Những kiến thức cơ bản ôn tập thi tốt nghiệp THPT môn: Ngữ Văn

Những kiến thức cơ bản ôn tập thi tốt nghiệp THPT môn: Ngữ Văn

A. TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

TÁC GIẢ HỒ CHÍ MINH

I. Vài nét về tiểu sử ( Sgk)

- HCM ( 1890 – 1969) gắn bó trọn đời với dân, với nước, sự nghiệp giải phóng dân tộc của VN & phong trào CM thế giới.

- Là lãnh tụ CM vĩ đại, một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc, để lại một di sản VH quý giá

II. Sự nghiệp văn học

 1. Quan điểm sáng tác

 a. HCM coi văn nghệ là một vủ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp Cm . Nhà văn cũng phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ:

 + “ Nay ở trong thơ nên có thép

 Nhà thơ cũng phải biết xung phong”

 + “ Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”

 b. HCM luôn chú trọng tính chân thực & tính dân tộc của VH . Tính chân thực được coi là thước đo giá trị của văn chương nghệ thuật. Người nhắc nhỡ giới nghệ sĩ nên chú ý phát huy cốt cách của dân tộc& đề cao sự sáng tạo, chớ gò bó họ vào khuôn làm mất vẻ sáng tạo.

 c. Khi cầm bút ,Người bao giờ cũng xuất phát từ đối tượng( viết cho ai?) & mục đích tiếp nhận( Viết để làm gì?) để quyết định nội dung( Viết cái gì?) & hình thức( Viết như thế nào ?) của tác phẩm

 

doc 45 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1456Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Những kiến thức cơ bản ôn tập thi tốt nghiệp THPT môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP THPT
	MÔN : NGỮ VĂN 
A. TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
TÁC GIẢ HỒ CHÍ MINH
I. Vài nét về tiểu sử ( Sgk) 
- HCM ( 1890 – 1969) gắn bó trọn đời với dân, với nước, sự nghiệp giải phóng dân tộc của VN & phong trào CM thế giới. 
- Là lãnh tụ CM vĩ đại, một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc, để lại một di sản VH quý giá
II. Sự nghiệp văn học
 1. Quan điểm sáng tác
 a. HCM coi văn nghệ là một vủ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp Cm . Nhà văn cũng phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ: 
 + “ Nay ở trong thơ nên có thép
 Nhà thơ cũng phải biết xung phong” 
 + “ Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”
 b. HCM luôn chú trọng tính chân thực & tính dân tộc của VH . Tính chân thực được coi là thước đo giá trị của văn chương nghệ thuật. Người nhắc nhỡ giới nghệ sĩ nên chú ý phát huy cốt cách của dân tộc& đề cao sự sáng tạo, chớ gò bó họ vào khuôn làm mất vẻ sáng tạo.
 c. Khi cầm bút ,Người bao giờ cũng xuất phát từ đối tượng( viết cho ai?) & mục đích tiếp nhận( Viết để làm gì?) để quyết định nội dung( Viết cái gì?) & hình thức( Viết như thế nào ?) của tác phẩm
 2. Di sản văn học
 a.Văn chính luận 
 -Tác phẩm
 + Trong những thập niên đầu XX với bút danh NAQ trên các tờ báo: Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền 
 + Tiêu biểu nhất là t/p Bản án chế độ thực dân pháp ->tố cáo đanh thép tội ác của t/d Pháp với các nước thuộc địa 
 + Các văn kiện : Tuyên ngôn độc lập( 1945 ), lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ( 1946 ), Không có gì quý hơn độc lập tự do ( 1966 ) 
- Mục đích sáng tác: đấu tranh chính trị, tiến công trực diện vào kẻ thù,tố cáo những chính sách tàn bạo của chế độ thực dân, thức tỉnh & giác ngộ quần chúng& thể hiện nhiệm vụ Cm của dân tộc qua những chặng đường lịch sử.
 b. Truyện và kí ( Viết bằng tiếng Pháp , khi Bác hoạt động ở nước ngoài( 1922 – 1925)
 -Tác phẩm : Lời than vãn của bà Trưng Trắc(1922), cong người biết mùi hun khói, Vi hành, Những trò lố hay Va-ren& Phan Bội Châu 
 -Mục đích sáng tác: Vạch trần bộ mặt tàn bạo, xảo trá của bọn thực dân & tay sai; bộc lộ lòng yêu nước nồng nàn & tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc 
c. Thơ ca:
- Tác phẩm : Nhật kí trong tù( Ngục trung nhật kí), thơ HCM ( sáng tác ở Việt Bắc ), thơ chữ Hán HCM
 - Nghệ thuật : Vừa mang màu sắc cổ điển vừa mang tinh thần hiện đại
3. Phong cách nghệ thuật: 
 a.Văn chính luận 
Thường ngắn gọn, tư duy sắc sảo,lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy sức thuyết phục, giàu tính luận chiến & đa dạng về bút pháp(khi ôn tồn khi đanh thép, mạnh mẽ & hùng hồn)
 b. Truyện và kí: đặt nền mong cho nền văn xuôi CM
Rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ & nghệ thuật trào phúng có sự sắc bén, thâm thúy của phương Đông, vừa có cái hài hước, hóm hỉnh của phương Tây.
c. Thơ ca: phong phú, đa dạng , thể hiện sâu sắc & tinh tế vẻ đẹp tâm hồn HCM
+ những bài thơ tuyên truyền lời lẽ giản dị, mộc mạc mang màu sắc dân gian hiện đại, dễ thuộc, dễ nhớ, có sức tác động lớn :Dân cày, Công nhân, ca binh lính
