Giáo án Ngữ văn 11 tiết 41: Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 41: Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

 Tiết 41:

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ

 - Nguyễn Tuân -

I. Mục tiêu cần đạt

 Giúp học sinh nhận thức được :

1. Kiến thức

 - Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao: cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa; khí phách của một trang anh hùng nghĩa liệt; vẻ trong sáng, thiên lương của một con người trọng nghĩa khinh tài .

 - Quan niệm về cái đẹp và tấm lòng yêu nước kín đáo của Nguyễn Tuân .

 - Xây dựng tình huống truyện độc đáo; tạo không khí cổ xưa; bút pháp lãng mạn và nghệ thuật tương phản; ngôn ngữ giàu tính tạo hình.

2. Kĩ năng

 Rèn cho học sinh kĩ năng :

- Đọc - hiểu một truyện ngắn hiện đại.

- Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.

3. Giáo dục tư tưởng

 Học sinh biết trân trọng con người vừa có tài vừa có đức; biết yêu quý và giữ gìn những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc; tự rèn luyện bản thân để trở thành người có ích cho nhân dân, đất nước.

 

doc 8 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2192Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 41: Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 41:
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
 - Nguyễn Tuân -
I. Mục tiêu cần đạt
 Giúp học sinh nhận thức được :
1. Kiến thức 
 - Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao: cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa; khí phách của một trang anh hùng nghĩa liệt; vẻ trong sáng, thiên lương của một con người trọng nghĩa khinh tài .
 - Quan niệm về cái đẹp và tấm lòng yêu nước kín đáo của Nguyễn Tuân .
 - Xây dựng tình huống truyện độc đáo; tạo không khí cổ xưa; bút pháp lãng mạn và nghệ thuật tương phản; ngôn ngữ giàu tính tạo hình. 
2. Kĩ năng
 Rèn cho học sinh kĩ năng :
- Đọc - hiểu một truyện ngắn hiện đại.
- Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
3. Giáo dục tư tưởng
 Học sinh biết trân trọng con người vừa có tài vừa có đức; biết yêu quý và giữ gìn những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc; tự rèn luyện bản thân để trở thành người có ích cho nhân dân, đất nước. 
II. Phương tiện thực hiện
 - SGK, SGV, Chuẩn kiến thức-kĩ năng, Máy chiếu 
III. Phương pháp thực hiện 
 - Đọc sáng tạo, giảng bình, trao đổi thảo luận
IV. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (Không)
 3. Bài mới
 * Lời vào bài : 1’
 Trong nền VHVN hiện đại có một nhà văn đã ghi danh của mình trong lòng bạn đọc bằng một phong cách tài hoa, độc đáo. Đó chính là nhà văn Nguyễn Tuân. Ở chương trình cấp 2, các em đã làm quen với nhà văn Nguyễn Tuân qua tác phẩm “Cô Tô”, còn hôm nay, cô trò chúng ta sẽ gặp lại ông qua tác phẩm “Chữ người tử tù”.
* Nội dung bài giảng:
Hoạt động của GV và HS
T.g
Nội dung cần đạt
 Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả, tác phẩm qua phần Tiểu dẫn.
- CH 1: Em hãy tóm lược những nét chung nhất về tác giả ?
HS: Dựa vào sgk trình bày những ý chính..
GV: Khát quát 3 ý cơ bản (Cuộc đời, sự nghiệp, phong cách).
- GV giới thiệu: tập truyện Vang bóng một thời.
- CH 2: Nêu xuất xứ tác phẩm “Chữ người tử tù”?
- CH 3: GV yêu cầu học sinh tóm tắt tác phẩm?
Hoạt động 2: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản. 
