Ôn tập Sinh học 12 - Chương II: Tính quy luật của hiện tượng di truyền

Ôn tập Sinh học 12 - Chương II: Tính quy luật của hiện tượng di truyền

1. Các quy luật Menđen

- Trình bày được cơ sở tế bào học của quy luật phân li và quy luật phân li độc lập của Menđen. Biết cách xác định sự tương ứng giữa các tỉ lệ kiểu hình với tỉ lệ các kiểu gen trong thí nghiệm của Menđen.

+ Phương pháp nghiên cứu di truyền học của Menđen: Tạo dòng thuần chủng; Lai các dòng thuần với nhau rồi phân tích (bằng toán thống kê) kết quả lai ở đời F1, F2, F3; Đưa ra giả thuyết giải thích kết quả; Tiến hành thí nghiệm chứng minh giả thuyết đưa ra là đúng.

+ Quy luật phân li: mỗi tính trạng do một cặp “nhân tố di truyền” (ngày nay ta gọi là alen) quy định, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. Các alen của bố và mẹ tồn tại ở cơ thể con một cách riêng rẽ, không hòa trộn vào nhau. Khi hình thành giao tử, cặp alen này phân li đồng đều về các giao tử, nên 50% số giao tử chứa alen có nguồn gốc từ bố, 50% số giao tử chứa alen có nguồn gốc từ mẹ.

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3096Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Sinh học 12 - Chương II: Tính quy luật của hiện tượng di truyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
I. Giới thiệu các chủ đề, nội dung và hướng dẫn ôn tập theo chương trình mới
1. Các quy luật Menđen
- Trình bày được cơ sở tế bào học của quy luật phân li và quy luật phân li độc lập của Menđen. Biết cách xác định sự tương ứng giữa các tỉ lệ kiểu hình với tỉ lệ các kiểu gen trong thí nghiệm của Menđen.
+ Phương pháp nghiên cứu di truyền học của Menđen: Tạo dòng thuần chủng; Lai các dòng thuần với nhau rồi phân tích (bằng toán thống kê) kết quả lai ở đời F1, F2, F3; Đưa ra giả thuyết giải thích kết quả; Tiến hành thí nghiệm chứng minh giả thuyết đưa ra là đúng.
+ Quy luật phân li: mỗi tính trạng do một cặp “nhân tố di truyền” (ngày nay ta gọi là alen) quy định, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. Các alen của bố và mẹ tồn tại ở cơ thể con một cách riêng rẽ, không hòa trộn vào nhau. Khi hình thành giao tử, cặp alen này phân li đồng đều về các giao tử, nên 50% số giao tử chứa alen có nguồn gốc từ bố, 50% số giao tử chứa alen có nguồn gốc từ mẹ.
+ Cơ sở tế bào học của quy luật phân li:Trong tế bào lưỡng bội, NST luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng, nên gen tồn tại theo từng cặp gen tương ứng trên cặp NST tương đồng (vị trí gen trên NST gọi là lôcut). Khi giảm phân, sự phân li đồng đều của cặp NST tương đồng dẫn tới sự phân li đồng đều của cặp gen tương ứng về các giao tử.
+ Quy luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền quy định các tính trạng khác nhau phân li độc lập nhau trong quá trình hình thành giao tử.
+ Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập: Sự phân li độc lập của các cặp NST khác nhau trong giảm phân dẫn đến sự phân li độc lập của các cặp alen về các giao tử; sự tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong thụ tinh sẽ tạo ra các tổ hợp gen khác nhau.
+ Ý nghĩa của các quy luật Menđen: Giải thích được tính di truyền của sinh vật. Ứng dụng thực tế: dự đoán kết quả lai.
2. Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- Tương tác gen: sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình, giải thích được tại sao có sự hình thành các loại kiểu hình đó.
- Nêu được ví dụ về tính trạng do nhiều gen chi phối (tác động cộng gộp) và ví dụ về tác động đa hiệu của gen.
3. Liên kết gen và hoán vị gen
- Nêu được đặc điểm cơ bản của di truyền liên kết hoàn toàn: Các gen nằm trên một NST tạo thành một nhóm gen liên kết và có xu hướng di truyền cùng nhau. Số nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lượng NST trong bộ NST đơn bội.
- Nêu được thí nghiệm của Moocgan về di truyền liên kết không hoàn toàn và giải thích được cở sở tế bào học của hoán vị gen: do hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các NST tương đồng trong giảm phân I. Định nghĩa được hoán vị gen. Tần số hoán vị gen: biết cách tính tần số hoán vị gen.
- Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết hoàn toàn: giúp duy trì sự ổn định của loài; trong chọn giống: các nhà khoa học có thể tạo ra các giống có những đặc điểm mong muốn.
- Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết không hoàn toàn: tạo ra nhiều biến dị tổ hợp; giúp các nhà khoa học lập bản đồ di truyền rất có ý nghĩa trong chọn giống cũng như trong nghiên cứu khoa học.
4. di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
- NST giới tính và cơ chế xác định giới tính bằng NST: Phân biệt được NST giới tính và NST thường; Phân biệt được NST giới tính X và NST giới tính Y. Nêu được cơ chế xác định giới tính bằng NST: do sự phân li của cặp NST gới tính trong giảm phân hình thành giao tử --> tỉ lệ đực : cái ở các loài có phân hóa giới tình thường xấp xỉ 1: 1.
- Trình bày được các thí nghiệm và cơ sở tế bào học của di truyền liên kết với giới tính. Không đề cập tới sự di truyền của các gen trên đoạn tương đồng của cặp XY.
+ Gen trên NST X: di truyền chéo – gen lặn trên NST X được di truyền từ ông ngoại cho mẹ rồi được biểu hiện ở cháu trai.
+ Gen trên NST Y: di truyền thẳng - gen lặn trên NST Y được di truyền từ bố cho 100% con trai.
- Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính: giúp chẩn đoán sớm giới tinh vật nuôi, có ý nghĩa kinh tế lớn.
- Trình bày được đặc điểm của di truyền ngoài nhiễm sắc thể (di truyền ở ti thể và lục lạp). Phân biệt được sự di truyền nhiễm sắc thể và sự di truyền ngoài nhiễm sắc thể.
5. Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
- Nêu được những ảnh hưởng của điều kiện môi trường trong và điều kiện môi trường ngoài đến sự biểu hiện của gen và mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình thông qua một ví dụ.
- Nêu được khái niệm mức phản ứng. Liên hệ đến vai trò của giống và kĩ thuật nuôi trồng đối với năng suất của vật nuôi và cây trồng.
+ Giống tốt & Biện pháp kĩ thuật phù hợp → Năng suất cao nhất.
+ Giống tốt & Biện pháp kĩ thuật lạc hậu → Năng suất giảm trong giới hạn mức phản ứng
+ Giống xấu & Biện pháp kĩ thuật tiên tiến → Năng suất tăng trong giới hạn mức phản ứng
6. Bài tập
- Viết được các sơ đồ lai từ P ® F1 ® F2.
- Có kĩ năng giải một vài dạng bài tập về quy luật di truyền (chủ yếu để hiểu được lí thuyết về các quy luật di truyền trong bài học).
II. Câu hỏi, bài tập và gợi ý ôn tập bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng 
Câu 1.Menden chọn 7 cặp tính trạng ở đậu Hà lan để nghiên cứu. Hiện nay người ta biết rằng 7 cặp tính trạng mà Menden nghiên cứu chỉ nằm trên 4 cặp nhiễm sắc thể của đậu Hàlan. Vậy tại sao các số liệu của Menden lại trùng hợp với hiện tượng phân ly độc lập?
Hướng dẫn trả lời:
- Vì các gen thuộc cùng một nhóm liên kết nhưng nằm xa nhau nên tần số hoán vị gen là 50%.
- Khi tần số hoán vị gen là 50% thì kết quả giống với phân ly độc lập.
Câu 2.	Một gen có 2 alen A và a có thể tác động với nhau như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
- Tác động trội lặn hoàn toàn: A lấn át hoàn toàn sự biểu hiện của a.
- Tác động trội lặn không hòan toàn: A không lấn át hoàn toàn sự biểu hiện của a.
- Tác động gây chết: ở trạng thái đồng hợp trội (AA chết) hoặc đồng hợp lặn (aa chết), nửa gây chết (AA và Aa chết).
- Tác động theo kiểu đồng trội: A và a cùng được biểu hiện.
- Tác động siêu trội: Aa ñ AA ñ aa
- Tác động đa hiệu: A cùng biểu hiện nhiều tính trạng.
Câu 3.	Điều kiện để có hoán vị gen là gì? Hoán vị gen có thường xuyên xảy ra ở hai giới không?
Hướng dẫn trả lời:
- Điều kiện để có hoán vị gen:
	+ Các gen phải cùng nằm trên một NST.
	+ Khoảng cách giữa hai gen phải đủ lớn để có thể xảy ra hoán vị gen.
	+ Phải có tiếp hợp và rao đổi đoạn giữa các NST tương đồng.
- Hoán vị gen có xảy ra thường xuyên ở hai giới hay không, tuỳ thuộc vào từng loài.
Ví dụ: Tằm chỉ xảy ra hoán vị gen ở giới cái, ruồi giấm xảy ra hoán vị gen ở giới cái; đậu Hàlan, người xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới.
Câu 4. 	Người ta lấy 2 phôi bào của một hợp tử (giai đoạn 8 phôi bào) ở một loài đơn tính giao phối (kiểu giới tính XX, XY) kích thích cho phát triển thành cá thể. 
a. Các cá thể này có kiểu gen giống nhau hay khác nhau?
b. Các cá thể này có thể giao phối được với nhau hay không?
Hướng dẫn trả lời:
a. Các cá thể này có kiểu gen giống nhau, vì: Các phôi bào được sinh ra nhờ quá trình nguyên phân.
b. Các cá thể này không thể giao phối được với nhau vì chúng có kiểu gen giống nhau nên có cùng giới tính.
Câu 5.	Bệnh mù màu (không phân biệt được màu đỏ và màu xanh lục) là một tính trạng do gen lặn liên kết với giới tính (nằm trên NST X). Tại sao số đàn ông bị mù màu lại nhiều hơn số đàn bà mắc bệnh này? 
Hướng dẫn trả lời:Các alen lặn trên NST X ở nam bình thường (XY) luôn được biểu hiện ra kiểu hình vì không bị alen trên NST Y lấn át (NST Y thường không mang gen). Gen lặn quy định tính trạng mù màu nằm trên NST X mà không có đoạn tương đồng trên Y nên con trai chỉ cần một alen lặn mù màu (truyền từ mẹ) là đủ để biểu hiện tính trạng mù màu, con gái chỉ biểu hiện bệnh khi có 2 alen ở trạng thái đồng hợp (phải thừa kế alen lặn mù màu cả từ bố và mẹ). 
Bài 1.	ở đậu Hà lan, khi cho lai giữa cây hoa đỏ lưỡng bội với cây hoa đỏ lưỡng bội người ta thấy ở F1 xuất hiện cây hoa trắng. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, gen nằm trên NST thường, không xảy ra hiện tượng đột biến.
a. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai.
b. Nếu cho các cây hoa đỏ F1 tiếp tục tự thụ phấn thì kết quả sẽ như thế nào?
c. Nếu cho các cây hoa đỏ F1 tiếp tục giao phấn thì kết quả sẽ như thế nào?
Hướng dẫn giải:
a. 	P Đỏ ´ Đỏ ® F1 xuất hiện cây hoa trắng ® hoa đỏ là tính trạng trội (quy ước A) hoa trắng là tính trạng lặn (quy ước a).