+ thơ nghệ thuật hàm súc, có sự kết hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển & hiện đại, chất trữ tình & tính chiến đấu : Chiều tối, Giải đi sớm 
* CÂU HỎI 
 1. Trình bày quan điểm sáng tác văn học của HCM 
 2. Phong cách nghệ thuật của HCM ?
	TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP 
	- Hồ Chí Minh - 
I. Hoàn cảnh sáng tác 
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc .Phát xít Nhật- kẻ đang chiếm đóng nước ta đã đầu hàng Đồng minh. Vì vậy, nhân dân ta vùng dậy giành chính quyền .Ngày 26- 8 -1945, chủ tịch HCM từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội, tại căn nhà 48 Hàng Ngang- Người soạn thảo bản tuyên ngôn độc lập.
- Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, thay mặt chính phủ Lâm thời, HCM đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước VN mới
 II. Mục đích & đối tượng của bản tuyên ngôn
 1.Mục đích 
 -Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, tầm vóc tư tưởng cao đẹp & là một áng văn chính luận mẫu mực nhằm:
 + Tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến.
 + Khẳng định quyền tự chủ & vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới,
+ Mốc son l/sử mở ra kỉ nguyên độc lập ,tự do 
 2. Đối tượng 
- Tuyên ngôn Độc lập được công bố trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt đã quy định đối tượng hướng tới, nội dung & cách viết nhằm đạt hiệu quả nhất định 
- Đối tượng: Đồng bào cả nước & nhân dân thế giới đặc biệt là bọn đế quốc & Thực dân
III. Phân tích 
 1. Phần 1 : Nêu nguyên lí chung về quyền bình đẳng, tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người & các dân tộc
- Mở đầu bản Tuyên ngôn, HCM đã trích dẫn 2 bản tuyên ngôn về quyền con người: Tuyên ngôn độc lập của Mĩ( 1776) & tuyên ngôn Nhân quyền & Dân quyền của Pháp ( 1791) nhằm đề cao những giá trị của tư tưởng nhân đạo & văn minh nhân loại, tạo tiền đề cho những lập luận tiếp theo, nhằm đạt được hiệu quả lớn lao:
 - Từ quyền bình đẳng tự do của con người tác giả đã suy rộng ra về quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc trên thế giới “, câu ấy có nghĩa là: tất cả dân tộctự do”.Đây là một đóng góp riêng của tác giả vừa mang tầm vóc quốc tế vừa mang ý nghĩa nhân đạo của nhân loại trong thế kỉ XX.
2. Phần 2 : Tố cáo tội ác của thực dân Pháp
-Thực dân Pháp đã phản bội & chà đạp lên chính nguyên lí mà tổ tiên họ xây dựng như một thành tựu của tư tưởng & văn minh nhân loại. Chúng lại lợi dụng là cờ tự do bình đẳng, bác ái nhằm mị dân & che dấu tội ác trái hẳn với nhân đạo & chính nghĩa
- Vạch trần bản chất xảo quyệt, tàn bạo & man rợ của t/d Pháp bằng những lí lẽ & sự thật lịch sử không thễ chối cãi được. 
+ Đó là những tội ác, về : chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dụcSgk à Bằng bút pháp liệt kê, đoạn văn gây xúc động hàng triệu con tim, khơi dậy lòng phẫn nộ với những lí lẽ xác đáng, bằng chứng xác thực & ngôn ngữ sắc sảo, gợi cảm, hùng hồn tạo nên một p/c chính luận độc đáo
+ Những âm mưu thâm độc & chính sách tàn bạo, bộ mặt hèn nhát, cái mà t/d Pháp gọi là công lao “khai hóa”& quyền bảo hộ Đông Dương 
+ Bản TN cũng khẳng định thực tế lịch sử : nhân dân ta nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước VNDCCH 
