A. Dạng đề kiểm tra kiến thức về tác phẩm truyện, kịch
I. Giới thiệu khái quát tác giả và tác phẩm
II.Hoàn cảnh ra đời
III. Giá trị nội dung , nghệ thuật của tác phẩm
IV.Tóm tắt tác phẩm tự sự
V.Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm
VI.Tình huống truyện và ý nghĩa của tình huống
VII.Giải thích một vấn đề cốt lõi được nêu ra trong tác phẩm
Trường THPT Lương Thế Vinh Tổ Văn Ôn tập Văn 12-Văn học Việt Nam Dạng đề kiểm tra kiến thức về tác phẩm truyện, kịch I. Giới thiệu khái quát tác giả và tác phẩm II.Hoàn cảnh ra đời III. Giá trị nội dung , nghệ thuật của tác phẩm IV.Tóm tắt tác phẩm tự sự V.Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm VI.Tình huống truyện và ý nghĩa của tình huống VII.Giải thích một vấn đề cốt lõi được nêu ra trong tác phẩm B. Một số nội dung ôn tập I.Tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân Câu hỏi: Theo anh hoặc chị qua truyện ngắn “Vợ nhặt”,Kim Lân muốn gửi đến người đọc những ý tưởng gì? Yêu cầu cần đạt :-Tố cáo tội ác của bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật đã đẩy nhân dân ta vào nạn đói khủng khiếp năm 1945. -Khẳng định :trong bất kỳ hoàn cảnh khốn khổ nào con người vẫn khao khát vươn lên cái chết , cưu mang đùm bọc , mong ước hạnh phúc gia đình Câu hỏi: Nhận xét ngắn gọn về tình huống truyện độc đáo trong truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân. Yêu cầu cần đạt:- Truyện ngắn “Vơ nhặt”đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo .Tràng -anh nông dân nghèo , thô kệch , dân ngụ cư bỗng “nhặt” được vợ trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 -Việc Tràng “nhặt vợ” đã tạo ra sự oái ăm , éo le , ngạc nhiên với những người dân xóm ngụ cư, bà cụ Tứ và cả Tràng . -Tình huống này làm cho tác phẩm có giá trị tố hiện thực và nhân đạo. Câu hỏi: Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác và trình bày những giá trị nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn “Vợ nhặt”của Kim Lân Yêu cầu cần đạt : a. Hoàn cảnh sáng tác : Truyện ngắn “Vợ nhặt”có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”.Tác phẩm được viết sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 nhưng còn dang dở và bị mất bản thảo .Sau khi hoà bình lập lại (1954), Kim Lân dựa vào một số phần của cốt truyện cũ và viết nên truyện ngắn này . b. Giá trị nghệ thuật:-Sáng tạo tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn . -Miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế, sắc sảo . -Nghệ thuật trần thuật linh hoạt hấp dẫn , ngôn ngữ giàu tính tạo hình. Câu hỏi: Giải thích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân. Yêu cầu cần đạt:-Một người vợ do nhặt một cách vu vơ mà có được . -Cái giá của một con người thật rẻ rúng , Tràng nhặt được vợ như người ta nhặt được cái rơm, cái rác vứt ở bên đường. -Nhan đề gợi lên tình huống truyện độc đáo -Nhan đề thể hiện tình cảm nhân đạo của tác giả trước thân phận con người bị rẻ rúng trong nạn đói. Câu hỏi: Bối cảnh hiện thực được miêu tả trong truyện ngắn của Kim Lân như thế nào?Việc miêu tả bối cảnh ấy có ý nghĩa gì? Yêu cầu cần đạt:-a.Bối cảnh hiện thực: -Nạn đói 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra, chúng bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay để phục vụ cho Nhật. -Người đói từ “Nam Định , Thái Bình lũ lượt bồng bế , dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, nằm ngổn ngang khắp lều chợ”.”Người chết như ngả rạ” ...Mỗi sáng , người đi làm đồng gặp “ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường”.”Không khí vẩn mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”.Về chiều , “bóng những người đói dật dờ đi lặng lẽ như những bóng ma”, “tiếng quạ kêu thê thiết”. Người đàn bà mới mấy hôm không gặp , “nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”, trong đêm tân hôn, “có tiếng khóc hờ vẳng đến từ phía những nhà có người chết đói”.Bà cụ Tứ đãi cho người con dâu mới một bát cháo cám , đắng chát thế mà nhiều nhà trong xóm ngụ cư chả có cám để ăn b.Ý nghĩa:-Tố cáo tội ác do thực dân , phát xít gây ra .Chúng đẩy nhân dân ta vào nạn đói ,đến nỗi giá trị con người không hơn gì cái rơm , cái rác có thể nhặt ở đầu đường , xó chợ. -Nhân đạo , tin vào bản chất của người lao động .Trong bất kỳ hoàn cảnh nào , thậm chí đói khát , gần kề cái chết , họ vẫn khát khao hạnh phúc , khao khát mái ấm gia đình , họ vẫn cưu mang , đùm bọc lẫn nhau và lúc nào cũng hy vọng , tin tưởng ở tương lai huy hoàng, sáng sủa hơn. II.Tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành Câu hỏi: Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Rừng xà nu”của Nguyễn Trung Thành. Yêu cầu cần đạt:a.Hoàn cảnh ra đời :Truyện ngắn “Rừng xà nu”được viết vào năm 1965 khi đế quốc Mỹ đổ quân ào ạt vào miền Nam , đây là tác phẩm nổi tiếng nhất trong số các sáng tác của Nguyễn Trung Thành trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Tác phẩm được đăng lần đầu trên tạp chí “Quân giải phóng Trung Trung Bộ”số 2-1965, sau đó được in trong tập truyện và ký “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc” b.Ý nghĩa nhan đề:-Nguyễn Trung Thành đã gắn bó với Tây Nguyên trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ , nơi đây đã lưu giữ những kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời chiến đấu và viết văn của ông. -Cây xà nu , một loại cây có thật ở Tây Nguyên đã trở thành nguồn cảm hứng chủ đạo để tác giả hình thành tác phẩm . -Nhan đề “Rừng xà nu”là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Trung Thành . “Rừng xà nu” vừa là hình ảnh cụ thể , có sức sống mãnh liệt , sinh sôi nảy nở không ngừng , bất chấp đan bom tàn phá vừa là hình ảnh biểu tượng cho con người Tây Nguyên anh hùng , vượt qua bao đau thương , mất mát , quật khởi theo Đảng làm cách mạng. Câu hỏi: Căn cứ vào nội dung truyện ngắn “Rừng xà nu”của Nguyễn Trung Thành , anh hoặc chị hãy giải thich vì sao tác giả đặt tên cho tác phẩm của mình như thế? Yêu cầu cần đạt:-Đây là câu chuyện về cuộc đời của Tnú , về cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man nói riêng và của đồng bào Tây Nguyên nói chung . -Hình ảnh rừng xà nu là một hình ảnh thực , là khung cảnh thiên nhiên gắn liền với làng Xô Man , gợi không khí sử thi , hào hùng của Tây Nguyên. -Rừng xà nu còn là hình ảnh biểu tượng cho vẻ đẹp , tinh thần bất khuất , sức sống bất diệt và sự tiếp nối các thế hệ cách mạng , cho sự lớn mạnh không ngừng của dân làng Xô Man cũng như đồng bào Tây Nguyên trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ . Câu hỏi: Anh hoặc chị hãy tóm tắt (khoảng 20 dòng) truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành Yêu cầu cần đạt:-Sau ba năm đi lực lượng , Tnú trở về thăm làng Xô Man .Cụ Mết kể cho dân làng nghe về cuộc đời , sự trưởng thành của Tnú cùng quá trình quật khởi của làng