Ôn thi kì I (tuần 1 đến 6) – Ngữ văn 12

Ôn thi kì I (tuần 1 đến 6) – Ngữ văn 12

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM

TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

ðẾN HẾT THẾ KỈ XX

Câu 1: Trình bày ngắn gọn quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của VHVN từ

Cách mạng tháng Tám năm 1945 ñến 1975.

Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 ñến năm 1975 phát triển qua ba chặng

ñường với những thành tựu chủ yếu như sau:

1/ Chặng ñường từ 1945 ñến 1954:

a. Những năm ñầu ñất nước ñộc lập: Văn học ca ngợi Tổ quốc, quần chúng cách mạng; thể hiện

niềm tự hào dân tộc, kêu gọi ñoàn kết toàn dân cổ vũ phong trào Nam tiến, Tác phẩm tiêu biểu: “Dân

khí miền Trung” của Hoài Thanh, “Huế tháng Tám”, “Vui bất tuyệt” của Tố Hữu, “Ngọn quốc kì”,

“Hội nghị non sông” của Xuân Diệu, “Tình sông núi” của Trần Mai Ninh,

pdf 9 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1213Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi kì I (tuần 1 đến 6) – Ngữ văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN THI KÌ I – NGỮ VĂN 12 – TÀI LIỆU I Thầy giáo Nguyễn Văn Ưng 
Trang 1 
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM 
 TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 
ðẾN HẾT THẾ KỈ XX 
Câu 1: Trình bày ngắn gọn quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của VHVN từ 
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ñến 1975. 
 Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 ñến năm 1975 phát triển qua ba chặng 
ñường với những thành tựu chủ yếu như sau: 
1/ Chặng ñường từ 1945 ñến 1954: 
a. Những năm ñầu ñất nước ñộc lập: Văn học ca ngợi Tổ quốc, quần chúng cách mạng; thể hiện 
niềm tự hào dân tộc, kêu gọi ñoàn kết toàn dân cổ vũ phong trào Nam tiến, Tác phẩm tiêu biểu: “Dân 
khí miền Trung” của Hoài Thanh, “Huế tháng Tám”, “Vui bất tuyệt” của Tố Hữu, “Ngọn quốc kì”, 
“Hội nghị non sông” của Xuân Diệu, “Tình sông núi” của Trần Mai Ninh, 
b. Từ cuối 1946: 
 Văn học gắn bó sâu sắc với ñời sống cách mạng và kháng chiến, tập trung phản ánh cuộc kháng 
chiến chống Pháp, khám phá sức mạnh và những phẩm chất tốt ñẹp của quần chúng nhân dân; thể hiện 
niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến. Nhiều thể loại văn học 
cùng phát triển: 
- Về văn xuôi: Truyện ngắn và kí phát triển mạnh ở thời kì ñầu, tác phẩm tiêu biểu như: “Trận phố 
Ràng” của Trần ðăng, “ðôi mắt” của Nam Cao, “Làng” của Kim Lân, Từ năm 1950 xuất hiện một 
số tập truyện kí khá dày dặn như “Vùng mỏ” của Võ Huy Tâm, “Xung kích” của Nguyễn ðình Thi, 
“ðất nước ñứng lên” của Nguyên Ngọc, 
- Thơ kháng chiến chống Pháp ñạt nhiều thành tựu xuất sắc, tiêu biểu như: “Cảnh khuya”, “Rằm 
tháng giêng” của Hồ Chí Minh, “Tây Tiến” của Quang Dũng, “ðất nước” của Nguyễn ðình Thi, tập 
“Việt Bắc” của Tố Hữu, 
- Một số vở kịch gây ñược sự chú ý như “Bắc Sơn”, “Những người ở lại” của Nguyễn Huy Tưởng, 
“Chị Hòa” của Học Phi. 
- Lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học chưa phát triển nhưng có một số tác phẩm có ý nghĩa quan 
trọng của Trường Chinh, Hoài Thanh, ðặng Thai Mai, 
2/ Chặng ñường từ 1955 ñến 1964: 
Các thể loại văn học ñều tập trung phản ánh công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và ñấu tranh 
thống nhất ñất nước: 
- Văn xuôi mở rộng ñề tài, bao quát ñược khá nhiều vấn ñề, nhiều phạm vi của hiện thực ñời sống. 
