Ôn tập Văn 12 kì 2

Ôn tập Văn 12 kì 2

Bài 13: VỢ NHẶT

A. CÂU HỎI GIÁO KHOA

- Đầu năm 1940, phát xít Nhật nhảy vào Động Dương, cùng với thực dân Pháp áp bức, bóc lột nhân dân ta; nhân dân ta đã lâm vào tình trạng một cổ hai tròng. Ở miền Bắc, Nhật bắt nông dân phải nhổ lúa trồng đay, trong khi đó Pháp tăng thuế, ra sức vơ vét thóc gạo. Mùa xuân 1945, từ Lạng Sơn đến Quảng Trị, dân ta lâm vào nạn đói chưa từng có trong lịch sử: hơn 2 triệu người chết đói thê thảm. Dựa vào bối cảnh nạn đói năm ấy nhà văn Kim Lân đã sáng tác truyện ngắn “Vợ nhặt”.

- “Vợ nhặt” là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập “Con chó xấu xí” (1962). Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” – được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại (1954), ông dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.

 

doc 15 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1481Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Văn 12 kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 13: VỢ NHẶT
Câu 1: Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn “Vợ nhặt”
A. CÂU HỎI GIÁO KHOA
- Đầu năm 1940, phát xít Nhật nhảy vào Động Dương, cùng với thực dân Pháp áp bức, bóc lột nhân dân ta; nhân dân ta đã lâm vào tình trạng một cổ hai tròng. Ở miền Bắc, Nhật bắt nông dân phải nhổ lúa trồng đay, trong khi đó Pháp tăng thuế, ra sức vơ vét thóc gạo. Mùa xuân 1945, từ Lạng Sơn đến Quảng Trị, dân ta lâm vào nạn đói chưa từng có trong lịch sử: hơn 2 triệu người chết đói thê thảm. Dựa vào bối cảnh nạn đói năm ấy nhà văn Kim Lân đã sáng tác truyện ngắn “Vợ nhặt”.
- “Vợ nhặt” là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập “Con chó xấu xí” (1962). Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” – được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại (1954), ông dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.
Câu 3: Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Vợ nhặt”
Câu 2: Tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn “Vợ nhặt”
Truyện kể về chuyện “nhặt vợ” của Tràng vào những ngày thảm khốc thê lương (xảy ra nạn đói). Tràng là một người lao động nghèo ở xóm ngụ cư. Chỉ nhờ 4 bát bánh đút và một câu nói đùa mà anh ta đã nhặt được vợ. Anh đưa vợ về nhà ra mắt mẹ.Trên đường về,Tràng nhớ lại cảnh gặp người đàn bà ở chỗ đẩy xe thóc trên tỉnh. Mọi người ở trong xóm rất ngạc nhiên khi thấy Tràng dẫn người đàn bà lạ về. Bà cụ Tứ,mẹ Tràng, cũng rất đỗi ngạc nhiên nhưng sau phút ngỡ ngàng tủi thân, tủi phận bà đã nén chặt những lo lắng tủi hờn chấp nhận nàng dâu mới với một thái độ chân tình. Bà đãi các con một bữa cháo loãng và chè cám chát đắng. Sự xuất hiện của cô vợ nhặt đã tạo nên nhiều thay đổi trong gia đình Tràng: Ngôi nhà mảnh vườn sạch sẽ, tươm tất hơn; mọi người trong gia đình cũng thấy gắn bó và có trách nhiệm hơn. Bữa ăn ngày đói diễn ra giữa tiếng hờ khóc, tiếng trống thúc thuế nhưng cả gia đình vẫn nhen nhúm lên một tia hy vọng về. ngày mai tươi sáng
- Nghĩa đen: Có được vợ một cách bất ngờ.
- Nghĩa bóng: Nói lên thân phận con người bị rẻ rúng, nhất là vào nạn đói 1945. Vợ có thể nhặt được như nhặt rơm, rác,bên đường. Đây là tựa đề độc đáo thể hiện được tình huống truyện và làm nổi bật nội dung tác phẩm.
Câu 4: Trong truyện ngắn “Vợ nhặt” nhà văn Kim Lân đã xây dựng một tình huống truyện độc đáo. Đó là tình huống gì? Nhận xét và nêu ý nghĩa tình huống.
F Gây cho người đọc sự chú ý đặc biệt.
- Tình huống truyện: Tràng – một người nông dân ngụ cư nghèo khổ, xấu xí, ngờ nghệch “nhặt vợ” một cách dễ dàng vào giữa những năm đói chỉ nhờ vào mấy bát bánh đúc và một vài câu nói đùa.
- Nhận xét: Tình huống bất ngờ, độc đáo ( Bất ngờ với những người dân ngụ cư, với mẹ Tràng,và bất ngờ với cả Tràng) tình huống thật oái oăm và éo le (Con người bị đặt vào hoàn cảnh không biêt nên vui hay buồn, nên mừng hay lo, là may hay là rũi).
- Ý nghĩa: 
 + Lên án tội ác tày trời của bọn thống trị Nhật – Pháp và bè lũ tay sai đã đẩy nhân dân vào nạn đói khủng khiếp 1945 đến nỗi cái giá con người không hơn gì cái rơm cái rác. 
 + Niềm tin vào bản chất của người dân lao động. Trong bất kì hoàn cảnh nào, thậm chí đói khát gần kề cái chết họ vẫn khát khao hạnh phúc, khát khao tổ ấm, vẫn cưu mang đùm bọc lẫn nhau và luôn hy vọng, tin tưởng vào tương lai.
ĐỀ 1: Cảm nhận của em về hình tượng nhân vật Tràng trong tác phẩm “Vợ nhặt” (Kim Lân)
B. LÀM VĂN:
DÀN Ý
1. Mở bài:
- Kim Lân là nhà văn của đồng ruộng, ông rất am hiểu về người nông dân và cuộc sống của họ. Nhà văn đã rất thành công khi viết về đề tài nông thôn và người nông dân.
- “Vợ nhặt” là một thành công xuất sắc của Kim Lân viết về đề tài nông dân.
- Tràng là hình ảnh tiêu biểu cho số phận những người lao động nghèo khổ giàu tình thương yêu và luôn khát khao hạnh phúc.
2. Thân bài:
 a. Tràng là một người nông dân nghèo khổ, xấu xí, ngờ nghệch.
- Tràng có một ngoại hình xấu xí, thô kệch: dáng người vập vạp, cái đầu trọc, hai mắt nhỏ tí, quai hàm bạnh ra và dáng đi chúi về phía trước.
- Tính cách của anh cũng rất thô mộc: Anh hay đùa với trẻ con rồi cười hềnh hệch, anh nói với người đàn bà mới quen những lời cộc lốc (dẫn chứng), anh không biết an ủi, sẻ chia khi thấy vợ, thấy mẹ buồn.
- Cảnh ngộ Tràng rất khốn khó: Kiếm sống bằng nghề đẩy xe thuê, lại phải nuôi một mẹ già. Đã vậy anh còn là dân ngụ cư.
Cũng như bao người dân ở xóm này, Tràng cũng bị đẩy đến miệng vực của sự chết đói.
 b. Nhưng ẩn dưới vẻ bề ngoài xấu xí ấy lại là một trái tim ấm áp yêu thương và tràn đầy sức sống.
Mặc dù bị đẩy đến miệng vực của cái chết nhưng Tràng vẫn không bi quan, tuyệt vọng. Anh vẫn:
- Sẵn sàng cho thị ăn mà không hề toan tính (với người dân ngụ cư lúc này được ăn no là khát khao bậc nhất)
- Sẵn sàng dẫn thị về đùm bọc.
- Cảm thấy niềm vui sướng và niềm hạnh phúc tràng ngập trong tâm hồn khi có vợ.
 + Đi bên cạnh người đàn bà vừa nhặt về làm vợ “Tràng hình như quên đi cảnh sống ê chề, tối tăm hàng ngày và hơn thế Tràng còn thấy có tình nghĩa với người đàn bà ấy”.
 + Tràng vốn là một kẻ dở hơi mà giờ đây (khi đã có vợ) hắn lại cảm thấy hắn nên người hơn, biết yêu thương gia đình và có ý thức trách nhiệm đối với gia đình. “Bỗng nhiên hắn thấy thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng”, “hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này”.
3. Kết bài:
Tràng nhân vật tiêu biểu cho số phận, cảnh ngộ và phẩm chất của người dân nghèo trước Cách mạng.( Nghèo khổ nhưng giàu tình thương yêu và luôn khát khao hạnh phúc.)
ĐỀ 2: Cảm nhận của em về hình tượng chị vợ nhặt trong tác phẩm “Vợ nhặt” (Kim Lân)
DÀN Ý
1. Mở bài: 
- Kim Lân là nhà văn của đồng ruộng, ông rất am hiểu về người nông dân và cuộc sống của họ. Nhà văn đã rất thành công khi viết về đề tài nông thôn và người nông dân.
- “Vợ nhặt” là một thành công xuất sắc của Kim Lân viết về đề tài nông dân.
- Tác phẩm tái hiện lại cuộc sống cùng quẫn của những người nông dân khi họ bị đẩy vào hoàn cảnh khốn cùng với một cái nhìn đôn hậu thông qua hình ảnh cô vợ nhặt.
2. Thân bài:
Nhân vật không tên tuổi, không quê hương, không họ hàng thân thích.
 a. Xuất hiện trong tác phẩm, chị là một người có số phận bất hạnh.
- Chân dung của chị ta hiện lên thật xấu xí: Khuôn mặt lưỡi cày xám xịt, mắt trũng hoáy, ngực gầy lép, quần áo tả tơi như tổ đỉa.
- Hành động và lời nói chẳng một chút gì gọi là ý tứ, dịu dàng mà mang cái vẻ trơ trẽn của một kẻ sống lang thang.
 + Liếc mắt cười tít, rồi lại “sầp sập chạy tới, sưng sỉa nói” khi gặp Tràng lần hai
 + Ăn nói rất chỏng lỏn, chua ngoa( Dẫn chứng)
 + Khi tràng mời ăn thi liền ngồi sà xuống và “Thị cắm đầu ăn một chập bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì”.
- Vì cái đói mà chị ta quên cản nhân phẩm và danh dự để theo về làm vợ Tràng.
 b. Nhưng trong người đàn bà đói rách như tổ đỉa ấy lại ẩn chứa một sức sống mạnh mẽ và một niềm khát khao hạnh phúc.
- Sức sống đã quyết định chị theo không Tràng về nhà để tìm sự sống.
- Chị ta đã hoàn toàn đổi khác ngay từ khi theo Tràng: trở nên ngoan hiền, ý tứ.
 + Trên đường về nhà Tràng: thị rất ngượng nghịu “chân nọ bước díu vào cả chân kia”
 + Khi về đến nhà: Thị có vẻ sợ sệt, rụt rè. “Ngồi mớm ở mép giường hai tay khư khư ôm cái thúng, mặt bần thần”.
 + Dọn dẹp nhà cửa, chăm chút cho cuộc sống gia đình.
 + Không nở làm mất đi niềm vui tội nghiệp của bà mẹ nghèo: bưng bát cháo cám mà mẹ chồng đưa cho, mắt chị ta tối lại, nhưng ngay sau đó chị ta điềm nhiên và vào miệng.
3. Kết bài:
- Hình tượng chị “Vợ nhặt” trở thành biểu tượng cho khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc.
ĐỀ 3: Phân tích tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” (Kim Lân)
- Miêu tả cuộc sống tối tăm, cơ cực của những người dân lao động nghèo khổ Kim Lân thể hiện niềm tin về sự thay đồi của họ trong bất cứ hoàn cảnh nào.
DÀN Ý
1. Mở bài:
- Kim Lân là nhà văn của đồng ruộng, ông rất am hiểu về người nông dân và cuộc sống của họ. Nhà văn đã rất thành công khi viết về đề tài nông thôn và người nông dân.
- “Vợ nhặt” là một thành công xuất sắc của Kim Lân viết về đề tài nông dân.
- Tác phẩm đã xây dựng thành công nhân vật bà cụ Tứ - một bà mẹ nghèo thương con, vui buồn với những gì diễn ra trong đời con.
2. Thân bài:
- Bà cụ xuất hiện với dáng vẻ lọng khọng, già cả vừa đi vừa lẩm nhẩm tính toán gì trong miệng.
- Diễn biến tâm trạng: phức tạp (Trước sự kiện con trai lấy vợ, trong lòng bà cụ xuất hiện hàng loạt những diễn biến tâm lí chân thực mà cảm động).
 + Thoạt đầu, bà lão phấp phỏng trước thái độ khác lạ của con trai và vô cùng kinh ngạc, sững sờ khi thấy có người đàn bà lạ trong nhà mình vào chào mình bằng u.
 + Sau khi hiểu ra cớ sự, trong lòng bà ngổn ngang bao tâm trạng.
   Mừng: Con trai mình giờ đã yên bề gia thất.
   Bà thương xót cho con trai phải lấy vợ trong hoàn cảnh đặc biệt.
   Bà tủi thân cho bà: Bổn phận làm mẹ mà không lo nổi cho con để con phải nhặt vợ.
   Bà lo lắng cho các con: Liệu các con có nuôi nổi nhau.
   Bà thương cảm và thấu hiểu cho hoàn cảnh nàng dâu mới.
- Bà hướng các con tới những triết lí lạc quan “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời?”
- Vượt lên những lo toan riêng, Bà chăm lo vun vén hạnh phúc cho các con, cố gắng mang đến niềm vui và niềm tin cho các con.
 + Cùng dâu mới dọn dẹp nhà cửa, sân vườn.
 + Nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng trong bữa ăn.
 + Bàn chuyện nuôi gà “Tràng ạcho mà xem” (tr.31)
3. Kết luận:
- Diễn biến tâm lí thật thật phức tạp nhưng được Kim Lân miêu tả thật tinh tế.
- Kim Lân đã nhập vào nội tâm nhân vật, sống với niềm vui, niềm hạnh phúc và lo âu của nhân vật.
ĐỀ 4: Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Vợ nhặt” (Kim Lân)
- Hình ảnh bà mẹ nghèo nhưng có tấm lòng nhân hậu, rất mực thương con.
DÀN Ý
1. Mở bài:
- Kim Lân là nhà văn của đồng ruộng, ông rất am hiểu về người nông dân và cuộc sống của họ. Nhà văn đã rất thành công khi viết về đề tài nông thôn và người nông dân.
- “Vợ nhặt” là một thành công xuất sắc của Kim Lân viết về đề tài nông dân.
- Truyện mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
2. Thân bài:
 a. “Vợ nhặt” là một truyện ngắn mang giá trị hiện thực sâu sắc
- Bối cảnh của truyện là khung cảnh nông thôn Việt Nam vào nạn đói khủng khiếp năm 1945.
- Truyện bắt đầu bằng khung cảnh thê lương, ảm đạp, tối tăm, ngột ngạt.
 + Không gian “tối sầm lại vì đói khát”.
 + Không khí “vẩn mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”
 + Những đứa trẻ “ngồi ủ rũ dưới những xó tường không buồn nhúc nhích”, những người sống thì “xanh xám” dật dờ lặng lẽ đi lại như những bóng ma còn người chết thì vô số “không buổi sáng nào người trong làng đi chợ,đi làm đồng không gặpba bốn cái thây nằm còng queo bên đường”.
 + Âm thanh: não nùng kinh hãi (tiếng quạ, tiếng khóc)
F Hiện thực bi thảm mà ngươi dân lao động phải đối mặt: Luôn bị cái chết rình rập, đe dọa.
 b. “Vợ nhặt” còn là tác phẩm mang giá trị nhân đạo sâu sắc.
- Đó là sự đồng cảm, thương xót của nhà văn trước cuộc sống tăm tối của người dân lao động trong nạn đói. Thông qua đó nói lên tiếng nói tố cáo tội ác dã man của bọn thực dân phát xít đối với dân ta.
- “Vợ nhặt” thể hiện niềm tin sâu sắc vào phẩm giá và lòng nhân hậu của con người. Nhà văn đã phát hiện ra bản chất tốt đẹp của người  ... Đẩu và nghệ sĩ Phùng đã hiểu ra nhiều điều về con người, cuộc sống khi chứng kiến câu chuyện và tiếp xúc với người đàn bà hàng chài.
Câu 5 : Người nghệ sĩ nhiếp ảnh trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu đã phát hiện ra nghịch lí nào của con người, cuộc sống và nghệ thuật.
- Từ đó, tác giả gợi mở những vấn đề mới cho sáng tạo nghệ thuật.
Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đã phát hiện ra những nghịch lí của con người, cuộc sống và nghệ thuật qua câu chuyện của gia đình hàng chài.
- Vùng ven biển miền Trung, Phùng đã phát hiện ra một vẻ đẹp trời cho, vẻ đẹp của nghệ thuật khi một con thuyền ghé mũi, tiến vào bờ trong làng sương sớm. Với anh, đấy chính là chân lí của sự toàn thiện, toàn mĩ trong nghệ thuật.
- Nhưng đằng sau cái đẹp tuyệt diệu ấy lại là cái ngang trái, xấu xa, cái bi kịch gia đình. Anh đã chứng kiến bước ra từ con thuyền nghệ thuật ấy là người đàn ông dữ dằn, người đàn bà lam lũ, cam chịu và người chồng kia đánh vợ thật thô bạo, rồi đứa con lao vào cha để che chở cho mẹ.
F Nghệ thuật không thể che đi cái xấu xa trong cuộc sống. Con người phải biết nâng cao cái phần thiện, phần người trong mình, phải biết rung động trước cuộc sống thực để hiểu hơn về chính bản thân con người và cuộc đời. Và không thể đơn giản ,sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người.
ĐỀ 1: Cảm nhận (phân tích) về người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu
B. LÀM VĂN:
DÀN BÀI
1. Mở bài:
- Nguyễn Minh Châu thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay.
 + Trước 1975, tác phẩm của ông thường ca ngợi những đạo đức Cách mạng.
 + Sau 1975, Nguyễn Minh Châu đã đi sâu vào khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự
- Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” tiêu biểu cho cảm hứng thế sự.
- Hình ảnh người đàn bà hàng chài nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha, đức hy sinh.
2. Thân bài:
- Nhân vật không tên, sinh ra trong một gia đình khá giả nhưng số phận thật trớ trêu.
 + Cuộc đời lam lũ vất vả bởi những lo toan và mưu sinh thường nhật (trạc 40, dáng thô kệch, rỗ mặt, lúc nào cũng xuất hiện với “khuôn mặt mệt mỏi”).
 + Thầm lặng chịu đựng mọi đớn đau
 µ Chấp nhận những trận đòn roi như một phần của cuộc đời mình “Không hề kêu một tiếng, không chống trả và cũng không tìm cách chạy trốn”.
- Nhưng chị lại là người có nhân cách, có lòng tự trọng, có tình thương con vô bờ bến và thấu hiểu mọi lẽ đời.
 + Cắn răng chịu đựng đòn roi để cho chồng được giải tỏa uất ức, muộn phiền. Để các con chị có một người cha.
 + Giữ hình ảnh đẹp của người cha trước mặt con (dẫn chứng).
 + Không muốn bất cứ ai chứng kiến và thương xót (kể cả thằng Phác) “đau đớn – vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hỗ, nhục nhã” khi người khách lạ và thằng Phác chứng kiến cảnh chị bị đánh.
 + Hạnh phúc khi nhìn các con được ăn no, được hạnh phúc.
3. Kết luận:
-Thấp thoáng trong hình ảnh người đàn bà hàng chài chính là bóng dáng của biết bao người phụ nữ Việt Nam: lam lũ, nghèo khổ nhưng rất mực thương con.
-Hình ảnh người đàn bà hàng chài là biểu tượng của tình mẫu tử.
ĐỀ 2: Phân tích sự biến đổi nhận thức của nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu
DÀN Ý
1. Mở bài:
- Nguyễn Minh Châu thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay.
 + Trước 1975, tác phẩm của ông thường ca ngợi những đạo đức Cách mạng.
 + Sau 1975, Nguyễn Minh Châu đã đi sâu vào khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự
- Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” tiêu biểu cho cảm hứng thế sự.
- Tác phẩm đã xây dựng tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về con người, cuộc sống và nghệ thuật. Tình huống ấy đã làm thay đổi nhận thức trong tư tưởng của nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu.
2. Thân bài:
- Tuy là hai nhân vật, hai con người khác nhau – một người là nghệ sĩ, một người là chánh tòa án, nhưng hành trình biến đổi nhận thức lại khác nhau. Đều xuất phát từ những mục đích tốt đẹp và đầy thiện ý song cả hai đều ngạc nhiên, ngỡ ngàng rồi vỡ ra nhiều điều mới mẻ: cuộc đời này còn có nhiềi góc khuất mà nghệ thuật cần vươn tới; còn có nhiều trái ngang mà lí thuyết sách vở chưa soi tỏ.
- Phùng được trưởng phòng giao cho công việc săn tìm một bức ảnh nghệ thuật, anh hăm hở vác máy về chiến trường xưa và phục kích chụp được khoảnh khắc trời cho. Anh thăng hoa trong hạnh phúc của sự sáng tạo nghệ thuật. Và liền sau đó, Phùng phải chứng kiến một cảnh oái oăm của đời thường: chồng đánh vợ tuí bụi, con ngăn cản bố với thái độ căm thù. Rồi vài hôm sau, anh bị thương nhẹ chỉ vì bảo vệ chị ta khỏi đòn roi của chồng. Khi tận mắt chứng kiến cuộc gặp gỡ giữa người đán bà ấy với chánh án Đẩu, nghe những điều trải lòng và biết được việc:bất kể lúc nào, người chồng thấy khổ quá là mang vợ ra thượng cẳng chân hạ cẳng tay tàn nhẫn, Phùng rất phẫn nộ; sau đó lại cảm thông chua xót. Cuối cùng, khi thấy Đẩu “rất nghiêm nghị và đầy suy nghĩ”, anh cũng ngộ ra nhiều điều.
- Còn Đẩu, là một chánh án, vừa làm công việc, vừa thực hiện mệnh lệnh của trái tim, anh muốn giải thoát người đàn bà khỏi những trận đòn bất công, ngược đãi bằng một “phán quyết” li hôn. Anh hào hứng, say mê và tin tưởng vào giải pháp của mình. Cái lí lẽ của pháp luật và lí lẽ của trái tim làm cơ sở, chỗ dựa vững vàng để anh tự tin, chủ động và ngạo nghễ.Nhưng anh đã lầm. Lòng tốt của anh đã trở thành phi thực tế; kiến thức sách vở mà anh đã được học trở thành vô nghĩa trước những lí lẽ sâu sắc nhưng đầy nhân sinh của người đàn bà quê mùa, thất học. Sự êm ấm của gia đình và tương lai của những đứa con buộc chị phải câm lặng và chịu đựng tất cả. Và đâu chỉ có những trận đòn của chồng, cái gia đình ấy còn có những giây phút hạnh phúc khi chị sung sướng nhìn các con được ăn no. “Một cái gì vừa mới vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển”. Anh ngộ ra những nghịch lí của đời sống và hiểu được rằng chỉ có thiện chí và những kiến thức sách vở sẽ không giải thoát được những cảnh đời tối tăm, đau khổ.
3. Kết bài:
- Truyện mang giá trị nhân văn sâu sắc.
- Sự biến đổi nhận thức của nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu, Nguyễn Minh Châu muốn nhắn gửi đến chúng ta: Mỗi người trong cõi đời nhất là người nghệ sĩ không thể đơn giản, sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người.
Bài : VỢ CHỒNG A PHỦ
Câu 1 : Vài nét về tác giả Tô Hoài?
A. CÂU HỎI GIÁO KHOA
- Tên thật là Nguyễn Sen (1920) ở Hà Nội
- Trước CMT8: Là nhà văn hiện thực, thành công với hai đề tài: nông thôn và truyện loài vật.
- Sau CMT8: Trở thành nhà văn CM, viết rất hay về đề tài miền núi.
* Tác phẩm tiêu biểu: “Dế mèn phiêu lưu kí” (1941), “Nhà nghèo” (1941), “Truyện Tây Bắc” (1953), 
Câu 2 : Hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn “Vợ chồng A phủ” của Tô Hoài?
- 1996 được giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật.
Câu 3 : Tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn “Vợ chồng A phủ” của Tô Hoài?
Truyện “Vợ chồng A Phủ” in trong tập “Truyện Tây Bắc” là kết quả của chuyến Tô Hoài đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc (1952). Trong chuyến đi 6 tháng này ông đã sống gắn bó nghĩa tình với đồng bào các dân tộc, hiểu được cuộc sống vất vả tủi nhục của họ dưới ách phong kiến thực dân.
ĐỀ 1: Hãy làm sáng tỏ sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài
B. LÀM VĂN:
DÀN Ý
1. Mở bài:
- Trước CMT8, Tô Hoài là một nhà văn hiện thực, thành công với hai đề tài: nông thôn và truyện loài vật. Nhưng sau CMT8, Tô Hoài trở thành nhà văn cách mạng, viết rất hay về đề tài miền núi.
- “Vợ chồng A Phủ” là một thành công xuất sắc của Tô Hoài viết về đề tài miền núi.
- Tác phẩm đã xây dựng thành công một hình tượng đẹp về người phụ nữ lao động ở miền núi Tây Bắc đó là Mị, từ một thân phận nô lệ tối tăm đã vươn tới ánh sáng tự do với sức sống tiềm tàng.
2. Thân bài:
 a). Tổng:
- Mở đầu tác phẩm hình ảnh Mị xuất hiện với gương mặt “buồn rười rượi” đã gây sự chú ý cho người đọc về một số phận éo le đau khổ.
- Mị vốn là cô gái nghèo, xuất thân con nhà nghèo nhưng rất xinh đẹp và tài hoa.
- Lẽ ra Mị có một cuộc đời hạnh phúc nhưng vì món nợ truyền kiếp mà Mị bị bắt làm dâu gạt nợ phải chịu đựng nỗi khổ nhục.
 b). Phân:
Bị bắt cóc, mang tiếng là con dâu nhà giàu nhưng Mị sốnhg không hạnh phúc, cô phải làm việc như một súc nô Š Tâm hồ biến đổi Š Sức sống tiềm tàng.
- Khi về làm dâu nhà thống lí Pátra: Những ngày đầu tiên, Mị vô cùng đau khổ, cô phản kháng một cách dữ dội..