- Những luận điệu khác của các thế lực phản CM quốc tế cũng bị phản bác mạnh mẽ bằng những chứng cớ xác thực, đầy sức thuyết phục được thể hiện : cuộc đấu tranh mấy mươi năm giành độc lập của dân tộc ta & ý nghĩa của cuộc CMT8 dưới sự lãnh đạo của MT Việt Minh 
3. Phần 3 : Tuyên bố độc lập 
- Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp
- Kêu gọi toàn dân VN đoàn kết chống lại âm mưu của t/d Pháp”toàn dân..Pháp”
- Kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập, tự do của VN căn cứ vào những điều khoản ở hội nghị Tê-hê- răng& Cựu Kim Sơn
 & khẳng định quyết tâm bảo vệ quyền độc lập tự do ấy.Nước VN có quyềnToàn thể dân (41)-> như một lời thề thiêng liêng với một quyết tâm cao , mang một ý nghĩa lịch sử
4. Giá trị nghệ thuật & ý nghĩa văn bản 
 *Nghệ thuật
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục.
- Ngôn ngữ vừa chính xác vừa gợi cảm
- Giọng văn hùng hồn, linh hoạt
* Ý nghĩa văn bản
-TN ĐL là một văn kiện l/sử vô giá tuyên bố trước quốc dân đồng bào & thế giới về quyền tự do, độc lập của dân tộc VN & khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do ấy 
 - Là t/p kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc & tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do.
- Là một áng văn chính luận mẫu mực
 NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC 
 – Phạm Văn Đồng - 
I. Tác giả 
- Phạm Văn Đồng ( 1906 – 2001) quê ở Đức Tân- Mộ Đức – Quảng Ngãi, 
- Ko chỉ là một nhà CM xuất sắc mà còn là một nhà văn hóa lớn, một nhà lí luận văn nghệ uyên bác của nước ta trong thế kỉ XX
II. Tác phẩm
 1.Hoàn cảnh sáng tác 
Viết nhân dịp kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu( 3/7/1888 ), đăng trên tạp chí VH số 7- 1963.
 2. Mục đích 
- Kỉ niệm ngày mất của NĐC- nhà văn yêu nước- người chiến sĩ yêu nước trên mặt trận VH & tư tưởng.
- Định hướng& điều chỉnh cách nhìn về tác giả Ng. Đình Chiểu .
- Thể hiện mối quan hệ giữa VH & đời sống nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước thương nòi của dân tộc.
 3.Thể loại Văn nghị luận
III. PHÂN TÍCH 
 1.Phần mở đầu :Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu – một hiện tượng Vh độc đáo, có vẻ đẹp riêng ko dễ nhận ra
- Văn thơ của NĐC giống như những vì sao khác thường...sáng -> Văn chương của NĐC là văn chương đích thực, không trau chuốt, hoa mĩ. Bởi quan niệm sáng tác của N Đ C thống nhất với quan niệm về lẽ làm người”văn tức là người, văn để tải đạo”& khúc ca hùng tráng về PT yêu nước chống t/d pháp . Cách nhìn của tác giả mới mẽ, vừa có tính khoa học, vừa có ý nghĩa, cho thấy được giá trị bền vững, cơ bản về cuộc đời & thơ văn của NĐC.
 2. Phần hai: Ý nghĩa & giá trị to lớn về cuộc đời & văn nghiệp của NĐC
a. Cuộc đời & quan niệm sáng tác của NĐC
- Mở đầu bài viết, t/giả ko viết lại tiểu sử mà chỉ nhấn mạnh đến khí tiết của một – chiến sĩ yêu nước, trọn đời phấn đấu hi sinh vì nghĩa lớn của dân tộc
 - Ca ngợi quan niệm s.tác văn chương của NĐC: 
+ coi thơ văn là vũ khí chiến đấu bảo vệ chính nghĩa, chống lại kẻ thù xâm lược & tay sai, vạch trần những âm mưu, thủ đoạn của chúng :
 Chở bao nhiêu đạo chẳng tà
+ lên án những kẻ lợi dụng văn chương làm điều phi nghĩa : Thấy nay cũng.thực hư
b. Văn nghiệp 
 * Đánh giá về thơ văn yêu nước chống ngoại xâm của NĐC
 - Tác giả xác định vị trí của NĐC là lá cờ đầu của VHDT, bởi các sáng tác của ông đã làm sống lại một thời kì khổ nhục nhưng vĩ đại, có ý nghĩaquan trọng đối với đời sống của đất nước& nhân dân
 - Thơ văn yêu nước của N Đ C đã tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh của thời đại, cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc chiến đấu chống ngoại xâm bằng những h.tượng văn học “sinh động & nảo nùng” làm xúc động lòng người, đólànhững người dũng cảm”suốt đời tận trung với nước”,giữ vẹn khí phách hiên ngang cho dù chiến bại. Tiêu biểu : 
 + Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc làm sống dậy một hình tượng mà từ trước tới nay chưa từng có trong Vc thời trung đại : hình tượng người nông dân . 
 + Xúc cảnh : Sgk 
à Cách lập luận rõ ràng, trong sáng, mạch lạc, lời bình súc tích, sắc sảo, trí tuệ sáng suốt kết hợp với những câu văn tình cảm, xúc động lòng người khiến cho N Đ C trở thành ngôi sao càng nhìn càng thấy sáng.
 * truyện thơ Lục Vân Tiên là một t/p lớn của NĐC, là một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời. Tuy nhiên, t/giả ko phủ nhận những sự thật “những giá rị .lỗi thời(52); có những chỗ lời văn lo hay lắm nhưng nó vẫn là t/p chứa đựng những nội dung tư tưởng, gần gũi với quần chúng n/dân, có thể truyền bá rộng rải trong dân gian 
à lập luận đặc sắc, rõ ràng, sáng tỏ, ý kiến có cơ sở khoa học:nêu những hạn chế sau đó mới khẳng định nâng cao. Cách lập theo kiểu đòn bẩy để khẳng định LVT có giá trị về nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thu ật.
 3. Phần kết : Khẳng định vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học dân tộc
Là một nhà người chí sĩ yêu nước, một nhà thơ lớn , một tấm gương sáng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng
 3. Giá trị nghệ thuật & ý nghĩa văn bản
 * Nghệ thuật
- Bố cục chặt chẽ, các luận điểm triển khai bám sát vấn đề trung tâm
- Lập luận từ khái quá ...  cuộc đối thoại với người thân trong gia đình càng làm cho Trương Ba đau khổ hơn . Ông hiểu những gì mình đã , đang và sẽ gây ra cho người thân là rất tệ hại mặc dù ông không hề muốn điều đó . Chính điều đó đã thúc đẩy Trương Ba phải thách thức xác hàng thịt và phản ứng quyết liệt và Hồn Trương Ba phải lựa chọn một thái độ dứt khoát .
c.Màn đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích :
- Gặp lại Đế Thích , Trương Ba thể hiện thái độ kiên quyết từ chối , không chấp nhận cái cảnh phải sống nhờ vào thân xác người khác . Trương Ba nói với Đế Thích không thể bên trong một đằng , bên ngoài một nẻo được . Tôi muốn được là tôi toàn vẹn . Câu nói mang tư tưởng triết học sâu sắc : 
 + Nó phản ánh đòi hỏi sự thống nhất giữa nội dung và hình thức , giữa tư tưởng và biểu hiện , hành động .
 + Được sống theo đúng bản chất của mình là một nhu cầu , một quyền lợi thiêng liêng của con người .
 + Việc sống nhờ , sống dựa vào thân xác người khác khiến Trương Ba không được sống thực với mình mà ngược lại còn lệ thuộc vào người khác .
- Đế Thích khuyên Trương Ba nên chấp nhận cuộc sống như vậy vì thế giới vốn không toàn vẹn , dưới đất , trên trời đều thế cả . Nhưng Trương Ba phản đối và thẳng thắn chỉ ra sai lầm của Đế Thích : Ong chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống , nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết . Sống hay không sống trong hoàn cảnh này không phải là vấn đề nữa mà quan trọng hơn là sống như thế nào , sống ra sao , sống có ý nghĩa hay không ? .
- Đế Thích muốn sửa sai lần nữa đó là cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị nhưng Trương Ba kiên quyết từ chối , không thể tiếp tục cuộc sống giả tạo , khổ hơn là chết . Trương Ba kêu gọi Đế Thích sửa sai bằng một việc làm đúng đó là trả lại linh hồn cho cu Tị .
- Trương Ba kiên quyết khẳng định Không thể sống với bất cứ giá nào được  Có những cái giá đắt quá , không thể trả được  - Không thể chỉ nghĩ đến kết quả mà không quan tâm đến cách thức , cũng không vì mục đích mà bất chấp mọi thủ đoạn 
à Qua màn đối thoại có thể thấy tác giả đã gửi gắm nhiều thông điệp vừa trực tiếp vừa gián tiếp , vừa mạnh mẽ , quyết liệt , vừa kín đáo và sâu sắc về thời chúng ta đang sống – cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của con người trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục , giả tạo để bảo vệ quyền được sống toàn vẹn , hợp với lẽ tự nhiên cùng sự hoàn thiện nhân cách .
d.Màn kết :
- Trương Ba trả lại xác cho anh hàng thịt , chấp nhận cái chết để linh hồn được trong sạch và hóa thân vào các sự vật thân thương , tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những người thân của mình . Cuộc sống lại tuần hoàn theo quy luật của muôn đời .
- Màn kết với chất thơ sâu lắng đã đem lại âm hưởng thanh thoát cho một bi kịch lạc quan , đồng thời truyền đi thông điệp về sự chiến thắng của cái Thiện , cái Đẹp và của sự sống đích thực.
7.”Thuốc”-Lỗ Tấn :
Kiến thức chung cần nắm : 
	+ Tác giả : cuộc đời , sáng tác - các tác phẩm tiêu biểu 
	+ Tác phẩm : hoàn cảnh sáng tác , tóm tắt , ý nghĩa nhan đề truyện , hình tượng người cách mạng Hạ Du , nghệ thuật 
Nội dung chính : 
a.Tình trạng mê muội của người dân Trung Quốc qua hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người :
- Được thể hiện qua hành động , thái độ và tâm lí của vợ chồng lão Hoa Thuyên khi đi mua và cho thằng Thuyên uống thuốc .
 - Ngoài ra còn được thể hiện thông qua thái độ , lời nói của số đông người trong quán trà : bàn về sự công hiệu của thuốc , cam đoan về khả năng chữa trị bệnh lao của chiếc bánh bao bởi vì tẩm máu của một nhà cách mạng ; kháo nhau về chuyện đời như cụ Ba khai báo cháu làm cách mạng để được lĩnh thưởng ; bàn về cái chết của người cách mạng Hạ Du , cho rằng Hạ Du là một kẻ điên rồ 
b.Mong mỏi vào sự thức tỉnh của quần chúng qua hình tượng vòng hoa trên mộ Hạ Du :
- Hình ảnh bà mẹ Hạ Du khi ra nghĩa địa : tóc cũng bạc già nửa , áo quần rách rưới , tay xách chiếc giỏ sơn xanh cũ nát ; suy nghĩ và nỗi băn khoăn của bà khi đứng trước mộ con : Hoa không có gốc , không phải dưới đất mọc lên ! Ai đã đến đây ? Trẻ con không thể đến chơi . Bà con họ hàng nhất định là không ai đến rồi !  Thế này là thế nào ? .
- Bà mẹ đã khóc con rất thảm thiết : Du ơi ! Trời có mắt , thật tội nghiệp , chúng nó giết con rồi thì chúng nó sẽ bị báo ứng thôi và hình ảnh con quạ xòe đôi cánh nhún mình , rồi như một mũi tên , vút bay thẳng về phía chân trời xa .
à Sự xuất hiện của vòng hoa , lời khóc thảm thiết và lời khẩn cầu có vẻ ứng nghiệm của người mẹ đã ẩn chứa một niềm tin và mong mỏi vào sự thức tỉnh của quần chúng . 
8.”Số phận con người”- Sô-lô-khốp :
Kiến thức chung cần nắm : 
	+ Tác giả : cuộc đời , sáng tác – tác phẩm tiêu biểu 
	+ Tác phẩm : tóm tắt , giá trị tác phẩm , nghệ thuật ?
Nội dung chính : 
a. Chiến tranh và thân phận con người :
- Người lính Xô-cô-lốp phải chịu rất nhiều nỗi đau đớn về thể xác và tinh thần tưởng như không thể nào vượt nổi : 
+ Khi chiến tranh , anh bị thương , bị bắt làm tù binh và chịu sự đọa đày , tra tấn dã man trong trại tù binh của bọn phát xít Đức . 
 + Sau khi thoát khỏi cảnh tù binh thì anh phải chịu đựng một tin vô cùng đau đớn đó là vợ và hai con gái bị bom của phát xít giết hại . 
 + Niềm hy vọng cuối cùng là cậu con trai A-na-tô-ni nhưng cậu ta cũng bị bọn phát xít giết hại đúng vào ngày chiến thắng .
 + Kết thúc chiến tranh , anh không biết đi đâu, về đâu . Cuộc sống rất tẻ nhạt , buồn chán và nỗi đau mất mát luôn ám ảnh anh khiến anh phải thường xuyên thay đổi chỗ ở .
- Chú bé Va-ni-a cũng có số phận đáng thương : 
 + Sống lang thang, rách rưới, lem luốc, ban ngày nhặt nhạnh kiếm ăn nơi hàng quán, ban đêm bạ đâu ngủ đó .
 + Cha chết trận, mẹ chết bom, không biết quê hương, không người thân thích , thậm chí không nhớ rõ cha mình là ai , chỉ còn thoang thoáng trong đầu óc bé nhỏ “Bố ơi , cái áo bành tô bằng da của bố đâu rồi ? .
à Mỗi người gánh chịu một nỗi bất hạnh riêng nhưng nói chung nỗi đau của hai người là quá lớn , tưởng chừng không thể vượt qua .
b.Nghị lực vượt qua số phận :
- An-đrây vượt qua được nỗi đau và sự cô đơn nhờ sự kiên cường , bản lĩnh và đặc biệt là nhờ tấm lòng nhân hậu : 
+ Anh đã vui vẻ chấp nhận cuộc sống sau chiến tranh mặc dù gặp phải nhiều khó khăn , thử thách .
 + Không do dự khi nhận mình là bố Va-ni-a và sung sướng trong tình cảm cha con, chăm cho con từng cái ăn, cái mặc, lo cho con từng giấc ngủ bằng sự vụng về của mình “Ngủ với nó thật không yên, nhưng quen hơi, không có nó thì buồn. Đêm đêm khi thì nhìn nó ngủ, khi thì thơm mái tóc xù của nó, trái tim tôi đã suy kiệt, đã bị chai sạn vì đau khổ, nay trở nên êm dịu hơn”.
- Va-ni-a vô tư và hồn nhiên đón nhận cuộc sống mới trong sự chăm sóc và tình yêu thương của người cha mà chú bé luôn nghĩ là cha đẻ. Đôi khi cậu bé chợt nghĩ đến quá khứ, về người cha và chiếc áo bành tô da nhưng “trí nhớ trẻ con cứ như quầng sáng mùa hạ, soi sáng tất cả trong chốc lát rồi vụt tắt. Trí nhớ của chú bé ấy cũng như vậy, như quầng sáng, cứ chợt lóe lên như thế”.
à Chính vì cuộc sống quá hạnh phúc đối với cả hai người nên An-đrây đã cố nén nỗi đau riêng để đem lại niềm vui cho chú bé . Nhiều lúc anh cố che giấu nỗi buồn và cả những giọt nước mắt , anh sẵn sàng chịu đựng tất cả gánh nặng mất mát để tâm hồn thơ ngây của bé Va-ni-a được thanh thản . Còn bé Va-ni-a thì như một chú chim non có tâm hồn trong sáng , ngây thơ . Chú bé đã tìm được chỗ dựa , niềm tin cho mình , nên cuộc sống trở nên rất tươi sáng .
9.”Ong già và biển cả”-Hê-minh-uê : 
 Kiến thức chung cần nắm : 
	+ Tác giả : cuộc đời , sáng tác – tác phẩm tiêu biểu 
	+ Tác phẩm : tóm tắt , giá trị tác phẩm , nghệ thuật ?
Nội dung chính : 
a.Đề cao sức mạnh của con người – ông lão đánh cá – trong cuộc đấu ngang sức với con cá kiếm : 
- Đó là cuộc chiến không cân sức giữa một bên là một con người có lòng dũng cảm , mưu trí nhưng nhỏ bé , đơn độc , tuổi cao , sức yếu và một bên là con cá kiếm khổng lồ , có sức mạnh và môi trường chiến đấu thuận lợi .
 + Ngoài tuổi cao , sức yếu , thời điểm câu được con cá kiếm thì lão đã rất mệt sau 84 ngày lênh đênh trên biển .
 + Còn con cá kiếm thì rất lớn khiến lão Xan-ti-a-gô ngạc nhiên , phải thốt lên : Nó không thể lớn như thế được ; ngoài ra nó còn khôn ngoan và hành động cũng rất người . Nó không cắn câu ngay mà cứ lượn vòng liên tục và ngay cả khi mắc mồi rồi , nó cũng không dễ dàng chấp nhận mà phản ứng quyết liệt . Nó kéo ông lão ra xa để nghênh chiến chứ không lồng lên làm đắm thuyền , cũng không lặn thật sâu để dây câu bị đứt . Điều này đã tạo nên sự hùng dũng , ngoan cường của con cá và báo trước một cuộc đấu ác liệt .
- Mặc dù vậy nhưng lão Xan-ti-a-gô vẫn chiến đấu rất dũng cảm :
 + Lúc đầu con cá chưa xuất hiện ngay mà chỉ tạo ấn tượng bằng những vòng lượn tròn rất lớn , được tác giả nhắc đi nhắc lại gợi lên hình ảnh một ngư phủ lành nghề kiên cường : chỉ bằng con mắt từng trải và cảm giác đau đớn nơi bàn tay , ông đã ước lượng được khoảng cách ngày càng gần tới đích vẽ lên qua vòng lượn từ rộng tới hẹp , từ xa tới gần của con cá .
 + Những vòng lượn cũng vẽ lên những cố gắng cuối cùng nhưng hết sức mãnh liệt của con cá , cố gắng thoát khỏi sự níu kéo bủa vây của người ngư phủ : nó cũng dũng cảm kiên cường không kém gì đối thủ của mình .
 + Những vòng lượn này là một phần biểu hiện sự cảm nhận của ông lão về con cá tập trung vào hai giác quan , thị giác và xúc giác – song vẫn chỉ là gián tiếp : Xan-ti-a-gô chưa thể nhìn thấy con cá mà chỉ đoán biết nó qua vòng lượn .
 + Dù dũng cảm và kiên cường đến đâu , cuối cùng con cá cũng chết dưới tay của người ngư phủ và cái chết của con cá kiếm cũng rất khác thường : Nó dường như không chấp nhận cái chết mà phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ , vẻ đẹp và sức lực . Rồi sau đó con cá trắng bạc , thẳng đơ và bồng bềnh theo sóng .
à Hai nhân vật đúng là kì phùng địch thủ , ngang sức ngang tài với nhau . Nhà văn miêu tả vẻ đẹp của con cá cũng là để đề cao vẻ đẹp của con người. Đối tượng chinh phục càng cao cả, đẹp đẽ thì vẻ đẹp của con người đi chinh phục càng được tôn lên. Cuộc chiến đấu gian nan với biết bao thử thách đau đớn đã tôn vinh vẻ đẹp của người lao động : giản dị và ngoan cường thực hiện bằng ước mơ của mình.
b.Thể hiện niềm tin vào nghị lực con người và niềm kiêu hãnh về con người : 
- Sự chiến thắng của ông lão nhờ vào hai yếu tố : sự điêu luyện về tay nghề và niềm tin , ý chí , nghị lực phi thường . 
 + Trong tình huống đơn độc và gay cấn , ông lão hiểu rằng tốt nhất là phải tự cứu mình . Vì thế , ông lão củng cố tinh thần và sức chịu đựng để chiến đấu và chiến thắng .
 + Ông luôn tự nhũ phải giữ cho đầu óc tình táo , sáng suốt , phải dùng trí tuệ suy xét , từ đó có những hành động hợp lí , đúng đắn để giành chiến thắng .
- Ý chí và nghị lực của ông lão còn thể hiện ở quyết tâm khuất phục bằng được con cá kiếm khổng lồ . Nhiều lần ông lão choáng váng suýt ngất vì sức lực cạn kiệt nhưng vẫn cố gượng dậy để tiếp tục chiến đấu và ông vững tin rằng mình sẽ bắt được con cá lớn nhất trong đời .
à Nhân vật lão Xan-ti-a-gô là một ông lão đánh cá nghèo khổ , dạn dày kinh nghiệm , có những khát vọng cao đẹp , tiêu biểu cho ý chí , nghị lực , lòng dũng cảm và mưu trí của người lao động trước những thử thách gay go của cuộc sống .

Tài liệu đính kèm:

  • docDE CUONG ON TOT NGHIEP.doc