Ôn tập môn Hóa học Lớp 12 - Dãy điện hóa của kim loại

Ôn tập môn Hóa học Lớp 12 - Dãy điện hóa của kim loại

Câu 4: Biết thứ tự của các cặp oxi hóa - khử trong dãy điện hóa được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá của các ion như sau: Ag+/Ag, Fe3+/Fe2+, Cu2+/Cu, Fe2+/Fe. Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?

A. Ag+ + Fe2+. B. Ag+ + Cu. C. Cu + Fe3+. D. Cu2+ + Fe2+.

Câu 5: Khối lượng thanh sắt giảm đi trong trường hợp nhúng vào dung dịch nào sau đây ?

A. Fe2(SO4)3. B. CuSO4. C. AgNO3. D. MgCl2.

Câu 6: Dãy gồm các kim loại chỉ khử được Fe(III) về Fe(II) trong dung dịch muối là :

A. Mg, Al. B. Fe, Cu. C. Cu, Ag. D. Mg, Fe.

Câu 7: Ngâm hỗn hợp hai kim loại gồm Zn, Fe vào dung dịch CuSO4. Sau khi kết thúc phản ứng thu được chất rắn X gồm hai kim loại và dung dịch Y. Kết luận nào sau đây đúng?

A. X gồm Zn, Cu. B. Y gồm FeSO4, CuSO4.

C. Y gồm ZnSO4, CuSO4. D. X gồm Fe, Cu.

Câu 8: Ngâm bột sắt vào dung dịch gồm Cu(NO3)2 và AgNO3. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X gồm hai

muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Kết luận nào sau đây đúng?

A. X gồm Fe(NO3)2, Cu(NO3)2. B. X gồm Fe(NO3)2, Fe(NO3)3. C. Y gồm Fe, Cu. D. Y gồm Fe, Ag.

 