 + Hàng mấy tháng trời, đêm nào Mị cũng khóc.
 + Thậm chí Mị còn muốn lấy cái chết để tực giải thoát cho mình.
- Dần dần bị đày đọa trong những đau khổ triền miên, tâm hồn của Mị, sức sống của Mị bị hủy hoại.
 + Trái tim cô trở nên tê liệt trước đau khổ, cô đã quen với cái khổ “Ở lâu trong cái khổ Mị đã quen rồi  Bây giờ Mị tưởng mình là con trâu, con ngựa”
 + Mị sốhng lặng lẽ âm thầm như cái bóng, không sinh khí.
 + Những dấu hiệu sự sống mất dần đi trong Mị, Mị không nói, không cười, không nhớ, không suy nghĩ.
 + Cô đánh mất cả nỗi phẫn uất ngày nào, cô không còn tưởng đến cái chết nữa.
 + Mị chỉ biết giam mình trong căn buồng như một nhà mồ chôn sống cuộc đời cô.
à Mị sống như một thể xác không hồn, trở thành một bóng ma dật dờ.
Thể xác và tinh thần bị đày đọa, vùi dập, bì chà đạp. Cha con thống lí Pátra đã tước bỏ một cách tàn nhẫn quyền làm người của Mị.
- Nhưng sức sống tiềm tàng của Mị không chịu lụi tắt dù bị chà đạp. Bởi thế, không khí đêm tình mùa xuân trên bản Mèo và tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết đã đánh thức sức sống trong Mị, lay tỉnh tâm hồn Mị.
 + Mị lắng nghe và nhẩm lời bài hát bằng tất cả sự xao xuyến và rung động.
 + Mị nhớ lại kí ức xa xưa. Những kí ức ấy là hiện thân của khát vọng sống, khát vọng hạnh phút vẫn được giữ gìn trong đáy sâu tâm hồn.
 + Mị thấy đau khổ, thậm chí Mị muốn chết để khỏi phải đối diện với quá khứ.
 + Nhưng trên hết, Mị thấy mình còn trẻ, Mị muốn đi chơi.
- Nhưng nguồn sức sống vừa mới trỗi dậy trong cô đã bị dập tắt một cách tàn nhẫn bởi vòng dây trói của ASử. Từ đây Mị còn chìm sau vào chai sạn hơn trước.
 + Mị không gắn bó gì với cuộc sống xung quanh nữa, cô chỉ như cái bóng vật vờ bên bếp lửa.
 + Cô dửng dưng với chính mình và vô cảm trước nỗi đau của người khác.
- Nhưng vẫn có một ngọn lửa sống âm thầm, leo lét cháy trong tim Mị. Ngọn lửa ấy được thổi bùng lên khi Mị bắt gặp “dòng nước mắt bò trên gò má đã sạm đen của APhủ”
 + Mị căm phẫn, Mị thấy chúng nó thật độc ác.
 + Mị sẵn sàng chết thay cho APhủ “Ta là thân đàn bà  Người kia việc gì mà phải chết”.
 + Sức sống trong Mị trỗi dậy cùng sự thức tỉnh của tâm hồn. Nó giúp Mị vùng lên cắt dây trói cho APhủ và chạy theo A Phủ để tực giải thoát cho chính mình.
c). Hợp: Mị là nhân vật tiêu biểu cho cuộc đời, số phận và sự vùng lên của người phụ nữ miền núi với một sức sống tiềm tàng, mãnh liệt.
3. Kết luận:
- Mị là hình tượng tiêu biểu cho cuộc đời, số phận người phụ nữ miền núi.
- Thông qua nhân vật Mị, ta thấy được tấm lònh nhân đạo () và tài năng miêu tả diễn biến tâm lí của Tô Hoài.

Tài liệu đính kèm:

  • docon tap van 12.doc