Ôn tập thi tốt nghiệp THPT môn Văn (2)

Ôn tập thi tốt nghiệp THPT môn Văn (2)

VỢ CHỒNG A PHỦ (Tô Hoài)

 Em hãy trình bày những nét chính về cuộc đời và nghệ thuật của Tô Hoài?

 Tô Hoài sinh năm 1920 trong một gia đình thợ thủ công ngoại thành Hà Nội . Từ tuổi thơ, ông đã phải lăn lộn kiếm sống bằng nhiều nghề .Năm 1943, ông gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc .

 Trước Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài là một cây bút văn xuôi hiện thực nổi tiếng với truyện Dế Mèn phiêu lưu kí. Sau Cách mạng tháng Tám, ông nổi tiếng với tập Truyện Tây Bắc. Sau hơn 60 năm lao động nghệ thuật, ông đã có gần 200 đầu sách nhiều thể loại khác nhau.

 Sáng tác của Tô Hoài thiên về diễn tả những sự thật của đời thường. Ông có vốn hiểu biết phong phú sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng đất khác nhau và có lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động hấp dẫn người đọc.

 Năm 1996, Tô Hoài được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

 

doc 24 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1450Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập thi tốt nghiệp THPT môn Văn (2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN VĂN
2008-2009
VỢ CHỒNG A PHỦ (Tô Hoài)
 Em hãy trình bày những nét chính về cuộc đời và nghệ thuật của Tô Hoài?
 Tô Hoài sinh năm 1920 trong một gia đình thợ thủ công ngoại thành Hà Nội . Từ tuổi thơ, ông đã phải lăn lộn kiếm sống bằng nhiều nghề .Năm 1943, ông gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc .
	Trước Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài là một cây bút văn xuôi hiện thực nổi tiếng với truyện Dế Mèn phiêu lưu kí. Sau Cách mạng tháng Tám, ông nổi tiếng với tập Truyện Tây Bắc. Sau hơn 60 năm lao động nghệ thuật, ông đã có gần 200 đầu sách nhiều thể loại khác nhau.
	Sáng tác của Tô Hoài thiên về diễn tả những sự thật của đời thường. Ông có vốn hiểu biết phong phú sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng đất khác nhau và có lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động hấp dẫn người đọc. 
 Năm 1996, Tô Hoài được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
 Hãy nêu hoàn cảnh xuất xứ và tóm tắt tác phẩm Vợ chồng A Phủ? Phát biểu chủ đề tác phẩm?
a.Hoàn cảnh ra đời :
	Năm 1952, Tô Hoài theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc. Trong chuyến đi dài 8 tháng này, ông đã sống gắn bó nghĩa tình với đồng bào dân tộc vùng cao Tây Bắc. Năm 1953, ông viết thành công tập Truyện Tây Bắc gồm 3 truyện : Cứu đất cứu mường, Mường Giơn và Vợ chồng A Phủ . Tập truyện được tặng giải nhất của Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955. 
b.Tóm tắt tác phẩm : 
Mị là một cô gái Mèo trẻ đẹp, tài hoa, giỏi giang, yêu đời, thích tự do. Chỉ vì bố mẹ Mị vay nợ nhà thống lí Pá Tra để cưới nhau không trả được nên Mị bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho gia đình này. Làm vợ A Sử, Mị phải sống kiếp nô lệ khổ nhục, chỉ muốn chết, nhưng vì thương bố và sợ thần quyền nên Mị đành câm lặng chịu đựng. 
A Phủ là một thanh niên mồ côi cha mẹ từ nhỏ, lao động giỏi, rất dũng cảm , nhiều cô gái mê, nhưng vì nhà nghèo nên không cưới được vợ. Trong hội xuân, A Phủ đã đánh A Sử nên bị thống lý Pá Tra bắt về đánh đập và phạt vạ 100 đồng bạc trắng .Không có tiền nộp phạt, A Phủ trở thành nô lệ cho nhà thống lí để trừ nợ. Do sơ ý để cọp vồ mất một con bò nên A Phủ bị thống lí Pá Tra trói đứng vào cọc chờ chết, Mị cắt dây trói cứu A Phủ. Cả hai cùng trốn khỏi Hồng Ngài. 