	Để F1 xuất hiện cây hoa trắng (aa) thì bố mẹ đều cho giao tử a ® P có kiểu gen Aa.
	Sơ đồ lai: 	P	Aa	´	Aa
	G 1/2A; 1/2a 	 1/2A; 1/2a
	F1	3/4 A- : 1/4 aa
	3 đỏ : 1 trắng
b. Khi cho các cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn:
Cây hoa đỏ F1 có kiểu gen AA và Aa với tỉ lệ 1/3 AA : 2/3 Aa.
Khi xảy ra tự thụ phấn: 
F1	1/3 (AA ´ AA)	2/3 (Aa ´ Aa)
	F2	1/3 AA	2/3 (1/4AA : 2/4Aa : 1/4 aa)
	Tỉ lệ kiểu gen: (1/3 + 2/3.1/4) AA : 2/3.2/4 Aa : 2/3.1/4 aa
	3/6 AA : 2/6 Aa : 1/6 aa
	Tỉ lệ kiểu hình: 5 đỏ : 1 trắng.
c. Khi các cây hoa đỏ giao phấn:
Phép lai
Kiểu gen
Kiểu hình
1/3.1/3 (AA ´ AA)
1/9 AA
1/9 đỏ
2.1/3.2/3 (AA ´ Aa)
2/9 AA : 2/9 Aa
4/9 đỏ
2/3.2/3 (Aa ´ Aa)
1/9 AA : 2/9 Aa : 1/9 aa
3/9 đỏ : 1/9 trắng
	Tỉ lệ kiểu gen ở F2 : 4/9 AA : 4/9 Aa : 1/9 aa
Tỉ lệ kiểu hình:	8 đỏ : 1 trắng.
Bài 2.ở người, nhóm máu A, B, O, AB do 3 alen IA, IB, IO quy định. 
	Nhóm máu A có kiểu gen IA IA, IA IO
	Nhóm máu B có kiểu gen IB IB, IB IO
	Nhóm máu AB có kiểu gen IA IB
	Nhóm máu O có kiểu gen IO IO
a. Hãy xác định số loại kiểu gen có thể có trong quần thể.
b. Để các con sinh ra có đầy đủ các nhóm máu thì bố mẹ phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?
c. Để con sinh ra chắc chắn có nhóm máu B thì kiểu gen và kiểu hình của bố mẹ phải như thế nào?
Hướng dẫn giải:
a. Số loại kiểu gen có trong quần thể người:
	 loại
	IA IA, IA IO, IB IB, IB IO, IA IB, IO IO
b. Để co có nhóm máu AB, kiểu gen IA IB ® một bên cho giao tử IA , một bên cho giao tử IB.
Để co có nhóm máu O, kiểu gen IO IO ® mỗi bên cho giao tử IO. 
® Bố mẹ phải có kiểu gen IA IO (nhóm máu A) và IB IO (nhóm máu B).
	Sơ đồ lai:
	P	IA IO	´	IB IO
	G	IA , IO	IB , IO
	F1 	IA IO, IB IO , IA IB , IO IO
Kiểu hình: 1 nhóm máu A :1 nhóm máu B :1 nhóm máu AB :1 nhóm máu O
c. Để con chắc chắn có nhóm máu B thì bố hoặc mẹ phải cho 100% giao tử chứa IB ® kiểu gen IBIB cơ thể còn lại phải cho giao tử IO và (hoặc) IB.
Sơ đồ lai: 
	- P	IB IB ´ IB IB
	- P	IB IB ´ IB IO
Bài 3: Ở thực vật, có hai phép lai giữa các cá thể (F1) dị hợp tử về hai cặp gen (kí hiệu hai cặp gen này là A, a và B, b), mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn.
Trong phép lai 1: Hai cặp gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng; Trong phép lai 2: Hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau.
a) Trường hợp nào thì số loại giao tử và tỉ lệ các loại giao tử ra từ các cá thể F1 ở hai phép lai giống nhau? Khi đó, tỉ lệ kiểu hình trội về cả hai tính trạng ở F2 là bao nhiêu ?
 b) Viết các kiểu gen cùng có kiểu hình trội cả về hai tính trạng ở mỗi phép lai.
