viết về cuộc chiatay đầy lưu luyến vấn vướng giữa VB và người cán bộ kháng chiến đã từng gắn bó sâu nặng nghĩa tình.
	-Thể thơ : Thể lục bát tâm tình rất quen thuộc. VB gồm 150 câu lục bát.
	-Kết cấu : Bài thơ có lối đối đáp giao duyên trong ca dao-dân ca giữa hai nhân vật trữ tình qua cập đại từ “Mình –ta” rất linh hoạt và hiệu quả.
	+ “Mình” có khi chỉ người cán bộ miền xuôi, “ta” chỉ nhân dân Việt Bắc.
	Mình về mình có nhớ ta
	Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
	+ Nhưng cũng có khi “ta” lại chỉ người đi (CBMX), “mình” chỉ kẻ ở lại (NDVB) :
	Ta đi ta nhớ những ngày
	Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi.
	+Trong trường hợp khác , hình thức biểu đạt “mình - ta” còn linh hoạt hơn :
	Mình đi mình có nhớ mình.
	Hoặc :	Mình đi, mình lại nhớ mình.
	Có thể thấy việc thay đổi liên tục ý nghĩa biểu đạt của hai từ “ta-mình” là một sự sáng tạo táo bạo của nhà thơ. Hai từ này hình thành thành một cuộc đối đáp thực sự giữa người đi và kẻ ở, song cũng có khi đó là sự phân thân tự vấn của người đi để đáp lại nghĩa tình sâu nặng của kẻ ở. Chính sự đa dạng này giúp tác giả diễn tả cái riêng của mình đồng thời diễn tả được cái chúng của bao người như : Tình đất nước, nghĩa đồng bào, nghỉa tình CM vừa thân mật, vừa kín đáo trang trọng. Đó là điều khó đối với các cặp đại từ khác. Sau nửa nó góp phần làm cho cả bài thơ dài không bị nhàm chán.
HẾT.
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT .

Tài liệu đính kèm:

  • doctac gia.doc