Ôn tập học kì 1 Sinh học 12

Ôn tập học kì 1 Sinh học 12

I. Lí thuyết

Chương I. Biến dị

1. Gen và mã di truyền

1.1: Gen: - Khái niệm gen, cấu trúc gen, vai trò từng vùng của gen?

- Sự khác nhau giữa gen ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực?

1.2 Mã di truyền: - Khái niệm mã di truyền.

 - Số bộ 3: 64; số bộ 3 mã hoá a.a: 61; Bộ 3 kết thúc, bộ 3 mở đầu: AUG

 - Đặc điểm của mã di truyền

2. Quá trình tổng họp ADN:

 + Các yếu tố tham gia: nuclêtôtit, enzim, thời điểm?

 + Diễn biến?

 + Nguyên tắc tổng hợp, kết quả?

3. ARN: + Cấu trúc và chức năng từng loại ARN (mARN, tARN, rARN)

 + Quá trình tổng hợp ARN (thời điểm, vị trí, các yếu tố tham gia, nguyên tắc?

(chú ý sự khác nhau giữa tổng hợp ARN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân chuẩn)

 

doc 8 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2043Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập học kì 1 Sinh học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Lí thuyết
Chương I. Biến dị
1. Gen và mã di truyền
1.1: Gen: 	- Khái niệm gen, cấu trúc gen, vai trò từng vùng của gen? 
- Sự khác nhau giữa gen ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực?
1.2 Mã di truyền: 	- Khái niệm mã di truyền.
	- Số bộ 3: 64; số bộ 3 mã hoá a.a: 61; Bộ 3 kết thúc, bộ 3 mở đầu: AUG
	- Đặc điểm của mã di truyền
2. Quá trình tổng họp ADN:
	+ Các yếu tố tham gia: nuclêtôtit, enzim, thời điểm?
	+ Diễn biến?
	+ Nguyên tắc tổng hợp, kết quả?
3. ARN: 	+ Cấu trúc và chức năng từng loại ARN (mARN, tARN, rARN)
	+ Quá trình tổng hợp ARN (thời điểm, vị trí, các yếu tố tham gia, nguyên tắc?
(chú ý sự khác nhau giữa tổng hợp ARN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân chuẩn)
4. Quá trình tổng hợp prôtêin:
	+ Các yếu tố tham gia: mARN khuân, A.a tự do, Ribôxom, tARN.
	+ Diễn biến: Giai đoạn mở đầu, giai đoạn kéo dài chuỗi p.p, giai đoạn kết thúc.
	+ Kết quả tổng hợp
	+ Khái niệm poliriboxom (polixom)
5. Điều hoà hoạt động của gen
	+ Khái niệm, các cấp độ điều hoà hoạt động của gen?
	+ Cấu trúc của opêrôn Lac ở E.coli? Vai trò của từng yếu tố trong operon?
	+ Cơ chế hoạt động của Opêron Lac? 
	+ Sự khác biệt giữa điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ.
6. Đột biến gen
	+ Khái niệm đột biến gen, đột biến điểm, thể đột biến, các dạng đột biến điểm?
	+ Các loại tác nhân gây đột biến, nguyên nhân gây đột biến, 
+ Cơ chế phát sinh đột biến, cơ chế biểu hiện đột biến, hậu quả đột biến?
Chú ý: nắm chắc cơ chế gây đột biến gen của 5BU, guanin dạng hiếm, các bệnh ở người do đột biến gen gây nên (bệnh hồng cầu, bệnh mù màu, phênikêtô niệu...)
8. Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nst?
+ Nhiễm sắc thể có cấu trúc như thế nào? Vai trò của từng yếu tố trong cấu trúc của nst?
+ Cấu trúc siêu hiển vi?
+ Khái niệm đột biến cấu trúc nst, nguyên nhân?
+ Các dạng đột biến cấu trúc nst: (khái niệm, hậu quả, ví dụ ý nghĩa...?) (Trang 19- SÔT)
9. Đột biến số lượng nst
* Đột biến lệch bội: Khái niệm, phân loại, cơ chế phát sinh, hậu quả, ví dụ minh hoạ?
Chú ý: Các dạng đột biến lệch bội ở người (Đao, Siêu nữ, claiphentơ, Tơcnơ)?
* Đột biến đa bội (Trang 23 sách hướng dẫn ôn tập)
	+ Khái niệm thể đa bội, đa bội chẵn, đa bội lẻ, dị đa bội, song nhị bội thể?
	+ Cơ chế phát sinh thể đa bội chẵn, đa bội lẻ, dị đa bội?
	+ Đặc điểm của thể đa bội, ý nghĩa, ứng dụng thể đa bội?
Chương 2: Quy luật di truyền
1. Các khái niệm: tính trạng, thể đồng hợp, thể dị hợp, thuần chủng, lai thuận, lai nghịch, lai phân tích?
2. Các quy luật Men đen: Quy luật phân li, quy luật phân li độc lập (thí nghiệm, nội dung, cơ sở tế bào học, điều kiện nghiệm đúng định luật, ý nghĩa của quy luật)?
3. Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen: Khái niệm tương tác gen, các kiểu tương tác (bổ sung, cộng gộp, (ví dụ điển hình cho mỗi quy luật), tính trạng số lượng, gen đa hiệu?
4. Liên kết gen và hoán vị gen: 
+ Thí nghiệm phát hiện ra hiện tượng liên kết, hiện tượng hoán vị, cơ sở tế bào của liên kết gen, hoán vị gen, ý nghĩa của hiện tượng liên kết và hoán vị gen?
	+ Tần số hoán vị: phương pháp tính tần số hoán vị, đặc điểm của tần số hoán vị?
5. Di truyền liên kết với giới tính
	+ Cấu trúc nst giới tính?
+ Cơ chế xác đinh giới tính bằng nst ở sinh vật?
	+ Đặc điểm di truyền của tính trạng do gen nằm trên X, trên Y?
	+ Ý nghĩa của hiện tượng di truyền liên kết với giới tính.
6. Di truyền ngoài nhân
	+ Gen ở tế bào chất có ở bào quan nào? Đặc điểm di truyền của tính trạgn do gen nằm ngoài nhân quy định?
7. Sự biểu hiện của gen
	+ Thường biến (mềm dẻo kiểu hình): khái niệm, ví dụ, đặc điểm, ý nghĩa?
	+ Mức phản ứng: khái niệm, ví dụ, đặc điểm, ý nghĩa?
	+ Vai trò của giống, kĩ thuật chăm sóc, năng suất?
Chương 3: Di truyền học quần thể
1. Khái niệm : quần thể, quần thể giao phối, quần thể tự phối, vốn gen, tần số alen, tần số kiểu gen (cấu trúc di truyền)?
2. Đặc điểm di truyền của quần thể tự phối và quần thể giao phối?
3. Phương pháp tính tần số alen, tần số kiểu gen?
4. Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể?
5. Định luật Hacđi – Vanbec: nội dung, điều kiện nghiệm đúng, ý nghĩa?
Chương 4: Ứng dụng di truyền vào chọn giống
1. Quy trình tạo giống mới?
2. Tạo giống thuần chủng bằng phương pháp lai (biến dị tổ hợp): phương pháp, đối tượng, ưu điểu, nhược điểm, thành tựu
3. Ưu thế lai: khái niệm, cơ sở di truyền, phương pháp tạo ưu thế lai, đặc điểm của ưu thế lai?
4. Tạo giống đột biến: Quy trình, Đặc điểm? Ví dụ? (Trang 51,52 – sách hướng dẫn ôn tập)
5. Công nghệ tế bào thực vật: Nuôi cấy mô tế bào, nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh, lai tế bào xôma (đặc điểm, ý nghĩa của từng phương pháp).
6. Công nghệ tế bào động vật: Phương pháp nhân bản vô tính, ý nghĩa của phương pháp này?
7. Cấy truyền phôi?
8. Công nghệ gen: Khái niệm công nghệ gen, kĩ thuật chuyển gen, sinh vật biến đổi gen? Các bước chính trong kĩ thuật chuyển gen? Kĩ thuật tạo động vật biến đổi gen? Thành tựu trong kĩ thuật tạo động vật biến đổi gen, thực vật biến đổi gen, vi sinh vật biến đổi gen.
Chương V. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
1. Các phương pháp nghiên cứu di truyền học người:
	+ Nghiên cứu phả hệ: nội dung, kết quả
	+ Nghiên cứu tế bào: phương pháp, kết quả
	+ Nghiên cứu trẻ đồng sinh: trẻ đồng sinh cùng trứng, trẻ đồng sinh khác trứng.
2. Di truyền y học:
	+ Bệnh di truyền phân tử: khái niệm, nguyên nhân, hậu quả, ví dụ: bệnh phêninkêtô niệu...
	+ Bệnh tật do đột biến nst: Hội chứng Đao, hội chứng 3X; Claiphentơ, Tơcn...
	+ Bệnh ung thư: Khái niệm, tác nhân, cơ chế, đặc điểm?
3. Bảo vệ vốn gen của loài người:
	+ Gánh nặng di truyền
	+ Biện pháp bảo vệ vốn gen loài người: Tạo môi trường sạch, Tư vấn di truyền, Liệu pháp gen...
Bài tập tự luận
Vấn đề 1: Bài tập xác định các yếu tố liên quan tới ADN, ARN, Prôtêin và quá trình tổng hợp ADN, ARN và prôtêin.
Bài 1: Ở sinh vật nhân sơ, 1 gen có chiều dài 3060 Å, Hiệu số nu loại A với loại nu khác là 300 nu.
Xác định số nu mỗi loại của gen.
Khi gen phiên mã 3 lần đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp bao nhiêu ribonu tự do?
Để tổng hợp được 5 phân tửư prôtêin do gen trên mã hoá, môi trường nội bào cần cung cấp bao nhiêu a.a tự do?
Bài 2: Một phân tử prôtêin có khối lượng 54780 đvC.
Tổng số nu của gen quy định tổng hợp phân tử prôtêin trên?
Xác định chiều dài, số chu kì xoắn, số liên kết cộng hoá trị giữa các nu của gen.
Khi gen trên tự sao 3 lần liên tiếp đòi hỏi môi trường cung cấp bao nhiên nu tự do?
Vấn đề 2: Xác định trình tự các đơn phân trên AND, ARN, Prôtêin dựa vào mối quan hệ AND -> mARN -> Prôtêin.
Bài 3: Cho các bộ 3 tương ứng với các a.a:
UUU – Phe;	XUX – Leu;	AXA – Thr;	AAG – lys;	GGA – Gly.
Xác định trình tự các nu trên các mạch của AND đã quy định tổng hợp đoạn polipeptit có trình tự các a.a :..Gli – Leu – Thr – Leu – Lys - 
Một đoạn mARN có trình tự các ribônu: 
5’ .XUX – UUU – GGA – AAG - .3’
Xác định trình tự a.a trên đoạn polipeptit được tổng hợp từ đoạn maRN trên.
Xác định trình tự nu trên AND tương ứng.
Một đoạn polipeptit có trình tự a.a: .Phe – Lys – Gly – Lys – Leu – Thr - . được tổng hợp từ một đoạn gen có trình tự các nu trê 2 mạch là: 
Mạch 1:TTT – AAG – GGA – AAG – XTX – AXA.
Mạch 2: ...AAA - TTX – XXT – TTX – GAG – TGT.
Xác định mạch gốcvà chiều các mạch của gen.
Bài tập đột biến:
Vấn đề 3: Xác định dạng đột biến và hậu quả của đột biến gen.
Bài 4: Một gen mã hoá tổng hợp chuổi p.p có 298 a.a. Số nu loại A chiếm tỉ lệ 20% tổng số nu.
Một đột biến điểm làm cho số liên kết hiđrô của gen tăng 1 liên kết. Xác định dạng đột biến và số nu mỗi loại của gen sau đột biến.
Giả sử một đột biến điểm a.a thứ 7 của chuỗi p.p bị thay thế bằng một a.a khác.Xác định dạng đột biến và vị trí xảy ra đột biến trên gen.
Bài 5: Một gen có 60 chu kì xoắn, có tỉ lệ A/G = 2/3. Do đột biến tỉ lệ A/G =67,13% nhưng chiều dài gen không đổi.
Xác định dạng đột biến, đột biến liên quan tới mấy cặp nu?
Đột biến làm thay đổi bao nhiêu a.a trên chuỗi p.p
Giả sử đột biến làm A/G = 65.75%, khối lượng gen sau đột biến không đổi. Xác định dạng đột biển, phân tử prôtêin do gen đột biến tổng hợp có gì sai khác?
Bài 6: Ở một cơ thể chứa một cặp gen dị hợp (Aa), mỗi gen có chiều dài bằng 0,2040 micromet. Gen A có số liên kết hiđro bằng 1500, gen a có hiệu số giữa A và G là 10% số nu của gen. Do xử lí đột biến, cơ thể (Aa) đã tạo thành cơ thể tứ bội có kiểu gen AAaa.
Tìm số lượng từng loại nu của cơ thể tứ bội nói trên.
Tìm số lượng từng loại nu trong mỗi loại giao tử được sinh ra từ cơ thể đó.
Viết sơ đồ để xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình khi cơ thể nói trên tự thụ phấn.
Biết rằng gen A quy định cây cao trội hoàn toàn so với a quy định cây thấp, sự giảm phân diễn ra bình thường và tạo ra các giao tử lưỡng bội, các giao tử đều có khả năng thụ tinh.
Vấn đề 4: Xác định dạng đột biến cấu trúc nhiễn sắc thể.
Bài 7: Cho hai nst có cấu trúc và trình tự các gen như sau
ABCDE*FGH	MNO*PQR 
Hãy cho biết tên và giải thichs các đột biến cấu trúc nst tạo ra các nst có cấu trúc và trình tự gen tương ứng với các trường hợp sau:
ABCD*EFGH
ABCBCDE*FGH
ABCDE*FHG
ABCDE*FGHMNOPQR
ABE*FGHM	CDNO*PQR
Hãy cho biết hậu quả của mỗi trường hợp. Lấy ví dụ
Vấn đề 5: Xác định số lượng NST trong các dạng đột biến số lượng NST: 
Bài 8: Ở một thể đột biến của một loài, sau khi tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 4 lần tạo ra số tế bào có tổng cộng là 144 nst.
Bộ nst lưỡng bội của loài đó là bao nhiêu? Đó là dạng đột biến nào?
Có thể có bao nhiêu loại giao tử không bình thường về số lượng nst?
Bài 9: Cà độc dược 2n = 24, 
a) Xác định số lượng nst trong các thể đột biến: một nhiễm; ba nhiễm; tam bội; tứ bội; tứ nhiễm; tứ bội kép; không nhiễm.
b) Có thể có bao nhiêu dạng thể ba nhiễm ở cà độc dược?
c) Trong các dạng thể lệch bội, dạng nào dễ được hình thành nhất?
Bài tập quy luật di truyền
Vấn đề 6: Xác định thành phần, tỉ lệ các loại giao tử và kết quả lai khi lai các dạng đa bội
Bài 10: Xác định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình trong các cặp lai sau:
P
Kiểu gen F1
Kiểu hình F1
AAaa x AA aa 
AAaa x aaaa
AAaa x aaaa
Aaaa x Aaaa
Aaaa x aaaa
AA aa x Aa
Aaaa x Aa
Vấn đề 7: Xác định thành phần và tỉ lệ các loại giao tử:
Bài 11: Xác định tỉ lệ và thành phần giao tử được sinh ra từ cơ thể có các kiểu gen sau:
a) AaBbdd	b) 	(liên kết hoàn toàn)	c) AaXBXb
d) (hoán vị f = 20%)	e) (A-B hoán vị f = 30%)	f) XABXab (hoán vị f = 40%) 
Vấn đề 7: Xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng
* Xác định tính trội lặn.
Trội hoàn toàn
Trội không hoàn toàn
Pt/c khác nhau một cặp tính trạng tương phản -> F1 100% trội -> F2: 3 trội: 1lặn
Pt/c khác nhau một cặp tính trạng tương phản -> F1: 100% tính trạng trung gian
 -> F2: 1 trội: 2 trung gian: 1 lặn
KG
KH
KG
KH
F1xF1
(Aa x Aa)
1AA: 2 Aa: 1aa (3KG)
3 trội: 1 lặn (2KH)
1AA: 2Aa: 1aa 
(3KG)
1 trội: 2 tg: 1 lặn
(3KH)
Lai phân tích F1
(Aa x aa)
1AA: 1aa
(2KG)
1 trội: 1 lặn
(2KH)
1Aa: 1aa
(2KG)
1 trung gian: 1 lặn
( 2KH)
* Xác định kiểu tương tác:	 	+ Tương tác bổ sung.
	+ Tương tác cộng gộp
	+ Tương tác át chế
*Xác định mối quan hệ giữa hai tính trạng: 
+ Phân li độc lập (mỗi gen nằm trên 1 nst)
	+ Liên kết ho ... với nhau đều được F1 toàn lông xám. Cho chuột F1 tiếp tục giao phối với nhau được F2 có 31 con lông xám và 10 con lông trắng.
a) Hãy giải thích và viết sơ đồ lai từ P -> F2.
b) Cho chuột F1 giao phối với chuột lông trắng thì kết quả của phép lai như thế nào?
c) Cho chuột F2 giao phối tự do, kết quả thu được ở F3 như thế nào?
Bài 14: Màu lông ở trâu do 1 gen quy định. Một trâu đực trắng (1) giao phối với một trâu cái đen (2) đẻ lần thứ nhất một nghé trắng (3), đẻ lần thứ hai một nghé đen (4). Con nghé đen lớn lên giao phối với với một trâu đực đen (5) sinh ra một nghé trắng (6). Xác định kiểu gen của 6 con trâu nói trên.
Bài 13: Ở dâu tây, tính trạng màu quả có 3 kiểu hình là quả đỏ, quả hồng, quả trắng. Khi lai dâu tây quả đỏ với nhau luôn được dâu tây quả đỏ, khi lai dâu tây quả hồng với nhau luôn được 1 quả đỏ: 2 quả hồng: 1 quả trắng.
Tính trạng màu quả bị chi phối bởi hiện tượng di truyền gì?
Kiểu hình và kiểu gen F1 có thể như thế nào khi thực hiện các phép lai:
Quả hồng x quả đỏ
Quả hồng x quả trắng
Quả đỏ x quả trắng.
Bài 15: Khi lai thuận nghịch hai thứ bí ngô thuần chủng quả dẹp và quả dài với nhau được F1 đều quả dẹp, cho cây F1 giao phối với nhau được F2 có 91 quả dẹp, 59 quả tròn, 10 quả dài. Xác định đặc điểm di truyền chi phối tính trạng hình dạng quả.
Nếu cho cây F1 lai phân tích, kết quả phân tính về KG và KH ở Fb như thế nào?
Câu 16: Khi lai thuận và nghịch hai giống chuột cobay thuần chủng lông đen, dài và lông trắng, ngắn với nhau đều được F1 toàn chuột lông đen, ngắn. Cho chuột F1 giao phối với nhau sinh ra chuột F2 gồm 27 con lông đen, ngắn: 10 con lông đen, dài: 8 con lông trắng, ngắn: 4 con lông trắng dài.
a) Biện luận và viết sơ đồ lai từ P ->F2. 
b) Để sinh ra chuột F3 có tỉ lệ 1: 1: 1; 1 thì cặp lai chuột F2 phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?
Bài 17: Ở ngô, kiểu gen AA quy định hạt màu xanh, Aa – màu tím; aa- màu vàng; gen B quy định hạt trơn trội hoàn toàn so với gen b quy định hạt nhăn. Các gen quy định màu sắc và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau.
Cho hai dòng ngô thuần chủng hạt xanh, trơn và hạt vàng,nhăn giao phấn với nhau được F1. Sau đó, cho F1 giao phấn với nhau được F2 có kết quả như thế nào?
Bài 18: Khi lai thuần và lai nghịch hai thứ đậu thuần chủng hạt trơn có tua cuốn và hạt nhăn, không có tua quấn với nhau đều đựơc F1 toàn hạt trơn có tua cuốn. Sau đó cho F1 giao phấn với nhau được F2 có tỉ lệ 3 hạt trơn có tua quấn: 1 hạt nhăn, không có tua cuốn.
a) Giải thích và viết sơ đồ lai từ P -> F2.
b) Cây đậu hạt trơn, có tua cuốn có thể có bao nhiêu kiểu gen?
Bài 19: Cho hai dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt giao phối với nhau được F1 toàn ruồi giấm thân xám, cánh dài. Sau đó, cho F1 giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ0,705 thân xám, cánh dài: 0,205 thân đen, cánh cụt: 0,045 thân xám, cánh cụt: 0,045 thân đen , cánh dài.
a) Giải thích và viết sơ đồ lai từ p ->F2
Bài 20: Ở người, gen M quy định mắt bình thường, gen m quy định mù màu đỏ (đỏ và lục)
Mẹ (1) và bố (2) đều bình thường, sinh được một trai (3) mù màu và một gái (4) bình thường. Người con gái lớn lên lấy chồng (5) bị mù màu, sinh được một gái (6) bình thường và một gái (7) mù màu.
Xác định kiểu gen của 7 người trong gia đình.
Bài 4: Xét 3 cặp nst tương đồng của người: Cặp nst 21 chứa 1 cặp gen dị hợp, cặp nst 22 chứa 2 cặp gen dị hợp. Cặp nst 23 chứa 1 cặp gen dị hợp.
Xác định kiểu gen có trên 3 cặp nst nói trên?
Khi giảm phân bình thường, thành phần gen trong mỗi loại giao tử sinh ra từ các kiểu gne nói trên như thế nào?
Khi giảm phân có hiện tượng dột biến dị bội cặp 23 xảy ra ở lần phân bào 1. Thành phần kiểu gen trong mỗi loại giao tử không bình thường sinh ra kiểu gen nói trên có thể viết như thế nào?
Bài 5: Ở cà chua quả tròn (A) là trội hoàn toàn so với quả bầu dục (a).
Khi lai cà chua quả tròn với nhau, F1 được toàn cà chua quả tròn. Tạp giao F1 với nhau, F2 xuất hiện có cả cà chua quả tròn và quả bầu dục.
Xác định kiểu gen của P và F1?
Xác định tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình có thể có ở F2.
Bài 6: Xét hệ nhóm máu ABO ở người (theo kiến thức đã biết)
Nhứng nhóm máu nào có thể xuất hiện ở con cái thuộc mỗi gia đình sau đây:
Mẹ nhóm máu O, bố nhóm máu A.
Mẹ nhóm máu B, bố nhóm máu AB.
Hai anh em sinh đôi cùng trứng. Người anh lấy vợ có nhóm máu A, sinh được con trai nhóm máu B. Người em lấy vợ nhóm máu B, sinh được con gái có nhóm máu A. XÁc định kiểu gen của hai anh em, vợ anh, vợ em.
Để các con sinh ra có đủ nhóm máu A,B, AB, O thì bố mẹ phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?
Ở nhà hộ sinh, người ta đã nhầm lẫn hai đứa con trai: bố mẹ của một đứa có nhóm máu O và A. Cha của đứa khác có nhóm máu A và AB. Hai trẻ có nhóm máu O và A.
XÁc định đứa con nào là của cặp vợ chồng nào?
Chắc chắn, có thể làm được việc này không, khi có những kiểu kết hợp nhau của các nhóm máu? Cho ví dụ.
Trong trường hợp nào có thểl àm được mà không cầnn xét nghiệm máu của người cha?
Bài 7: Ở lợn, gen quy định tính trạng thân dài (A) là trội hoàn toàn với tính trạng thân ngắn (a).
Trong đàn lợn, làm thế nào để phân biệt lựon thân dài là đồng hợp tử hay dị hợp tử.
Những con lợn đực thân dài giao phối với những con lựon cái thân dài, lợn con sinh ra có lợn thân ngắn. Xác định kiểu gen của những lợn bố mẹ, viết sơ đồ lai.
Kiểu gen, kiểu hình của P phải thế nào để ngay F1 đã có:
Toàn loưn con thân dài
Tỉ lệ phân tính là 3:1
Tỉ lệ phân tính là 1:1
Muốn biết chắc chắn lợn con sinh ra đồng tính, thì phải chọn lợn bố mẹ có kiểu hình như thế nào?
Bài 8: Lái thứ dâu tây quả đỏ thuần chủng với thứ dâu tây quả trắng thuần chủng được F1. Tiếp tục cho F1 lai với nhau được F2: 105 cây quả đỏ: 212 cây quả hồng: 104 cây quả trắng.
Biện luận và viết sơ đồ lai từ P –F2.
Cho cây dâu tây F2 tiếp tục lai với nhau: XÁc định kiểu gen và kiểu hình ở F3 thu được từ mỗi công thức lai.
Bài 9: Cho cà chua thân cao, quả vàng lai với cà chua thân thấp, quả đỏ, F1 được toàn cà chua thân cao, quả đỏ. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau, F2 thu được 712 cây cao quả đỏ: 239 cây cao quả vàng: 241 cây thấp quả đỏ: 80 cây thấp, quả vàng.
Biện luận và viết sơ đồ lai từ P – F2.
Xác định kiểu gen, kiểu hình của bố mẹ để ngay F1 đã phân tính về cả 2 tính trạng trên là:
3: 3: 1: 1
3: 1
Bài 10: Ở lúa, tính trạng thân cao (A), thân thấp (a), chín muộn (B), chín sớm (b), hạt dài (D), hạt tròn (d). Các gen trên phân li độc lập.
Cho thứ lúa dị hợp tử về cả 3 tính trạng thân cao, chín muộn, hạt dài với lúa đồng hợp tử về tính trạng thân cao, dị hợp tử về tính trạng chín muộn hạt tròn. Không kẻ bảng hãy xác định:
Số loại và tỉ lệ phân li kiểu gen F1.
Số loại và tỉ lệ phân li kiểu hình của F1.
Tỉ lệ loại kiểu gen dị hợp tử về cả 3 cặp gen ở F1.
Tỉ lệ loại kiểu hình của 1 gen trội và 2 gen lặn ở F1.
Lai thứ lúa có kiểu hình trội về cả 3 tính trạng trên với thứ lúa thân thấp, chín sớm, hạt tròn thì kết quả ở F1 như thế nào?
Bài 11: Ở người tính trạng mắt nâu (A), mắt xanh (a), tóc quăn (B), toác thẳng (b). Hai cặp gen phân li độc lập.
Bố mắt nâu, tóc quăn, mẹ mắt xanh tóc thẳng, con cái của họ sẽ như thế nào?
Một cặp vợ chồng sinh được một người con có kiểu hình hoàn toàn khác họ về 2 tính trạng trên
Cho biết kiểu gen, kiểu hình của cặp vợ chồng và người con đó. Theo lí thuyết hãy xác định người con đó chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Nếu cặp vợ chồng đó hi vọng sinh những đứa con giống họ, thì hi vọng của họ có thể đạt tỉ lệ bao nhiêu?
Bài 12: Ở ruồi giấm thân xám (B), thân đen (b). Cánh dài (V), cánh cụt (v). Hai cặp gen này cùng liên kết trên 1 nst thường. đưa lai 2 dòng ruồi thuần chủng thân xám, cánhcụt với thân đen cánh dài.
Viết sơ đồ lai từ P – F2 trong 2 trường hợp
Các gen liên kết hoàn toàn.
Các gen có hoán vị với tần số 20%
Nếu cho ruồi F1 tạp giao với dòng ruồi thân đen, cánh cụt thì kết quả phân tính ở đời lai như thế nào?
Bài 13: Ở đại mạch, màu lục của cây do tương táccủa hai loại gen trội A và B gây nên. Khi trong kiểu gen chỉ có mình gfen trội A sẽ cho màu vàng, các kiểu gen khác cho cây có màu trắng.
Trong một phép lai người ta thu được ở F2: 98 cây có màu vàng: 203 cây có màu lục: 104 cây có màu trắng. Hãy tìm kiểu gen và kiểu hình của P và F1? Biết rằng có hiện tượng liên kết gen hoàn toàn.
Nếu có sự phân li kiểu hình: 51% cây màu lục: 24% cây màu vàng: 25% cây màu trắng khi đưa tạp giao hai cơ thể có kiểu gen dị hợp tử chéo với nhau. Hãy xác định tần số hoán vị gen trong giao tử và lập sơ đồ lai thoả mãn với giả thuyết nêu trên (cho rằng hoán vị gen xảy ra ở cả hai giới tính). Xác định khoảng cách 2 gen A và B.
Bài 14: Tạp giao 2 thứ lúa thuần chủng khác nhau bởi hai cặp gen chi phối 2 tính trạng tương ứng. Cây thân thấp hạt dài với cây thân cao hạt tròn thu được F1 đồng loạt cây thân cao, hạt tròn. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2: 5900cây cao hạt tròn: 1600 cây cao hạt dài: 1600 cây thấp hạt tròn: 900 cây thấp hạt dài.
Biện luận và lập sơ đồ lai phù hợp với kết quả trên?
Nếu giả sử khi đưa cây F1 tự thụ phấn mà thu được F2: 65% cao tròn: 10% cao dài: 10% thấp tròn: 15% thấp dài. Thì có điều gì lại xảy ra với phép lai nói trên? Lập sơ đồ lai phù hợp cho kết quả đó.
Bài 15: Khi lai cá vảy đỏ thuần chủng với cá vảy trắng được F1. Cho F1 giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ 3 cá vảy đỏ: 1 cá vảy trắng, trong đó cá vảy trắng toàn con cái.
biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
Khi thực hiện phép lai nghịch với phép lai trên thì sự phân li về kiểu gen và kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào?
Bài 16: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ, a- quả vàng; B- quả tròn, b- quả bầu dục. Khi cho lai hai gống cà chua quả màu đỏ, bầu dục và quả vàng, dạng tròn với nhau được F1 đều cho cà chua quả đỏ, dạng tròn. F1 giao phấn với nhau được F2 có 1604 cây, trong đó có 901 cây quả tròn đỏ
Màu sắc và hình dạng quả cà chua bị chi phối bởi quy luật di truyền nào?
Cho cây F1 lai phân tích, xác định kết quả của phép lai.
Bài 17: Tạp giao 2 giống lúa thuần chủng thu được F1 đồng nhất cây cao, hạt tròn. Cho F1 lai với cây thân thấp, hạt dài lại thu được F2: 4494 cây cao hạt dài: 4506 thấp tròn: 496 cao tròn: 504 thấp dài. 
Biện luận lập sơ đồ lai phù hợp với giả thuyết? Nếu cho rằng mỗi cặp gen xác định một cặp tính trạng. 
Bài 22: Một giống ngô nhập nội có 2 loại màu hạt: hạt vàng (A) và hạt trắng (a). Tiến hành trồng 3000 cây AA lẫn 2000 cây Aa. Cho rằng nhân tố tiến hoá không can thiệp vào quần thể.
Xác đinh tần số alen trong quần thể P nói trên?
Cấu trúc di truyền của quần thể sẽ thay đổi như thế nào trong quần thể ở thế hệ P, F1, F2, F3.
Bài 23: Hãy cho biết quần thể nào dưới đây đạt trạng thái cân bằng di truyền, quần thể nào không cân bằng? Giải thích.
Quần thể 1 gồm toàn cây hoa trắng
Quần thể 2 gồm toàn cây hoa đỏ.
Biết rằng màu hoa do một gen quy định và tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng.
Bài 24: Ở ngô, gen A -hạt vàng trội hoàn toàn so với a- hạt trắng. Người ta đem giao một 1000 hạt ngô, trong đó có 200 hạt trắng, 300 hạt vàng thuần chủng. Khi thu hoạch người ta thu được trung bình mỗi cây ngô có 2 bắp, mỗi bắp 200 hạt. 
Xác định số lượng hạt trắng, hạt vàng đồng hợp, hạt vàng dị hợp khi thu hoạch.
Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docon tap hoc ki.doc