Hướng dẫn giải:
a) Tỉ lệ các loại giao tử ở hai phép lai là giống nhau trong trường hợp ở phép lai 1 mỗi bên đều có hoán vị gen với tần số bằng 50%, còn ở phép lai 2 các gen phân ...  .
a) Hãy cho biết quy luật di truyền nào chi phối hình dạng quả của cây? Giải thích.
b) Nếu cho cây F1 giao phấn với nhau thì tỉ lệ các cây quả tròn thuần chủng ở F2 là bao nhiêu ?
Hướng dẫn giải:
a) Xác định quy luật di truyền: Hình dạng quả của cây bị chi phối bởi quy luật tương tác gen.
Giải thích:
+ Vì P thuần chủng ® F1 dị hợp ; F1 x P ® F2 thu được 4 kiểu tổ hợp (tỉ lệ 1 quả dài : 3 quả tròn) ® F1 phát sinh 4 loại giao tử ® F1 chứa 2 cặp gen dị hợp ® có hiện tượng tương tác gen.
+ F1 dị hợp hai cặp gen, quả dẹt là do tương tác bổ trợ của 2 gen trội không alen.
Quy ước: A- B- quả dẹt ; A- bb, aaB – aabb: quả tròn
b) Tỉ lệ cây quả tròn thuần chủng ở F2:
(1/4 Ab . 1/4 Ab) + (1/4 aB . 1/4 aB) + (1/4 ab . 1/4 ab) 
= 1/16(Aabb) + 1/16(aaBB) + 1/16(aabb) = 3/16
Bài 5:	Người ta cho một cây hoa giao phấn với hai cây khác:
- Với cây thứ nhất thu được 101 cây hoa đỏ; 305 cây hoa trắng.
- Với cây thứ hai thu được thế hệ lai phân li theo tỉ lệ 55 cây hoa đỏ : 37 cây hoa hồng : 6 cây hoa trắng.
	Hãy biện luận và viết sơ đồ laic ho mỗi trường hợp. Biết rằng, gen nằm trên NST thường. 
Hướng dẫn giải:
- Xét phép lai 2: 
F1 có tỉ lệ kiểu hình là 9 đỏ : 6 hồng : 1 trắng ® đây là tỉ lệ của quy luật tương tác bổ trợ.
F1 có 16 tổ hợp giao tử = 4 loại giao tử ´ 4 loại giao tử ® P dị hợp tử 2 cặp gen (giả sử AaBb).
	Sơ đồ lai:	P	AaBb 	 ´ 	AaBb
	G AB; Ab; aB; ab	AB; Ab; aB; ab
	F1 9A-B- : 3 A-bb : 3 aaB- : 1 aabb.
	 9 đỏ : 6 hồng : 1 trắng
Giải thích: 	A-B- : hoa đỏ
	A-bb : hoa hồng
	aaB- : hoa hồng
	aabb : hoa trắng
- Xét phép lai 1:
F1 có tỉ lệ 1 đỏ : 3 trắng Û 4 tổ hợp giao tử = 4 loại giao tử ´ 1 loại giao tử.
	Sơ đồ lai:	P	AaBb	´ 	aabb
	G AB; Ab; aB; ab	ab
	F1 1 AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1 aabb
	 1 đỏ : 3 trắng
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Chọn phương án đúng
1. Phương pháp độc đáo của Menđen trong việc nghiên cứu tính quy luật của hiện tượng di truyền là:
A. Lai giống. B. Lai phân tích. C. Phân tích cơ thể lai.
D. Sử dụng thống kê toán học. E. Tạo dòng thuần.
2. Dòng thuần về một tính trạng là:
A. Dòng có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, các thế hệ con cháu không phân li có kiểu hình giống bố mẹ.
