Ôn thi đại học các dạng toán Sinh Học

Ôn thi đại học các dạng toán Sinh Học

.PHẦN I-CƠ CHẾ DI TRUYỀN.

A: CƠ CHẾ DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ.

I.ADN và cơ chế tái bản.

1.ADN.

1.1.Các dạng bài tập:

Dạng 1: Tương quan giữa tổng nuclêôtit với chiều dài và khối lượng của ADN (hay gen).

a.Phương pháp giải:

-ADN (hay gen) có 2 mạch đơn.

-Chiều dài ADN (hay gen) là chiều dài của một mạch đơn và mỗi nuclêôtit xem như có kích thước 3,4Ao. (1A0 = 10-4 àm hay 1àm = 10-4 A0).

-Khối lượng trung bình của mỗi nuclêôtit trong ADN hay gen là 300 đvC.

-Thành phần một nuclêôtit gồm: Một phân tử đường C5H10O4; một phân tử axit phốtphoríc (H3PO4).

-Mỗi chu kì xoắn có kích thước 34A0 gồm 10 cặp nuclêôtit (20 nuclêôtit).

 

doc 112 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 4209Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn thi đại học các dạng toán Sinh Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.Phần I-Cơ chế di truyền.
A: Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử.
I.ADN và cơ chế tái bản.
1.ADN.
1.1.Các dạng bài tập:
Dạng 1: Tương quan giữa tổng nuclêôtit với chiều dài và khối lượng của ADN (hay gen).
a.Phương pháp giải: 
-ADN (hay gen) có 2 mạch đơn.
-Chiều dài ADN (hay gen) là chiều dài của một mạch đơn và mỗi nuclêôtit xem như có kích thước 3,4Ao. (1A0 = 10-4 àm hay 1àm = 10-4 A0).
-Khối lượng trung bình của mỗi nuclêôtit trong ADN hay gen là 300 đvC.
-Thành phần một nuclêôtit gồm: Một phân tử đường C5H10O4; một phân tử axit phốtphoríc (H3PO4).
-Mỗi chu kì xoắn có kích thước 34A0 gồm 10 cặp nuclêôtit (20 nuclêôtit).
Do vậy: 
+Gọi:* N: Tổng nuclêôtit trong cả hai mạch ADN (hay gen).
*M: Khối lượng của ADN (hay gen) -đơn vị đvC.
*C: Số chu kì xoắn của ADN (hay gen).
-Ta có các tương quan sau:
+M = (đvC) .
+ L = .
+L = C*34()(chu kì).
+(đvC).
+(chu kì).
b.Bài tập trắc nghiệm: 
Câu 1 (1.32.5): Một gen dài 4202,4 sẽ chứa bao nhiêu cặp nuclêôtit?
A. 2472.
B. 1236.	
C. 618.
D. 3708.
Câu 2 (2.32.5): Gen phân mảnh chứa 4500 nuclêôtit gồm 4 đoạn êxôn và intron xếp xen kẽ nhau có số nuclêôtit theo tỉ lệ 4 : 2 : 1 : 3. Các đoạn êxôn dài bao nhiêu ăngstron?
A. 7650.
B. 3825.
C. 4590.
D. 3060.
Câu 3 (3.32.5): Gen dài 0,2482 àm có bao nhiêu chu kì xoắn?
A. 73.
B. 146.
C. 1460.
D. 730.
Câu 4 (4.32.5): Gen cấu trúc có khối lượng 500400 đvC sẽ có chiều dài bao nhiêu ăngstron?
A. 1417,8.
B. 5671,2.
C. 4253,4.
D. 2835,6.
Câu 5 (5.32.5): Gen dài 0,408 àm có khối lượng là:
A. 720000 đvC.	
B. 360000 đvC.
C. 1440000 đvC.
D. 540000 đvC.
Câu (6.32.5): Gen có 69 chu kì sẽ có chiều dài bao nhiêu àm?
A. 0,4692.
B. 0,1173.
C. 0,2346.
D. 0,17595.
Câu (7.32.5): Một gen có khối lượng 615600 đvC sẽ có bao nhiêu nuclêôtit?
A. 4104.
B. 2052.
C. 5596.
D. 1026.
Câu (8.32.6): Gen có 920 cặp nuclêôtit sẽ có số chu kì xoắn là:
A. 184.
B. 92.
C. 46.
D. 69.
Câu (9.32.6): Một gen có chứa 2634 nuclêôtit sẽ có chiều dài là:
A. 2238,9 .
B. 8955,6 .
C. 3358,35.
D. 4477,8 .
Câu (10.32.5): Một gen chứa 952 cặp nuclêôtit sẽ có khối lượng là:
A. 1142400 đvC.
B. 285600 đvC.
C. 571200 đvC.
D. 428400 đvC.
...........................................................................................................................................................................
Dạng 2
vận dụng nguyên tắc bổ sung để xác định tỉ lệ % số lượng từng loại nuclêôtit trong 2 mạch của ADN (hay gen)
a.Phương pháp giải:
Gọi A, T, G, X: Các loại nuclêôtit của ADN (hay gen). Theo nguyên tắc bổ sung (N.T.B.S), trên 2 mạch của ADN (hay gen) các nuclêôtit đứng đối diện nhau từng cặp, nối nhau bằng liên kết hiđrô yếu theo NTBS:
A kết hợp với T và ngược lại. G liên kết hợp với X và ngược lại.
Do vậy, ta có hệ kết quả sau:
*Về số lượng (1) 
A+T+G+X = N (2).
Từ (1) và (2) => 2A + 2G = N.
=>A+G = A+X = T + G = T + X = (3).
Vậy: Trong ADN (hay gen) tổng số lượng của hai loại nuclêôtit không bổ sung nhau, luôn luôn bằng số nuclêôtit trong một mạch đơn.
Từ (3)=> 
*Về tỉ lệ %: %A = %T; %G = %X (5)
%(A+T+G+X) = 100% (6).
Từ (5) và (6) => %(A+G) = %(A+X)=%(T+G)=%(T+X)=50%N = 0,5N=(7)
Từ (7) => %A =%T = 50%-%G = 50%-%X.
%G=%X=50%-%A=50%-%T.
-Ta có: A luôn bổ sung với T; G luôn bổ sung với X.
Hiệu 2 loại nuclêôtit bổ sung nhau bằng 0.
-A(hoặc T) không bổ sung với G (hoặc X).
-Gen có hiệu số giữa một loại với loại khác là a% tức là loại đó trừ đi loại không bổ sung với nó là a%.
-Gen có hiệu số giữa một loại với loại khác là a nuclêôttit tức là loại đó trừ đi loại không bổ sung với nó là a nuclêôtit.
b.Bài tập trắc nghiệm:
Câu 1 (1.32.7): Gen có T = 14,25% tổng số nuclêôtit. Tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của gen là:
A. A = T = 14,25%; G = X = 86,75%.
C. A = T = 14,25%; G = X = 35,75%.
B. A = T = 7,125%; G = X = 42,875%.
D. A = T = G = X = 14,25%.
Câu 2 (2.32.7): Gen có X= 3T. Tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của gen là:
A. A=T = 12,5%; G= X = 37,5%.
C. A = T = 12,5%; G = X = 87,5%.
B. A = T = 37,5%; G = X = 12,5%.
D. A + T = 10%; G = X = 30%.
Câu 3 (3.32.7): Gen có tỉ lệ . Tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của gen là: 
A. A = T = 6,25%; G = X = 93,75%.
C. A =T = 28,125%; G = X = 21,875%.
B. A = T = 43,75%; G = X = 56,25%.
D. A = T = 21,875%; G = X = 28,125%.
Câu 4 (4.32.7): Gen có A > G và tổng số giữa 2 loại nuclêôtit bằng 52%. Tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của gen là: 
A. A = T = 26%; G*X = 74%.
C. A = T = 24% ; G = X = 26%.
E. Tất cả các đáp án trên đều sai.
B. A = T = 35%; G = X = 65%.
D. B hoặc C.
Câu 5 (5.32.7): Gen có hiệu số giữa nuclêôtit loại T với loại nuclêôtit khác bằng 20%. Tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của gen bằng: 
A. A = T = 15%; G = X = 35%.
C. A = T = 35%; G = X = 15%.
B. A = T = 35%; G = X = 65%.
D. A = T = 30%; G = X = 20%.
Câu 6 (6.32.7): Gen có A < G và tỉ lệ giữa hai loại nuclêôtit bằng 3 : 5. Giá trị nào sau đây đúng? 
A. A = T = 18,75%; G = X = 31,25%.
C. A = T = 31,25%; G = X = 18,75%.
B. A = T = 318; G = X = 5/8.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 7 (7.32.7): Gen có T > X và tích giữa hai loại nuclêôtit không bổ sung bằng 4%. Tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của gen là: 
A. A = T = 10%; G = X = 40%.
C. A = T = 30%; G = X = 18,75%.
B. A = T = 20%; G = X =30%.
D. A = T = 40%; G = X = 10%.
Câu 8 (8.32.7s): Gen có X2 – T2 = 10%. Giá trị nào sau đây đúng.
A. A = T = 356; G = X = 156.
B. X2 = 35%; T2 = 25%.
C. A = T = 15%; G = X = 35%.
D. X – T = 5%.
E. A = T = 25,1% ; G = X = 24,9%
Câu 9 (9.32.7): Gen có X < A và có T2 + X2 = 13%. Tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của gen là: 
A. A = T = 20%; G + X = 30%.
C. A = T = 30%; G = X = 20%.
B. A = T = 35%; G = X = 15%.
D. A = T = 40%; G = X = 10%.
Câu 10 (10.32.7): Một gen có G3 + T3 = 0,035 và có G < T. Giá trị nào sau đây đúng? 
A. A3 = 0,02; G3 = 0,015.
C. T3 = 10%; G3 = 3%.
B. A = T = 30%; G = X = 20%.
D. Cả A và C đúng.
Câu 11 (11.32.7): Gen dài 0,3604 àm có hiệu số giữa T với loại nuclêôtit khác là 408. Gen trên có số lượng từng loại nuclêôtit là: 
A. A = T = 734; G = X = 326.
C. A = T = 326; G = X = 734.
B. A = T = 652; G = X = 1468.
D. A = T = 326; G = X = 408.
Câu 12 (12.32.7): Một gen cấu trúc có tỉ lệ và có khối lượng 582000 đvC. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen này là: 
A. A = T = 679; G = X = 291.
C. A = T = 582; G = X = 388.
B. A = T = 291; G = X = 679.
D. A = T = 1358; G = X = 582.
Câu 13 (13.32.9): Gen có A = 35% và G = 243 nuclêôtit số chu kì xoắn của gen là: 
A. 162.
B. 40,5.
C. 567.
D. 81
Câu 14 (14.32.9):Gen dài 4794 A0 có A > X và tích giữa chúng bằng 6% số nuclêôtit từng loại của gen là: 
A. A + T = 564; G = X = 846.
C. A = T = 846; G = X = 1974.
B. A = T = 1128; G = X = 1692.
D. A = T = 846; G = X = 564.
..........................................................................................................................................................................
Dạng 3
Vận dụng về liên kết hoá học trong ADN (hay gen) tương quan giữa %, số lượng các loại nuclêôtit của ADN (hay gen) với số liên kết hiđrô, liên kết hoá trị.
a.Phương pháp giải:
-Về liên kết hoá trị:
+Gọi Y: Tổng số liên kết hoá trị giữa các nuclêôtit trong 2 mạch ADN.
Y = N – 2.
Số liên kết hoá trị giữa axit và đường là: Y = 2N – 2.
-Về liên kết Hiđrô: Theo nguyên tắc bổ sung.
+A mạch này nối với T mạch kia bằng 2 liên kết hiđrô và ngược lại, do vậy có bao nhiêu A sẽ có bấy nhiêu T và bấy nhiêu cặp A = T. Vậy số liên kết hiđrô giữa chúng là  2A (hoặc 2T).
+G mạch này nối với X mạch kia bằng 3 liên kết hiđrô và ngược lại, do vậy có bao nhiêu G sẽ có bấy nhiêu X và bấy nhiêu cặp G = X. Vậy số liên kết hiđrô giữa chúng là  3G (hoặc 3X).
+Gọi H là tổng số kiên kết hiđrô của ADN (hay gen).
N: là tổng số nuclêôtit của ADN (hay gen).
Ta có tương quan sau: H = 2%A.N + 3%G.N = 2A + 3G = 2A + 3X = 2T + 3G = 2T + 3X.
b.Bài tập trắc nghiệm:
Câu 1 (1.32.9 ->3.32.9): Một gen có 450 G và T = 35% tổng số nuclêôtit. 
a/(1.32.9): Số liên kết hoá trị và số liên kết hiđrô của các gen lần lượt là:
A. 345 và 2998.
B. 2998 và 4050.
C. 2998 và 3450.
D. 2999 và 3450.
b/(2.32.9): Số liên kết hoá trị giữa đường và axit của gen là: 
A. 5998.
B. 2998.
C. 2999.
D. 5999.
c/(3.32.9): Khối lượng của gen là: 
A. 45*104 đvC.
B. 9*104 đvC.
C. 33*104đvC.
D. 9*105đvC.
Câu 2 (4.32.9 ->5.32.9): Mạch đơn của 1 gen cấu trúc có 1199 liên kết hoá trị giữa axit và đường và có 1550 liên kết hiđrô. 
a/(4.32.9): Gen trên có bao nhiêu chu kì xoắn: 
A. 120.
B. 60.	
C. 90.
D. 180.
b/(5.32.9): Số nuclêôtit mỗi loại của gen là:
A. A = T = 350; G = X = 250.
C. A = T = 250; G = X = 350.
B. A = T = 500; G = X = 700.
D. A = T = 350; G = X = 850.
Câu 3 (6.32.9->7.32.10): Gen có 1848 liên kết hiđrô và có hiệu số giữa nuclêôtit loại G với loại nuclêôtit khác bằng 30%. 
a/(6.32.9): Gen dài bao nhiêu micrômet.
A. 0,448 àm.
B. 0,3366 àm.
C. 0,204 àm.
D. 0,2244 àm.
b/(7.32.10): Số nuclêôtit từng loại của gen là:
A. A = T = 528; G = X = 132.
C. A = T = 528; G = X = 729.
B. A = T = 132; G = X = 528.
D. A = T = 1056; G = X = 396.
Câu 4 (8.32.10): Gen dài 3417A0 có số liên kết hiđrô giữa G và X bằng số liên kết hiđrô giữa A và T. Số nuclêôtit từng loại của gen là: 
A. A = T = 402; G = X = 603.
C. A = T = 603; G = X = 402.
B. A = T = G = X = 402.
D. A = T = 603 ; G = X = 1809.
Câu 5 (9.32.10->10.32.10): Tổng số liên kết hiđrô với liên kết hoá trị của 1 gen là 6898 trong đó số liên kết hoá trị ít hơn 902 liên kết. 
a/(9.32.10): Gen trên có chiều dài là: 
A. 4080A0.
B. 5100A0.
C. 3060A0.
D. 2040A0.
b/(10.32.10): Số nuclêôtit mỗi loại của gen là.
A. A = T = 1200; G = X = 300.
C. A = T = 600; G = X = 900.
B. A = T = 630; G = X = 270.
D. A = T = 720; G = X = 480.
Câu 6 (11.32.10): Một gen phân mảnh chứa 3900 liên kết hidrô và tổng hai loại nuclêôtit bằng 60%. Số nuclêôtit của gen là: 
A. 3000.
B. 3250.
C. 1500.
D. A hoặc B.
...........................................................................................................................................................................
Dạng 4:
Xác định %, số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi mạch, tương quan về %, số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi mạch với cả hai mạch.
a.Phương pháp giải:
-Gọi A, T, G, X: Là tổng các loại nuclêôtit Ađênin, timin, guanin, xitôzin của phân tử ADN.
+A1, T1, G1, X1: Là tổng các loại nuclêôtit Ađênin, timin, guanin, xitôzin của mạch 1 phân tử ADN.
+A2, T2, G2, X2: Là tổng các loại nuclêôtit Ađênin, timin, guanin, xitôzin của mạch 2 phân tử ADN. 
+%A, %T, %G, %X: Là tổng thành phần % các loại nuclêôtit Ađênin, timin, guanin, xitôzin của phân tử ADN.