XôMan . -Tnú mồ côi từ nhỏ,dân làng nuôi dưỡng Tnú. Tnú được giác ngộ, tham gia cách mạng . -Tnú chiến đấu ngoan cường, thông minh .Sau khi không cứu được vợ con, T nú tham gia lực lượng Giải phóng quân. Câu hỏi: Anh, chị hãy trình bày ngắn gọn ( không phân tích , chứng minh) tính sử thi trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành được thể hiện ở những khía cạnh nào? Yêu cầu cần đạt:-Chủ đề mà tác phẩm đặt ra có ý nghĩa sinh tử đối với Cách mạng miền Nam trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước:phải dùng bạo lực cách mạng để trấn áp bạo lực phản cách mạng -Cuộc đời đầy bi tráng của các nhân vật, chủ yếu là nhân vật Tnú. -Bức tranh thiên nhiên được miêu tả tạo nên bối cảnh hùng vỹ , hoành tráng cho câu chuyện. -Giọng kể, ngôn ngữ , hình ảnh trang trọng , giàu âm hưởng , có sức ngân vang. Câu hỏi: Anh , chị hiểu như thế nào về câu nói của cụ Mết : “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo” trong tác phẩm “Rừng xà nu”của Nguyễn Trung Thành? Yêu cầu cần đạt: -Tnú không cứu được vợ con, cụ Mết và dân làng Xô Man không cứu được Tnú vì trong tay của mỗi người đều không có vũ khí. Đồng bào bị kẻ thù chà đạp , áp bức nếu chưa kịp cầm vũ khí trong khi bọn chúng đã cầm lấy súng . -Từ đó , muốn bảo vệ mình và những người thân yêu của mình , đồng bào Tây Nguyên không còn con đường nào khác phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng. III.Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài Câu hỏi: Tóm tắt tình huống Mị cắt dây trói cho A Phủ trong truyện “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.Tình huống đó có ý nghĩa như thế nào? Yêu cầu cần đạt: a. Tình huống Mị cắt dây trói cho A Phủ :-A Phủ bị trói đứng ,nhiều đêm , Mị dửng dưng , “thản nhiên thổi lửa , hơ tay” -Sau đó , đêm hôm ấy , Mị trở dậy thổi lửa, Mị lé mắt trông sang chỗ A Phủ bị trói , thấy dòng nước mắt chảy xuống hai hõm má đã xám đen của A Phủ , “Mị nhớ lại đêm năm trước Mị cũng phải trói đứng thế kia”. -Từ thương mình đến thương người , Mị nhận ra tội ác của cha con thống lý -Mị cắt dây mây, cởi trói , giải thoát cho A Phủ rồi cùng A Phủ bỏ trốn khỏi Hồng Ngài. b. Ý nghĩa:-Qua tình huống giải thoát cho A Phủ, diễn biến tâm trạng của Mị là một quá trình hợp logic, hợp lý , hợp với hiện thực. - Lòng thương người, thương thân và khát vọng tự do đã tiềm ẩn trong Mị, gặp tình huống này đã trỗi dậy , Mị đã tìm lại chính mình. Mị cứu A Phủ cũng chính là tự giải thoát cho mình khỏi thế lực thế quyền và thần quyền mà cha con thống lý Pá Tra lợi dụng để giam hãm cuộc đời của những người dân lao đông miền núi . IV.Tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi Câu hỏi: “Những đứa con trong gia đình”được thuật lại chủ yếu qua sự hồi tưởng của nhân vật nào? Việc thuật lại như vậy có tác dụng như thế nào với kết cấu truyện và đối với việc thể hiện các nhân vật ,các tình tiết? Yêu cầu cần đạt:-Chuyện được thuật lại chủ yếu qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt .Việt bị thương nặng , dòng hồi ức đứt nối sau những lần ngất đi và tỉnh lại . -Kết cấu truyện dựa vào dòng hồi tưởng làm cho truyện giàu cảm xúc , diễn biến linh hoạt , không phụ thuộc vào yếu tố thời gian . -Mỗi lần hồi tưởng của Việt , một số sự kiện được chắp nối , các nhân vật trong gia đình lần lượt hiện ra ngày càng đậm nét . Đồng thời bản thân người hồi tưởng cũng dần dần thể hiện bản lĩnh và tính cách của mình , đặc biệt là trong mối quan hệ với các thành viên trong gia đình. V.Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu Câu hỏi: Anh , chị cho biết ý nghĩa nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” Yêu cầu cần đạt:-Nhan đề là một ẩn dụ về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật .”Chiếc thuyền ngoài xa”là chiếc thuyền có thật ở trong đời , đó là nơi sinh sống , lao động của gia đình người đàn bà làng chài .Cuộc sống của những người trên thuyền không được êm ấm nếu nhìn từ xa , ở ngoài xa sẽ không thấy được -Vì ở ngoài xa nên con thuyền mới cô đơn .Đó là sự đơn độc của con thuyền nghệ thuật trên đại dương cuộc sống và đó cũng là sự đơn độc của con người trong cuộc đời .Cái đẹp ngoài xa ẩn chứa nhiều nghịch lý , oái ăm , ngang trái .Nếu không tiếp cận sẽ chẳng bao giờ phát hiện ra .Xa và gần , hiện tượng và bản chất cũng là cách nhìn , cách tiếp cận của nghệ thuật chân chính. -Nghệ thuật chân chính không bao giờ rời xa cuộc đời. Câu hỏi: Tóm tắt tình huống truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu .Tình huống đó có ý nghĩa gì? Yêu cầu cần đạt: a.Tình huống truyện:- Phùng (nghệ sỹ nhiếp ảnh) phát hiện vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa” trên biển sớm mờ sương. -Phùng chứng kiến cảnh người đàn ông đánh vợ -Phùng chứng khiến thái độ của chị em Phát trước sự hung bạo của cha đối với mẹ. -Câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện b.Ý nghĩa :-Nhìn nhận cuộc sống và con người đa diện, nhiều chiều , không nhìn phiến diện ,một chiều nhằm phát hiện ra bản chất của hiện tượng. -Nghệ thuật không bao giờ xa rời cuộc sống. Câu hỏi: Anh, chị hãy trình bày ngắn gọn (không phân tích , chứng minh)giá trị nội dung và nghệ thuật truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”của Nguyên Minh Châu Yêu cầu cần đạt:-Giá trị nội dung:Tác phẩm thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc sống và nghệ thuật. Nghệ thuật phải gắn bó với cuộc đời .Việc nhìn nhận cuộc sống và con người không giản đơn mà phải đa diện , nhiều chiều . -Giá trị nghệ thuật: +Xây dựng được tình huống truyện độc đáo . +Ngôn ngữ linh hoạt , phù hợp với tính cách , đặc điểm của từng nhân vật +Người kể chuyện là một nhân vật trong truyện (Phùng), câu chuyện trở nên khách quan , chân thực, có sức thuyết phục. VI. Tác phẩm “Hồn Trương Ba , da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ Câu hỏi: Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba , da hàng thịt” Yêu cầu cần đạt:-Phê phán một số biểu hiện tiêu cực của lối sống đương thời .Thể hiện qua quan niệm sống và tình trạng sống được bộc lộ trên hai bình diện : +Mâu thuẫn giữa linh hồn và thể xác , giữa đạo đức và tội lỗi . +Bi kịch của con người không được sống đúng là chính mình , sống thật với mình . -Tác phẩm gởi gắm một triết lý sâu sắc về lẽ sống , lẽ làm người : Cuộc sống đáng quí nhưng không phải sống thế nào cũng được.Con người phải luôn đấu tranh với bản thân để vươn tới sự thống nhất hài hoà giữa linh hồn và thể xác , hướng tới sự hoàn thiện của nhân cách. VII. Các tác giả, tác phẩm Câu hỏi: Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm : “Hồn Trương Ba , da hàng thịt” , “ Vợ nhặt” ,” “Rừng xà nu” , “Chiếc thuyền ngoài xa” Yêu cầu cần đạt: Các tác giả , tác phẩm trong phần tiểu dẫn của sách giáo khoa tập 1 và 2 Nhà xuất bản Giáo dục năm 2008
Tài liệu đính kèm: