Câu 1: Gen điều hòa ôpêron hoạt động khi môi trường
A. không có chất cảm ứng. B. có hoặc không có chất cảm ứng
C. có chất cảm ứng. D. không có chất ức chế.
Câu 2: Enzim chính tham gia vào quá trình nhân đôi ADN là
A. enzim Restrictaza B. enzim ADN-polimeraza.
C. enzim ARN-polimeraza. D. enzim nối ligaza.
Câu 3: Đột biến điểm là
A. sự biến đổi tạo ra những alen mới
B. sự biến đổi tạo tạo nên những kiểu hình mới
C. sự biến đổi một cặp nucleotit trong gen
D. sự biến đổi một hay một số cặp nucleotit trong gen
TRƯỜNG THPT KIM THÀNH II *** GV. TRỊNH VĂN TUẤN ĐT. 01697850118 ÔN TẬP 1. GEN, MÃ DI TRUYỀN, CƠ CHẾ NHÂN ĐÔI,PHIÊN MÃ, DỊCH MÃ,ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA GEN, ĐỘT BIẾN GEN. Câu 1: Gen điều hòa ôpêron hoạt động khi môi trường A. không có chất cảm ứng. B. có hoặc không có chất cảm ứng C. có chất cảm ứng. D. không có chất ức chế. Câu 2: Enzim chính tham gia vào quá trình nhân đôi ADN là A. enzim Restrictaza B. enzim ADN-polimeraza. C. enzim ARN-polimeraza. D. enzim nối ligaza. Câu 3: Đột biến điểm là A. sự biến đổi tạo ra những alen mới B. sự biến đổi tạo tạo nên những kiểu hình mới C. sự biến đổi một cặp nucleotit trong gen D. sự biến đổi một hay một số cặp nucleotit trong gen Câu 4: Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc A. một mạch tổng hợp liên tục, một mạch tổng hợp gián đoạn B. trong phân tử ADN con có một mạch của mẹ và một mạch mới được tổng hợp. C. mạch mới được tổng hợp theo mạch khuôn của mẹ. D. bổ sung; bán bảo toàn. Câu 5: Trong quá trình dịch mã thành phần không tham gia trực tiếp là A. ADN B. ribôxôm C. tARN D. mARN Câu 6: Gen không phân mảnh ở sinh vật nhân sơ có A. đoạn intrôn. B. vùng không mã hoá không liên tục. C. cả exôn và intrôn. D. vùng mã hoá liên tục. Câu 7: Phát biểu nào không đúng về đặc điểm mã di truyền? A. Mã di truyền không có tính đặc hiệu. B. Mã di truyền có tính thoái hóa. C. Mã di truyền là mã bộ ba. D. Mã di truyền có tính phổ biến. Câu 8: Đột biến thành gen trội biểu hiện A. kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử. B. kiểu hình khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử. C. ngay ở cơ thể mang đột biến. D. ở phần lớn cơ thể Câu 9: Tia tử ngoại ( UV) có thể làm cho hai bazơ Timin trên 1 mạch ADN liên kết với nhau sau một số lần nhân đôi của ADN có thể dẫn đến đột biến gen dạng A. Thay thế cặp A - T bằng cặp G – X B. Mất một cặp G - X C. Mất một cặp A – T D. Thêm một cặp A – T Câu 10: Đột biến gen có vai trò A. cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống. B. làm giảm sức sống cơ thể, có khi trung tính. C. làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú. D. A và B đúng Câu 11: Vai trò của enzim ADN polimeraza trong quá trình nhân đôi của ADN là A. tháo xoắn phân tử ADN B. bẻ gãy các liên kết hidro giữa hai mạch ADN C. lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch D. cả A,B,C Câu 12: Gen là một đoạn ADN A. Mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin. B. Chứa các bộ 3 mã hoá các axitamin C. Mang thông tin di truyền. D. Mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định là chuỗi polipéptít hay ARN. Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng về đột biến gen? A. Đột biến gen là biến đổi xảy ra trong cấu trúc của gen, liên quan tới một cặp nuclêôtit B. Đột biến gen có lợi nên là nguồn nguyên liệu cho tiến hóa C. Đột biến gen có lợi hay có hại tùy thuộc vào môi trường hay tổ hợp gen mang nó D. Đột biến gen phát sinh do tác nhân lí-hóa hay sinh học Câu 14: Thành phần cấu tạo của operon Lac bao gồm A. một vùng khởi động (P),một vùng vận hành (O),một nhóm gen cấu trúc và gen điều hòa ( R) B. một vùng vận hành (O) và một nhóm gen cấu trúc C. một vùng khởi động (P),một vùng vận hành (O) và một nhóm gen cấu trúc D. một vùng khởi động (P) và một nhóm gen cấu trúc Câu 15: Loại đột biến không di truyền qua sinh sản hữu tính là đột biến A. giao tử B. xô ma. C. gen ở hợp tử D. tiền phôi. Câu 16: Thể đột biến là những cơ thể mang đột biến A. mang đột biến gen B. gen hay đột biến nhiễm sắc thể. C. đã biểu hiện ra kiểu hình. D. nhiễm sắc thể. Câu 17: Gen phân mảnh ở sinh vật nhân thực có A. vùng mã hoá không liên tục. B. có vùng mã hoá liên tục. C. chỉ có exôn. D. chỉ có đoạn intrôn. Câu 18: Đột biến mất cặp nuclêôtit gây hậu quả lớn nhất trong cấu trúc của gen ở vị trí A. giữa gen B. đầu gen C. 2/3 gen D. cuối gen Câu 19: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn một mạch được tổng hợp gián đoạn? A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’. B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’. D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’. Câu 20: Trong quá trình dịch mã, ribôxôm có vai trò A. là khung đỡ cho mARN và phức hợp aa-tARN hoạt động. B. dịch các bộ ba trên mARN sang axit amin trong prôtêin. C. là vị trí để tARN bám vào trong quá trình dịch mã. D. hình thành liên kết peptit giữa các axit amin do tARN vận chuyển đến Câu 21: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của ôpêron, khi môi trường không có chất cảm ứng thì A. enzim ARN-polimeraza bám vào vùng khởi động B. gen cấu trúc hoạt động C. protêin ức chế bị bất hoạt D. protêin ức chế hoạt động Câu 22: Điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân sơ chủ yếu xảy ra ở giai đoạn A. sau phiên mã. B. phiên mã. C. sau dịch mã D. dịch mã. Câu 23: Hoá chất gây đột biến 5-BU (5-brôm uraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến thay thế cặp A–T thành cặp G–X .Quá trình thay thế được mô tả theo sơ đồ: A. A–T → X–5BU → G–5BU → G–X B. A–T → G–5BU → G–5BU → G–X C. A–T → A–5BU → G–5BU → G–X D. A–T → G–5BU → X–5BU → G–X Câu 24: Một gen dài 3060 ăngstrong, trên mạch gốc của gen có 100 ađênin và 250 timin. Gen đó bị đột biến mất một cặp G - X thì số liên kết hydrô của gen đột biến sẽ bằng : A. 2345 B. 2344 C. 2347 D. 2348 Câu 25: Gen A có 1500 nuclêôtit, trong đó có 500 ađênin. Gen A bị đột biến thành gen a có 1748 liên kết hidrô. Như vậy gen A bị đột biến dạng A. mất một cặp G-X B. thay thế cặp A-T bằng cặp G-X. C. mất một cặp A-T. D. thêm một cặp A-T. Câu 26: Enzim thực hiện tháo xoắn trong quá trình phiên mã là A. ARN-polimeraza B. ADN-polimeraza C. ligaza D. restrictaza Câu 27: Đột biến gen có những tính chất là ... A. phổ biến trong loài, di truyền, có lợi hoặc có hại. B. riêng rẽ, không xác đinh, di truyền, đa số có hại, số ít có lợi. C. biến đổi cấu trúc prôtêin làm prôtêin biến đổi. D. riêng rẽ, không xác định, chỉ di truyền nếu xảy ra trong giảm phân. Câu 28: Loại ARN làm khuôn cho quá trình dịch mã ở ribôxôm là A. rARN B. tARN. C. rARN và mARN D. mARN. Câu 29: Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit (không làm xuất hiện mã kết thúc) ảnh hưởng tới số axit amin trong chuỗi polipeptit là.. A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Câu 30: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của ôpêron Lac, khi môi trường có lactôzơ thì A. enzim ARN-polimeraza không gắn vào vùng khởi đầu. B. protêin ức chế không được tổng hợp C. sản phẩm của gen cấu trúc không được tạo ra. D. protêin ức chế không gắn vào vùng vận hành. Câu 31: Khởi đầu quá trình dịch mã là giai đoạn A. hình thành hạt ribôxôm B. tARN mang aa mở đầu tiến vào codon mở đầu trên mARN C. hoạt hóa axit amin D. ribôxôm tiếp xúc với mARN Câu 32: Các bệnh ở người:1- Mèo kêu ,2- Ung thư máu, 3- Bạch tạng, 4- Hồng cầu hình liềm, 5- Tơcnơ .Bệnh phát sinh do đột biến gen là: A. 3,4 B. 2,3 C. 2,4 D. 1,2 Câu 33: Quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn vì A. enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 5, của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5, - 3, . B. enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3, của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5, - 3, . C. hai mạch của phân tử ADN ngược chiều nhau và có khả năng tự nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung. D. enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3, của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 3, - 5, . Câu 34: Đột biến giao tử xảy ra trong quá trình A. giảm phân B. phân cắt tiền phôi C. nguyên phân D. thụ tinh Câu 35: Thứ tự sắp xếp các vùng chức năng của một opêron là: A. vùng vận hành, vùng khởi động, vùng chứa các gen gen cấu trúc B. vùng chứa gen cấu trúc, vùng vận hành, vùng khởi động C. vùng khởi động, vùng vận hành, vùng chứa các gen cấu trúc D. vùng vận hành, vùng chứa các gen cấu trúc, vùng khởi động Câu 36: Nguyên nhân phát sinh đột biến gen là do A. sự bắt cặp không đúng trong nhân đôi ADN. B. sai hỏng ngẫu nhiên. C. tác động của các tác nhân lí-hóa từ môi trường hay tác nhân sinh học. D. cả A, B, C đều đúng Câu 37: Tự nhân đôi ADN của sinh vật nhân thực được thực hiện ở A. bốn điểm B. một điểm C. nhiều điểm D. hai điểm Câu 38: Đột biến gen trội xảy ra trong qúa trình giảm phân sẽ biểu hiện A. ở một phần cơ thể tạo thể khảm. B. chỉ ở cơ quan sinh dục C. ngay trong giao tử của cơ thể. D. ở kiểu hình cơ thể mang đột biến Câu 39: Mã di truyền có tính thoái hoá vì A. có nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một axitamin. B. một bộ ba mã hoá một axit amin. C. có nhiều bộ ba mã hoá đồng thời nhiều axit amin. D. có nhiều axit amin được mã hoá bởi một bộ ba. Câu 40: Quá trình dịch mã ở tế bào sinh vật nhân sơ xảy ra trong A. các bào quan B. tế bào chất C. nhân tế bào D. nhân tế bào và tế bào chất Câu 41: Đột biến gen A. phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên ở một mô cơ thể và biểu hiện kiểu hình ở một phần cơ thể B. phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính C. thường xuất hiện đồng loạt trên các cá thể cùng loài sống trong cùng một điều kiện sống D. phát sinh trong nguyên phân của tế bào mô sinh dưỡng sẽ di truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tính Câu 42: Một gen có 3900 liên kết hidro quá trình đột biến làm phát sinh ra một alen mới có 3899 liên kết hiđro . Số nu từng loại của gen đột biến là bao nhiêu? Biết rằng đột biến chỉ liên quan đến 1 cặp nu và tỉ lệ G/A của gen chưa đột biến bằng 1,5 A. A= T =601 , G= X= 899 B. A=T= 600 ,G= X = 900 C. A=T = 900 , G= X = 600 D. A= T= 901 , G=X=599 Câu 43: Phiên mã là quá trình truyền thông tin di truyền từ A. ADN sang mARN. B. mạch mã gốc của gen sang ARN C. gen sang rARN D. mạch mã gốc của gen sang tARN. Câu 44: Các prôtêin được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều A. bắt đầu bằng axitamin Met (met- tARN). B. bắt đầu bằng axitfoocmin- Met. C. kết thúc bằng Met. D. bắt đầu từ một phức hợp aa- tARN Câu 45: Đột biến gen là A. sự biến đổi một số cặp nuclêôtit trong gen. B. sự biến đổi một cặp nuclêôtit trong gen. C. những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới sự biến đổi một hoặc một số cặp nuclêôtit, xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử ADN. D. những biến đổi xảy ra trên suốt chiều dài của phân tử ADN Câu 46: Nhận định nào sau đây là đúng? A. Tất cả các loại ARN đều có cấu tạo mạch thẳng B. tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm C. mARN được sao y khuôn từ mạch gốc của ADN D. Trên các tARN có các anticodon giống nhau Câu 47: Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm vùng A. điều hoà, vận hành, mã hoá. B. điều hoà, vận hành, kết thúc. C. Khởi đầu, mã hoá, kết thúc. D. điều hoà, mã hoá, kết thúc. Câu 48: Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen B bị đột biến thành gen b. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn .Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến? A. AaBb, AABb B. aaBb, Aabb C. AABb, AaBB D. AABB, AABb Câu 49: Những codon không mã hóa axit amin là: A. UUA, UGG, UGU. B. AUG, UGG, UAU. C. UAA, UAG, UGA. D. AUU, AUX, AUA. Câu 50: Gen A có khối lượng phân tử bằng 450000 đơn vị cacbon và có 1900 liên kết hydrô.Gen A bị thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X trở thành gen a, thành phần nuclêôtit từng loại của gen a là : A. A = T = 402 ; G = X = 348 B. A = T = 348 ; G = X = 402 C. A = T = 401 ; G = X = 349 D. A = T = 349 ; G = X = 401 -----------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: