Ôn tập Sinh lớp 12

Ôn tập Sinh lớp 12

Phần 7. SINH THÁI HỌC

Chương I. Cá thể và quần thể sinh vật

I. Giới thiệu các chủ đề, nội dung và hướng dẫn ôn tập theo chương trình mới

1. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

- Môi trường: bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật.

- Có 4 loại môi trường:

+ môi trường đất

+ môi trường nước

+môi trường không khí

+ môi trường sinh vật.

 

doc 10 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1989Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Sinh lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 7. SINH THÁI HỌC
Chương I. Cá thể và quần thể sinh vật
I. Giới thiệu các chủ đề, nội dung và hướng dẫn ôn tập theo chương trình mới
1. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
- Môi trường: bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật. 
- Có 4 loại môi trường:
+ môi trường đất
+ môi trường nước
+môi trường không khí 
+ môi trường sinh vật. 
- Nói chung thành phần và tính chất của môi trường rất đa dạng và luôn luôn biến đổi. Tuy nhiên có một số đặc điểm của môi trường được giữ nguyên hoặc thay đổi rất ít trong một khoảng thời gian khá dài, đó là lực trọng trường, hằng số mặt trời, thành phần muối trong các đại dương.
- Nơi ở: là khoảng không gian sinh sống của một quần thể.
- Tổ sinh thái: là khoảng môi trường bao gồm những điều kiện tồn tại của mỗi quần thể (nơi ở, thức ăn, nơi sinh sản, nơi có các điều kiện chống chịu được tác động của các nhân tố vô sinh và hữu sinh).
- Sinh vật có khả năng phản ứng khác nhau đối với độ dài ngày và cường độ chiếu sáng ở những thời điểm khác nhau trong ngày. Do đó sinh vật có khả năng đo thời gian như là” những đồng hồ sinh học”. 
- Giới hạn là một cái mức mà trên hoặc dưới mức đó đều có thể gây chết cho sinh vật. Có giới hạn dưới và giới hạn trên.
- Giới hạn sinh thái: là khoảng từ giới hạn dưới đến giới hạn trên, còn gọi là giới hạn chịu đựng.
 - Các nhân tố sinh thái; Sự tác động của nhân tố sinh thái của môi trường lên cơ thể sinh vật và sự thích nghi của cơ thể sinh vật với môi trường; Sự tác động trở lại của sinh vật lên môi trường.
- Ánh sáng được coi là yếu tố sinh thái vừa có tác dụng giới hạn, vừa có tác dụng điều chỉnh. Ánh sáng trắng là nguồn năng lượng của cây xanh và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống động vật.
Liên quan đến cường độ ánh sáng, thực vật được chia thành 3 nhóm sinh thái: 
+ nhóm ưa sáng
+ nhóm ưa bóng 
+ nhóm chịu bóng.
à Do đó, ở thảm thực vật xuất hiện sự phân tầng của các nhóm cây thích ứng với cường độ chiếu sáng khác nhau. 
 Đối với động vật, liên quan đến ánh sáng, động vật chia thành 3 nhóm: 
+ nhóm ưa hoạt động ban ngày
+ nhóm ưa hoạt động ban đêm 
+nhóm hoạt động lúc bình minh hay hoàng hôn.
- Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh vật hoặc ảnh hưởng gián tiếp thông qua các yếu tố khác như lượng mưa, độ ẩm, gió
Sinh vật chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm sinh vật biến nhiệt: nhiệt độ cơ thể biến thiên theo sự biến thiên của nhiệt độ môi trường. Đối với sinh vật biến nhiệt, trong quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ giữa thời gian và nhiệt độ. Những sinh vật này cũng có những thích nghi riêng với điều kiện nhiệt độ biến đổi, đặc biệt là những thích nghi về hình thái và các tập tính sinh thái.