doc 6 trang Người đăng Le Hanh Ngày đăng 01/06/2024 Lượt xem 66Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Hóa học Lớp 12 - Dãy điện hóa của kim loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập Dãy điện hóa của kim loại
Câu 1: Dãy gồm các ion xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa là
A. Zn2+, Cu2+, Fe2+, Ag+. B. Zn2+, Cu2+, Fe2+, Ag+. C. Zn2+, Fe2+, Cu2+, Ag+. D. Fe2+, Zn2+, Cu2+, Ag+.
Câu 2: Cho các phản ứng hóa học sau: Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu ; Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+. Nhận xét nào sau đây sai? A. Tính khử của Fe mạnh hơn Cu. B. Tính oxi hóa của Fe3+ mạnh hơn Cu2+.
C. Tính oxi hóa của Fe2+ yếu hơn Cu2+. D. Tính khử của Cu yếu hơn Fe2+.
Câu 3: Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là
A. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2. B. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2.
C. AgNO3 và Zn(NO3)2. D. Fe(NO3)2 và AgNO3.
Câu 4: Biết thứ tự của các cặp oxi hóa - khử trong dãy điện hóa được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá của các ion như sau: Ag+/Ag, Fe3+/Fe2+, Cu2+/Cu, Fe2+/Fe. Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A. Ag+ + Fe2+. B. Ag+ + Cu. C. Cu + Fe3+. D. Cu2+ + Fe2+.
Câu 5: Khối lượng thanh sắt giảm đi trong trường hợp nhúng vào dung dịch nào sau đây ?
A. Fe2(SO4)3. B. CuSO4. C. AgNO3. D. MgCl2.
Câu 6: Dãy gồm các kim loại chỉ khử được Fe(III) về Fe(II) trong dung dịch muối là :
A. Mg, Al. B. Fe, Cu. C. Cu, Ag. D. Mg, Fe.
Câu 7: Ngâm hỗn hợp hai kim loại gồm Zn, Fe vào dung dịch CuSO4. Sau khi kết thúc phản ứng thu được chất rắn X gồm hai kim loại và dung dịch Y. Kết luận nào sau đây đúng?
A. X gồm Zn, Cu. B. Y gồm FeSO4, CuSO4.
C. Y gồm ZnSO4, CuSO4. D. X gồm Fe, Cu.
Câu 8: Ngâm bột sắt vào dung dịch gồm Cu(NO3)2 và AgNO3. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X gồm hai
muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Kết luận nào sau đây đúng?
A. X gồm Fe(NO3)2, Cu(NO3)2. B. X gồm Fe(NO3)2, Fe(NO3)3. C. Y gồm Fe, Cu. D. Y gồm Fe, Ag.
Câu 9: Cho hợp kim Al, Mg, Ag vào dung dịch CuCl2. Sau phản ứng thu được hỗn hợp 3 kim loại là
A. Cu, Al, Mg. B. Ag, Mg, Cu. C. Al, Cu, Ag. D. Al, Ag, Mg.
Câu 10: Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là A. Fe, Cu, Ag. B. Al, Cu, Ag. C. Al, Fe, Cu. D. Al, Fe, Ag.
Câu 11: Trong số các kim loại Mg, Fe, Cu, kim loại có thể đẩy Fe ra khỏi dung dịch Fe(NO3)3 là
A. Mg. B. Mg và Cu. C. Fe và Mg. D. Cu và Fe.
Câu 12: Cho 5,5 gam hỗn hợp bột Al và Fe (trong đó số mol Al gấp đôi số mol Fe) vào 300 ml dung dịch AgNO3
1M. Khuấy kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 33,95 gam. B. 35,20 gam. C. 39,35 gam. D. 35,39 gam.
Câu 13: Ngâm một vật bằng Cu có khối lượng 15 gam trong 340 gam dung dịch AgNO3 6%. Sau một thời gian lấy vật ra thấy khối lượng AgNO3 giảm 25%. Khối lượng của vật sau phản ứng là
A. 3,24 gam. B. 2,28 gam. C. 17,28 gam. D. 24,12 gam.
Câu 14: Hoà tan 5,4 gam bột Al vào 150 ml dung dịch X chứa Fe(NO3)3 1M và Cu(NO3)2 1M. Kết thúc phản ứng thu được m gam rắn. Giá trị của m làA. 10,95. B. 13,20. C. 13,80. D. 15,20.
Câu 15: Cho hỗn hợp kim loại Mg, Zn, Fe vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X gồm 3 muối và chất rắn Y gồm 3 kim loại. Ba muối trong X là
A. Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3. B. Mg(NO3)2, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2.
C. Mg(NO3)2, Zn(NO3)2, Fe(NO3)3. D. Mg(NO3)2, Zn(NO3)2, Fe(NO3)2.
Câu 16: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch FeCl3 là
A. Fe, Mg, Cu, Ag, Al. B. Fe, Zn, Cu, Al, Mg.
C. Cu, Ag, Au, Mg, Fe. D. Au, Cu, Al, Mg, Zn
Câu 17: Cho x mol Mg vào dung dịch chứa y mol Cu(NO3)2 và z mol AgNO3, sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch 2 muối. Mối quan hệ giữa x, y, z là
A. 0,5z ≤ x < 0,5z + y. B. z ≤ a < y + z. C. 0,5z ≤ x ≤ 0,5z + y. D. x < 0,5z + y.
Câu 18: Cho 300 ml dung dịch AgNO3 vào 200 ml dung dịch Fe(NO3)2 sau khi phản ứng kết thúc thu được 19,44 gam chất rắn và dung dịch X trong đó số mol của Fe(NO3)3 gấp đôi số mol của Fe(NO3)2 còn dư. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa bao nhiêu gam hỗn hợp bột kim loại gồm Al và Mg (tỉ lệ mol 1 : 3) là
A. 11,88 gam. B. 7,92 gam. C. 8,91 gam. D. 5,94 gam.
Câu 19: Cho x mol Fe tác dụng với dung dịch chứa y mol AgNO3. Để dung dịch sau phản ứng tồn tại các ion
Fe3+, Fe2+ thì giá trị của a = y/x là
A. 3 < a < 3,5. B. 1 < a < 2. C. 0,5 < a < 1. D. 2 < a < 3.
Câu 20: Cho hỗn hợp bột gồm 1,68 gam Fe và 0,36 gam Mg tác dụng với 375 ml dung dịch CuSO4 a mol/l khuấy nhẹ cho đến khi dung dịch mất màu xanh. Nhận thấy khối lượng kim loại thu được sau phản ứng là 2,82 gam. Giá trị của a là
A. 0,10. B. 0,08. C. 0,25. D. 0,06.
Câu 22: Cho các cặp oxi hoá khử theo đúng trật tự của dãy điện hoá: Fe2+/Fe, 2H+/H2, Cu2+/Cu. Fe3+/Fe2+, Ag+/Ag. Dựa trên dãy điện hoá trên, có bao nhiêu chất trong số các chất phản ứng được với nhau trong số các chất sau: Cu, Fe, Ag và các dung dịch HCl, H2SO4, FeCl2, FeCl3?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
2+
Câu 23: Nhúng một lá Zn mỏng vào dung dịch Ni
sẽ có một lớp kim loại Ni mỏng phủ trên bề mặt lá Zn. Nhúng Sn
vào dung dịch muối trên, không có hiện tượng gì xảy ra. Các cặp oxi hoá - khử của các kim loại trên xếp theo thứ tự tính oxi hoá của cation tăng dần là
2+ 2+ 2+
2+ 2+ 2+
A. Ni
/Ni, Sn
/Sn, Zn
/Zn. B. Zn
/Zn, Ni
/Ni, Sn
/Sn.
2+ 2+ 2+
2+ 2+ 2+
C. Sn
/Ni, Ni
/Sn, Sn
/Zn. D. Zn
/Zn, Sn
/Sn, Ni
/Ni.
Câu 24: Cho một lượng bột Zn vào dung dịch X gồm FeCl2 và CuCl2. Khối lượng chất rắn sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn nhỏ hơn khối lượng Zn ban đầu là 0,5 gam. Cô cạn phần dung dịch sau phản ứng thu được 13,6 gam muối khan. Tổng khối lượng các muối trong X là
A. 13,1 gam. B. 19,5 gam. C. 14,1 gam. D. 17,0 gam.
Câu 25: Nhúng một thanh kẽm và một thanh sắt vào cùng một dung dịch CuSO4. Sau một thời gian lấy 2 thanh kim loại ra thấy trong dung dịch còn lại có nồng độ mol ZnSO4 bằng 2,5 lần nồng độ mol của FeSO4. Mặt khác, khối lượng dung dịch giảm 2,2 gam. Khối lượng của đồng bám lên thanh kẽm và thanh sắt lần lượt là
A. 12,8 gam; 32 gam. B. 64 gam; 25,6 gam. C. 32 gam; 12,8 gam. D. 25,6 gam; 64 gam.
Câu 26: Nhúng thanh kẽm vào dung dịch chứa 8,32 gam CdSO4. Sau khi khử hoàn toàn ion Cd2+ khối lượng thanh kẽm tăng 2,35% so với ban đầu. Khối lượng thanh kẽm ban đầulà
A. 60 gam. B. 70 gam. C. 80 gam. D. 90 gam.
Câu 27: Nhúng thanh kim loại M hoá trị II vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng giảm 0,05%. Mặt khác, nhúng thanh kim loại trên vào dung dịch Pb(NO3)2, sau một thời gian thấy khối lượng tăng 7,1%. Biết rằng số mol của CuSO4 và Pb(NO3)2 tham gia ở 2 trường hợp là như nhau. Kim loại M đó là
A. Mg. B. Al. C. Fe. D. Zn.
Câu 28: Hoà tan 3,28 gam hỗn hợp muối CuCl2 và Cu(NO3)2 vào nước được dung dịch X. Nhúng Mg vào dung dịch X cho đến khi mất màu xanh của dung dịch. Lấy thanh Mg ra cân lại thấy tăng thêm 0,8 gam. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 1,28. B. 2,48. C. 4,13. D. 1,49.
Câu 29: Cho hai thanh sắt có khối lượng bằng nhau.
- Thanh 1 nhúng vào dung dịch có chứa a mol AgNO3.
- Thanh 2 nhúng vào dung dịch có chứa a mol Cu(NO3)2.
Sau phản ứng lấy thanh sắt ra, sấy khô và cân lại, ta thấy
A. Khối lượng hai thanh sau nhúng vẫn bằng nhau nhưng khác ban đầu. B. Khối lượng thanh 2 sau nhúng nhỏ hơn khối lượng thanh 1 sau nhúng. C. Khối lượng thanh 1 sau nhúng nhỏ hơn khối lượng thanh 2 sau nhúng. D. Khối lượng 2 thanh không đổi vẫn như trước khi nhúng.
Câu 30: Nhúng một thanh kim loại Al và một thanh Fe vào dung dịch Cu(NO3)2 sau một thời gian lấy 2 thanh kim loại ra thấy khối lượng dung dịch còn lại chứa Al(NO3)3 và Fe(NO3)2 với tỉ lệ mol 3:2 và khối lượng dung dịch giảm 2,32 gam (các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Khối lượng Cu bám vào thanh Al và Fe là
A. 4,16 gam. B. 2,88 gam. C. 1,28 gam. D. 2,56 gam.
Câu 31: Nhung m gam kim loại M hoá trị II vào dung dịch CuSO4 sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng giảm 0,075%. Mặt khác, khi nhúng m gam thanh kim loại trên vào dung dịch Pb(NO3)2 sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng thanh kim loại tăng 10,65% (biết số mol của CuSO4 và Pb(NO3)2 tham gia ở 2 trường hợp là như nhau). Kim loại M là
A. Mg. B. Zn. C. Mn. D. Ag.
Câu 32: Ngâm một lá kẽm vào dung dịch chứa 2,24 gam ion kim loại M2+ có trong thành phần muối sunfat. Phản ứng xong lấy lá kẽm ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, khối lượng lá kẽm tăng thêm 0,94 gam. Công thức phân tử muối sunfat là
A. CdSO4. B. CuSO4. C. FeSO4. D. NiSO4.
Câu 33: Cho a gam hỗn hợp bột các kim loại Ni và Cu vào dung dịch AgNO3 dư, khuấy kĩ cho đến khư phản ứng
kết thúc thu được 54 gam kim loại. Mặt khác, cũng cho a gam hỗn hợp bột kim loại trên vào dung dịch CuSO4 dư,
khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc thu được (a + 0,5) gam kim loại. Giá trị của a là
A. 5,9. B. 15,5. C. 32,4. D. 9,6.
Câu 34: Người ta phủ một lớp bạc trên một vật bằng đồng có khối lượng 8,48 gam bằng cách ngâm vật đó trong dung dịch AgNO3. Sau một thời gian lấy vật đó ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô cân được 10 gam. Khối lượng của Ag đã phủ trên bề mặt của vật là
A. 1,52 gam. B. 2,16 gam. C. 1,08 gam. D. 3,2 gam.
Câu 35: Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư CuSO4. Sau khi kết thúc các phản ứng, lọc bỏ phần dung dịch thu được m gam bột rắn. Thành phần phần trăm khối lượng của Zn trong hỗn hợp ban đầu là
A. 90,27%. B. 85,30%. C. 82,20%. D. 12,67%.
Câu 36: Ngâm thanh Fe vào dung dịch chứa 0,03 mol Cu(NO3)2 một thời gian, lấy thanh kim loại ra thấy trong dung dịch chỉ còn chứa 0,01 mol Cu(NO3)2. Giả sử kim loại sinh ra bám hết vào thanh Fe. Hỏi khối lượng thanh Fe tăng hay giảm bao nhiêu gam?
A. Tăng 0,08 gam. B. Tăng 0,16 gam. C. Giảm 0,08 gam. D. Giảm 0,16 gam.
Câu 37: Ngâm một vật bằng Cu có khối lượng 10 gam trong 250 ml dung dịch AgNO3 4%. Khi lấy vật ra khỏi dung dịch thì khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%. Khối lượng của vật sau phản ứng là
A. 27 gam. B. 10,76 gam. C. 11,08 gam. D. 17 gam.
Câu 38: Có 2 lá kim loại cùng chất, cùng khối lượng, có khả năng tạo ra hợp chất có số oxi hoá là +2. Một lá được ngâm trong dung dịch Pb(NO3)2 và lá kia được ngâm trong dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian ta lấy các kim loại ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô. Nhận thấy khối lượng lá kim loại ngâm trong dung dịch muối chì tăng 19%, còn lá kim loại kia giảm 9,6%. Biết rằng trong 2 phản ứng trên, khối lượng các kim loại bị hoà tan như nhau. Lá kim loại đã dùng là A. Mg. B. Zn. C. Cd. D. Fe.
Câu 39: Hoà tan 25 gam muối CuSO4.5H2O vào nước được 500 ml dung dịch. Cho dần mạt sắt vào 50 ml dung dịch trên, khuấy nhẹ cho đến khi hết màu xanh. Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu gam?
A.Tăng 0,8 gam. B. Tăng 0,08 gam. C. Giảm 0,08 gam. D. Giảm 0,8 gam.
Câu 40: Cho một lá đồng vào 20 ml dung dịch AgNO3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy lá đồng rửa nhẹ, làm khô và cân thì thấy khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52 gam. Nồng độ mol của dung dịch AgNO3 là
A. 1,5M. B. 0,9M. C. 1M. D. 2,6M.
Câu 41: Ngâm một thanh sắt vào dung dịch chứa 1,6 gam muối sunfat của kim loại trong nhóm IIA. Sau phản ứng thanh sắt tăng thêm 0,08 gam. Công thức phân tử của muối sunfat là
A. PbSO4. B. CaSO4. C. CuSO4. D. FeSO4.
Câu 42: Người ta phủ một lớp bạc trên đồ vật bằng đồng có khối lượng 8,48 gam bằng cách ngâm vật đó trong
dung dịch AgNO3. Sau khi ngâm một thời gian, người ta lấy vật đó ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, cân nặng
10 gam. Khối lượng của bạc phủ trên bề mặt của vật là
A. 2,61 gam. B. 2,16 gam. C. 3,1 gam. D. 2,5 gam.
Câu 43: Chất nào sau đây có thể oxi hoá Zn thành Zn2+?
A. Fe. B. Al3+. C. Ag+. D. Mg2+.
Câu 44: Nhúng một lá Mg vào dung dịch 2 muối FeCl3 và FeCl2. Sau một thời gian lấy là Mg ra làm khô rồi cân lại thấy khối lượng Mg giảm so với ban đầu. Dung dịch sau phản ứng có cation nào sau đây?
AQA. Mg2+. B. Mg2+ và Fe2+. C. Mg2+, Fe2+ và Fe3+. D. B hoặc C.
Câu 45: Cho 3 kim loại Al, Fe, Cu và 4 dung dịch ZnSO4, AgNO3, CuCl2, MgSO4. Kim loại nào tác dụng với cả 4 dung dịch muối trên?A. Al. B. Fe. C. Cu. D. Không có kim loại nào.
Câu 46: Cho Cu dư tác dụng với dung dịch AgNO3 được dung dịch X. Cho Fe dư vào dung dịch X được dung dịch Y. Dung dịch Y chứa:
A. Fe(NO3)2. B. Fe(NO3)3. C. Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2. D. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2.
Câu 47: Hỗn hợp X gồm 3 kim loại: Fe, Ag, Cu. Cho X vào dung dịch Y chỉ chứa 1 chất tan, khuấy kĩ cho đến khi phản
ứng kết thúc thấy Fe và Cu tan hết và còn lại Ag không tan đúng bằng lượng Ag vốn có trong hỗn hợp X. Chất tan trong dung dịch Y là
A. AgNO3. B. Cu(NO3)2. C. Fe2(SO4)3. D. FeSO4.
Câu 48: Cho hỗn hợp bột kim loại gồm: Fe, Ag, Cu vào dung dịch AgNO3 dư. Số phản ứng oxi hoá - khử xảy ra là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 49: Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4, để loại CuSO4 ra khỏi dung dịch có thể dùng:
A. Fe. B. Cu. C. Al. D. A hoặc C.
Câu 50: Cho hỗn hợp Cu dư, Fe vào dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch X. Chất tan trong dung dịch X là
A. Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)2.
C. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2. D. Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2.
Câu 51: Ngâm một thanh Cu trong dung dịch có chứa 0,04 mol AgNO3, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thấy
khối lượng tăng hơn sơ với lúc ban đầu là 2,28 gam. Coi toàn bộ kim loại sinh ra bám hết vào thanh Cu. Số mol AgNO3
còn lại trong dung dịch là
A. 0,01 mol. B. 0,02 mol. C. 0,015 mol. D. 0,005 mol.
2+
Câu 52: Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa hỗn hợp 3,2 gam CuSO4 và 6,24 gam CdSO4. Hỏi sau khi Cu
khử hoàn toàn thì khối lượng thanh Zn tăng hay giảm? Bao nhiêu gam?
A. Tăng 1,39 gam. B. Giảm 1,39 gam. C. Tăng 4 gam. D. Giảm 4 gam.
Câu 53: Cho 13 gam bột Zn vào dung dịch chứa 0,1 mol Fe(NO3)3, 0,1 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol AgNO3. Khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng kim loại thu được sau phản ứng là
A. 17,2 gam. B. 14,0 gam. C. 19,07 gam. D. 16,4 gam.
Câu 54: Cho m gam bột Fe vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 1M và AgNO3 4M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch 3 muối (trong đó có một muối của Fe) và 32,4 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 11,2. B. 16,8. C. 22,4. D. 5,6
Câu 55: Cho 4 cặp oxi hoá - khử: Fe2+/Fe; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag; Cu2+/Cu. Dãy cặp xếp theo chiều tăng dần về tính oxi hoá và giảm dần về tính khử là
A. Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. B. Cu2+/Cu; Fe2+/Fe;Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. C. Fe3+/Fe2+; Fe2+/Fe; Ag+/Ag; Cu2+/Cu. D. Ag+/Ag; Fe3+/Fe2+; Cu2+/Cu; Fe2+/Fe.
Câu 56: Cho dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng với Cu được FeSO4 và CuSO4. Cho dung dịch CuSO4 tác dụng với kim loại Fe được FeSO4 và Cu. Qua các phản ứng xảy ra ta thấy tính oxi hoá của các ion kim loại giảm dần theo dãy sau
A. Cu2+; Fe3+; Fe2+. B. Fe3+; Cu2+; Fe2+. C. Cu2+; Fe2+; Fe3+. D. Fe2+; Cu2+; Fe3+.
Câu 57: Cho 14 gam bột Fe vào 400 ml dung dịch X gồm AgNO3 0,5M và Cu(NO3)2 xM. Khuấy nhẹ cho tới khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 30,4 gam chất rắn Z. Giá trị của x là
A. 0,15M. B. 0,125M. C. 0,2M. D. 0,1M.
Câu 58: Cho hỗn hợp gồm 2,8 gam Fe và 0,81 gam Al vào 200 ml dung dịch X chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 8,12 gam chất rắn Z gồm 3 kim loại. Cho chất rắn Z tác dụng với dung dịch HCl dư được 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Nồng độ mol của dung dịch AgNO3 và Cu(NO3)2 lần lượt là
A. 0,1M và 0,2M. B. 0,15M và 0,25M. C. 0,28M và 0,15M. D. 0,25M và 0,1M.
Câu 59: Một thanh kim loại M hoá trị II nhúng vào 2 lít dung dịch FeSO4, sau phản ứng khối lượng thanh kim loại M tăng 32 gam. Cũng thanh kim loại ấy nhúng vào 2 lít dung dịch CuSO4, sau phản ứng khối lượng thanh M
tăng 40 gam (giả sử toàn bộ lượng kim loại thoát ra đều bám lên thanh kim loại M và các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Kim loại M đã dùng và nồng độ mol của dung dịch CuSO4 là
A. Zn và 0,4M. B. Cd và 0,6M. C. Mg và 0,5M. D. Ba và 0,7M.
Câu 60: Hoà tan một hỗn hợp bột kim loại có chứa 5,6 gam Fe và 6,4 gam Cu vào 350 ml dung dịch AgNO3 2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được là
A. 64,8 gam. B. 54 gam. C. 20,8 gam. D. 43,2 gam.
ĐÁP ÁN: DÃY ĐIỆN HOÁ CỦA KIM LOẠI
1) C
2) D
3) B
4) D
5) A
6) B
7) D
8) A
9) C
10) A
11) A
12) B
13) C
14) B
15) D
16) B
17) A
18) C
19) B
20) A
21) D
22) D
23) B
24) A
25) B
26) C
27) D
28) B
29) B
30)
31)
32) A
33) B
34) B
35) A
36) B
37) B
38) C
39) A
40) C
41) C
42) B
43) C
44) D
45) D
46) A
47) C
48) B
49) A
50) D
51) A
52) A
53) D
54) A
55) A
56) B
57) B
58) B
59) C
60) B
61) D
62) C









Tài liệu đính kèm:

  • docon_tap_mon_hoa_hoc_lop_12_day_dien_hoa_cua_kim_loai.doc