Một số tác phẩm khai thác ñề tài kháng chiến chống Pháp như “Sống mãi với thủ ñô” của Nguyễn Huy 
Tưởng, “Cao ñiểm cuối cùng” của Hữu Mai, Một số tác phẩm viết về hiện thực ñời sống trước Cách 
mạng tháng Tám như “Vỡ bờ” của Nguyễn ðình Thi, “Cửa biển” của Nguyên Hồng, Viết về ñề tài 
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc có các tác phẩm tiêu biểu như “Sông ðà” của 
Nguyễn Tuân, “Mùa lạc” của Nguyễn Khải, “Cái sân gạch” của ðào Vũ, 
- Thơ phát triển mạnh mẽ, phản ánh sự hồi sinh của ñất nước sau chiến tranh, ca ngợi chế ñộ mới, thể 
hiện niềm tin vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, một số tác phẩm viết về nỗi ñau 
chia cắt ñất nước, nỗi nhớ thương quê hương và khát vọng giải phóng miền Nam. Nhiều tập thơ có giá 
trị như: “Gió lộng” của Tố Hữu, “Ánh sáng và phù sa” của Chế Lan Viên. “Riêng chung” của Xuân 
Diệu, “ðất nở hoa” của Huy Cận, “Gửi miền Bắc” của Tế Hanh, 
ÔN THI KÌ I – NGỮ VĂN 12 – TÀI LIỆU I Thầy giáo Nguyễn Văn Ưng 
Trang 2 
- Nhiều vở kịch nói ñược chú ý như: “Ngọn lửa” của Nguyễn Vũ, “Nổi gió” của ðào Hồng Cẩm, 
3/ Chặng ñường từ 1965 ñến 1975: 
Văn học tập trung viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ. Chủ ñề bao trùm là ca ngợi tinh thần yêu 
nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ñược thể hiện ở tất cả các thể loại: 
- Văn xuôi: Viết về nhân dân miền Nam anh dũng có các tác phẩm như “Người mẹ cầm súng” của 
Nguyễn Thi, “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, “Hòn ðất” của Anh ðức, Viết về nhân dân 
miền Bắc vừa sản xuất, vừa chiến ñấu có các tác phẩm như “Vùng trời” của Hữu Mai, “Dấu chân người 
lính” của Nguyễn Minh Châu, “Bão biển” của Chu Văn, 
- Thơ ñạt nhiều thành tựu xuất sắc: Ca ngợi Tổ quốc, con người Việt Nam kiên cường bất khuất với 
nhiều tác phẩm có giá trị như: “Ra trận”, “Máu và hoa” của Tố Hữu, “Những bài thơ ñánh giặc” của 
Chế Lan Viên, “Mặt ñường khát vọng” của Nguyễn Khoa ðiềm và tác phẩm của nhiều nhà thơ trẻ như 
Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân, Nguyễn Duy, Trần ðăng Khoa, Xuân Quỳnh, 
- Nhiều vở kịch gây ñược tiếng vang như “Quê hương Việt Nam” của Xuân Trình, “ðại ñội trưởng 
của tôi” của ðào Hồng Cẩm, “ðôi mắt” của Vũ Dũng Minh, 
Câu 2: Trình bày ngắn gọn những ñặc ñiểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng 
tháng Tám 1945 ñến 1975. 
 Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 ñến 1975 có ba ñặc ñiểm: 
1- Nền văn học chủ yếu vận ñộng theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung 
của ñất nước, biểu hiện: Khuynh hướng tư tưởng chủ ñạo của văn học là tư tưởng cách mạng. ðề tài 
chủ yếu của văn học là Tổ quốc và CNXH. Văn học gắn bó và phản ánh những chặng ñường cách 
mạng của dân tộc. 
2- Nền văn học hướng về ñại chúng. ðối tượng phản ánh và phục vụ của văn học là quần chúng 
nhân dân, xây dựng ñược nhiều hình tượng các tầng lớp nhân dân, quan tâm tới ñời sống của nhân dân. 
Văn học có nội dung ngắn gọn, chủ ñề rõ ràng, hình thức trong sáng, dễ hiểu. 
3- Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Văn học ñề cập ñến 
những vấn ñề có ý nghĩa lịch sử và có tính toàn dân tộc. Nhân vật tiêu biểu cho phẩm chất cộng ñồng. 
Lời văn trang trọng, hào hùng. Văn học thể hiện và khơi dậy niềm vui, niềm tin cho nhân dân trước 
những khó khăn, thử thách của ñất nước. Văn học dự báo tương lai. 
Câu 3: Trình bày ngắn gọn những chuyển biến và một số thành tựu ban ñầu của văn học 
Việt Nam từ 1975 ñến hết thế kỉ XX. 
 Từ 1975 ñến hết thế kỉ XX văn học có những chuyển biến thể hiện qua hai chặng ñường: Từ 
1975 ñến 1985 là chặng ñường văn học chuyển tiếp, trăn trở tìm kiếm con ñường ñổi mới. Từ 1986 trở 
ñi, văn học ñổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và khá toàn diện. Văn học vận ñộng theo hướng dân chủ hóa, 
mang tính nhân văn, nhân bản sâu sắc, ña dạng hơn về ñề tài, phong phú về thủ pháp nghệ thuật; ñổi 
mới cách nhìn nhận, tiếp cận con người và hiện thực ñời sống; khám phá con người trong mối quan hệ 
ña chiều, mang tính hướng nội, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong cuộc ñời thường. 
∗ Một số thành tựu ban ñầu của văn học từ 1975 ñến hết thế kỉ XX như sau: 
- Thơ sau 1975 không tạo ñược sự lôi cuốn, hấp dẫn. Tuy vậy, một số nhà thơ có xu hướng tìm tòi ñổi 
mới cũng gây ñược sự chú ý của công chúng như Chế Lan Viên, Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Thanh 
Thảo, Hữu Thỉnh,  
ÔN THI KÌ I – NGỮ VĂN 12 – TÀI LIỆU I Thầy giáo Nguyễn Văn Ưng 
Trang 3 
- Văn xuôi: Từ sau 1975, khá nhiều tác phẩm tạo ñược chú ý như “ðất trắng” của Nguyễn Trọng 
Oánh, “Cù lao Tràm” của Nguyễn Mạnh Tuấn, “Thời xa vắng” của Lê Lựu, Từ năm 1986, xuất hiện 
thêm nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao như “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, 
“Tướng về hưu” của Nguyễn Huy Thiệp, “Bến không chồng” của Dương Hướng, 
- Kịch nói sau 1975 phát triển khá mạnh, một số tác phẩm gây ñược tiếng vang như “Hồn Trương Ba, 
da hàng thịt”, “Tôi và chúng ta” của Lưu Quang Vũ, “Mùa hè ở biển” của Xuân Trình, 
- Lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học cũng có sự ñổi mới. Ngoài những cây bút nổi tiếng, có sự 
xuất hiện của nhiều cây bút trẻ. 
* 
TUYÊN NGÔN ðỘC LẬP 
Hồ Chí Minh 
Câu 1: Trình bày ngắn gọn quan ñiểm sáng tác của Hồ Chí Minh. 
Trả lời 
 Quan ñiểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh gồm ba ñiểm chính: 
1- Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Văn chương 
phải có tính chiến ñấu; nhà văn, nhà thơ là người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng. 
2- Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học: Tác phẩm phải phản 
ánh ñúng hiện thực, nhà văn phải có tình cảm chân thật, chú ý phát huy cốt cách dân tộc, giữ gìn sự 
trong sáng của tiếng Việt. Hồ Chí Minh luôn ñề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ. 
3- Người chỉ rõ: Khi cầm bút, người viết phải luôn xác ñịnh rõ mục ñích và ñối tượng tiếp nhận 
ñể có nội dung và hình thức tác phẩm phù hợp. Khi viết phải luôn ñặt câu hỏi: “Viết cho ai ?”, “Viết ñể 
làm gì ?”, “Viết cái gì ?” và “Viết như thế nào ?”. 