Đến Phiềng Sa, họ trở thành vợ chồng, nỗ lực xây dựng cuộc sống mới. Quân Pháp tràn tới, dân Phiềng Sa lại hoang mang lo sợ. A Châu, cán bộ Đảng đã tìm đến, A Phủ kết nghĩa anh em với A Châu. Rồi A Phủ trở thành tiểu đội trưởng du kích, cùng với Mị và đồng đội bảo vệ quê hương . 	
c- Chủ đề: 
	Qua việc phản ánh cuộc sống khổ nhục ,tối tăm của người dân lao động miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn thực dân và chúa đất phong kiến, Tô Hoài thể hiện lòng thông cảm và sự trân trọng những khát khao tự do và ý thức tự giải phóng của họ .
 Hỏi: Tìm hiểu về cuộc đời Mị, chúng ta nên chia ra những giai đoạn nào? .Trong mỗi giai đoạn có gì đáng chú ý?.
Quá trình phát triển tính cách của Mị Đuợc Tô Hoài miêu tả qua mấy bước?.Qua những chi tiết nào?
Lúc mới về làm dâu, thái độ của Mị ra sao?Chi tiết này có ý nghĩa gì?
Cảnh đêm tình mùa xuân được Tô Hoài miêu tả như thế nào? Ý nghĩa của cảnh sinh hoạt này trong việc bộc lộ chủ đề tác phẩm?
Khi đêm tình mùa xuân đến,Mị có thái độ và hành động như thế nào? 
Lúc đầu Mị có thái độ như thế nào khi chứng kiến cảnh A Phủ bị trói dứng ngoài trời lạnh? Tại sao Mị lại có thái độ vô cảm như thế?.Chi tiết gì khiến Mị chú ý đến và quyết định cắt dây trói cứu A Phủ ?.Hành động ấy có ý nghĩa gì?
Nhân vật Mị 
	a 1:Trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra:
	- Mị là cô gái Mèo trẻ, đẹp, yêu đời, chăm lao động và hiếu thảo 
	- Mị cũng là cô gái tài hoa có tài “ thổi lá hay như thổi sáo”trai làng nhiều người mê ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.
	-Mi cũng là người có ý thức về tự do, không chịu làm dâu con nhà giàu .Cô nói với bố: “con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô trả nợ thay cho bố. Bố dừng bán con cho nhà giàu”.
	a 2: Khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra: Chỉ vì bố Mị thiếu tiền cưới mẹ Mị nên đã đến vay nhà thống lí Pá Tra mà cô bị bắt về làm dâu gạt nợ cho gia đình này.Ở nhà thống lí, nhìn bề ngoài Mị là một người cam chịu cuộc đời bị đày đọa, giam hãm. Hình ảnh Mị ở nhà thống lí Pá Tra là “một cô gái ngồi quay sợi cạnh tàu ngựa.Lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượị” .Mang tiếng là con dâu nhà thống lí nhưng cuộc sống của Mị không khác gì một nô lệ . Con ngựa con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng nghỉ chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái trong nhà thống lí Pá Tra thì vùi vào việc cả đêm ngày.Căn buồng Mị nằm kín mít chỉ có một ô cửa sổ lổ vuông bằng bàn tay, tựa như một nhà tù. Cha con nhà thống lí đã bóc lột sức lao động, bóc lột nhan sắc và tuổi thanh xuân của Mị.
 	 Thế nhưng ,bên trong con người Mị tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt, sức sống ây chỉ chờ có cơ hội là vùng lên tự giải phóng.Quá trình phát triển tính cách của Mị được Tô Hoài dụng công miêu tả qua ba bước hợp lí.
 -Lúc mới bị bắt về làm dâu, đêm nào Mị cũng khóc rồi định ăn lá ngón tự tử, nhưng vì thương bố, Mị đành sống cam chịu.
 - Mùa đông năm ấy, gió và rét dữ dội nhưng mùa xuân vẫn cứ đến,và con người dù khổ nghèo cơ cực đến mấy vẫn rủ nhau đi chơi Tết trong niềm vui sống có phần tự do và hoang dã .Trai gái thổi sáo gọi bạn. Tiếng sáo mùa xuân năm ấy đã đánh thức tâm hồn Mị. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị thấy cõi lòng phơi phới trở lại . Mị sống lại với những kí ức tuổi thanh xuân tươi đẹp của mình. Những mùa xuân trước,Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo.Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo MịMị cứ nghĩ nếu có nắm lá ngón lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay. Tâm hồn Mị đã sống lại, nó không chấp nhận kiếp sống ngựa trâu nô lệ. Mị mặc váy mới, Mị muốn đi chơi. A Sử thấy vậy trói đứng Mị vào cột nhà nhưng tâm hồn cô vẫn dõi theo tiếng sáo và cô vùng bước đi. Kí ức tươi đẹp thời thanh xuân đã khiến Mị quên mình đang bị trói. 
 -Sức sống của Mị trỗi dậy mãnh liệt lần thứ ba khi cô cắt dây trói cứu A Phủ. Lúc đầu khi thấy A Phủ bị trói đứng mấy ngày đêm liền sắp chết, Mị vẫn thản nhiên . Những đêm mùa đông trên núi dài và buồn, Mị thường dậy sớm thổi lửa hơ tay, bất chấp việc A Sử đạp ngã xuống đất. Nhưng đêm ấy nhìn thấy dòng nước mắt bò xuống hai hõm má đã xám đen của A Phủ,Mị nhớ lại trước kia mình cũng bị trói nước mắt chảy xuống không lau được như thế. Thương người cùng cảnh ngộ, Mị cắt dây trói cứu A Phủ, rồi thương mình, sợ bị bắt trói thay A Phủ, Mị chạy theo A Phủ. Hai người chạy trốn khỏi Hồng Ngài. Điều đó cho thấy khi sức sống tiềm tàng trong lòng con người được hồi sinh, nó sẽ là ngọn lửa không thể dập tắt nổi.Và họ sẽ đứng lên chống lại cường quyền áp bức để cứu lấy cuộc đời mình.
Phân tích nhân vật A Phủ dựa trên những nét chính về số phận và cá tính.
 	A Phủ là một nhân vật gây được ấn tượng với người đọc vì có số phận và cá tính đặc biệt đựoc Tô Hoài khắc họa khá thành công. 
 Về số phận, A Phủ mồ côi cha mẹ, sống một mình, không người thân thích từ bé. Mới mười tuổi, A Phủ đã bị người ta bắt đem xuống bán đổi lấy thóc của người Thái .Vượt qua bao cơ cực thử thách, A Phủ đã trở thành một chàng trai Mông khỏe mạnh, tháo vát ,thông minh, Nhiều cô gái trong làng mơ ước được lấy A Phủ làm chồng. Thế nhưng anh vẫn không lấy được vợ vì nghèo mà phép làng và tục lệ cưới xin lại ngặt nghèo.	Chỉ vì đánh A Sử mà anh trở thành nô lệ cho nhà thống lí Pá Tra.
 Về cá tính, A Phủ là một chàng trai đặc biệt.Anh gan góc từ bé, bị bán cho người Thái, anh trốn lên núi vì không chịu ở dưới cánh đồng thấp. Khi thấy A Sử phá đám cuộc chơi, anh sẵn sàng trừng trị hắn. “A Phủ đã xộc tới , nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo ,đánh tới tấp”.Khi trở thành người ở gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra, A Phủ vẫn là con người tự do, không biết sợ cường quyền, kẻ ác.Quanh năm bôn ba ngoài rừng ngoài gò làm phăng phăng mọi việc: đốt rừng, cày nương, săn bò tót,, bẫy hổ, chăn ngựaMải mê bẫy nhím để hổ vồ mất một con bò, A Phủ điềm nhiên vác nửa con bò hổ ăn dở trở về.Là người mạnh mẽ và gan góc A Phủ không sợ cả cái chết.Có được tính cách đó là vì anh là đứa con của núi rừng tự do, tự lập ngay từ ngày bé.
 Nét đăc sắc nghệ thuật của tác phẩm Vợ chồng A Phủ biểu hiện qua những chi tiết nào?( Về cốt truyện, về nhân vật, về cách kể , cách tả) 
 Hãy chỉ ra những nét giống và khác nhau trong nghệ thuật xây dựng nhân vật A Phủ và Mị.
	+Về cốt truyện, tác phẩm đưa người đọc vào một không gian tương đối mới là miền núi Tây Bắc nhưng vẫn rất quen thuộc nhờ cách miêu tả đời sống theo xu hướng hiện thực.Nhà văn đã quan tâm sâu sắc đến số phận của người dân miền núi, diển tả chân thực nỗi cực nhục khổ đau cũng như sức sống mãnh liệt của họ.
	+ Nhà văn có biệt tài trong việc khắc họa tính cách nhân vật, sự tinh tế trong diễn tả đời sống nội tâm.Mị và A Phủ là hai nhân vật giống nhau về số phận nhưng khác nhau về tính cách.Mị được khắc họa từ một cái nhìn bên trong giúp ta phát hiện vẻ đẹp của sức sống nội tâm còn A Phủ được khắc họa từ những hành động bên ngoài, giúp ta thấy được vẻ đẹp của tính cách gan góc ,táo bạo , mạnh mẽ. 
 +Nhà văn có sở trường quan sát phát hiện những nét lạ về phong tục, tập quán và lối sống của người Mông .Tục cướp vợ, trình ma,đánh nhau, xử kiệnđược miêu tả đầy ấn tượng.Cảnh xuân về trên núi cao, lời ca và giai điệu tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân, cảnh uống rượu ngày tết cũng được miêu tả sống động và đầy chất thơ.
	+ Đề 1 : Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong truyện ngắn “ Vợ chồng A Phủ “ của Tô Hoài 
	+ Đề 2 : Qua nhân vật Mị và A Phủ , hãy nêu giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ”
	+ Đề 3: Phân tích tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ “ của Tô Hoài 
	+ Đề 4: Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong truyện ngắn “ Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài thể hiện trong cảnh ngộ từ khi cô bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra đến khi trốn khỏi Hồng Ngài.
VỢ NHẶT (Kim Lân)
 Em hãy trình bày những nét chính về cuộc đời và nghệ thuật của Kim Lân ?
 Kim Lân (1920-2007) là nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của ông tập trung ở khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.Trong tác phẩm của Kim Lân, con người của làng quê Việt Nam dù nghèo khổ thiếu thốn vẫn yêu đời; thật thà chấc phác mà thông minh, hóm hỉnh, tài hoa.
Tác phẩm chính của Kim Lân: Nên vợ nên chồng , Con chó xấu xí.
Năm 2001, Kim Lân được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
 Hãy nêu hoàn cảnh ra đời và tóm tắt tác phẩm Vợ nhặt? .
2- Xuất xứ:Vợ nhặt là một truyện ngắn xuất sắc có tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ cư Kim Lân viết ngay sau cách mạng tháng Tám, nhưng bị mất bản thảo.Sau khi hòa bình lập lại (1954), tác giả dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.
3-Tóm tắt tác phẩm:Tràng là một anh nông dân nghèo, xấu trai, lại là dân ngụ cư bỗng dưng có vợ theo không về trong lúc nạn đói đang hồi gay gắt nhất,người chết đói đầy đường.Vợ Tràng là một người đàn bà đói khát cùng đường liều lĩnh gợi ý để được Tràng cho ăn và theo Tràng về nhà. Chỉ với vài bát bánh đúc và mấy lần tầm phào mà Tràng có vợ .Việc Tràng có vợ làm cho cả xóm ngụ cư ai cũng ngạc nhiên nhưng điều đó đã làm cho căn nhà tối tăm đói kh ... i sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá ,khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. Đế Thích có cái nhìn khá hời hợt về cuộc sống của con người nói chung và của Trương Ba nói riêng. Nhân vật Hồn Trương Ba đã ý thức sâu sắc về tình cảnh bi hài của mình và quyết tâm giải thoát.
 Hỏi: Khi Trương Ba cương quyết đòi trả xác cho hàng thịt, Đế Thích định cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị, Trương Ba đã từ chối .Vì sao?
 Trả lời: -Khi Trương Ba cương quyết đòi trả xác cho hàng thịt, Đế Thích định cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị, Trương Ba đã từ chối .Đây là kết quả của một quá trình diễn biến hợp lí. Hồn Trương Ba thử hình dung mình lại nhập vào xác cu Tị và thấy rõ bao nhiêu sự rắc rối vô lí lại tiếp tục xảy ra. Tình thương mẹ con Cu Tị cũng là một nguyên nhân khiến ông nhanh chóng quyết định dứt khoát xin Đế Thích gọi hồn cu Tị trở về. Hành động bẻ bó nhang của ông cho thấy ông là con người nhân hậu, có quyết định dứt khoát và tự trọng ,hiểu ý nghĩa của cuộc sống.