+ Nhóm sinh vật đẳng nhiệt có cơ chế riêng để duy trì thân nhiệt và phát triển những thích nghi về hình thái và tập tính đối với sự biến đổi của nhiệt độ môi trường.
à Sự thích nghi của sinh vật với nhân tố nhiệt độ tuân theo 2 quy tắc
	+ Quy tắc về kích thước cơ thể(quy tắc Becman)
	+ Quy tắc về kích thước các bộ phận tai, đuôi, chi của cơ thể(quy tắc Anlen)
	- Giải thích thích sự tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường
2. Quần thể sinh vật, quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật
- Khái niệm: Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định. Quần thể có khả năng sinh sản, tạo ra những thế hệ mới.
Các cá thể trong quần thể có quan hệ hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau.
- Quá trình hình thành 1 quần thể:sgk
- Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
+ Quan hệ hỗ trợ: thể hiện qua hiệu quả nhóm, đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
+ Quan hệ cạnh tranh: xảy ra khi các cá thể tranh giành nhau về thức ăn, nơi ở, và các nguồn sống khác, các con đực tranh giành nhau con cái. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
3. Các đặc trưng cơ bản của quần thể
- Tỷ lệ giới tính: được hiểu là tỷ lệ đực- cái của các cá thể trong quần thể. Nói chung tỷ lệ giới tính ở các quần thể trong tự nhiên là xấp xỉ 1: 1. Tỷ lệ đực cái có thể biến đổi do sự biến đổi các yếu tố môi trường, nhất là nhiệt độ, độ dài chiếu sáng lên sự hình thành và phát triển của phôi.
- Nhóm tuổi: Ở đa số các quần thể, cấu trúc tuổi được chia làm 3 nhóm chính: nhóm tuổi trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản. Tháp tuổi được thiết lập theo 3 nhóm trên cho ta biết về trạng thái phát triển số lượng của quần thể. Người ta còn có thể phân chia cấu trúc tuổi thành tuổi sinh lí, tuổi sinh thái và tuổi quần thể.
- Sự phân bố các cá thể trong không gian theo 3 kiểu:
+ phân bố đều
+ phân bố theo nhóm 
+ phân bố ngẫu nhiên
à liên quan đến tính đồng nhất hay không đồng nhất của các yếu tố môi trường, đến đặc tính tụ họp hay không tụ họp và tính lãnh thổ của các cá thể.
- Mật độ quần thể: là số lượng được tính trên đơn vị diện tích hay thể tích. Mật độ như một tín hiệu sinh học thông tin cho quần thể về trạng thái số lượng của mình để quần thể tự điều chỉnh cho phù hợp với sức chịu đựng hay dung tích của môi trường.
- Kích thước quần thể: là tổng các cá thể (tổng sản lượng hay tổng năng lượng) có trong quần thể ở một thời điểm nào đó và được viết tổng quát: 
Nt = No + B – D + I – E
Trong đó Nt là tổng số cá thể tại thời điểm t
	 No là số cá thể ban đầu;	D là mức tử vong;
	 B là mức sinh sản;	I là mức nhập cư;	E là mức xuất cư.
Kích thước quần thể có 2 cực trị: 
+ kích thước tối thiểu 
+ kích thước tối đa. 
Giá trị thứ nhất (kích thước tối thiểu) đặc trưng cho loài, giá trị thứ hai (kích thước tối đa) của quần thể phù hợp với sức chịu đựng hay dung tích sống của môi trường. 
Có 4 nhân tố chi phối kích thước quần thể là: mức sinh sản, mức tử vong, mức nhập cư và mức xuất cư của các cá thể.
+ Sức sinh sản: của quần thể là khả năng gia tăng về mặt số lượng, phụ thuộc vào sức sinh sản cá thể trong quần thể. 
+ Sự tử vong: của quần thể: là mức giảm số lượng cá thể, phụ thuộc vào mức tử vong của cá thể trong quần thể.
+ Phát tán của cá thể của quần thể sinh vật
- Tăng trưởng của quần thể sinh vật
+ Quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (đường cong tăng hình chữ J) trong điều kiện môi trường hoàn toàn thuận lợi và tiềm năng sinh học của các cá thể cao. 
+ Trong điều kiện môi trường không hoàn toàn thuận lợi, tăng trưởng của quần thể giảm. Đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S.
- Sinh trưởng của quần thể người là kết quả của mối tương quan giữa số người sinh ra và số người tử vong, tạo ra sự tăng giảm dân số tự nhiên.
- Tỉ lệ tăng giảm dân số tự nhiên (%) là số chênh lệch giữa tỉ lệ sinh ra và tỉ lệ tử vong trong một năm.
- Tỉ lệ tăng giảm dân số thực là tỉ lệ tăng dân số tự nhiên cộng hoặc trừ với tỉ lệ di cư thực( là độ chênh lệch giữa tỉ lệ người nhập cư và tỉ lệ người xuất cư trong 1 năm).
- Sự tăng giảm dân số được thể hiện bằng tỉ lệ tăng giảm dân số tự nhiên và tỉ lệ tăng giảm dân số thực.
4. Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật
- Có 2 dạng biến động số lượng: 
+ Biến động không theo chu kì xảy ra do những nguyên nhân ngẫu nhiên như bão tố, lũ lụt, cháy, ô nhiễm.., 
+ Biến động có chu kì. Những yếu tố môi trường hoạt động có chu kì là những nguyên nhân gây ra sự biến động số lượng của quần thể theo chu kì.
- Nguyên nhân gây biến động và sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
	+ Do thay đổi của nhân tố sinh thái vô sinh
	+ Do thay đổi của nhân tố sinh thái hữu sinh
- Quần thể luôn có xu hướng tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng: số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp của môi trường.
Khi kích thước quần thể giảm hoặc tăng quá giới hạn chịu đựng của môi trường thì quần thể buộc phải điều chỉnh số lượng của mình trở lại trạng thái cân bằng bởi những cơ chế riêng như thay đổi mức tử vong và mức sinh sản dưới tác động của các yếu tố không phụ thuộc mật độ và phụ thuộc mật độ. 
- Trạng thái cân bằng quần thể: là trạng thái trong đó số lượng cá thể của quần thể ở trạng thái ổn định.
- Cơ chế điều hoà mật độ quần thể: Cơ chế điều hoà mật độ của quần thể là sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong, nhờ đó mà tốc độ sinh trưởng của quần thể đựơc điều chỉnh.
5. Bài tập
II. Câu hỏi, bài tập và gợi ý ôn tập bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng 
Bài 1:Căn cứ vào đặc điểm thích nghi của sinh vật với cường độ ánh sáng khác nhau, người ta chia TV thành những nhóm nào? Nêu ý nghĩa của những đặc điểm thích nghi với môi trường và sự phân bố của mỗi nhóm đó?
Hướng dẫn:
Chia TV thành 3 nhóm: + Cây ưa sáng
 + Cây ưa bóng
 + Cây chịu bóng
Đặc điểm thích nghi và sự phân bố
* Đặc điểm thích nghi
- Cây ưa sáng
+ Thân cao, thẳng-> vươn lên tầng trên có nhiều ánh sáng.
+ Lá nhỏ, xếp xiên, tán thưa: Lá cây nằm xiên tránh ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào bề mặt lá làm cho lá bị đốt nóng.
+ Lá nhạt, thành phần diệp lục a/b cao, hạt lục lạp nằm sâu trong thịt lá tránh bị đốt nóng.
+ Mặt trên của lá có lớp cutin dày, bóng-> giảm bớt tia sáng xiên qua lá đốt nóng lá.
+ Phân bố ở nơi có ánh sáng mạnh, trong rừng thường có ở tầng trên..
- Cây ưa bóng
+ Cây nhỏ sống dưới tán cây khác .
+ Lá to: xếp xen kẽ nhau, so le nhau-> tiếp nhận được nhiều ánh sáng hơn.
+ Màu lá sẫm, hạt lục lạp nằm sát lớp biểu bì lá-> cây lấy được nhiều ánh sáng và duy trì quang hợp trong điều kiện ánh sáng yếu.
+ Phân bố dưới tán cây khác hoặc trong bóng rợp.
Bài 2: Qua nghiên cứu các loài sinh vật biển người ta thấy rằng loài tôm he sống ở biển ở giai đoạn còn non sống chủ yếu gần bờ, giai đoạn trưởng thành thường sống ở khơi xa cách bờ biển khoảng 10m và đẻ trứng ở đó? Giải thích hiện tượng này và cho biết hiện tượng trên mô tả quy luật sinh thái nào?
Hướng dẫn:
Do ảnh hưởng nồng độ muối:
+ Ở ngoài khơi (nồng độ muối cao): 25- 35 ‰
+ Ở ven bờ (nồng độ muối thấp): 1- 25‰
Tôm non chịu muối kém sống ven bờ.
Tôm trưởng thành chịu muối cao-> sống ngoài khơi.
 - Hiện tượng trên mô tả quy luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái: Mỗi nhân tố tác động không đồng đều lên các chức phận sống khác nhau, ở các giai đoạn sống khác nhau.
Bài 3:Trong các nhân tố : nhiệt độ, độ ẩm, nhân tố nào là quan trọng hơn cả đối với sự sống nói chung? Vì sao?
Hướng dẫn:
- Trong các nhân tố trên, nhân nào cũng cần thiết cho sự sống nhưng ánh sáng là quan trọng hơn cả, vì:
+ ánh sáng trực tiếp chi phối 2 nhân tố kia, khi cường độ ánh sáng tăng -> nhiệt độ môi trường tăng, nhiệt độ tăng-> độ ẩm giảm. Khi cường độ ánh sáng giảm thì ngược lại.
Bài 4: Ở trong phòng ấp trứng tằm người ta giữ ở nhiệt 25ºC và thay đổi độ ẩm không khí thấy kết quả như sau:
Độ ẩm tương đối của không khí
Tỉ lệ nở trứng
74%
76%
.
86%
90%
..
94%
96%
Không nở
5% nở
90%
90%
5% nở
Không nở
1.Tìm giá trị độ ẩm không khí gây hại thấp, cao và cực thuận đối với việc nở của trứng tằm.
2. Giả thiết máy điều hoà nhiệt độ của phòng không giữ được nhiệt ...  = (25 - C). 10
- ở nhiệt độ 180C 
	S = (18 - C). 17
Vì S là hằng số nhiệt nên ta có:
(25 - C). 10 = (18 - C).17
Suy ra, C = 80C
Tổng nhiệt hữu hiệu:
	S = (25 -8). 10 = 170 độ - ngày 
Số thế hệ ruồi giấm trong năm :
- ở nhiệt độ 250C là:
 	thế hệ 
- ở nhiệt độ 180C là 
 thế hệ 
Trong phạm vi ngưỡng nhiệt :
- Nhiệt độ môi trường càng cao, thời gian phát triển càng ngắn. 
- Cụ thể, nếu nhiệt độ môi trường là 250C thì chu kì sống ngắn nên 1 năm có tới 37 thế hệ, còn ở nhiệt độ môi trường là 180C chu kì sống dài hơn nên 1 năm chỉ có 22 thế hệ 
Bài 14:Tổng nhiệt hữu hiệu cho các giai đoạn sống của sâu khoang cổ ở Hà Nội như sau:
Trứng 56 độ - ngày ; sâu : 311độ - ngày ;
Nhộng : 188 độ - ngày ; bướm 28,3 độ - ngày.
Biết nhiệt độ môi trường trung bình ở Hà Nội là 23,60C. Ngưỡng nhiệt phát triển của sâu khoang cổ là 100C.
Xác định thời gian phát triển ở từng giai đoạn.
Xác định số thế hệ trung bình của sâu khoang cổ trong 1 năm.
Hướng dẫn:
Thời gian phát triển của từng giai đoạn:
- Giai đoạn trứng: D = ngày 
- Giai đoạn sâu: 	 D = ngày 
- Giai đoạn nhộng: D = ngày 
- Giai đoạn bướm : D = ngày
Số thế hệ sâu khoang cổ trong 1 năm 
- Tổng nhiệt hữu hiệu của 1 thế hệ :
	56 + 311 + 188 + 28,3 	583 độ - ngày
- Tổng nhiệt hữu hiệu trung bình trong 1 năm đối với sự phát triển của các thế hệ sâu khoang cổ là:
	(23,6 - 10). 365 ngày = 4964 độ - ngày.
- Số thế hệ / năm của sâu khoang cổ
	4964: 583	8 thế hệ. 
Bài 15:Thời gian phát triển từng giai đoạn sống của sâu sòi ở Hà Nội:
Giai đoạn trứng 8,6 ngày, với tổng nhiệt hữu hiệu là 117,7 độ - ngày; giai đoạn sâu 39 ngày; Giai đoạn nhộng 20 ngày; giai đoạn bướm 2 ngày. Nhiệt độ trung bình của môi truờng ở Hà Nội là 23,60C.
Tính ngưỡng nhiệt phát triển của sâu sòi. 
Tính tổng nhiệt hữu hiệu cho các giai đoạn sống của sâu sòi.
Hướng dẫn:
Ngưỡng nhiệt phát triển:
	C = 23,60C - (117,7: 8,6) 100C
Tổng nhiệt hữu hiệu cho các giai đoạn:
- Giai đoạn sâu: 	S = (23,6 - 10). 39 530 độ - ngày 
- Giai đoạn nhộng: S = (23,6 - 10). 20 = 272 độ - ngày 
- Giai 	đoạn bướm: S = ( 23,6 - 10). 2 27 độ - ngày 
Sự phối hợp của nhiệt độ và độ ẩm hoặc lượng mưa có liên quan chặt chẽ với nhau và cùng ảnh hưởng lên đời sống các sinh vật.
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Chọn phương án đúng
1. Ở rừng nhiệt đới châu Phi, muỗi Aedes afrieanus (loài A) sống ở vòm rừng, còn muỗi Anopheles gambiae (loài B) sống ở tầng sát mặt đất. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Loài A là loài hẹp nhiệt hơn so với loài B	B. Loài A là loài rộng nhiệt, loài B là loài hẹp nhiệt
C. Cả hai loài đều rộng nhiệt như nhau	D. Cả hai loài đều hẹp nhiệt như nhau
2. Quần thể ruồi nhà ở nhiều vùng nông thôn xuất hiện nhiều vào một khoảng thời gian nhất định trong năm (thường vào mùa hè), còn vào thời gian khác thì hầu như giảm hẳn. Như vậy quần thể này:
A. biến động số lượng theo chu kì năm	B. biến động số lượng theo chu kì mùa
C. biến động số lượng không theo chu kì 	D. không phải là biến động số lượng
3. Ở động vật biến nhiệt, nhiệt độ môi trường càng cao thì chu kì sống của chúng:
A. không đổi	B. càng dài	C. càng ngắn	D. luôn thay đổi
4. Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, cá trôi, cá chép vì:
A. mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau.
B. tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo.
C. tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật đáy.	D. tạo sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao.
5. Trên một cây to, có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao, loài sống dưới thấp hình thành nên các khác nhau.
A. quần thể	B. ổ sinh thái	C. quần xã	D. sinh cảnh
6. Những sinh vật nào sau đây không thuộc nhóm sinh vật biến nhiệt?
	I. Vi sinh vật
	II. Chim
	III. Con người
	IV. Thực vật
	V. Thú
	VI. Ếch nhái, bò sát
Trả lời:
A. I, II, IV	B. I, IV, VI	C. II, III, V	D. I, III, VI
7. Những sinh vật nào sau đây không thuộc nhóm sinh vật đẳng nhiệt?
	I. Động vật không xương sống
	II. Cá
	III. Lưỡng cư, bò sát
	IV. Nấm
	V. Thực vật
	VI. Chim
Trả lới:
A. I, II, VI	B. II, III, VI	C. I, IV, V	D. I, III, IV
8. Mỗi vùng ánh sáng đều só những tác động đặc trưng lên cơ thể sinh vật. Các tia sáng nhìn thấy được có vai trò:
A. cần để tổng hợp vitamin D	B. gây ra các đột biến
C. tạo nguồn nhiệt sưởi ấm cho sinh vật	D. tạo điều kiện cho cây xanh tổng hợp chất hữu cơ
9. Mỗi vùng ánh sáng đều có những tác động đặc trưng lên cơ thể sinh vật. Các tia hồng ngoại có vai trò:
A. tạo nguồn nhiệt sưởi ấm cho sinh vật	B. gây ra các đột biến
C. tạo điều kiện cho cây xanh tổng hợp chất hữu cơ	D. cần để tổng hợp vitamin D
10. Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố điều chỉnh:
A. cấu trúc tuổi của quần thể	B. kiểu phân bố cá thể của quần thể
C. sức sinh sản và mức độ tử vong của các cá thể trong quần thể 
D.mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
** Người ta thả vào vườn quốc gia 20 cặp sóc đỏ dạ (20 con đực và 20 con cái) đã trưởng thành. Biết một sóc cái đẻ mỗi năm 2 lứa, mỗi lứa 4 con (gồm 2 con đực và 2 con cái), tuổi trưởng thành của sóc con là 180 ngày (tính từ lúc mới sinh).
 	Sử dụng các dữ kiện trên trả lời cho câu hỏi 11 và 12.
11. Cho rằng trong thời gian này không có con sóc nào bị chết, không có sự di cư và nhập cư diễn ra. Sau 3 năm, số lượng sóc trong vườn quốc gia là bao nhiêu con?
A. 14580 con	B. 29160 con	C. 9720 con	D. 2560 con
12. Công thức chung về sự tăng trưởng của quần thể sóc là:
A. 40 x 3n	B. 40 x 2n	C. 40 x 3n+1	D. 40 x 2n+1
13. Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là:
	I. Môi trường không khí
	II. Môi trường trên cạn
	III. Môi trường đất
	IV. Môi trường xã hội
	V. Môi trường nước
	VI. Môi trường sinh vật
Trả lời:
A. I, II, IV, VI	B. I, III, V, VI	C. II, III, V, VI	D. II, III, IV, V
14. Trong các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật, môi trường sống nào là nơi sống của phần lớn các sinh vật trên Trái đất?
A. Môi trường trên cạn	B. Môi trường đất	C. Môi trường nước	D. Môi trường sinh vật
15. Khẳng định nào sau đây thể hiện mối quan hệ qua lại giữa sinh vật và môi trường sống của sinh vật?
A. Môi trường tác động lên các loài sinh vật, làm tiệt chủng nhiều loài sinh vật trong một khoảng thời gian rất ngắn.
B. Môi trường tác động lên sinh vật làm thay đổi số lượng cá thể của loài, giảm độ đa dạng sinh học.
C. Môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng tác động trở lại môi trường sống của chúng, làm thay đổi môi trường.
D. Sinh vật ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái. 
16. Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là:
A. môi trường	B. Giới hạn sinh thái	C. ổ sinh thái	D. sinh cảnh
17. Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?
A. Các cá thể hỗ trợ nhau chống chọi với các điều kiện bất lợi của môi trường.
B. Các cá thể tận dụng được nguồn sống từ môi trường.
C. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.	D. Tất cả cá đáp án trên
18. Hình thức phân bố cá thể theo nhóm trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?
A. Các cá thể hỗ trợ nhau chống chọi với các điều kiện bất lợi của môi trường.
B. Các cá thể tận dụng được nguồn sống từ môi trường.
C. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.	D. Tất cả cá đáp án trên
19. Hình thức phân bố cá thể ngẫu nhiên trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?
A. Các cá thể hỗ trợ nhau chống chọi với các điều kiện bất lợi của môi trường.
B. Các cá thể tận dụng được nguồn sống từ môi trường.
C. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.	D. Tất cả cá đáp án trên
20. Kích thước quần thể giao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Nguyên nhân là do:
A. số lượng cá thể trong quần thể quá ít, quần thể không có khả năng chống trọi với những thay đổi của môi trường.
B. khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực với cá thể cái là ít.
C. số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe doạ sự tồn tại của quần thể.
D. cả A, B và C
21. Những loài rộng nhiệt thường sống ở:
A. vùng nhiệt đới	B. vùng ôn đới	C. các vùng cực	D. trên các đỉnh núi cao
22. Khẳng định nào là sai?
Những loài hẹp nhiệt thường sống ở:
A. vùng ôn đới	B. vùng nhiệt đới	C. trên các đỉnh núi cao	D. trong hang
23. Trong một bể nuôi, hai loài cá cùng bắt động vật nổi làm thức ăn. Một loài ưa sống nơi thoáng đãng, còn một loài lại thích sống dựa dẫm vào các vật thể trôi nổi trong nước. Chúng cạnh tranh gay gắt với nhau về thức ăn. Người ta cho vào bể một ít rong với mục đích để:
A. tăng hàm lượng oxi trong nước nhờ sự quang hợp của rong.	B. bổ sung lượng thức ăn cho cá.
C. giảm sự cạnh tranh của hai loài.	D. làm giảm bớt chất ô nhiễm trong bể nuôi.
24. Rừng nhiệt đới khi bị chặt trắng, sau một thời gian những loại cây nào sẽ nhanh chóng phát triển?
A. Cây gỗ ưa sáng	B. Cây thân cỏ ưa sáng	C. Cây bụi chịu bóng	D. Cây gỗ ưa bóng
25. Màu sắc đẹp và sặc sỡ của con đực thuộc nhiều loài chim chủ yếu để:
A. nhận biết đồng loại	B. doạ nạt	C. khoe mẽ với con cái trong sinh sản	D. báo hiệu
26. Trong điều kiện mùa đông ở miền Bắc nước ta, thường gặp các loài ếch nhái, rắn ở:
A. ven luỹ tre làng	B. trong các vườn cây rậm rạp	
C. trong các hang hốc ven đê hay hang hốc trong các gốc cây cổ thụ
D. trên các bã cỏ ởnhững gò đống, bãi tha ma ngoài đồng
27. Cây rừng khộp Tây Nguyên lá rộng, rụng lá vào mùa khô do:
A. gió nhiều với cường độ lớn	B. nhiệt độ giảm	C. lượng mưa cực thấp	D. lượng mưa trung bình
28. Những loài rộng muối nhất sống ở:
A. vùng khơi đại dương	B. vừng cửa sông	C. tầng mặt biển ôn đới	D. tầng nước mặt biển nhiệt đới
29. Trong điều kiện hiện nay, tỉ số CO2/O2 thay đổi theo chiều hướng tăng lên không phải do:
A. rừng trên thế giới bị thu hẹp	B. lượng oxi trong khí quyển giảm dần 	
C. đốt nhiều nhiên liệu hoá thạch	D. đất đai canh tác nông nghiệp bị cày đảo liên tục	
30. Nhóm cá thể sinh vật sống trong hồ nào sau đây được gọi là quần thể?
A. Cá chép thường	B. Cá mè	C. Ốc	D. Cá trắm
31. Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi:
A. nhóm đang sinh sản	B. nhóm trước sinh sản	
C. nhóm trước sinh sản và nhóm đang sinh sản	D. nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản
32. Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng của quần thể là?
A. mức sinh sản	B. nguồn thức ăn từ môi trường
C. các yếu tố không phụ thuộc mật độ	D. sức tăng trưởng của quần thể
** Nghiên cứu cấu trúc tuổi của 3 quần thể cá A, B và C, kết quả được biểu diễn bằng các biểu đồ sau đây: (Ghi chú: 1. số lượng cá thể; 2. tuổi)
(1)
 (2)
(1)
 (2)
(1)
 (2)
Quần thể A
Quần thể B
Quần thể C
Sử dụng các dữ kiện để trả lời câu hỏi 33 và 34
33. Quần thể cá nào bị đánh bắt quá mức, nếu cứ tiếp tục khai thác sẽ bị suy kiệt và diệt vong?
A. Quần thể A	B. Quần thể B	C. Quần thể C	D. cả A và B
34. Sự khai thác bền vững thuộc quần thể nào?
A. Quần thể A	B. Quần thể B	C. Quần thể C	D. cả B và C

Tài liệu đính kèm:

  • docon tap sinh 12.doc