Câu 2: Trình bày tóm tắt di sản văn học của Hồ Chí Minh. 
 Hồ Chí Minh ñã ñể lại một di sản văn học lớn lao về tầm vóc tư tưởng, phong phú về thể loại và 
ña dạng về phong cách nghệ thuật. Sáng tác của Người gồm ba thể loại: 
1- Văn chính luận của Hồ Chí Minh gồm: Những bài ñăng trên các báo “Người cùng khổ”, 
“Nhân ñạo”, “ðời sống thợ thuyền” và tác phẩm “Bản án chế ñộ thực dân Pháp”. Ở các bài báo và tác 
phẩm này, Bác ñã tố cáo tội ác tàn bạo của chế ñộ thực dân Pháp ñối với các nước thuộc ñịa, kêu gọi 
những người nô lệ bị áp bức ñoàn kết, ñấu tranh giành ñộc lập dân tộc. Tác phẩm chính luận tiêu biểu 
nhất của Hồ Chí Minh là “Tuyên ngôn ðộc lập”, là văn kiện chính trị có ý nghĩa lịch sử trọng ñại, là 
áng văn chính luận tiêu biểu mẫu mực, thể hiện tình cảm cao ñẹp của Người với dân tộc và nhân loại. 
Ngoài ra, Bác còn có các bài viết: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (1946), “Không có gì quí hơn 
ñộc lập tự do” (1966). Các bài viết này ñã làm rung ñộng trái tim hàng triệu người Viêt Nam yêu nước, 
là tiếng gọi thiêng liêng của non sông ñất nước. 
2- Truyện và kí: Gồm những tác phẩm sáng tác khi Bác hoạt ñộng ở Pháp với bút danh là Nguyễn 
Ái Quốc, tiêu biểu như “Pa ri” (1922), “Vi hành” (1923), “Những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu” 
(1925), Những tác phẩm này ñã tố cáo tội ác dã man, tàn bạo của bọn thực dân, vạch trần bản chất ñê 
hèn của bọn tay sai phong kiến và ñề cao những tấm gương yêu nước. 
3- Thơ ca: Tiêu biểu nhất là tập “Nhật kí trong tù” gồm 134 bài, sáng tác khi Người bị chính quyền 
Tưởng Giới Thạch bắt giam trong các nhà tù của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) từ mùa thu năm 1942 
ñến mùa thu năm 1943. Tập thơ phản ánh chân thực, chi tiết bộ mặt tàn bạo của chế ñộ nhà tù Quốc 
ÔN THI KÌ I – NGỮ VĂN 12 – TÀI LIỆU I Thầy giáo Nguyễn Văn Ưng 
Trang 4 
dân ñảng và một phần hình ảnh xã hội Trung Quốc những năm 1942-1943 với ý nghĩa phê phán sâu 
sắc. ðặc biệt, tập thơ thể hiện tâm hồn và nhân cách cao ñẹp của Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh khắc 
nghiệt của chốn lao tù. ðó là con người có nghị lực phi thường; luôn khao khát tự do, hướng về Tổ 
quốc; nhạy cảm với vẻ ñẹp thiên nhiên, yêu thương, cảm thông với con người ñau khổ. “Nhật kí trong 
tù” có nghệ thuật cổ ñiển nhưng vẫn mang tinh thần hiện ñại, bút pháp ña dạng, linh hoạt. 
 Ngoài “Nhật kí trong tù”, còn có các chùm thơ Bác làm ở Việt Bắc từ 1941 ñến 1945 và trong 
kháng chiến chống Pháp. Trong ñó có những bài thơ giản dị, dễ hiểu nhằm mục ñích tuyên truyền; 
những bài thơ nghệ thuật mang màu sắc cổ ñiển mà hiện ñại, bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu nước và 
niềm tin vào thắng lợi của cách mạng. 
Câu 3: Trình bày những ñiểm chính trong phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh. 
 Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh ñộc ñáo và ña dạng, thể hiện rõ trong từng thể loại: 
1- Văn chính luận của Hồ Chí Minh ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ ñanh thép, bằng 
chứng ñầy thuyết phục, ngôn ngữ ñiêu luyện, giàu  ... yền” (1791) của cách mạng Pháp, việc trích dẫn của tác giả có ý nghĩa gì ? 
 Trong phần mở ñầu bản “Tuyên ngôn ðộc lập”, Hồ Chí Minh có trích dẫn bản “Tuyên ngôn ðộc 
lập” (1776) của nước Mĩ và trích dẫn bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” (1791) của cách 
mạng Pháp, việc trích dẫn ấy có ý nghĩa rất sâu sắc: 
 Những trích dẫn trong Tuyên ngôn của Mĩ và Tuyên ngôn của Pháp ñều nói về quyền tự do, 
quyền bình ñẳng của con người. Từ nguyên lí chung ấy, Bác ñã “suy rộng ra” và khẳng ñịnh: Tất cả các 
dân tộc trên thế giới (trong ñó có dân tộc Việt Nam) ñều có quyền tự do, bình ñẳng. Làm như vậy, Bác 
vừa ñề cao giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân ñạo và của văn minh nhân loại, vừa tạo tiền ñề cho 
những lập luận ở phần sau của “Tuyên ngôn ðộc lập” của ta. ðó chính là cơ sở pháp lí cho lời tuyên bố 
ñộc lập của ta. 
 Bản “Tuyên ngôn ðộc lập” ñược Bác viết trong hoàn cảnh một số thế lực thù ñịch, cơ hội quốc tế 
có âm mưu nô dịch nước ta, thực dân Pháp có âm mưu quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. 
Trong hoàn cảnh ấy, việc trích dẫn hai bản Tuyên ngôn của Mĩ và của Pháp còn mang ý nghĩa cảnh 
báo, ngăn chặn âm mưu của thực dân Pháp, các thế lực thù ñịch và cơ hội quốc tế. 
* 
NGUYỄN ðÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG 
TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC 
Phạm Văn ðồng 
Câu 1: Tóm tắt nội dung bài “Nguyễn ðình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân 
tộc”. 
Bài “Nguyễn ðình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” của ông Phạm Văn ðồng 
gồm có ba phần. 
1- Phần mở ñầu: 
Nêu vấn ñề: Ngôi sao Nguyễn ðình Chiểu, nhà thơ lớn của nước ta, “ñáng lẽ phải sáng tỏ hơn 
nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này”. So sánh thơ văn Nguyễn ðình Chiểu 
như “vì sao có ánh sáng khác thường”, phải “chăm chú” nhìn thì mới thấy và “càng nhìn thì càng thấy 
sáng”. Nêu rõ: có người chỉ biết Nguyễn ðình Chiểu là tác giả của “Lục Vân Tiên” nhưng hiểu “Lục 
Vân Tiên” còn thiên lệch, còn rất ít biết thơ văn yêu nước của Nguyễn ðình Chiểu. Khẳng ñịnh: 
Nguyễn ðình Chiểu là một nhà thơ yêu nước, tác phẩm của Nguyễn ðình Chiểu là “những trang bất 
hủ” ca ngợi cuộc chiến ñấu của nhân dân ta chống bọn xâm lược phương Tây. 
2- Phần chính gồm ba luận ñiểm: 
 Luận ñiểm 1: Nhận ñịnh chung về cuộc ñời và thơ văn Nguyễn ðình Chiểu: Nguyễn ðình 
Chiểu là nhà thơ mù, tham gia phong trào chống Pháp với nhân dân Nam Bộ bằng sáng tác thơ văn và 
giữ vững khí tiết của mình. Cuộc ñời và thơ văn Nguyễn ðình Chiểu là của một chiến sĩ hi sinh phấn 
ñấu vì một nghĩa lớn. Thơ văn của Nguyễn ðình Chiểu là vũ khí ñể “chở ñạo – ñâm gian”. 
ÔN THI KÌ I – NGỮ VĂN 12 – TÀI LIỆU I Thầy giáo Nguyễn Văn Ưng 
Trang 7 
 Luận ñiểm 2: Nói về thơ văn yêu nước của Nguyễn ðình Chiểu: Thơ văn yêu nước của 
Nguyễn ðình Chiểu làm “sống lại” trong tâm trí của chúng ta phong trào chống Pháp của nhân dân 
Nam Bộ từ 1860 về sau. Nêu dẫn chứng, tái hiện phong trào chống Pháp sôi nổi của nhân dân Nam Bộ. 
Nhận ñịnh thơ văn Nguyễn ðình Chiểu (phần lớn là những bài văn tế) phản ánh sinh ñộng hiện thực 
lịch sử ñau thương mà anh hùng của nhân dân Nam Bộ. Trong thơ văn yêu nước của Nguyễn ðình 
Chiểu còn có những “ñóa hoa:, “hòn ngọc” rất ñẹp như bài “Xúc cảnh”. 
 Luận ñiểm 3: Nói về tác phẩm “Lục Vân Tiên” của Nguyễn ðình Chiểu: Nhận ñịnh tác phẩm 
là “một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những ñạo ñức ñáng quí trọng ở ñời, ca ngợi những người 
trung nghĩa”. Chỉ rõ: Về nội dung, tuy có những giá trị luân lí không còn phù hợp ở thời ñại chúng ta, 
nhưng tác phẩm ñã xây dựng ñược những nhân vật là tấm gương dũng cảm, trọng nghĩa, khinh tài, 
quyết phấn ñấu vì nghĩa lớn. Về văn chương, chỉ rõ: tác giả cố ý viết một lối văn “nôm na” ñể truyền 
bá trong rãi trong dân gian; chỉ rõ nguyên nhân lời văn có chỗ “không hay lắm”. Nhưng ñôi chỗ sơ sót 
về văn chương “không thể làm giảm giá trị văn nghệ” của bản trường ca. 
3- Phần kết thúc: 
ðánh giá Nguyễn ðình Chiểu là chí sĩ yêu nước, một nhà thơ lớn. ðời sống và sự nghiệp của 
Nguyễn ðình Chiểu là “tấm gương sáng”, nêu cao ñịa vị và tác dụng của văn học nghệ thuật, nêu cao 
sứ mạng của nhà văn - người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng. 
Câu 2: Tóm tắt nội dung và nêu ý nghĩa phần mở ñầu bài “Nguyễn ðình Chiểu, ngôi sao 
sáng trong văn nghệ của dân tộc”. 
Bài “Nguyễn ðình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” của ông Phạm Văn ðồng 
gồm có ba phần, phần mở ñầu gồm các nội dung: 
Ông Phạm văn ðồng gọi Nguyễn ðình Chiểu, nhà thơ lớn của nước ta là ngôi sao và “ñáng lẽ 
phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này. Ông Phạm Văn ðồng 
ñã so sánh thơ văn Nguyễn ðình Chiểu như “vì sao có ánh sáng khác thường”, phải “chăm chú” nhìn 
thì mới thấy và “càng nhìn thì càng thấy sáng”. Ông Phạm Văn ðồng còn nêu rõ: có người chỉ biết 
Nguyễn ðình Chiểu là tác giả của “Lục Vân Tiên” nhưng hiểu “Lục Vân Tiên” còn thiên lệch, còn rất 
ít biết thơ văn yêu nước của Nguyễn ðình Chiểu. Kết thúc phần mở ñầu, ông Phạm Văn ðồng khẳng 
ñịnh: Nguyễn ðình Chiểu là một nhà thơ yêu nước, tác phẩm của Nguyễn ðình Chiểu là “những trang 
bất hủ” ca ngợi cuộc chiến ñấu của nhân dân ta chống bọn xâm lược phương Tây. 
Ý nghĩa phần mở ñầu: Ông Phạm Văn ðồng ñã nêu vấn ñề cần phải làm sáng tỏ cuộc ñời và thơ 
văn Nguyễn ðình Chiểu. Ông Phạm Văn ðồng cũng lưu ý: Thơ văn Nguyễn ðình Chiểu là “vì sao có 
ánh sáng khác thường”, nên phải “chăm chú nhìn” thì mới thấy. Nghĩa là: cần phải có cách nhìn, cách 
nghĩ sâu rộng, mới mẻ mới thấy ñược giá trị thơ văn của Nguyễn ðình Chiểu. 