-Cái chết của cu Tị có ý nghĩa đẩy nhanh diễn biến kịch đi đến chỗ mở nút một cách hợp lí bởi nếu chậm thì việc cứu cu Tị sẽ không còn kịp nữa
 Hỏi: Cảm nghĩ của anh chị sau khi đọc đoạn kết ?
 Trả lời: Trương Ba đã trả lại xác cho anh hàng thịt, chấp nhận cái chết để linh hồn được trong sạch và hoá thân vào những sự vật thân thương ,tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những người thân yêu của mình. Cuộc sống lại trở về với qui luật vốn có của nó. Màn kết với chất thơ sâu lắng đã đem lại âm hưởng thanh thoát cho một bi kịch lạc quan và truyền đi thông điệp về sự chiến thắng của sự sống đích thực, của chân , thiện ,mỹ.
 Hỏi: Dựa vào đặc điểm thể loại KỊCH,em hãy nêu đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm 
 Trả lời: -Đối thoại kịch đậm chất triết lí, giàu kịch tính đã góp phần tạo nên chiều sâu cho vở kịch ( đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt, người thân Trương Ba và Đế Thích ..)
-Hành động kịch của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh , tính cách, góp phần phát triển tình huống truyện (thoát xác, đốt hương , bẻ hương).
- Những đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật hồn Trương Ba góp phần thể hiện rõ tính cách nhân vật và quan niệm về lẽ sống đúng đắn
TỔNG KẾT
Qua đoạn trích, Lưu Quang Vũ đã truyền đi bức thông điệp: Được sống làm người quí giá thật nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mà mình vốn có càng quí giá hơn.Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống theo lẽ tự nhiên ,hài hoà thể xác và tinh thần . Con người phải biết luôn đấu tranh với nghịch cảnh, với chính bản thân ,chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quí.
NHÌN VỀ VỐN VĂN HOÁ DÂN TỘC.
 (Trần Đình Hượu )
 Hỏi: Em hãy trình bày những nét chính về tác giả Trần Đình Hượu và bài Nhìn về vốn văn hoá dân tộc. 
 Trả lời: - Trần Đình Hượu (1926-1995) quê ở xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Từ 1963 đến 1993 , ông giảng dạy tại khoa Văn Trường đại học tổng hợp Hà Nội. Ông chuyên nghiên cứu các vấn đề lịch sử tư tưởng và văn học Việt Nam trung cận đại.
- Các công trình chính : Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930, Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Đến hiện đại từ truyền thống, Các bài giảng về tư tưởng phương Đông.
-Năm 2002, Trần Đình Hượu được tặng Giải thưởng nhà nước về khoa học và công nghệ.
 -Văn bản được trích từ phần II, bài Về vấn đề tìm đặc sắc văn hoá dân tộc, in trong cuốn Đến hiện đại từ truyền thống.
 Hỏi: Tác giả đã phân tích đặc điểm của vốn văn hoá dân tộc trên cơ sở những phương diện cụ thể nào của đời sống vật chất và tinh thần?
 Trả lời: Tác giả Trần Đình Hượu đã đề cập đến những đặc điểm của truyền thống văn hoá Việt Nam trên cơ sở những phương diện chủ yếu của đời sống tinh thần và vật chất : tôn giáo , nghệ thuật (kiến trúc ,hội hoạ ,văn học), ứng xử ( giao tiếp cộng đồng, tập quán ), sinh hoạt (ăn, ở, mặc).
 Hỏi: Theo tác giả, đặc điểm nổi bật nhất trong các sáng tạo văn hoá của Việt Nam là gì? Đặc điểm này nói lên thế mạnh gì của vốn văn hoá dân tộc? Tìm một số ví dụ cụ thể trong đời sống văn hoá thực tiễn: Tín ngưỡng, văn học nghệ thuật, ứng xử, sinh hoạt mang tính truyền thống của người Việt để làm rõ luận điểm này.
 Trả lời: Văn hoá Việt Nam giàu tính nhân bản, tinh tế, hướng tới sự hài hoà trên mọi phương diện (tôn giáo ,nghệ thuật, ứng xử, sinh hoạt). Thực tế cho thấy Việt Nam có nhiều tôn giáo , nhiều dân tộc cùng tồn tại trên lãnh thổ nhưng hầu như trong lịch sử không xảy ra xung đột dữ dội về tôn giáo ,về sắc tộc. Các công trình kiến trúc như chùa Tây phương, chùa Một Cột, Tháp Rùa , lăng tẩm vua chúa đời Nguyễn có kiến trúc với qui mô nhỏ nhưng vẫn có những điểm nhấn tinh tế ,hài hoà với thiên nhiên
 Đặc điểm nổi bật nhất trong các sáng tạo của văn hoá Việt Nam : “Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ ,huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp ứng xử chuộng hợp tình,hợp lí. Áo quần ,trang sức , món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch duyên dáng và có qui mô vừa phải”. 
- Tác giả khẳng định: “ nhìn vào lối sống, quan niệm sống, ta có thể nói người Việt Nam sống có văn hoá, người Việt Nam có nền văn hoá của mình. Những cái thô dã,những cái hung bạo đã bị xoá bỏ để có cái nền nhân bản. Tinh thần chung của văn hoá Việt Nam là thiết thực, linh hoạt , dung hoà” 
Hỏi: Những đặc điểm nào có thể coi là hạn chế của vốn văn hoá dân tộc?
 Trả lời: Ngay trong mặt tích cực của văn hoá Việt Nam cũng ẩn tàng những hạn chế. Do quan niệm “dĩ hoà vi quí” trong mọi lĩnh vực đời sống tinh thần, vật chất nên văn hoá Việt chưa có một tầm vóc lớn lao, chưa có một vị trí quan trọng, chưa nổi bật và chưa ảnh hưởng sâu sắc đến các nền văn hoá khác . So sánh với văn hoá Hi Lạp, La Mã , Ấn Độ, Trung Hoata mới thấy được điêù đó.“Tôn giáo hay triết học đều cũng không phát triển”. Không có một ngành khoa học,kĩ thuật, giả khoa học nào phát triển đến đến thành có truyền thống. Âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc đều không phát triển đến tuyệt kĩ”, Không chuộng trí mà cũng không chuộng dũng. Dân tộc chống ngoại xâm liên tục nhưng không thượng võ”, “Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo”. Tác giả nhận định khái quát về bản chất của nền văn hoá truyền thống: “ Đó là văn hoá của dân nông nghiệp định cư, không có nhu cầu lưu chuyển,trao đổi, không có sự kích thích của đô thị” và lí giải về nguyên nhân của những hạn chế này : “Phải chăng đó là kết quả của ý thức lâu đời về sự nhỏ yếu, về thực tế nhiều khó khăn, nhiều bất trắc”
 Hỏi: Những tôn giáo nào có ảnh hưởng mạnh nhất đến văn hoá truyền thống của Việt Nam ? Người Việt đã tiếp nhận tư tưởng của các tôn giáo này theo hướng nào để tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc? Tìm một số ví dụ cụ thể trong văn học để làm sáng tỏ luận điểm này?
 Trả lời: Phật giáo, Nho giáo là những tôn giáo có ảnh hưởng mạnh nhất đếnvăn hoá truyền thống Việt Nam. Người Việt đã tiếp nhận các tôn giáo này theo hướng : Thiết thực, linh hoạt, dung hoà. Những câu tục ngữ Việt Nam đã nói lên quan niệm đó : “Thứ nhất là tu tại gia , thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa” Tư tưởng nhân nghĩa ,trung quân ái quốc, tôn sư trọng đạo  của Nho giáo cũng được Việt hoá theo hướng phù hợp với tâm lí và xã hội người Việt:“Học thầy không tầy học bạn” “Phép vua thua lệ làng” “Việc nhân nghĩa cốt ở yên 
 Hỏi: Nhận định : “ Tinh thần chung của văn hoá Việt Nam là “thiết thực, linh hoạt, dung hoà” nhằm nêu lên mặt tích cực hay hạn chế của văn hoá Việt Nam? Hãy giải thích rõ vấn đề này? 
 Trả lời: “ Tinh thần chung của văn hoá Việt Nam là thiết thực, linh hoạt , dung hoà” . Đặc điểm này vừa nêu lên mặt tích cực, vừa tàng ẩn những hạn chế của văn hoá Việt Nam. 
 - Đây là điểm tích cực vì :
 + Tính thiết thực khiến cho văn hoá Việt gắn bó sâu sắc với đời sống cộng đồng. Chẳng hạn nhà chùa là nơi thờ Phật tôn nghiêm nhưng đồng thời diễn ra nhiều sinh hoạt thế tục như ma chay, cưới hỏi, nuôi nấng trẻ em cơ nhỡ
 + Tính linh hoạt thể hiện rõ ở khả năng tiếp nhận và biến đổi các giá trị văn hoá thuộc nhiều nguồn khác nhau sao cho phù hợp với đời sống bản địa của người Việt : Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Ki-tô giáo, Hồi giáođều có chỗ đứng trong văn hoá Việt.
 +Tính dung hoà là hệ quả tất yếu của hai thuộc tính trên trong văn hoá của người Việt. Các giá trị văn hoá thuộc nhiều nguồn khác nhau không loại trừ nhau mà được người Việt tiếp thu có chọn lọc để tạo nên sự hài hoà bình ổn trong đời sống văn hoá. 
 => Chính vì thế , vốn văn hoá Việt truyền thống giàu giá trị nhân bản, không sa vào tình trạng cực đoan, cuồng tín.
-Tuy nhiên trong mặt tích cực lại tàng ẩn những hạn chế . Hạn chế ấy là vì luôn dung hoà nên thiếu những sáng tạo lớn, không đạt đến những giá trị phi phàm, kì vĩ. Chỉ có những tư tưởng tôn giáo hoặc quan niện xã hội ít nhiều mang tính cực đoan mới tạo ra những giá trị đặc sắc nổi bật (Vạn lí trường thành-Trung Quốc, Kim Tự tháp-Ai Cập). Tuy nhiên, trong hoàn cảnh địa lí , lịch sử , xã hội cụ thể của cộng đồng các dân tộc việt nam, tính thiết thực, linh hoạt, dung hoà bảo đảm cho văn hoá Việt tồn tại qua những gian nan bất trắc của lịch sử.
 Hỏi: Vì sao có thể khẳng định: “Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hoá không chỉ trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hoá các giá trị văn hoá bên ngoài. Về mặt đó ,lịch sử chứng minh dân tộc Việt Nam có bản lĩnh”.Hãy liên hệ với thực tế lịch sử , văn hoá và văn học để làm sáng tỏ vấn đề này.
 Trả lời: Ta có thể khẳng định: “Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hoá không chỉ trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hoá các giá trị văn hoá bên ngoài. Về mặt đó ,lịch sử chứng minh dân tộc Việt Nam có bản lĩnh”.Thực tế lịch sử , văn hoá và văn học Việt Nam đã chứng minh điều đó. Thực tiễn sử dụng chữ viết của người Việt là một ví dụ .Lúc đầu , ta mượn chữ Hán để sáng tác văn chương. Sau đó , ta dùng chữ Hán ghi âm tiếng Việt để tạo thành chữ Nôm. Kiệt tác văn học Việt Nam thời trung đại là truyện Kiều được viết bằng thứ chữ này. Về sau, ta lại mượn mẫu tự La tinh ghi âm tiếng Việt để tạo ra chữ Quốc ngữ. Chữ Hán, chữ Nôm, Chữ Quốc ngữ đều tạo nên những tác phẩm mang quan niệm Việt Nam, tâm hồn Việt Nam.
 Tóm lại, bản sắc văn hoá là cái riêng, cái độc đáo mang tính bền vững và tích cực của một cộng đồng văn hoá. Vì thế không có sự tạo tác của cộng đồng đó thì nền văn hoá sẽ không có một nội lực bền vững. Ngược lại, nếu có nội lực mà bế quan toả cảng về văn hoá thì không thừa hưởng được những giá trị tinh hoa và tiến bộ của văn hoá nhân loại, không thể phát triển, cũng không toả rạng được giá trị vốn có vào đời sống văn hoá rộng lớn của thế giới
-TỔNG KẾT : Từ hiểu biết sâu sắc về vốn văn hoá dân tộc, tác giả đã phân tích rõ những mặt tích cực và một số hạn chế của văn hoá truyền thống.Bài viết có văn phong khoa học chính xác ,mạch lạc .
Nắm vững bản sắc văn hoá dân tộc, chúng ta có thể phát huy điểm mạnh ,khắc phục hạn chế để hội nhập với thế giới trong thời đại ngày nay.

Tài liệu đính kèm:

  • docÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP MÔN vĂN.doc