B. Đồng hợp về kiểu gen và đồng nhất về kiểu hình. C. Dòng luôn có kiểu gen đồng hợp trội.
D. A và B. E. A và C.
3. Cơ sơ tế bào học của quy luật phân li của Menđen là:
A. Sự tự nhân đôi của NST ở kì trung gian và sự phân li đồng đều của NST ở kì sau của quá trình giảm phân.
B. Sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng (dẫn tới sự phân li độc lập của các gen tương ứng) tạo các loại giao tử và tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong thụ tinh.
C. Sự phân li đồng đều của cặp NST tương đồng trong giảm phân và tổ hợp lại của cặp NST tương đồng trong thụ tinh.
D. Sự tự nhân đôi, phân li của các NST trong giảm phân và sự tổ hợp lại của các NST trong thụ tinh.
E. Các gen nằm trên một NST và phân li cùng nhau trong quá trình phân bào. 
4. Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li là:
A. Bố mẹ phải thuần chủng về cặp tính trạng tương phản đem lai.
B. Tính trạng trội phải trội hoàn toàn. C. Số lượng cá thể thu được của phép lai phải đủ lớn.
D. A và B. E. A, B và C.
5. Lai phân tích là phép lai:
A. Giữa 2 cơ thể có tính trạng tương phản nhau.
B. Giữa 2 cơ thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản. 
C. Giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen.
D. Giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn tương phản để kiểm tra kiểu gen.
E. Giữa cơ thể mang kiểu gen trội với cơ thể có kiểu gen lặn.
6. Cặp phép lai nào sau đây là phép lai thuận nghịch?
A. ♀AA x ♂aa và ♀AA x ♂aa	 B. ♀Aa x ♂aa và ♀ aa x ♂ AA	
C. ♀AABb x ♂aabb và ♀AABb x ♂aaBb	 D. ♀AABB x ♂aabb và ♀ aabb x ♂AABB
E. ♀AaBb x ♂AaBb và ♀AABb x ♂aabb
7. Trong trường hợp trội không hoàn toàn. Tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của phép lai P Aa x Aa lần lượt là:
A. 1 : 2 : 1 và 1 : 2 : 1. B. 3 : 1 và 1 : 2 : 1. C. 1 : 2 : 1 và 3 : 1.
D. 3 : 1 và 3 : 1. E. 1 : 2 : 1 và 1 : 1.
8. Khi cho P hoa màu đỏ x hoa màu trắng được F1 toàn hoa màu đỏ. Cho rằng mỗi gen quy định một tính trạng. Kết luận nào có thể được rút ra từ kết quả phép lai này?
A. Đỏ là tính trạng trội hoàn toàn. B. P thuần chủng. C. F1 dị hợp tử.
D. A và B. E. A, B và C.
 9. Nội dung chủ yếu của quy luật phân li độc lập là:
A. ở F2 mỗi cặp tính trạng xét riêng rẽ đều phân li theo tỉ lệ 3 : 1.
B. Sự phân li của cặp gen này phụ thuộc vào cặp gen khác, dẫn đến sự di truyền của các tính trạng phụ thuộc vào nhau.
C. Sự phân li của cặp gen này không phụ thuộc vào cặp gen khác, dẫn đến sự di truyền riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng.
D. Nếu P khác nhau về n cặp tính trạng tương phản thì phân li kiểu hình ở F2 là (3 + n)n.
E. Nếu P khác nhau về n cặp gen dị hợp thì số loại kiểu gen ở F1 là 3n.
10. Điều kiện quan trọng nhất của quy luật phân li độc lập là:
A. Bố mẹ phải thuần chủng về tính trạng đem lai. B. Tính trạng trội phải trội hoàn toàn.
C. Số lượng cá thể phải đủ lớn. D. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau.
E. Các gen phải tác động riêng rẽ lên sự hình thành các tính trạng.
11. Nội dung chủ yếu của quy luật tương tác gen không alen là:
A. Các gen không alen tương tác bổ trợ cho nhau quy định kiểu hình mới.
B. Các gen không alen tương tác át chế lẫn nhau quy định kiểu hình mới.
C. Hai hay nhiều gen không alen có thể cùng tác động lên sự biểu hiện của một tính trạng.
D. Một gen cùng quy định nhiều tính trạng. E. A và B.
12. ở một loài thực vật, khi lai giữa dạng hoa đỏ thẫm thuần chủng với dạng hoa trắng thuần chủng được F1 toàn hoa màu hồng. Khi cho F1 tự thụ phấn ở F2 thu được tỉ lệ: 1 đỏ thẫm : 4 đỏ tươi : 6 hồng : 4 đỏ nhạt : 1 trắng.
