Ôn tập kiến thức cơ bản văn học nước ngoài

Ôn tập kiến thức cơ bản văn học nước ngoài

Bài 1: Thuốc

 ( Lỗ Tấn)

 I . Tác giả

- Lỗ Tấn- Chu Thụ Nhân( 1881- 1936)

- Sinh tại phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Nam Trung Quốc, trong một gia đình quan lại sa sút. Bút danh Lỗ Tấn là ghép từ họ mẹ và một kỷ niệm tuổi thơ từng tự nhắc mình Tấn hành( Nghĩa là “Đi nhanh lên”)

- Trước khi đến với văn chương, Lỗ Tấn từng ôm ấp mộng theo nghề hàng hải, rồi nghề khai mỏ mong làm giàu cho Tổ Quốc. Nhưng nỗi ám ảnh dai dẳng về hình ảnh người cha bệnh tật ốm yếu, vì không thuốc mà chết, đã khiến Lỗ Tấn quyết tâm học nghề thuốc với mục đích chữa bệnh cho người nghèo. Nhờ học giỏi, ông được nhận học bổng du học tại Nhật

- Bước ngoặt lớn về tư tưởng đến với Lỗ Tấn trong một lần đi xem phim, thấy những người Trung Quốc khỏe mạnh , hăm hở xem quân Nhật chém một người Trung Quốc làm gián điệp cho Nga, Lỗ Tấn giật mình nhận ra: Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần. Ông chuyển sang làm văn nghệ

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1115Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập kiến thức cơ bản văn học nước ngoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập kiến thức cơ bản văn học nước ngoài
Bài 1: Thuốc
 ( Lỗ Tấn)
 I . Tác giả
- Lỗ Tấn- Chu Thụ Nhân( 1881- 1936)
- Sinh tại phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Nam Trung Quốc, trong một gia đình quan lại sa sút. Bút danh Lỗ Tấn là ghép từ họ mẹ và một kỷ niệm tuổi thơ từng tự nhắc mình Tấn hành( Nghĩa là “Đi nhanh lên”)
- Trước khi đến với văn chương, Lỗ Tấn từng ôm ấp mộng theo nghề hàng hải, rồi nghề khai mỏ mong làm giàu cho Tổ Quốc. Nhưng nỗi ám ảnh dai dẳng về hình ảnh người cha bệnh tật ốm yếu, vì không thuốc mà chết, đã khiến Lỗ Tấn quyết tâm học nghề thuốc với mục đích chữa bệnh cho người nghèo. Nhờ học giỏi, ông được nhận học bổng du học tại Nhật
- Bước ngoặt lớn về tư tưởng đến với Lỗ Tấn trong một lần đi xem phim, thấy những người Trung Quốc khỏe mạnh , hăm hở xem quân Nhật chém một người Trung Quốc làm gián điệp cho Nga, Lỗ Tấn giật mình nhận ra: Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần. Ông chuyển sang làm văn nghệ
- Mục đích sáng tác: Dùng ngòi bút để phanh phui căn bệnh tinh thần quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương thuốc chạy chữa. 
- Tác phẩm tiêu biểu:( Nhiều truyện ngắn và tạp văn nổi tiếng) AQ chính truyện, Cố hương, Nhật ký người điên; Chủ đề: Phê phán quốc dân tính với thái độ tự phê phán nghiêm khắc
- Vị trí: Là nhà văn Cách mạng, bóng dáng của ông bao trùm cả văn đàn Trung Quốc thế kỷ XX, Lỗ Tấn được tôn vinh là linh hồn dân tộc
- Lỗ Tấn được Bác Hồ rất kính yêu và tìm đọc các tác phẩm từ hồi thanh niên
 II. Tác phẩm
 1. Hoàn cảnh sáng tác:
- Viết năm 1919, vào lúc cuộc vận động Ngũ tứ bùng nổ. Tác phẩm tập trung vạch rõ nguyên nhân căn bệnh đớn hèn của dân tộc Trung Hoa: Do nhân dân chìm đắm trong mê muội lạc hậu, những người Cách Mạng thì hoàn toàn xa lạ với nhân dân. Từ đó nhà văn cảnh báo: Người Trung Quốc cần suy nghĩ nghiêm túc về một phương thuốc để cứu dân tộc
 2. Tóm tắt tác phẩm:
- Một đêm thu gần về sáng, theo lời bác Cả Khang, lão Hoa trở dậy đi đến pháp trường để mua thuốc chữa bệnh cho Tiểu Thuyên- con trai lão, đang bị mắc bệnh lao. Bị chém hôm đó ở pháp trường là Hạ Du, một người làm cách mạng, do cụ Ba tố giác cháu với chính quyền để kiếm hai mươi lạng bạc nên Hạ Du bị bắt và hành hình. Nghe mọi người kể lại trong quán trà của gia đình lão Hoa, vào trong ngục, Hạ Du vẫn không sợ chết, còn dám cả gan rủ lão Nghĩa đề lao “làm giặc”. Mặc dù được chữa bằng bánh bao tẩm máu người, ai cũng cam đoan là chắc chắn sẽ khỏi, nhưng cuối cùng tiểu Thuyên vẫn không thoát khỏi cái chết
- Một buổi sớm mùa xuân, trong tiết thanh minh, tại nghĩa trang, mẹ của tiểu Thuyên và Hạ Du đều đến thăm mộ con. Hai người rất ngạc nhiên, băn khoăn tự hỏi:“Thế này là thế nào” khi nhìn thấy một vòng hoa đặt trên mộ người cách mạng. Bà mẹ tiểu Thuyên đã bước qua con đường mòn cố hữu ngăn cách giữa nghĩa địa của người chết nghèo và nghĩa địa của người chết chém hoặc chết tù để an ủi mẹ Hạ Du 
3. ý nghĩa nhan đề ( 3 lớp nghĩa cuả tác phẩm- gắn với hình tượng chiếc bánh bao)
 - Thuốc để chữa bệnh lao bằng bánh bao tẩm máu người- vị thuốc được làm từ những yếu tố kỳ quái, thiếu khao học, thể hiện sự u mê, ngu muội của người dân Trung Quốc trong thời kỳ đình đốn, trì trệ, tự thoả mãn. Phương thuốc đó đã không cứu được mạng người
 -> ở tầng nghĩa thứ nhất, tác phẩm có chủ đề chống mê tín dị đoan
 - Mọi người đều tin tưởng vào phương thuốc đó, đem sự ngu dốt thiếu khoa học ấy áp đặt cho con bệnh. Bệnh nhân thụ động chấp nhận để rồi phải trả giá bằng tính mạng. 
 -> Tầng nghĩa thứ 2 mang tính chất khai sáng: Mọi người phải giác ngộ ra thứ thuốc vốn được sùng bái này là thuốc độc. Đừng có nhắm mắt dùng liều thứ thuốc đó. Thế hệ trẻ phải độc lập suy nghĩ, có quyền quyết định tương lai của mình. Người Trung Quốc cần phải tỉnh giấc, không được ngủ mê mãi 
 - Liều thuốc được pha chế bằng máu của người làm cách mạng ngã xuống vì sự nghiệp giải phóng nhân dân, nhưng quần chúng dửng dưng mua máu đó về chữa bệnh, họ còn bàn tán, cười cợt về hành động của Hạ Du. Nghịch cảnh trớ trêu đó là do sự mê muội, ngu dốt của quần chúng, đồng thời do chính những người cách mạng còn xa rời quần chúng
 -> Tầng nghĩa thứ 3, tác giả đặt vấn đề: Phải tìm một phương thuốc tinh thần làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng 
 4. Nhân vật Hạ Du 
- Hiện lên gián tiếp qua suy nghĩ, lời nói của những người khác nhưng là đầu mối của mọi tình tiết. Là hình ảnh tượng trưng cho những người cách mạng Tân Hợi
+ Một người giác ngộ cách mạng sớm, có lý tưởng đẹp, dám đấu tranh và hi sinh cho sự nghiệp chung.( Bị bắt giam, chờ lĩnh án chém vẫn rủ đề lao “ làm giặc”)
+ Tuy nhiên, anh có nhược điểm là xa rời quần chúng, chưa giác ngộ được quần chúng nên chưa tranh thủ được sự ủng hộ của nhân dân( Mọi người gọi anh là thằng quỷ sứ, thằng nhãi con, việc làm của anh đơn giản là của một người khùng, không muốn sống nữa...)
+ Nhưng sự hi sinh của anh không hoàn toàn vô nghĩa , bởi sẽ có người tiếp nối và gieo mầm cách mạng. Cuối tác phẩm, câu hỏi chưa trả lời nhưng người đọc tự giải đáp: Phải có cuộc cách mạng của quần chúng, vì quần chúng
 5. Vòng hoa trên mộ Hạ Du 
* Đặc điểm:
- Vòng hoa nhỏ, được xếp khum khum, có hoa trắng hoa hồng đan xen với nhau
- Hoa không có gốc, không phải dưới đất mọc lên
-> Chứng tỏ: Có người đã hiểu sự hi sinh cao cả của Hạ Du, lý tưởng đẹp đẽ của anh và bày tỏ lòng cảm phục thương tiếc anh bằng vòng hoa kia
-> Vòng hoa gưỉ gắm niềm lạc quan, vững tin của tác giả vào tiền ồ Cách mạng, đó là tấm lòng ông gửi tới người liệt sĩ
* Thông điệp:
- Máu của người tử tù đã thức tỉnh một bộ phận quần chúng, đã có người hiểu được cái chết vinh quang của anh và tâm nguyện bước theo những bước chân khai phá mở đường của người cách mạng
 6. Thời gian nghệ thuật :
- Cảnh đầu: đêm thu lạnh lẽo tăm tối
- Cảnh kết: sớm mùa xuân thanh minh trong sáng
-> Thu vốn là sự thu vén kết thúc để xuân đâm chồi nảy lộc
=> Thời gian nghệ thuật rất phù hợp với mục đích và ý nghĩa câu chuyện: Cái chết của hai con người do sự u mê của mọi người cũng như hai chiếc lá rơi để tích nhựa cho chồi xuân lộc biếc nảy nở. Đó là sự trả giá để gieo mầm cho sự giác ngộ. Biểu hiện niềm lạc quan của nhà văn trước tương lai cách mạng 
Bài 2: Ông già và biển cả
I. Tác giả:
- Là nhà văn Mỹ đã để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây, người đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới lối viết truyện và tiểu thuyết.
- Từng làm phóng viên mặt trận cho tới kết thúc chiến tranh thế giới II.
- Tác phẩm tiêu biểu: Mặt trời vẫn mọc, chuông nguyện hồn ai, giã từ vũ khí
- Đề tài: viết về chiến tranh, những trận đấu bò, săn thú dữ, đấu quyền anh...
- Mục đích sáng tác: Viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người
- Là người đề xướng nguyên lý tảng băng trôi- một nguyên tắc thẩm mỹ căn bản trong sáng tạo nghệ thuật
- Nhà văn đạt giải thưởng Nô- ben về văn học
II. Tác phẩm:
1. Xuất xứ
- Ra đời năm 1952, trước khi in thành sách, tác phẩm đã được đăng tải nhiều kỳ trên tạp chí Đời sống và đã gây được tiếng vang lớn
- Tiêu biểu cho lối viết Tảng băng trôi của Hê- minh –uê
2. Tóm tắt tác phẩm
Có một ông già đánh cá ở vùng nhiệt lưu tên là : Xantiago đã 84 ngày không kiếm được con cá nào. Chú bé Manôlin cũng không được bố mẹ cho đi thuyền của lão già xúi quẩy. Ngày thứ 85 , lão Xantiago chèo thuyền ra khơi trước lúc trời sáng. Đến vùng giếng lớn lão thả câu .
Đúng lúc định chợp mắt, lão thấy con thuyền bị kéo phăng ra khơi . Lão cố níu dây câu để giữ con cá lớn đến lúc không còn nhìn thấy đất liền . Đêm xuống ,lão ái ngại cho con cá cha thấy mặt . Sáng ngày thứ hai , lão cắt bớt dây câu . Đêm thứ hai , con cá bơi chậm lại và đột nhiên nhô lên - một con cá Kiếm - con cá lớn mà lão mơ tưởng . Lão vật lộn với nó . Sáng ngày thứ ba , con cá bắt đầu lượn vòng rồi lồng lên phô tất cả tầm vóc , sức mạnh và vẻ đẹp . Sau khi dùng xỉa đâm chết con cá , lão tìm cách quay về . Nhưng lúc quay về , hết đàn cá mập này đến đàn cá mập khác đến rỉa thịt con cá của lão . Sau khi chống lại con cá mập cuối cùng lão cập bến với bộ xương cá Kiếm . Sức tàn lực kiệt , lão vác cột buồm về lều , ngủ mê man và mơ về những con sư tử .
3. Vị trí, nội dung, bố cục
- Vị trí nằm gần cuối truyện.
- Nội dung kể về chuyện ông lão Xantiago đuổi theo và bắt dược cá Kiếm.
- Bố cục: chia làm 2 phần
 +, Phần 1: “Từ đầu  bồng bềnh theo sóng”_ diễn biến cuộc chinh phục cá Kiếm của ông lão.
 +, Phần 2: “ Còn lại”_ hành trình trở về của ông lão.
4. Nguyên lý tảng băng trôi:
* Phần nổi:
-Cuộc săn bắt cá quyết liệt, căng thẳng, đầy gian khổ của ông già nơi biển cả. 
-Ông đã bắt được con cá kiếm, một con cá lớn nhất, đẹp nhất mà cả đời ông mới nhìn thấy.
* Phần chìm: Hình ảnh biểu tượng
- Biển cả : Khung cảnh kì vĩ, tượng trưng cho môi trường hoạt động sáng tạo của con người.
- Con cá kiếm to và đẹp : Là hình ảnh của ước mơ mà con người thường theo đuổi.
- Ông lão: Người lao động theo đuổi những ước mơ. 
- Cuộc săn bắt cá của ông lão: Hành trình theo đuổi ước mơ của con ngời.
- Chiến thắng của ông lão: Con nưgời có khát vọng, có lòng dũng cảm thì sẽ chiến thắng trong cuộc đời.
- Mối quan hệ giữa ông lão và con cá kiếm: Quan hệ hài hoà giữa con người và thiên nhiên. 
Con người chinh phục thiên nhiên nhưng yêu mến nó.
- Con cá kiếm trứơc và sau khi bị ông lão chinh phục: Mối quan hệ giữa ước mơ và hiện thực. Ước mơ luôn đẹp hơn hiện thực. Vì vậy con ngời luôn ước mơ.
5. Giá trị nội dung và nghệ thuật:
* Nội dung: Đoạn trích đã thể hiện tưởng lớn lao của Hê-minh-uê, niềm tin bất diệt vào con người :“Con người có thể bị huỷ diệt chứ không thể bị đánh bại”.
* Nghệ thuật: Nguyên lí “Tảng băng trôi”
 - ẩn dụ, tượng trưng.
- Điệp ngữ, dùng độc thoại nội tâm.
- Câu văn có khoảng trống.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan hoc nuoc ngoai.doc