Câu 3: Trong phần mở ñầu bài “Nguyễn ðình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân 
tộc” ông Phạm Văn ðồng có viết: “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng 
con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ 
của Nguyên ðình Chiểu cũng vậy.” 
 Anh/chị hiểu như thế nào về ñoạn văn trên ? Vì sao ông Phạm Văn ðồng lại nêu vấn ñề 
như vậy ? 
Trong phần mở ñầu bài “Nguyễn ðình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” ông 
Phạm Văn ðồng có viết: “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của 
ÔN THI KÌ I – NGỮ VĂN 12 – TÀI LIỆU I Thầy giáo Nguyễn Văn Ưng 
Trang 8 
chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyên ðình 
Chiểu cũng vậy.” 
Ở ñoạn văn trên, ông Phạm Văn ðồng ñã so sánh thơ văn Nguyễn ðình Chiểu như “vì sao có ánh 
sáng khác thường”, muốn thấy ñược ánh sáng của ngôi sao ấy thì phải “chăm chú nhìn”, nghĩa là: thơ 
văn Nguyễn ðình Chiểu có giá trị sâu sắc, nhưng nếu nhìn bằng cái nhìn thông thường thì không dễ 
nhận ra, mà phải bằng cách nhìn, cách nghĩ sâu rộng, mới mẻ mới thấy ñược. 
Ông Phạm Văn ðồng nêu vấn ñề như vậy vì cho rằng: có nhiều người chỉ biết Nguyễn ðình 
Chiểu là tác giả của “Lục Vân Tiên”, nhưng hiểu “Lục Vân Tiên” còn “khá thiên lệch” về nội dung và 
về văn, còn”rất ít biết” thơ văn yêu nước của Nguyễn ðình Chiểu. 
Trong bài viết của mình, ông Phạm Văn ðồng ñã làm rõ cuộc ñời của Nguyễn ðình Chiểu là chí 
sĩ yêu nước, nhà thơ lớn. ðặc biệt, bằng cái nhìn “chăm chú”, ông Phạm Văn ðồng ñã làm rõ thơ văn 
yêu nước và tác phẩm “Lục Vân Tiên” của Nguyễn ðình Chiểu có giá trị sâu sắc. 
Câu 4: Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật bài “Nguyễn ðình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn 
nghệ của dân tộc”. 
 “Nguyễn ðình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” của ông Phạm Văn ðồng là bài 
văn có giá trị nội dung, nghệ thuật sâu sắc: 
1- Về nội dung: 
 Bằng cách nhìn, cách nghĩ sâu rộng, mới mẻ và nhiệt tình của một người gắn bó hết mình với 
ñất nước, với nhân dân, ông Phạm Văn ðồng ñã làm sáng tỏ mối liên hệ khăng khít giữa thơ văn của 
Nguyễn ðình Chiểu với hoàn cảnh của Tổ quốc lúc bấy giờ và với thời ñại hiện nay. ðồng thời, tác giả 
hết lòng ca ngợi Nguyễn ðình Chiểu, một người trọn ñời dùng cây bút làm vũ khí chiến ñấu cgho dân, 
cho nước, một ngôi sao sáng trong nền văn nghệ của dân tộc Việt Nam. 
2- Về nghệ thuật: 
 Bài viết có sức lôi cuốn mạnh mẽ do cách nghị luận vừa xác ñáng, chặt chẽ, vừa xúc ñộng, thiết 
tha, với nhiều hình ảnh, ngôn từ ñặc sắc. 
* 
THÔNG ðIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI 
PHÒNG CHỐNG AIDS, 1-12-2003 
Cô-phi An-nan 
Câu 1: Tóm tắt nội dung bản “Thông ñiệp nhân Ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-
2003”. 
 Bản “Thông ñiệp nhân Ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003” của Cô-phi An-nan gồm 
ba phần với những nội dung chính sau: 
1- Phần mở ñầu: 
Nêu vấn ñề: Nhắc lại việc các quốc gia ñã nhất trí: ðể ñánh bại HIV/AIDS, cần phải có sự cam 
kết, nguồn lực và hành ñộng. Nhấn mạnh: ðại hội ñồng Liên hợp quốc về HIV/AIDS, các quốc gia ñã 
nhất trí thông qua “Tuyên bố về cam kết phòng chống HIV/AIDS”, trong ñó ñã ñưa ra mục tiêu và thời 
hạn ñể chiến ñấu chống lại dịch bệnh này. 
2- Phần chính gồm hai luận ñiểm: 
ÔN THI KÌ I – NGỮ VĂN 12 – TÀI LIỆU I Thầy giáo Nguyễn Văn Ưng 
Trang 9 
Luận ñiểm 1: Tổng kết việc phòng chống HIV/AIDS của các quốc gia gồm các nội dung: Các 
quốc gia ñã ñóng góp, ngân sách phòng chống HIV ñã tăng lên ñáng kể. Vấn dề thành lập Quỹ toàn cầu 
về phòng chống AIDS ñã ñược thông qua. ðại ña số các nước ñã xây dựng chiến lược quốc gia phòng 
chống HIV/AIDS. Nhiều công ti áp dụng chính sách phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc. Nhiều 
nhóm từ thiện và cộng ñồng ñã ñi ñầu trong cuộc chiến chống AIDS. Nhưng dịch HIV/AIDS vẫn 
hoành hành, gây tỉ lệ tử vong cao, ít có dấu hiệu suy giảm; tốc ñộ lây lan nhanh chóng: mỗi phút có 
khoảng 10 người bị nhiễm HIV, ñáng báo ñộng là ở phụ nữ; lây lan rộng, nhanh ở chính những khu 
vực trước ñây hầu như còn an toàn. Nhận ñịnh: Không ñạt ñược bất cứ mục tiêu nào vào năm 2005. 
Luận ñiểm 2: Nêu nhiệm vụ phòng chống HIV/AIDS. Nhiệm vụ chung: Cần phải “nỗ lực nhiều 
hơn nữa” ñể thực hiện cam kết của mình, phải ñưa vấn ñề AIDS lên “vị trí hàng ñầu trong chương trình 
nghị sự về chính trị và hành ñộng thực tế của mình”. Nhiệm vụ cụ thể, cấp bách: Phải “công khai lên 
tiếng về AIDS”, không ñược “kì thị và phân biệt ñối xử” ñối với những người nhiễm HIV/AIDS, “im 
lậng’ là ñồng nghĩa với cái chết. 
3- Phần kết thúc: 
Tổng thư kí Liên hợp quốc kêu gọi: Hãy “lên tiếng thật to và dõng dạc về HIV/AIDS”, hãy “ñánh 
ñổ các thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt ñối xử” ñang vây quanh bệnh dịch HIV/AIDS. 
Câu 2: Nêu ý nghĩa của bản Thông ñiệp, vì sao bản Thông ñiệp có sức thuyết phục mạnh 
mẽ với người nghe, người ñọc ? 
Bản “Thông ñiệp nhân Ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003” của Cô-phi An-nan có ý 
nghĩa sâu sắc: 
Bản Thông ñiệp khẳng ñịnh phòng chống HIV/AIDS phải là mối quan tâm hành ñầu của toàn 
nhân loại, và những cố gắng của con người về mặt này vẫn còn chưa ñủ. Tác giả thiết tha kêu gọi các 
quốc gia và toàn thể nhân dân thế giới hãy coi việc ñẩy lùi ñại dịch ñó là công việc của chính mình, hãy 
sát cánh bên nhau ñể cùng “ñánh ñổ các thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt ñối xử” với những 
người bị HIV/AIDS. 
Bản Thông ñiệp có sức thuyết phục mạnh mẽ vì ñã thể hiện ñược những suy nghĩ sâu sắc và cảm 
xúc chân thành của tác giả. 
* 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfOn thi ki I tuan 1 den tuan 6.pdf