Quyluật di truyền đã chi phối phép lai này là:
A. Tương tác át chế giữa các gen không alen. B. Tương tác bổ trợ giữa các gen không alen.
C. Tương tác cộng gộp giữa các gen không alen. D. Phân li độc lập. E. Hoán vị gen. 
13. ý nghĩa của liên kết gen là:
A. Hạn chế sự xuất hiện các biến dị tổ hợp. B. Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng.
C. Làm tăng các biến dị tổ hợp. D. A và B. E. B và C.
14. Muốn phân biệt di truyền liên kết hoàn toàn với di truyền đa hiệu người ta sử dụng phương pháp:
A. Lai phân tích. B. Cho trao đổi chéo. C. Gây đột biến. D. A và B. E. B và C.
15. Nội dung cơ bản của quy luật hoán vị gen là: 
A. Các gen trên một NST thì phân li cùng nhau trong quá trình phân bào hình thành nhóm gen liên kết. 
B. Trong quá trình giảm phân, phát sinh giao tử hai gen tương ứng trên một cặp NST tương đồng có thể đổi chỗ cho nhau.
C. Khoảng cách giữa 2 cặp gen càng lớn thì sức liên kết càng nhỏ và tần số hoán vị gen càng cao.
D. B và C. E. A, B và C.
16. ý nghĩa của hoán vị gen là:
A. Làm tăng các biến dị tổ hợp.
B. Các gen quý nằm trên các NST khác nhau có thể tổ hợp với nhau thành nhóm gen liên kết mới.
C. ứng dụng lập bản đồ di truyền. D. A và B. E. A, B và C.
17. Một tế bào có kiểu gen khi giảm phân bình thường thực tế cho mấy loại tinh trùng:
	A. 1	B. 2	C. 4
	D. 8	E. 16
18. Một cơ thể có kiểu gen khi giảm phân có trao đổi chéo xảy ra có thể cho tối đa mấy loại trứng:
	A. 2	B. 4	C. 8
	C. 16	E. 32
19. Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội hoàn toàn, các gen liên kết hoàn toàn. Kiểu gen khi lai phân tích sẽ cho thế hệ lai có tỉ lệ kiểu hình là:
A. 3 : 3 : 1 : 1. B. 1 : 1 : 1 : 1. C. 1 : 2 : 1. D. 3 : 1. E. 9 : 3 : 3 : 1.
20. Khi cho P dị hợp tử về 2 cặp gen không alen (mỗi gen một tính trạng) lai phân tích. Tần số hoán vị gen được tính bằng:
A. Phần trăm số cá thể có hoán vị gen trên tổng số cá thể thu được trong phép lai phân tích.
B. Phần trăm số cá thể có kiểu hình giống P trên tổng số cá thể thu được trong phép lai phân tích.
C. Phần trăm số cá thể có kiểu hình khác P trên tổng số cá thể thu được trong phép lai phân tích.
D. Phần trăm số cá thể có kiểu hình trội. E. Phần trăm số cá thể có kiểu lặn.
21. Loại tế bào nào sau đây có chứa NST giới tính?
A. Tế bào giao tử. B. Tế bào sinh dưỡng.	C. Tế bào sinh dục sơ khai.	D. A và B.	E. A, B và C.
22. Sự hình thành các tính trạng giới tính trong đời cá thể chịu sự chi phối của yếu tố nào?
A. Sự tổ hợp của NST giới tính trong thụ tinh.	B. ảnh hưởng của môi trường và các hoocmon sinh dục.
C. Do NST mang gen quy định tính trạng.	D. A và B.	E. A, B và C.
23. Ở loài giao phối, cơ sở vật chất chủ yếu quy định tính trạng của mỗi cá thể là:
A. Nhân của giao tử.	B. Tổ hợp NST trong nhân của hợp tử.
C. Bộ NST trong tế bào sinh dục.	D. Bộ NST trong tế bào sinh dưỡng.	E. C và D.
24. Ở chim, bướm NST giới tính của cá thể đực thuộc dạng:
A. Đồng giao tử.	B. Dị giao tử.	C. XO.	D. XXY.	E. XYY
25. Hiện tượng di truyền thẳng liên quan đến trường hợp nào sau đây?
A. Gen trội trên NST thường.	B. Gen lặn trên NST thường.
C. Gen trên NST Y.	D. Gen lặn trên NST X.	E. Gen trội trên NST X.
26. Bệnh nào sau đây là do gen lặn di truyền liên kết giới tính?
A. Bạch tạng.	B. Thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm. 	C. Điếc di truyền. 	D. Mù màu.	E. Đao.
27. Cơ sở tế bào học của di truyền liên kết với giới tính là:
A. Các gen quy định tính trạng thường nằm trên NST giới tính. 	
B. Sự phân li, tổ hợp của NST giới tính dẫn tới sự phân li, tổ hợp của các gen quy định tính trạng thường nằm trên NST giới tính.
C. Sự phân li, tổ hợp của NST giới tính dẫn tới sự phân li, tổ hợp của các gen quy định tính trạng giới tính.
D. Sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của các NST thường.
E. Các gen quy định tính trạng giới tính và tính trạng thường liên kết với nhau trên NST giới tính.
28. ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính là:
A. Giải thích được một số bệnh, tật di truyền liên quan đến NST giới tính như bệnh mù màu, máu khó đông
B. Có thể sớm phân biệt được cá thể đực, cái nhờ các gen liên kết với giới tính.
C. Chủ sinh con theo ý muốn. 	D. A và B.	E. A, B và C.
29. Hiện tượng di truyền theo dòng mẹ liên quan với trường hợp nào sau đây?
A. Gen trên X. B. Gen trên Y. C. Gen trong tế bào chất.	D. Gen trên NST thường.	E. Gen trên NST giới tính.
30. Để xác định một tính trạng nào đó do gen nhân hay gen tế bào chất người ta sử dụng phương pháp:
A. Lai gần. B.Lai xa. C. Lai phân tích.	D.Lai thuận nghịch.	E. Lai trở lại.
31. Dạng biến dị nào sau đây là thường biến?
A. Bệnh máu khó đông ở người. 	 	B.Bệnh dính ngón tay số 2 và 3 ở người.
C.Bệnh mự màu ở người.	 D. Hiện tượng co mạch máu và da tái lại ở thú khi trời rét.
32. Điểm khác nhau cơ bản nhất phân biệt đột biến và thường biến là:
A. Đột biến phát sinh vô hướng, thường biến biến đổi theo một hướng xác định.
B. Biến đổi đột ngột, gián đoạn về kiểu hình, thường biến biến đổi liên tục, đồng loạt.
C. Đột biến có thể di truyền, thường biến không di truyền được cho thế hệ sau.
D. Đột biến có ý nghĩa hơn thường biến đối với tiến hóa.
E. Đột biến không dự đoán được , thường biến có thể dự đoán được kết quả. 
Đáp án câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương II.
1.C
2.D
3.C
4.E
5.D
6.D
7.A
8.E
9.C
10.D
11.C
12.C
13.D
14.E
15.D
16.E
17.B
18.C
19.B
20.A
21.E
22.D
23.B
24.A
25.C
26.D
27.B
28.D
29.C
30.D
31.D
32.C

Tài liệu đính kèm:

  • docon tap sinh hoc 12.doc