Ôn luyện bài: Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành

Ôn luyện bài: Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành

RỪNG XÀ NU

Nguyễn trung Thành

A/. KIẾN THỨC CƠ BẢN:

1. Giới thiệu tác giả – tác phẩm:

Nguyễn Trung Thành (còn có bút danh là Nguyên Ngọc) là nhà văn quân đội. Trong cả

hai thời kì kháng chiến chống Pháp và Mĩ, ông đều gắn bó mật thiết với chiến trường Tây

Nguyên. Nhà văn có sự am hiểu sâu sắc về cuộc sống, đặc biệt là tinh thần yêu tự do, quí cách

mạng, tinh thần kiên cường bất khuất của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng đất này, và ông

đã có những tác phẩm rất thành công khi viết về họ. Trong kháng chiến chống Pháp có “ðất

nước đứng lên”, trong kháng chiến chống Mĩ có “Rừng xà nu”.

pdf 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2015Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn luyện bài: Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ðẠI Thầy giáo Nguyễn Văn Ưng 
Trang 1 
Bài 3: 
RỪNG XÀ NU 
Nguyễn trung Thành 
A/. KIẾN THỨC CƠ BẢN: 
1. Giới thiệu tác giả – tác phẩm: 
Nguyễn Trung Thành (còn có bút danh là Nguyên Ngọc) là nhà văn quân ñội. Trong cả 
hai thời kì kháng chiến chống Pháp và Mĩ, ông ñều gắn bó mật thiết với chiến trường Tây 
Nguyên. Nhà văn có sự am hiểu sâu sắc về cuộc sống, ñặc biệt là tinh thần yêu tự do, quí cách 
mạng, tinh thần kiên cường bất khuất của ñồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng ñất này, và ông 
ñã có những tác phẩm rất thành công khi viết về họ. Trong kháng chiến chống Pháp có “ðất 
nước ñứng lên”, trong kháng chiến chống Mĩ có “Rừng xà nu”. 
2. Hoàn cảnh sáng tác – tóm tắt nội dung truyện: 
Truyện ngắn “Rừng xà nu” ñược nhả văn Nguyễn Trung Thành viết năm 1965, in trong 
tập “Trên quê hương những anh hùng ðiện Ngọc”. 
Truyện ngắn miêu tả về rừng xà nu và kể chuyện Tnú sau ba năm ñi “lực lượng” trở về 
thăm làng. Tối hôm ñó, tại nhà cụ Mết, dân làng tập trung mừng ñón Tnú và cụ Mết kể cho dân 
làng nghe câu chuyện về cuộc ñời của Tnú và cuộc nổi dậy của làng Xô Man chống kẻ thù xâm 
lược. Sáng hôm sau, Tnú lên ñường trở về ñơn vị, cụ Mết và Dít tiễn chân Tnú cùng với rừng xà 
nu “nối tiếp chạy ñến chân trời”. 
3. Giá trị tác phẩm: 
a. Nội dung: 
− Khắc họa thành công hình tượng rừng xà nu (cây xà nu) vừa có ý nghĩa tả thực, vừa mang ý 
nghĩa biểu tượng, qua ñó ca ngợi thiên nhiên núi rừng Tây Nguyên, góp phần làm rõ ñặc ñiểm 
phẩm chất của người dân làng Xô Man, ñồng bào Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống 
Mĩ và tay sai. 
− Khắc họa thành công những nhân vật ñiển hình của người dân Tây Nguyên ñau thương mà 
anh hùng, yêu tự do, quí cách mạng, kiên cường bất khuất trong cuộc kháng chiến chống Mĩ 
và tay sai. Qua ñó, tác giả ñặt ra vấn ñề: ðể cho sự sống của ñất nước và nhân dân mãi mãi 
trường tồn, không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau cầm vũ khí chống lại kẻ thù: 
“Chúng nó ñã cầm súng, mình phải cầm giáo.” 
b. Nghệ thuật: 
− Sáng tạo trong xây dựng cốt truyện: cốt truyện lồng, gồm hai câu chuyện. 
− Ngòi bút sử thi ñậm nét. 
− Xây dựng nhân vật với tính cách ñiển hình, tính cách Tây Nguyên. 
− Lời văn trau chuốt, giàu hình ảnh, vừa hùng tráng, vừa ñậm chất trữ tình, chất thơ. 
B/. LUYỆN TẬP 
1. Dựa vào kiến thức ñọc - hiểu, theo hướng dẫn cách học truyện ngắn, trả lời những 
câu hỏi sau: 
• Câu 1:Theo diễn biến, truyện có mấy ñoạn ? Mỗi ñoạn gồm có những nội dung gì ? Ở mỗi 
nội dung ấy có những chi tiết nào, nghệ thuật gì cần chú ý ? Những chi tiết ấy có ý nghĩa gì ? 
ÔN TẬP TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ðẠI Thầy giáo Nguyễn Văn Ưng 
Trang 2 
• Câu 2: Phân tích hình tượng cây xà nu cần có những luận ñiểm nào ? ðể làm rõ những luận 
ñiểm ấy cần có những chi tiết, dẫn chứng nào ? 
Gợi ý luận ñiểm 
− Luận ñiểm 1: Cây xà nu bị tàn phá ñau thương. 
− Luận ñiểm 2: Cây xà nu anh hùng: có sức sống mãnh liệt / gắn bó mật thiết với người dân Xô 
Man trong cuộc sống chiến ñấu với kẻ thù tàn bạo. 
− Luận ñiểm 3: Cây xà nu có ý nghĩa biểu tượng. 
− Luận ñiểm 4: Nghệ thuật khắc họa hình tượng ñặc sắc: bằng nhân hóa, lời văn trang trọng, 
ñậm chất thơ hùng tráng. 
• Câu 3: Phân tích nhân vật Tnú cần có những nội dung nào ? ðể làm rõ những nội dung ấy 
cần có những chi tiết, dẫn chứng nào ? 
Gợi ý nội dung phân tích 
− Hồi nhỏ: có hoàn cảnh ñáng thương nhưng tâm hồn trong sáng trung thực / dũng cảm, yêu quê 
hương / gan góc, tự trọng / thông minh, táo bạo, trung thành với cách mạng. 
− Khi trưởng thành có cuộc ñời ñau thương mà anh hùng. 
− Là nhân vật tiêu biểu cho ñặc ñiểm, phẩm chất của ñồng bào Tây Nguyên. 
− Xây dựng nhân vật với tính cách ñiển hình, tính cách Tây Nguyên. 
• Câu 4: Phân tích nhân vật cụ Mết, Dít, bé Heng cần có nội dung nào ? ðể làm rõ những nội 
dung ấy cần có những chi tiết, dẫn chứng nào ? 
Gợi ý nội dung phân tích 
∗ Nhân vật cụ Mết: 
− Già làng có sức khỏe, dẻo dai, vững chắc, có uy tín với dân làng, luôn yêu cầu cao trong công 
việc. 
− Luôn giáo dục truyền thống cách mạng cho dân làng bằng câu chuyện của Tnú. 
− Lãnh ñạo dân làng nuôi cán bộ, cùng Tnú lãnh ñạo làng kháng chiến, tiêu diệt kẻ thù, cứu 
Tnú. 
− Ra mệnh lệnh, kêu gọi dân làng kháng chiến có hiệu quả. 
∗ Nhân vật Dít: 
− Hồi nhỏ gan góc. 
− Trưởng thành: Thay Tnú, cùng cụ Mết lãnh ñạo dân làng kháng chiến, giữ chức vụ quan trọng 
/ giữ vững nguyên tắc trong nhiệm vụ / tâm hồn trong sáng, tình cảm kín ñáo. 
∗ Bé Heng: 
− Còn nhỏ nhưng ñã tham gia công việc kháng chiến, là “cây xà nu con” tiếp nối thế hệ trước. 
• Câu 5: Bằng sự hiểu biết về truyện ngắn “Rừng xà nu”, hãy giải thích vì sao nhà văn Nguyễn 
Trung Thành lại ñặt tên cho tác phẩm của mình nhan ñề như vậy ? 
Gợi ý bài làm 
ÔN TẬP TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ðẠI Thầy giáo Nguyễn Văn Ưng 
Trang 3 
“Rừng xà nu” là tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Trung Thành, cũng là tác phẩm 
tiêu biểu của nền văn nghệ cách mạng miền Nam thời chống Mĩ. Cốt truyện là câu chuyện về 
Tnú sau ba năm ñi “lực lượng” trở về thăm làng. Tối hôm ñó, tại nhà cụ Mết, dân làng tập trung 
mừng ñón Tnú, rồi cụ Mết kể cho dân làng nghe câu chuyện về cuộc ñời của Tnú và cuộc nổi 
dậy của làng Xô Man chống kẻ thù xâm lược. Sáng hôm sau, cụ Mết và Dít tiễn chân Tnú lên 
ñường trở về ñơn vị. Cốt truyện gắn với bối cảnh thiên nhiên là rừng xà nu, một loài cây ñặc 
trưng của vùng ñất Tây Nguyên. 
Với cốt truyện như trên, nhà văn có thể ñặt tên cho tác phẩm của mình là “Làng Xô Man” 
hay ñơn giản hơn là “Tnú” – tên nhân vật chính của truyện. Nhưng vì sao Nguyễn Trung Thành 
lại ñặt tên truyện là “Rừng xà nu” ? 
Trong truyện ngắn, rừng xà nu là hình tượng xuyên suốt tác phẩm. Mở ñầu truyện là hình 
ảnh rừng xà nu dưới tầm ñại bác của ñồn giặc. Rồi trong tác phẩm, gần 20 lần nhà văn nói ñến 
rừng xà nu, ñồi xà nu, cây xà nu, ngọn và lá xà nu, nhựa xà nu, khói và lửa xà nu,  Kết thúc 
truyện là hình ảnh “rừng xà nu nối tiếp chạy ñến chân trời”. Như vậy, bên cạnh câu chuyện về 
con người, người ñọc có cảm giác còn là câu chuyện về rừng xà nu, cây xà nu. Dường như cảm 
hứng nghệ thuật của tác giả bắt ñầu từ hình tượng này. 
Mặt khác, trong quá trình miêu tả rừng xà nu, cây xà nu, nhà văn ñã sử dụng nhân hóa 
như một phép tu từ chủ ñạo. ðây là những câu văn miêu tả về rừng xà nu bị tàn phá: “Cả rừng xà 
nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt ñứt ngang nửa thân 
mình,  Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra,  ñen và ñặc quyện thành từng cục máu lớn”. “Có 
những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị ñạn ñại bác chặt ñứt làm ñôi. Ở những cây 
ñó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành ñược, cứ loét mãi ra, năm mười 
hôm thì cây chết”. Và ñây là hình ảnh rừng xà nu với sức sống mãnh liệt: “Cạnh một cây xà nu 
mới ngã gục, ñã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên 
bầu trời”. “Cũng có những cây vượt lên ñược cao hơn ñầu người, cành lá sum sê như những con 
chim ñã ñủ lông mao, lông vũ. ðạn ñại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng 
chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây ñã 
ngã  cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng”. Ngòi 
bút tài hoa của nhà văn ñã khiến những cây xà nu vô tri như những con người: bị kẻ thù sát hại 
dã man nhưng cây xà nu vẫn hiên ngang, bất khuất, kẻ thù tàn bạo không thể hủy diệt. 
Không phải ngẫu nhiên nhà văn miêu tả loài cây vô tri như những con người như vậy. 
ðọc truyện ngắn, luôn có cảm giác cây xà nu như những người dân Xô Man. Thực sự, cây xà nu 
ñã trở thành ẩn dụ cho con người. Hẳn ñây chính là dụng ý nghệ thuật của tác giả: Dùng hình 
tượng cây xà nu làm biểu tượng cho con người. Từng thế hệ cây xà nu, là từng thế hệ người dân 
Xô Man ñau thương mà anh hùng, kiên cường, bất khuất trước kẻ thù hung bạo: Những cây xà 
nu lớn, xà nu con bị hủy diệt như bà Nhan, anh Xút, Mai và ñứa con bị kẻ thù tàn sát. Cụ Mết 
như một cây xà nu già vững chắc. Tnú là cây xà nu trưởng thành, cường tráng, tôi luyện trong 
ñau thương, kẻ thù không thể sát hại. Dít cũng như vậy, trưởng thành trong thử thách với bản 
lĩnh và nghị lực phi thường, là cây xà nu phóng lên rất nhanh tiếp lấy ánh mặt trời. Thằng bé 
Heng là cây xà nu con “thay thế những cây ñã ngã”. 
Như vậy, rừng xà nu vừa có ý nghĩa tả thực, vừa mang ý nghĩa tượng trưng. Hai lớp 
nghĩa này hòa quyện, xuyên thấm vào nhau cùng thể hiện chủ ñề tác phẩm. Bởi thế nhà văn ñặt 
ÔN TẬP TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ðẠI Thầy giáo Nguyễn Văn Ưng 
Trang 4 
tên truyện là “Rừng xà nu”, chẳng những phù hợp với nội dung, ý nghĩa truyện mà còn có sức 
khái quát và sự gợi mở, ñồng thời còn mang lại không khí Tây Nguyên rất ñậm ñà cho tác phẩm. 
• Câu 6: Vì sao khi kể chuyện về cuộc ñời Tnú, cụ Mết lại dặn dân làng Xô Man: “Nhớ lấy, ghi 
lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó ñã cầm súng, 
mình phải cầm giáo” ? Lời dặn ñó có ý nghĩa gì ? 
Gợi ý dàn ý 
“Rừng xà nu” là tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Trung Thành, cũng là tác phẩm 
tiêu biểu của nền văn nghệ cách mạng miền Nam thời chống Mĩ. Trong tác phẩm, khi kể chuyện 
về cuộc ñời Tnú, cụ Mết dặn dân làng Xô Man: “Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn 
sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó ñã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Tìm hiểu câu 
chuyện về Tnú sẽ hiểu rõ vì sao cụ Mết lại dặn dân làng Xô Man như vậy: 
− (Tóm tắt): 
Tnú khi còn nhỏ: .  ở tù   vượt ngục   lãnh ñạo dân làng chuẩn bị vũ khí 
chiến ñấu. 
− (Tóm tắt): 
Giặc lùng bắt Tnú   Tnú không cứu ñược vợ con, còn bị giặc bắt trói vì Tnú “chỉ có 
hai bàn tay không”. Cụ Mết không nhảy ra cứu Tnú vì cụ cũng chỉ có “hai bàn tay không”. Sau 
ñó cụ Mết cùng thanh niên trong làng vào rừng tìm giáo mác. Kết quả là dân làng tiêu diệt hết kẻ 
thù, cứu ñược Tnú. 
Từ câu chuyện của Tnú, cụ Mết thấy rõ: chỉ có “hai bàn tay không” thì không thể ñánh lại 
kẻ thù, mà cần phải có vũ khí, dù chỉ là vũ khí thô sơ. Vì vậy, khi kể chuyện về Tnú, cụ Mết mới 
dặn dân làng rất kĩ “Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con 
cháu: Chúng nó ñã cầm súng, mình phải cầm giáo”. 
Câu nói của cụ Mết dặn dân làng “Chúng nó ñã cầm súng, mình phải cầm giáo” chính là 
tư tưởng của tác giả ñặt ra trong tác phẩm: ðể cho sự sống của ñất nước và nhân dân mãi mãi 
trường tồn, không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau ñứng lên, cầm vũ khí chống lại kẻ thù 
tàn ác. 
• Câu 6: Vì sao có thể nói truyện ngắn “Rừng xà nu” mang ñậm tính sử thi ? 
Gợi ý bài làm 
Văn học Việt Nam từ năm 1945 ñến năm 1975 có một ñặc ñiểm chung là mang khuynh 
hướng sử thi ñậm nét. Tác phẩm mang tính sử thi tập trung phản ánh những vấn ñề cơ bản nhất, 
có ý nghĩa sống còn của ñất nước, những sự kiện có ý nghĩa lịch sử, chủ nghĩa yêu nước và chủ 
nghĩa anh hùng. Nhân vật chính thường tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, gắn bó số phận 
mình với số phận ñất nước, thể hiện và kết tinh những phẩm chất cao ñẹp của cả cộng ñồng. Cái 
riêng tư ñời thường nếu ñược nói ñến thì cũng chủ yếu là ñể nhấn mạnh trách nhiệm và tình cảm 
của cá nhân với cộng ñồng. Lời văn sử thi thường mang giọng ñiệu ngợi ca, trang trọng, tráng lệ, 
hào hùng. 
ÔN TẬP TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ðẠI Thầy giáo Nguyễn Văn Ưng 
Trang 5 
“Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành sáng tác năm 1965, là tác phẩm mang ñậm tính 
sử thi là bời truyện ngắn ñã thể hiện ñậm nét những yếu tố của một tác phẩm có tính sử thi, cụ 
thể: 
Chủ ñề của “Rừng xà nu” mang tính sử thi: Thông qua câu cuyện về những con người ở 
một bản làng hẻo lánh, bên những cách rừng xà nu bạt ngàn, xanh bất tận, tác phẩm ñặt ra vấn ñề 
có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời ñại: ðể cho sự sống của ñất nước và nhân dân mãi mãi 
trường tồn, không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau ñứng lên, cầm vũ khí chống lại kẻ thù 
tàn ác. 
Nhân vật trong “Rừng xà nu” mang tính sử thi: Nhân vật chính trong truyện ngắn là Tnú, 
có cuộc ñời ñầy bi tráng với những ñặc ñiểm nổi bật: ñau thương mà anh hùng, yêu nước, kiên 
cường, bất khuất, dũng cảm không sợ hi sinh. Tnú là nhân vật mang lí tưởng chung của dân tộc, 
kết tinh những ñặc ñiểm, phẩm chất không chỉ của ñồng bào Tây Nguyên mà còn tiêu biểu cho 
cả dân tộc Việt Nam trong thời ñại chống Mĩ. 
Miêu tả rừng xà nu, kể chuyện về cuộc ñời Tnú và cuộc nổi dậy của làng Xô Man chỉ 
bằng vũ khí thô sơ, những giáo mác vụ, rựa ñã tiêu diệt cả một tiểu ñội giặc với vũ khí hiện ñại, 
tác phẩm có giọng kể, ngôn ngữ, hình ảnh trang trọng, giàu âm hưởng có sức ngân vang ñặc biệt. 
“Rừng xà nu” quả thực là tác phẩm mang ñậm tính sử thi. 
2. Dựa vào kiến thức ñọc - hiểu, theo hướng dẫn cách học truyện ngắn, hướng dẫn ôn 
tập, lập dàn ý cho những ñề bài sau: 
• ðề 1: Anh, chị hãy trình bày cảm nhận về hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn “Rừng xà 
nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành. 
• ðề 2: Phân tích nhân vật Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu”. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfRung xa nu.pdf