GV: Truyện có 3 nhân vật : tử tù, viên quản ngục, thầy thơ lại, xoay quanh chuyện xin chữ và cho chữ. Nhưng việc cho chữ và xin chữ ở đây lại diễn ra trong một tình huống hết sức đặc biệt.
CH 1: Vậy tình huống trong tác phẩm này là gì?
 - GV gợi ý, hướng dẫn
HS trả lời
CH 2: Tình huống này có tác dụng ra sao trong việc thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính của truyện?
HS: Dựa vào câu hỏi đã chuẩn bị ở nhà trình bày.
GV: Sơ đồ hoá
CH 2: Em hãy cho biết Huấn Cao xuất hiện trong tác phẩm với cảnh ngộ như thế nào?
HS: Nêu hoàn cảnh của Huấn Cao
GV: Khái quát :
GV: Trong hoàn cảnh chờ chết ấy Huấn Cao vẫn toát lên những vẻ đẹp.Đó là vẻ đẹp của cái Tài, cái Chí và cái Tâm.
- CH 3: Em hãy tìm những chi tiết miêu tả cái tài của Huấn Cao?
 HS: trả lời 
 GV: Định hướng và khái quát:
 Để thể hiện vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ của HC, Nguyễn Tuân không trực tiếp miêu tả, bình luận, nhận xét mà nhường lời cho nhân vật khác.
 + Đó là lời của ai? Họ nhận xét và bình luận về cái tài của HC như thế nào?
 + Không chỉ là lời khen và sự thán phục, đối với VQN thì chữ của ông Huấn còn có giá trị như thế nào?
 - GV giảng giải về nghệ thuật thư pháp:
Để hiểu đúng tài năng của HC, ta phải có hiểu biết về nghệ thuật thư pháp của người xưa. Đó là nghệ thuật viết chữ nho bằng bút lông, mực tàu, viết trên giấy điều, lụa bạch, hoặc khắc trên gỗ.
 Người viết thư pháp phải là người có học vấn uyên thâm, có tài năng viết chữ đẹp. Vì vậy, người viết thư pháp còn được coi là nghệ sĩ. Mỗi lần đặt bút là một lần sáng tạo, là tâm hồn thăng hoa, là gửi gắm tất cả những ước mơ thầm kín, là thể hiện cốt cách của người viết.
 Người chơi chữ cũng phải là người có học vấn uyên thâm mới hiểu hết độ sâu của nghĩa, và phải có khiếu mới cảm thụ được vẻ đẹp của chữ. Vì vậy, chỉ có chữ của những người nổi danh, có nhân cách phi thường mới được người ta treo để thưởng ngoạn, tôn thờ. Hiểu như thế mới thấy được chữ ông Huấn là tài năng, khí phách của HC. Chữ ông không chỉ “đẹp lắm, vuông lắm” mà còn nói lên “hoài bão tung hoành của một đời con người”. Vì vậy, quản ngục mới một đời ngưỡng mộ, tôn thờ, ước ao.
- CH 4: Khắc hoạ chân dung người anh hùng hiên ngang bất khuất giữa chốn ngục tù trong những ngày cuối đời, Nguyễn Tuân đã miêu tả những chi tiết nào?
 GV: Định hướng, gợi ý
 HS: Trả lời
GV bình: Hoàn cảnh sống thay đổi nhưng cốt cách con người không thay đổi, mà vẫn giữ nét ung dung, đường bệ của một đấng trượng phu, tư thế của một thủ lĩnh.
GV bình: Cách xưng hô “ta – ngươi” đầy kẻ cả, ngạo mạn, coi thường, khinh bỉ quản ngục. Với HC, viên quản ngục không xứng đáng để ông trả lời, tiếp đãi. Lời nói ấy thể hiện rõ một thái độ ngang tàng, sẵn sàng đợi một trận lôi đình, báo thù.
- GV gợi ý: Khi nhận được tin dữ, thái độ của HC như thế nào?
 - HS trả lời
GV bình: Đối với mỗi con người thì giây phút kinh hoàng nhất có lẽ là khi đối diện với cái chết. Thế nhưng, với HC, cái chết không đáng quan tâm bằng nỗi lòng viên quản ngục. Đối với người anh hùng thì cái chết nhẹ tựa lông hồng. Điều này đã thể hiện rõ khí phách của ông.
- CH 5: Vậy, qua sự phân tích trên, em có nhận xét gì về HC?
- CH 6: Chỉ ra những chi tiết miêu tả “cái tâm” của Huấn Cao?
 GV: Định hướng.
 HS : Trả lời
- CH 7: Những chi tiết đó nói lên điều gì từ con người Huấn Cao?
 HS : Trả lời
 GV: Với HC, ông ý thức rất rõ về tài năng của mình nhưng không lấy cái tài mà mưu cầu danh lợi, không vì quyền thế mà khom lưng, uốn gối.
- CH 8 : Theo em, vì sao HC lại cho VQN chữ? có phải để đền đáp công ơn của VQN không?
 - Từ sự phân tích trên, em hãy khái quát lại những vẻ đẹp của HC?
- CH 9: Xây dựng cái tài cái tâm đi liền như vậy nhà văn muốn gửi gắm quan niệm gì?
- CH 10: Vậy theo em hình tượng HC giống với nhân vật nào trong lịch sử? tại sao?
 HS: Cao Bá Quát 
 GV: Khái quát và khẳng định :
 Qua nhân vật HC, nhà văn kín đáo gửi gắm tấm lòng yêu nước và niềm tự hào về truyền thống dân tộc. 
 4’
 2’
 5’
 5’
 2’
 8’
 8’
 5’
 1’
 1’
 1’
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
a. Cuộc đời
- Nguyễn Tuân (1910-1987), sinh tại Hà Nội, trong gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn.
- Viết văn và làm báo phục vụ hai cuộc kháng chiến.
 b. Sự nghiệp
 - Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp.
- Tác phẩm chính : (SGK) 
 + Trước CM:Vang bóng một thời. 
 + Sau CM:Tuỳ bút SôngĐà
 Ông đặc biệt thành công ở hai thể loại: truyện ngắn và tuỳ bút.
c. Phong cách nghệ thuật
 Tài hoa, uyên bác.
 Đánh giá: Năm 1996, ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2. Tập truyện “Vang bóng một thời”
- Gồm 11 truyện ngắn , in 1940.
- Nhân vật chính: Những trí thức Hán học tài hoa lỗi lạc. Họ là lớp nho sĩ cuối mùa, tuy buông xuôi bất lực nhưng quyết giữ “Thiên lương” và “sự trong sạch của tâm hồn”.
- Nội dung : kể về những phong tục đẹp, cách ăn chơi thanh lịch tao nhã có văn hoá: Thả thơ, đánh thơ, thưởng trà.
 Qua đó, ca ngợi nét đẹp văn hoá truyền thống dân tộc.
- Chủ đề : Thông qua những vẻ đẹp còn vang bóng, nhà văn kín đáo bày tỏ thái độ bất hòa sâu sắc trước thực tại cũng như lòng yêu nước và tinh thần dân tộc .
3. Tác phẩm “Chữ người tử tù”
a. Xuất xứ:
- Lúc đầu có tên : Dòng chữ cuối cùng, in năm 1938 trên tạp chí “Tao đàn”
- Năm 1940 được đưa vào tập truyện “Vang bóng một thời” và đổi tên :Chữ người tử tù.
b. Tóm tắt cốt truyện:
II. Đọc - Hiểu văn bản
1. Tình huống truyện 
 Tác phẩm đã xây dựng được tình huống truyện hết sức độc đáo, éo le :
* Cuộc tương ngộ giữa Huấn Cao (tử tù) với viên quản ngục (trông coi tù nhân, tội phạm) 
- Xét về bình diện xã hội :
 + Huấn Cao: Kẻ phản nghịch chống lại triều đình.
 + VQN: Đại diện cho bộ máy cai trị.
 --> Hoàn toàn đối lập.
- Xét trên bình diện nghệ thuật:
 + Huấn Cao: Là người có tài, sáng tạo ra cái đẹp
 + VQN: Say mê cái tài, cái đẹp của tử tù.
-> Họ gặp gỡ nhau ở chỗ: đều có tâm hồn nghệ sĩ.
* Không gian, thời gian tương ngộ cũng rất đặc biệt:
- Không gian : Nhà tù 
- Thời gian: Những ngày cuối cùng của một đời người.
Tác dụng :
- Làm nổi bật đầy đủ tính cách nhân vật ;
- Tạo kịch tính cho thiên truyện;
- Tạo sự thu hút, hấp dẫn của tác phẩm.
2. Nhân vật Huấn Cao
a. Cảnh ngộ:
- Tử tù: Người tù lĩnh án chém
- Chí lớn không thành: Huấn Cao vì làm phản, chống lại triều đình nên bị bắt và đang chờ ngày ra pháp trường.
à Huấn cao là người anh hùng thất thế.
b. Vẻ đẹp của Huấn Cao
b1. Tài hoa nghệ sĩ (cái Tài)
- Miêu tả gián tiếp qua lời của VQN và thầy thơ lại:
+ “Cái người mà tỉnh Sơn ta vẫn khen có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó không?”
 + “Thế ra ...chà chà!”
 --> Tài viết chữ ấy khiến cho những người đối nghịch với HC cũng phải trầm trồ, thán phục, xuýt xoa.
+ “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”, “Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”
+ “Không kịp xin mấy chữ thì ân hận suốt đời”
--> Chữ của HC đã trở thành niềm ngưỡng mộ, được tôn vinh như một vật báu, là sở nguyện cả đời của viên quan coi ngục.
à Tóm lại: HC là một nghệ sĩ tài hoa về thư pháp. Vì vậy, ca ngợi tài hoa của HC, nhà văn muốn ngợi ca những người có tài và những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc.
b2. Khí phách anh hùng (cái Chí)
- Qua lời nhận xét của quản ngục và thơ lại:
+ “... có tài bẻ khoá và vượt ngục”
+ “Đứng đầu bọn phản nghịch”, “có tiếng nguy hiểm”
+ “Thế ra y văn võ đều có tài cả”.
--> Một con người văn võ toàn tài, yêu thích tự do, không chịu gò mình trong bất kì khuôn phép nào. Dũng khí ấy vang khắp vùng tỉnh Sơn, khiến những kẻ trông giữ gông cùm phải nể sợ, lo lắng.
- Qua những hành động và thái độ với bọn cầm quyền:
+ Trước lời doạ nạt của bọn lính, “Lạnh lùng chúc mũi gông nặng đánh thuỳnh một cái ”
-> Đó là tư thế ung dung, cao ngạo, hành động hiên ngang, không hề biết sợ sệt.
+ Khi được nhận rượu thịt và đồ nhắm, HC “Vẫn thản nhiên ... như việc làm trong cái hứng bình sinh” .
+Trước thái độ ân cần, cung kính của quản ngục, HC mắng quản ngục với thái độ khinh bạc, miệt thị “Ngươi hỏi ta ... đừng đặt chân vào đây”
--> Ngạo mạn, khinh thường quản ngục.
- Khi nhận được tin dữ, “ông Huấn lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười”
--> Bình thản đón nhận cái chết.
à Tóm lại: Huấn Cao mang vẻ đẹp oai phong lẫm liệt của một bậc đại trượng phu, bản lĩnh của 1 bậc anh hùng, không hề khuất phục trước uy quyền và bạo lực. Cho dù chí lớn không thành nhưng tư thế lúc nào cũng hiên ngang, bất khuất.
b3.Thiên lương trong sáng (cáiTâm)
- “Chữ thì ta quý thực ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ” 
- “Đời ta cũng mới có viết hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân”
 Huấn Cao là người có tài và tự ý thức về tài năng của mình; nhân cách chính trực, trọng nghĩa khinh lợi.
- HC cho VQN chữ, vì:
+ Trọng người có tấm lòng biệt nhỡn liên tài, có sở thích cao quý.
 + Sống là phải đáp lại tấm chân tình của người khác.
 ( “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài....Nào đâu ta có biết một người như thầy Quản cũng có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nưa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”).
à HC tỏ rõ thiên lương trong sáng của một tấm lòng yêu quý cái thiện, cảm động trước thiên lương của VQN. Với HC, sống là phải xứng đáng với những tấm lòng .
 Tóm lại : 
 HC là con người vừa có tài vừa có tâm vừa có chí. Một con người mang vẻ đẹp hoàn hảo, trọn vẹn, vẻ đẹp con người của mọi thời đại, hội tụ đầy đủ những giá trị chân - thiện – mĩ. Đây là nhân vật được Nguyễn Tuân xây dựng bằng bút pháp lãng mạn và lí tưởng hoá. 
* Quan niệm nhà văn 
- Cái đẹp cái thiện không thể tách rời nhau, bản thân cái đẹp chính là đạo đức.
- Một nhân cách đẹp bao giờ cũng có sự thống nhất giữa cái tâm và cái tài
à Quan niệm thẩm mĩ tiến bộ.
4. Củng cố và dặn dò 1’
 - GV chốt lại kiến thức
 - HS soạn tiếp tiết 2 Chữ người tử tù: Nhân vật viên quản ngục và cảnh cho chữ.

Tài liệu đính kèm:

  • docCHU NGUOI TU TU.doc