+%A1, %T1, %G1, %X1: Là tổng thành phần % các loại nuclêôtit Ađênin, timin, guanin, xitôzin của mạch 1 phân tử ADN.
+%A2, %T2, %G2, %X2: Là tổng thành phần % các loại nuclêôtit Ađênin, timin, guanin, xitôzin của mạch 2 phân tử ADN. 
Theo nguyên tắc bổ sung ta có:
*A1=T2 %A1 = %T2.
*T1=A2 %T1 = %T2.
*G1=X2 %G1 = %X2.
*X1=G2 %X1 = %G2.
*A = T = A1 + A2 = T1 + T2 = A1 + T1 = A2 + T2.
*G = X = G1 + G2 = X1 + X2 = G1 + X1 = G ... : 
A: 7/48AA : 2/48Aa : 39/48aa.
C: 25/36AA : 10/36Aa : 1/36aa.
B: 15/32AA : 2/32A a : 15/32aa.
D: 1/36AA : 10/36Aa : 25/36aa.
c/Hướng dẫn giải&đáp án: 
-Đáp án các câu: 1B; 2 C; 3A; 4C; 5D; 6B; 7A; 8A; 9B; 10D.
-Hướng dẫn giải.
..........................................................................................................................................................................
C/Luyện tập:
Câu 1 (1.32.179): Tần số tương đối alen A của quần thể 1 là 0,6 trong lúc đó ở quần thể 2, tần số alen a = 0,3. Lúc đạt trạng thái cân bằng, quần thể nào có tần số kiểu gen dị hợp cao hơn và cao hơn bao nhiêu?
A. Quần thể 1 và hơn 6%.
C. Quần thể 1 và hơn 8%.
B. Quần thể 2 và hơn 6%.
D. Quần thể 2 và hơn 8%.
Câu 2 (2.32.179): Xét hai quần thể có cấu trúc di truyền như sau: 
Quần thể 1: 0,6AA : 0,2A a : 0,2aa.
Quần thể 2: 0,49 AA : 0,42A a : 0,09aa.
Nội dung nào sau đây đúng.
A : Cấu trúc di truyền của hai quần thể đèu đạt trạng thái cân bằng.
B: Cấu trúc di truyền của quần thể 1 có tính ổn định cao hơn nhờ có tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội lớn hơn quần thể 2.
C: Cấu trúc di truyền của 2 quần thể khác nhau, do vậy tần số các alen của 2 quần thể cũng khác nhau.
D: Cấu trúc di truyền của hai quần thể giống nhau khi chúng đạt trạng thái cân bằng.
Câu 3 (3.32.179->5.32.179): Gọi p, q, r lần lượt là tần số các alen IA; IB; IC quy định các nhóm máu. Khi đạt trạng thái cân bằng di truyền thì:
a/(3.32.179): Tần số tương đối của alen IA của quần thể là:
A: p2 + pq.
B: q2 + pr + pq.
C: p2 + pr + pq.
D: p2 + 2pq.
b/(4.32.179): Tần số tương đối của alen IB của quần thể là:
A: q2 + 2pq.
B: q2 + pr + pq.
C: q2 + pq.
D: q2 + pq + qr.
c/(5.32.179): Tần số tương đối của alen IO của quần thể là:
A: r2 + 2qr + q2.
B: r2 + 2pr.
C: r2 + 2pq.
D: pr +qr + r2.
Câu 4 (6.32.179): Cho cấu trúc di truyền của 1 quần thể người về hệ nhóm máu A; B; O: 0,25IAIA + 0,20IAIO + 0,09IBIB + 0,12IBIO + 0,30IAIB + 0,04IOIO = 1.
Tần số tương đối của các alen IA; IB; IO lần lượt là:
A: 0,3 : 0,5 : 0,2.
B: 0,5 : 0,2 : 0,3.
C: 0,5 : 0,3 : 0,2.
D: 0,2 : 0,5 : 0,3.
Câu 5 (7.32.180->8.32.180): Trong quần thể giao phối. A quy định quả tròn, a quy định quả bầu. Tần số alen A của quần thể là 0,9. 
a/(7.32.180): Cấu trúc di truyền của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng là: 
A: 0,64AA : 0,32 Aa : 0,04aa.
C: 0,81AA : 0,18Aa : 0,01aa.
B: 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa.
D: 0,01AA : 0,18Aa : 0,81aa.
b/(8.32.180): Tần số kiểu hình của quần thể lúc cân bằng là:
A: 96% quả tròn; 4% quả bầu.
C: 81% quả tròn; 1% quả bầu.
B: 99% quả tròn; 1% quả bầu.
D: 64% quả tròn; 36% quả bầu.
Câu 6 (9.32.180): ở gà, cho biết kiểu gen AA quy định lông xoăn nhiều, Aa quy định lông xoăn ít, aa quy định lông thẳng. Một quần thể gà có 150 con lông xoăn nhiều; 150 con lông xoăn ít, 200 con lông thẳng. Phát biểu đúng về quần thể nói trên là: 
A: Tần số tương đối các alen của quần thể là: A : a = 0,45 : 0,55.
B: Cấu trúc di truyền của quần thể là: 0,30AA : 0,30Aa : 0,40aa.
C: Quần thể chưa đạt trạng thái cân bằng kiểu gen, và lúc đạt cân bằng sẽ có tỉ lệ kiểu gen là: 0,2025AA : 0,495Aa : 0,3025aa.
D: Câu A, B, C đều đúng.
Câu 7 (10.32.180->11.32.180): Hệ nhóm máu MN ở người do 2 loại alen M và N quy định, trong đó có M trội không hoàn toàn so với N. Một quần thể gồm 1200 người, trong đó số người có nhóm máu MN và N đều bằng 540. 
a/(10.32.180): Tần số tương đối của các alen M và N là: 
A: M : N = 0,67 : 0,33.
B: M : N = 0,32 : 0,68.
C: M : N = 0,325 : 0,675.
D: M : N = 0,33 : 0,67.
b/(11.32.180): Cấu trúc di truyền của quần thể trên là: 
A: 0,10MM : 0,45MN : 0,45NN.
C: 0,4MM : 0,4MN : 0,2NN.
B: 0,45MM : 0,45MN : 0,1NN.
D: 0,45MM : 0,10MN : 0,45NN.
Câu 8 (12.32.180->13.32.180): Biết gen A quy định lông xám trội hoàn toàn so với gen a quy định lông trắng, các alen nằm trên NST thường. Một quần thể chuột ở thế hệ xuất phát có 510 chuột lông xám đồng hợp, 255 chuột có kiểu gen dị hợp. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng có 1800 cá thể. 
a/(12.32.180): Tần số tương đối của mỗi alen là: 
A: A : a = 0,6 : 0,4.
B: A : a = 0,5 : 0,1.
C: A : a = 0,9 : 0,1.
D: A : a = 0,5 : 0,5.
b/(13.32.180): Số lượng chuột ở từng kiểu gen khi đạt trạng thái cân bằng là: 
A: AA = 2880; Aa = 3840; aa = 1280.
C: AA = Aa = 2000; Aa = 4000; aa = 2000.
B: AA = 6480; Aa = 1440; aa = 80.
D: AA = 4500; Aa = 3000; aa = 500.
Câu 9 (14.32.180->15.32.181): ở cừu, màu sắc mỡ do 1 gen nằm trên NST thường quy định. A quy định mỡ vàng, a quy định mỡ trắng. Một quần thể gồm 12000 cá thể, trong đó có 11730 con mỡ vàng. 
a/(14.32.180): Tần số tương đối mỗi alen là:
A: A : a = 0,75 : 0,25.
B: A : a = 0,7 : 0,3.
C: A : a = 0,85 : 0,15.
D: A : a = 0,8 : 0,2.
b/(15.32.181): Số cá thể có kiểu gen dị hợp là:
A: 3840.
B: 8670.
C: 270.
D: 3060.
Câu 10 (16.32.181->18.32.181): Khi khảo sát hệ nhóm máu A, B, O của một quần thể có 14500 người. Số cá thể có nhóm máu A, B, AB và O lần lượt là: 3480; 5075; 5800 và 145. 
a/(16.32.181): Tần số tương đối các alen IA; IB; IO lần lượt là: 
A: 0,5; 0,4 và 0,1.
B: 0,4; 0,5 và 0,1.
C: 0,5; 0,3 và 0,2.
D: 0,3; 0,5 và 0,2.
b/(17.32.181): Số lượng người có nhóm máu A đồng hợp:
A: 2230.
B: 1160.
C: 3625.
D: 2320.
c/(18.32.181): Số lượng người có nhóm máu B dị hợp là:
A: 1450.
B: 1160.
C: 2320.
D: 3625.
Câu 11 (19.32.181): Tần số tương đối của alen A của quần thể cái trong quần thể ban đầu là 0,8. Tần số alen a của quần thể đực là 0,3. 
a/(19.32.181): Cấu trúc di truyền của quần thể sau ngẫu phối là: 
A: 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa.
C: 0,56AA : 0,38Aa : 0,06aa.
B: 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa.
D: 0,04AA : 0,32Aa : 0,64aa.
b/(20.32.181): Cấu trúc di truyền của quần thể đạt cân bằng hay không? và quần thể đạt cân bằng với cấu trúc di truyền là:
A: Cân bằng: 0,56AA : 0,20Aa : 0,06aa.
B: Cân bằng: 0,5625AA : 0,375Aa : 0,0625aa.
C: Chưa cân bằng: 0,56AA : 0,38Aa : 0,06aa.
D: Chưa cân bằng: 0,5625AA : 0,375Aa : 0,0625aa.
Câu 12 (21.32.181): Tần số tương đối của alen A trong phần đực của quần thể ban đầu là 0,7. Qua ngẫu phối, quần thể F2 đạt cân bằng với cấu trúc di truyền là 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa. 
a/(21.32.181): Tần số tương đối mỗi alen của phần cái trong quần thể ban đầu là:
A. A : a = 0,7  : 0,3.
B. A : a = 0,6  : 0,4.
C. A : a = 0,85 : 0,15.
D. A : a = 0,9 : 0,1.
b/(22.32.181): Cấu trúc di truyền của quần thể F1 là: 
A: 0,63AA : 0,34Aa : 0,03aa.
C: 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa.
B: 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa.
D: 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.
Câu 13 (23.32.181): Xét 2 alen A; a trên NST giới tính X và không có alen trên NST giới tính Y. Nội dung nào sau đây sai. 
A: Các gen liên kết giới tính có phần khác với so với gen trên NST thường.
B: Tần số các alen có thể là một trong các trị số ; hay 1.
C: Trường hợp đặc biệt; tần số các alen sẽ bằng nhau và bằng 
D: Nếu P đều có kiểu gen đồng hợp trội hay lặn thì tần số alen đó qua các thế hệ sẽ bằng 1.
Câu 14 (24.32.181->25.32.182): ở ruồi giấm ; B là gen quy định mắt thỏi, b là gen quy định mắt kiểu dại, các alen đều liên kết trên NST giới tính X và không có alen trên NST giới tính Y. 
a/(24.32.181): Ruồi giấm cái mắt thỏi đồng hợp, giao phối với ruồi giấm đực mắt kiểu dại, tần số alen B trong đời F1 và đời sau sẽ là: 
A. B = 0,5b.
B. B = .
C. B = 1.
D. B = 23.
b/(25.32.182): Ruồi giấm cái mắt kiểu dại đem lai với ruồi giấm đực mắt thỏi, tần số tương đối giữa các alen B và b có tỉ lệ sau: 
A. B : b = 0,5 : 0,5.
B. B : b = 1 : 2.
C. B : b = 2 : 1.
D. B : b = 0,7 : 0,3.
Câu 15 (26.32.182): ở một loài thực vật, cho gen A quy định quả ngọt; a quy định quả chua; thế hệ xuất phát toàn những cây quả ngọt dị hợp. 
a/(26.32.182): Kết quả phân li kiểu gen qua 3 thế hệ tự thụ liên tiếp:
A. 7AA : 2Aa : 7aa.
B. 3AA : 2Aa : 1aa.
C. 1AA : 2Aa : 1aa.
D. 15AA : 2Aa : 15aa.
b/(27.32.182): Tỉ lệ phân li kiểu hình qua 10 thế hệ nội phối:
A. 65 ngọt : 63 chua.
B. 129 ngọt : 127 chua.
C. 257 ngọt : 255 chua.
D. 1025 ngọt : 1023 chua.
c/(28.32.182): Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội xuất hiện qua 10 thế hệ nội phối là:
A: 511 : 1024.	
B: 255 : 512.
C: 1023 : 2048.
D: 127 : 256.
Câu 29 (29.32.182): Tỉ lệ kiểu gen ở Fn qua n thế hệ nội nội phối là:
A: AA = Aa = .
B: AA : Aa : aa = 1 : 2 : 1.
C: AA = aa = 1/2.
D: AA = aa = 1-.
Hướng dẫn giải&đáp số: 
1A
2D
3C
4B
5D
6C
7C
8B
9D
10C
11A
12B
13D
14C
15D
16D
17D
18A
19C
20D
21D
22A
23C
24D
25B
26A
27D
28C
29C.
Sách sinh - kí hiệu sách SINH
Bài.sách.trang (sánh.trang nếu là ví dụ)
(.bài.sach.trang.giải - nếu lý thuyết&ví dụ thì chỉ ghi sách.trang hay bài.sách.trang.)
Tên sách tham khảo
Tác Giả
kí hiệu sách
Tên sách tham khảo
Tác Giả
kí hiệu sách
-Bài tập di truyền-
Nguyễn Minh Công -Vũ Đức Lưu-Lê Đình Chung.
1
Ôn tập theo chủ điểm sinh học
(Lý thuyết và bài tập)
Lê Đình trung - Trịnh Nguyên Giao
18
Chuẩn bị kiến thức ôn tôt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Ngô Văn Hưng - Dương Thị Thanh - Nguyễn Tất Thắng.
2
Hướng dẫn lí thuyết và giải bài tập sinh học lớp 11 - 12 tập 1(cơ sở di truyền - biến dị) 
Nguyễn Văn Sang - Trần Thái Châu.
19
Ôn kiến thức - luyện kỹ năng sinh học 11
Lê Hoàng Ninh.
3
Phương Pháp Giải bài tập sinh học 11 - 12 Các quy luật di truyền
Phan Kỳ Nam
20
Giới thiệi đề thi tuyển vào đại học( 1999 - 2002) môn sinh học( khối B).
Trần Hồng Hải
4
Phương pháp giải bài tập sinh học 11 - 12 tập 1 - Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền 
Nguyễn Văn Sang - Nguyễn Thảo Nguyên - Nguyễn Thị Vân
21
Bài tập trắc nghiệm sinh học 11.
Ngô Văn Hưng - Nguyễn Văn Tư.
5
Sổ tay kiến thức sinh học trung học phổ thông
Nguyễn Quang Vinh - Bùi Đình Hội - Đào Xuân Long
22
Sinh học 12
Sách in
6
Sổ tay sinh học 12-Lê Nguyên Ngọc-Trịnh Nguyên Giao.
23
Bài tập Sinh học 12.
Sách in
7
Sổ tay sinh học 11-Lê Nguyên Ngọc
24
Sinh học 11
Sách in
8
25
Bài tập sinh học 11
Sách in
9
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh Học 12-Cao Gia Nức.
26
Sinh học 10
Sách in
10
Sinh học 10-11-12 nâng cao (các chuyên đề tế bào-Vi sinh vật học –Trao đổi chất và nănng lượng) 
27
Bài tập sinh học 10
Sách in
11
Lý thuyết và bài tập sinh học 11-Trịnh Nguyên Giao.
28
Sinh học 12 - nâng cao
Sách in
12
Giới thiệu đề thi trắc nghiệm, tự luận tuyển sinh vào đại học – Cao đẳng toàn quốc (từ năm 2002-2003 đến 2008-2009)-Lê Đình Trung-Trịnh Nguyên Giao.
29
Bài tập Sinh học 12 - nâng cao
Sách in
13
Các dạng bài tập trắc nghiệm sinh học-Nguyễn Viết Nhân.
30
Sinh học 11 - nâng cao 
Sách in
14
Kiến Thức cơ bản sinh học 12-Huỳnh Quốc Thành.
31
Bài tập sinh học 11 - nâng cao
Sách in
15
Hướng dẫn giải nhanh bài tập trắc nghiệm trọng tâm Sinh học 12-Huỳnh Quốc Thành.
32
Sinh học 10- nâng cao
Sách in
16
Giải bài tập sinh học 12-Nguyễn Văn Sang-Nguyễn Thị Vân.
33
Bài tập sinh học 10 - nâng cao
Sách in
17
Rèn luyện kĩ năng giải toán Hoá Học 11
Ngô Ngọc An
34
Các dạng toán và phương pháp giải Hoá Học (phần hữu cơ) 11.
Lê Thanh Xuân
35
Luyện thi cấp tốc Đại Học- Cao Đẳng- Tốt nghiệp 
Mai Thị Thuỳ Nga
36
37
Hướng dẫn giải các bài tập từ các đề thi quốc gia Sinh Học (Huỳnh Nhứt)*
38

Tài liệu đính kèm:

  • docQ32.doc