“Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân

“Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân

 -Nguyễn Tuân sinh năm 1910 mất năm 1987 là người xã Nhân Mục thôn Thượng Đình nay thuộc phường Nhân Chính-Thanh Xuân. Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn.Ông là một ngươi tính tình phóng khoáng, giàu lòng yêu nước. Cách mạng tháng Tám thành công ông đã hăng hái tham gia cách mạng và kháng chiến . Ông đã trở thành một cây bút tiêu biểu với đề tài viết về cuộc sống mới, hình ảnh con người mới trong cách mạng và kháng chiến.

 -Ông để lại một sự nghiệp văn học độc đáo, phong phú . Năm 1996 ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

 

doc 59 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1686Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "“Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÁC GIA NGUYỄN TUÂN
1) Tiểu Sử
 -Nguyễn Tuân- Nguyễn Tuân – Bùi Xuân Phái – Văn Cao
 -Nguyễn Tuân sinh năm 1910 mất năm 1987 là người xã Nhân Mục thôn Thượng Đình nay thuộc phường Nhân Chính-Thanh Xuân. Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn.Ông là một ngươi tính tình phóng khoáng, giàu lòng yêu nước. Cách mạng tháng Tám thành công ông đã hăng hái tham gia cách mạng và kháng chiến . Ông đã trở thành một cây bút tiêu biểu với đề tài viết về cuộc sống mới, hình ảnh con người mới trong cách mạng và kháng chiến.
 -Ông để lại một sự nghiệp văn học độc đáo, phong phú . Năm 1996 ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2) Con người
 -Lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Lòng yêu nước của ông gắn liền với các giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc yêu tha thiết tiếng mẹ đẻ , phong cảnh đẹp của quê hương, những thú vui tao nhã. Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ giàu cá tính đọc rộng, hiểu nhiều,tài hoa,uyên bác. Nghệ thuật là một hình thức lao động nghiêm túc và " khổ hạnh” , là một nhà văn biết quý trọng thực sự nghề nghiệp của mình . Với ông nghề văn luôn đối lập với sự "thụ lợi".
3) Phong cách nghệ thuật: là một nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo sâu sắc. Mỗi trang viết của ông đều tài hoa và uyên bác
 +) Tài Hoa ở chỗ: Nguyễn Tuân luôn tiếp cận văn học thẩm mĩ của sự vật , khen hoặc chê
 +) Uyên Bác ở chỗ: luôn vận dụng tri thức của những ngành văn học nghệ thuật khác nhau để quan sát hiện tượng và sáng tạo hình tượng
 - Văn Nguyễn Tuân có khuynh hướng tao đàm những cái phi thường xuất chúng gây cảm giác mãnh liệt, dữ dội , khủng khiếp , đẹp phải tuyệt vời , tài hoa phải siêu phàm.
 -Nếu trước cách mạng ông tìm vẻ đẹp của vang bóng một thời thì sau cách mạng mỗi nhân vật của ông dù thuộc thể loại nào thì cũng là một nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình.
 4.Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân:
a/ Trước Cách mạng tháng Tám: có thể nói là cô đúc trong một chữ "Ngông": Ngông là thái độ khinh đời, làm khác đời dựa trên cái tài hoa, sự uyên bác và nhân cách hơn đời của mình
 - Nuyễn Tuân là một người tài hoa uyên bác: Sự tài hoa uyên bác của ông thể hiện ở các điểm sau
 + Tiếp cận mọi sự vật ở mặt văn hóa thẫm mĩ để khám phá và... khen chê.
 + Vận dụng trí thức của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật để quan sát hiện thực, sáng tạo hình tượng.
 + Nhìn người ở phương diện tài hoa nghệ sỉ, tạo nên những nhân vật tài hoa để...đem đối lập với những con người bình thường, phàm tục.
 + Tô đậm cái phi thường, gây cảm giác mãnh liệt dữ dội.
- Nguyễn Tuân là một con người có nhân cách đạo đức hơn đời: chổ dựa ở thái độ "ngông" của ông không chỉ ở sự tài hoa uyên bác mà còn ở đạo đức hơn đời của ông. Cái gốc của nhân cách đạo đức của NT là lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, niềm tha thiết với cái đẹp của văn nghệ, của phong tục tập quán, của thiên nhiên và những thú chơi tao nhã.
b/ Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân sau CMT8: có những chuyển biến quan trọng. Thái độ ngông nghênh khinh bạc không còn nữa, Giọng văn chủ yếu là tin yêu đôn hậu
 - Nếu trước Cách mạng Tháng Tám Nguyễn Tuân luôn bi quan đối với hiện tại và tương lai. Ông chỉ tin vào cái đẹp của quá khứ. Người tái hoa cái đẹp luôn lạc lõng. cô độc giữa cuộc đời phàm tục thì sau CMT8 ông vẫn ngợi ca những con người tài hoa ấy, vẫn hướng đến những cái gì phi thường mãnh liệt, vẫn vạn dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật để quan sát và mô tả, vẫn tô dậm phong cách và cá tính độc đáo của mình. Điều khác là tinh thần dân tôc và lòng yêu nước được phát huy mạnh mẽ trong tác phầm của ông. Cái đẹp của người tài hoa có thể tìm thấy trong nhân dân, trên mọi lĩnh vực
 - Tuy nhiên, trên những trang văn phong cách riêng của ông vẫn rất rõ nét: Thiên nhiên vẫn còn là những công trình thiên tạo tuyệt vời, anh bộ đội , ông lái đò, thậm chí chị hàng cốm, người bán phở... cũng là những con người tài hoa nghệ sỉ trong nghề nghiệp của mình
c/Thể loại tùy bút và sáng tác phù hợp với phong cách của NT: vì nó mang tính chủ quan và rất tự do phóng túng. Nhân vật chủ yếu là cái tôi của NT. Mạch văn biết hóa rất linh hoạt nhưng đôi khi ... khó hiểu 
 - Văn xuôi giàu hình ảnh nhạc điệu, từ vựng phong phú và rất sáng tạo trong cách dùng từ, đặt câu
 Với Nguyễn Tuân văn chương phải là văn chương, nghệ thuật phải là nghệ thuật, mà đã là nghệ thuật thì phải ... độc đáo. Tài phải đi đôi với tâm, ấy là thiện lương, là lòng yêu nước, là nhân cách trong sạch.
Văn của ông đôi lúc khó theo dõi, nhiều đoạn tham kiến thức nên trở nên thành ... nặng nề
 Đã nói đến văn của Nguyễn Tuân thì không thể không nhắc đến "Vang bóng một thời" - tác phẩm mang đến cho nhà văn sự thành công vang dội, từ đây người đọc mới thực sự biết đến tài năng nghệ thuật Nguyễn Tuân. 
 Người ta thường chú ý đến những con nguời đựoc miêu tả trong "Vang bóng một thời": ông Huấn Cao, cụ Tú Lan,ông cử Hai, vợ chồng ông phó sứ... Đó là những con người tài hoa, có vẻ đẹp thanh cao và cuộc sống vượt khỏi những bó buộc của danh lợi thường tình.Họ là hiện thân của vẻ đẹp xưa mà Nguyễn Tuân say mê kiếm tìm, chiêm ngưỡng, ngợi ca bằng tất cả tình yêu, niềm kính phục. 
 Bên cạnh đó, góp phần không nhỏ tạo nên nét đẹp của tập truyện chính là thế giới đồ vật cực kì phong phú mà nhà văn đã dày công miêu tả. Đó là những trang phục đời thường thể hiện tính cách, phẩm giá con người: cá tính mộng mơ đậm chất nghệ sĩ trong màu hỏa hoàng- sắc áo của Mộng Liên, sắc áo xanh nho nhã của cậu Tú...Người xưa đã nói "y phục xứng kì đức"- điều ấy thật đúng lắm thay.
 Đó còn là những bộ ấm trà mang theo linh hồn của nghệ thuật thưởng trà, mỗi chiếc ấm, mỗi cái chén đều ẩn dấu trong nó cả một sự tích. Đó là những viên kẹo Thạch lan hương khong chỉ có vị ngọt của kẹo mà còn ấp ủ cả hương thơm của những bông lan quý.
 Người ta còn thấy trong tập truyện này những con dao nước thép sáng quắc, cây mai của nghệ thuật "ném bút chì", cây đao chém cổ người sắc ngọt.. khiến bao người hoảng sợ.Rồi những đồ vật mang tính kì ảo: con thuyền phi băng băng vượt không gian,những viên đá trên đỉnh non Tản, cái lá trúc mảnh mai mà trở thành lưỡi dao sắc nhọn trừng trị những kẻ dám tiết lộ bí mật của chốn non thiêng...
 Nếu chú ý tìm hiểu bạn sẽ thấy thế giới đồ vật phong phú ấy đem đến cho bạn rất nhiều điều thú vị.
 Những cuốn sách về Nguyễn Tuân
NHÀ VĂN NGUYỄN TUÂN ĐI KHÁNG CHIẾN
 Trong chiến dịch đường 4 Sông Thao, tôi (nhà văn Nguyễn Tuân kể) theo bộ đội hành quân đánh đồn Ðại Bục, Ðại Phác. Tôi được Ban chỉ huy tiểu đoàn cho theo dõi họp hành từ lúc chuẩn bị, lập sa bàn rồi hành quân tiếp cận vị trí.
 Khi nằm trên đồi theo dõi ta mở đợt tiến công, nhìn rõ, nghe rõ trọng pháo, súng máy của ta rót vào đồn địch. Ðồn địch bốc cháy mù mịt tôi đã khoái lắm. Ðến khi chỉ huy ra lệnh xung phong, kèn trống nổi lên thúc quân tới tấp thì tôi phấn khích quá cũng rút ngay một cành cây nện vào mặt trống thật lực. Chỉ trong mấy chục phút quân ta đã hạ xong đồn Ðại Bục, tôi theo chân xung kích vào chào cờ ngay giữa sân đồn địch đang mù mịt khói thuốc súng.
 Tự nhiên tôi liên tưởng công việc của người lính đánh đồn với công việc của nhà văn. Anh lính đánh đồn mà tổ chức trinh sát thật giỏi, chuẩn bị sa bàn thật chính xác, phối hợp giữa các binh chủng thật nhịp nhàng, chỉ huy thật cương quyết thì việc hạ đồn sẽ nhanh gọn và nắm chắc trong tay. Nhà văn cũng vậy thôi, nếu anh đi sâu vào cuộc sống, anh đọc nhiều để nắm vững kiến thức, anh thu nhập tài liệu thật phong phú, tất nhiên cũng phải có một chút năng khiếu, thì việc anh làm ra tác phẩm cũng chỉ là việc ngày tháng.
 Trong đợt hành quân này, bộ đội họp chi bộ họ cũng mời tôi dự họp. Tôi nghĩ có lẽ mình được xếp vào diện đối tượng từ hồi đó. Nhưng cho đến hồi đó cái tính ngang tàng của tôi vẫn chưa dứt được. Tôi nhớ trong một cuộc họp liên chi tôi còn phát biểu là: Tôi tự tìm đến chủ nghĩa Mác qua việc đọc sách Mác - Lê-nin chứ không có ai hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi cả. 
 Sau chiến dịch Sông Thao trở về, ông Chính Hữu lúc này là chính trị viên một đơn vị thuộc Trung đoàn thủ đô hỏi tôi: "Sao anh lại không vào Ðảng nhỉ?". Tôi hỏi lại: "Có cần thiết và có thể vào Ðảng được không?". Chính Hữu khẳng định lại: "Nên vào", có vậy thôi. Như vậy người đầu tiên gợi cho tôi ý nghĩ cần phải vào Ðảng là Chính Hữu. Tính cách của tôi với Chính Hữu hoàn toàn trái ngược nhau: Tôi thì ngổ ngáo, ngang ngạnh mà Chính Hữu thì hiền lành, chuẩn mực. Vậy mà tôi có thể rất quý và tin Chính Hữu vì tôi nghĩ rằng Chính Hữu hiểu tôi, không nhìn tôi cái bề ngoài mà nhìn thấy được bản chất của tôi.
Bài 1.Phân tích hình tượng sông Đà trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân”
 _Bài làm_
I. MỞ BÀI
 Trước khi Sông Đà trở thành dòng sông ánh sáng, nguồn cảm hứng cho thơ, nhạc, hoạ thì con sông ấy đã tuôn chảy trên nhiều trang văn của Nguyễn Tuân. Tài năng, phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễt Tuân đã biến dòng sông ấy trở nên hấp dẫn, gợi cảm cho người đọc.
II. THÂN BÀI 
1. Lai lịch sông Đà
 Nguyễn Tuân là người rất mực tài hoa. Nhà văn đòi hỏi mỗi trang viết phải thật sự nghệ thuật và độc đáo. Đến với sông Đà, dường như ngòi bút Nguyễn Tuân đã gặp được điều tâm đắc, mảnh đất tốt để ngòi bút của ông tung hoành bời con sông đó mang một cá tính độc đáo : 
 “Chúng thuỷ giai đông tẩu
 Đà giang độc bắc lưu”
 (Mọi con sông đều chảy theo hướng đông, 
 Chỉ có sông Đà theo hướng Bắc)
 ( Nguyễn Quang Bích)
 Sông Đà dưới ngòi bút Nguyễn Tuân trở nên một nhân vật có diện mạo, có tâm địa vừa hung bạo, vừa hết sức trữ tình.
2. Hình tượng con sông hung bạo
 - Khi hung bạo, sông Đà là kẻ thù số một sẵn sàng cướp đi mạng sống con người, có tâm địa độc ác như người dì ghẻ. Để khắc hoạ tính cách của sông Đà, tác giả đã dựng lại khúc sông nguy hiểm : 
 + Đó là đoạn cảnh đá bờ sông dựng đứng vách thành: chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu. Đó là quãng Hát Loóng dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đây. Lại một đoạn sông khác, sông Đà là cái hút nước xoáy tít. Có những thuyền đã bị nó hút tụt xuống, thuyền trồng cây chuối ngược rồi vụt biến đi dến mười phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới.
 + Nhưng dữ dội nhất là ở những thác đá. Nguyễn Tuân đã buộc sự dữ dội, nham hiểm của sông Đà phải hiện lên thành hình và gào thét bằng trăm ngàn âm thanh. Chưa thấy sông nhưng người ta đã bị đe doạ bởi tiếng thác nước nghe như oán trách gì, rồi lại như van xin, rồi lại như khiêu khích, giọng nghe gằn mà chế nhạo. Tác giả đã dựng lại cuộc thuỷ chiến giữa sông Đà và người lái đò để lột tả cho được tính hung bạo của nó và tài nghệ của người lái đò. Thác đá được xếp thành từng tuyến mà nhà văn gọi là thạch trận, nhằm ăn chết cái thuyền đơn độc. Ở tuyến một, thác đá mở ra năm cửa trận, bốn cửa tử, một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn. Ở tuyến hai, tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại nằm bên phía hữu ngạn. Ở tuyến ba, bên phải bên trái đều là luồng chết, luồng sống nằm ở giữa. Người lái đò phải nhắm đúng luồng sinh để vượt qua. 
 - Một trong những nét phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là khôn ... ững cái gì mang trong nó hơi thở ấm áp của cuộc đời đều để thương, để nhớ, để lưu luyến cho ông. Trong những câu cuối của đoạn văn này, ông đã trải lòng mình ra với dòng sông, hóa thân vào nó để lắng nghe và xúc động: “Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên”. Qua mỗi dặm đường đất nước, nhà văn đều thấy cảnh vật và con người gắn quyện với nhau rất chặt chẽ. 
 Yêu sông Đà cũng chính là yêu Tổ quốc và yêu con người Việt Nam – những “đồng tác giả” của trăm vẻ đẹp từng làm đắm đuối lòng ta trên “trăm dáng sông xuôi” (ý thơ của Nguyễn Khoa Điềm). 
 Chỉ mới qua một đoạn trích ngắn ngủi, ta chưa có điều kiện thấy hết những đặc sắc của văn Nguyễn Tuân. Nhưng chừng ấy tưởng cũng đã đủ để ta quý trọng một tài năng, một tấm lòng, một Nguyễn Tuân – con người suốt cuộc đời đi tìm cái đẹp trong cuộc sống để sáng tạo nên những áng văn đẹp làm phong phú, giàu có thêm đời sống tinh thần của tất cả độc giả chúng ta. 
CÂU CHUYỆN VỀ NGUYỄN TUÂN
 Bấy giờ là năm 1976, đất nước vừa thống nhất. Bắc trở về một mối. Người miền Bắc, miền xôn xao chạy thăm nhau, nhận anh em, nhận họ hàng. Không khí một nhà, vui không kể xiết.
 Hôm ấy anh Trần Hoàn, lúc đó đang làm trưởng ty Văn hóa Thừa Thiên Huế, gọi tôi lên phòng anh, bảo:
 - Ngày mai anh Nguyễn Tuân vào thăm Huế, em sắp xếp đi chơi với anh Nguyễn Tuân nhé!
 Quả thật tôi ngại. Đi với Nguyễn Tuân, một người thông minh và hiểu biết như thế, lỡ có gì anh ấy hỏi mà mình không trả lời được thì còn ra làm sao nữa. Nghĩ thế, tôi bảo anh Trần Hoàn:
 - Anh Nguyễn Đắc Xuân, anh Phan Thuận An là những người am tường về Huế, anh nên bảo các anh ấy đi chắc là thuận lợi hơn em.
 Anh Trần Hoàn cười độ lượng:
 - Dại thế. Đi với anh Nguyễn Tuân để anh ấy dạy cho chứ.
 À, ra anh Trần Hoàn có ý tốt vậy. Tôi nhận lời.
 Hôm sau, mới đầu giờ chiều tôi đã tới hội văn nghệ 26 Lê Lợi đón anh Nguyễn Tuân.
 Xe anh Nguyễn Tuân tới, tôi giúp anh xách đồ vào phòng, rồi chạy ngay ra xem anh Tuân có cần gì. Anh đứng đợi tôi ngoài cổng. Anh vẫy tôi theo. Từ hội văn nghệ ra sông Hương chưa đầy 100 mét. Anh Nguyễn Tuân lững thững đi, tôi theo sau. Đứng bên bờ sông Hương, anh Nguyễn Tuân nhìn ngược dòng nước, lại nhìn xuôi dòng nước, rồi anh nói như anh nói với một người bạn đứng bên mình:
 - Sông Hương ơi! Nguyễn Tuân đã về đây.
 Nói xong, đứng thẫn thờ một lúc, anh quay vào. Tôi có cảm giác sông Hương với Nguyễn Tuân giống như một người bạn thân lâu ngày gặp lại.
 Lúc chia tay, anh Tuân dặn:
 - Ngày mai anh em mình đi chơi sông Hương nhé!
Sáng hôm sau tôi cho đò tới đón anh. Hai anh em ngược sông. Anh Tuân bảo:
 - Không thi thố gì với ai, cứ cho đò chạy chậm, để anh em mình vừa đi vừa ngắm cảnh.
 Anh Nguyễn Tuân ngồi ngay mũi đò. Chả thấy lúc nào anh ngồi yên. Khi thì nhìn qua dòng nước trong vắt, anh ngắm những sợi rong cùng mấy con cá nhỏ lượn lờ dưới đáy sông, khi thì anh xắn tay áo, thả cả nửa cánh tay xuống nước để xem dòng nước mát đến đâu, khi thì anh đứng lên ngắm hết những chùm quả sung súc sỉu bờ bên này, rồi lại ngắm những ngọn tre lả lướt vươn dài ra đùa giỡn với những ngọn sóng lăn tăn.
 Khi đò đi qua Kim Long, anh Nguyễn Tuân đọc câu thơ xưa, mà như đang tự nói với chính mình:
 “Kim Long có gái mỹ miều
 Trẫm thương trẫm nhớ, trẫm liều trẫm đi”.
 Rồi anh tự mỉm cười như đang sống trong ký ức mình, một kỷ niệm xa xưa.
 Từ Kim Long, mắt Nguyễn Tuân chạm vào ngọn tháp 7 tầng chùa Thiên Mụ. anh nhìn mãi, vậy mà đò đi qua chùa, anh vẫn lẳng lặng không nói gì. Anh quay qua nhìn đăm đắm làng Nguyệt Biều như đang tìm ở đó canh gà xứ Thọ Xương xưa.
 Đi đến đoạn sông giữa chùa Thiên Mụ và điện Hòn Chén, anh bảo cho dừng đò lại. Anh chắp hai tay phía trước, nhìn xuống dòng sông, một lát sau anh nói:
 - Ở chính chỗ sông này em ạ, ông già của anh đã làm một câu thơ, câu thơ như thế này: “Sông Hương có nhớ ta chăng. Ta đi ta nhớ cái thằng đò đưa”. Đầu óc các cụ cũng ngang tàng lắm phải không em?
 Trong bụng tôi nghĩ không biết các cụ có sống ngang tàng đắm đuối như Nguyễn Tuân bây giờ?
 Đò qua điện Hòn Chén, tới chợ Tuần, tôi bảo anh:
 - Chợ Tuần có cháo bầu dục nổi tiếng lắm, hai anh em ta lên ăn sáng rồi qua thăm lăng Minh Mạng.
 Vào quán, tôi gọi cho hai tô cháo bầu dục.
 Anh Tuân bảo:
 - Để đó cho anh.
 Rồi anh tới gần ông chủ quán đứng bên nồi cháo, anh xin tự làm. Anh lấy những miếng bầu dục đã thái, bỏ vào chiếc thìa, loại thìa có nhiều lỗ ở lòng thìa, anh nhúng thìa bầu dục vào nồi cháo, một tí lại nhấc lên xem. Cuối cùng anh đổ bầu dục vào hai tô, bấy giờ mới cho ông chủ quán múc cháo vào, bưng ra bàn cho chúng tôi.
 Anh Tuân múc khẽ từng miếng bầu dục, nhai chậm chạp như vừa nhai vừa suy nghĩ, anh nói:
 - Nhiều hàng cháo bầu dục họ không biết làm, bầu dục chín quá, cứng queo, ăn cứ bã ra. Anh chỉ nhúng cho bầu dục vừa chín tới. Em ăn thấy miếng bầu dục có ngọt không?
 Người ta thường bảo anh Nguyễn Tuân rất sành ăn. Quả là như vậy, miếng bầu dục nào cũng ngọt thỉu, mới nhai đã tan ra cùng cháo, tô cháo thơm ngọt hẳn lên.
 Ăn cháo xong, hai anh em qua sông vào lăng. Gặp ông già trông coi lăng ở giữa sân. Vì lịch sự, tôi để hai người trò chuyện lang thang với nhau. Lúc ra về Nguyễn Tuân chỉ người coi lăng, nói với tôi:
 - Đừng bao giờ coi thường người coi lăng. Đó mới chính là người giữ gìn nền văn hóa của chúng ta.
 Dừng một lát, Nguyễn Tuân nói tiếp:
 - Anh hỏi ông giữ lăng: Lăng Minh Mạng khác với các lăng khác ở chỗ nào? Ông đáp: Ông có thấy từ cổng vào, qua nhà bia, qua điện thờ, cho đến nơi cuối cùng là mộ Minh Mạng thẳng tắp không? Thời Minh Mạng là thời nghiêm minh, thịnh trị nhất của nhà Nguyễn, nên kiến trúc lăng thẳng tắp như hình một lưỡi gươm. Đường thẳng này là biểu tượng đường thẳng của lưỡi gươm thời thịnh trị đó ông ạ.
 Ông gật gù:
 - Tuyệt. Trông con người khù khờ, bình thường thế kia mà thật uyên bác, thật sâu sắc. Sâu sắc đến thế là cùng.
 Quả thật cách nhìn đời, nhìn người của Nguyễn Tuân cũng khác người. Ông biết trong những nhân cách, những tài năng, chứ không đánh giá con người ở dáng vẻ bề ngoài.
 Đến trưa anh em chúng tôi thả đò theo dòng nước về xuôi. Mặt nước sông phẳng như mặt gương, lững lờ đến nỗi người ngồi trên đò cũng không nhận ra dòng nước chảy. Ngồi trên đò thật êm, không cả cảm thấy bồng bềnh. Đò qua Bạch Thổ, qua Suối Yến, qua Nghinh Lương Đình, Phu Văn Lâu về Vĩ Dạ. Nguyễn Tuân đứng trên đò nhìn bao quát vùng Cồn Hến, Vĩ Dạ. Ông hỏi tôi:
 - Em có biết vì sao có tên Vĩ Dạ không?
 Tôi đáp:
 - Em nghe nói xưa Vĩ Dạ là một vùng lau lách, ngút ngàn màu trắng hoa lau nên có tên như vậy.
 Ông khen:
 - Khá!
 Rồi ông gật gù:
 - Dấu tích lau lách còn trong thơ Hàn Mặc Tử. Chỉ có Hàn Mặc Tử tài hoa mới có cái nhìn vời vợi đến như vậy – Ông đọc – “Trong khóm vi lau dào dạt mãi. Nỗi lòng ai đó sao im đi. Ô kìa bóng nguyệt trần truồng tắm. Lộ cả khuôn vàng dưới đáy khe”.
 Tôi nhìn ông đọc thơ, mà đôi mắt ông mơ màng, vẻ không nhìn đâu cả, mà như ông lại đang nhìn đi rất xa. Cũng đôi mắt ấy, cũng tâm trạng ấy khi đò đi qua vùng đất của thành Hóa Châu xưa. Ở những giây phút ấy con người nghệ sĩ trong Nguyễn Tuân bộc lộ một cách hết sức kín đáo, lặng thầm. Hèn chi những trang viết của ông về Huế cứ nặng trĩu từng con chữ.
 Đến phá Tam Giang, Nguyễn Tuân thích trèo thang lên nhà chồ để hưởng cái gió Tam Giang mênh mông, rồi ông xuống đò lang thang hết bờ nò sáo này đến bờ nò sáo kia. Ông bảo tiếc là lúc này chưa phải chập choạng hoàng hôn để nhìn đàn tôm kéo nhau đi kiếm ăn, lần lần bên hàng cọc nò. Ở đây, thêm một lần nữa Nguyễn Tuân bộc lộ cái thú nhấm nháp của mình.
 Trong đò của ngư dân trên phá Tam Giang, đò nào cũng có bếp, có lò than để chiều khách ăn đặc sản của phá. Hôm nay Nguyễn Tuân không ăn trên đò, ông bảo đem lò than và tôm lên ngồi bên giếng Cam Lồ ngay dưới chân núi Túy Vân để nhấm nháp. Ông tự nướng lấy tôm. Đôi đũa ông gắp tôm lật đi lật về. Ông chìa một con tôm vừa gắp trong lò ra, đưa đến trước mặt tôi, ông bảo:
 - Em ạ, nướng tôm còn một chút lòng đào như thế này, ăn mới biết thế nào là vị tôm ngọt. Tôm phá Tam Giang, tôm rằn nước lợ ở đây ngon nhất nước đó, em à. 
Vừa nướng tôm, ông vừa lấy ra từ túi áo ngực trái một chai rượu chỉ to bằng bốn ngón tay và cũng lép như bàn tay, ông chạm chai vào vai trần của tôi:
 - Em có thấy chai rượu ấm lên không? Hơi nóng của trái tim ủ nó nóng lên đấy. Uống rượu nóng thế này mới bốc và mới biết thế nào là hương thơm của rượu.
Ông lấy trong túi áo kia một chiếc chén nhỏ bằng hạt mít. Ông chắt rượu ra đó, mỗi chén rượu, ông lại nhắm một con tôm lòng đào. Ông đưa cho tôi một chén rượu:
 - Nào em, hãy nếm một chút hương vị thanh tao của cuộc đời này đi.
 Quả nhiên uống rượu nóng thấm thía một cách kỳ lạ. Tôi chợt nhớ câu thơ của Nguyễn Bính: “Em rót cho anh nước rượu đầu. Hai đứa uống chung và lại thẹn. Nghẹn ngào hai đứa uống chung nhau”.
 Quay nghiêng, tôi thấy bóng chúng tôi in trên mặt nước giếng Cam Lồ. Giếng nước ngon đến nỗi hàng ngày vua nhà Nguyễn cho thuyền xuống đây, múc nước Cam Lồ đem về cho cả Hoàng cung dùng. Dẫu Nguyễn Tuân không nói gì về cái giếng này, song tôi hiểu thâm ý của ông, cuộc chơi nào của ông cũng đến tận cùng.
 Chiều ông bảo đem đò chở ông ra cửa Tư Hiền, đó là cửa biển thông từ đầm Cầu Hai ra biển. Đò dừng trước cửa biển, Nguyễn Tuân rót chén cuối cùng trong cái chai lép ra uống nốt. Khà một tiếng khoái trá, ông vừa hỏi tôi, lại vừa trả lời:
 - Em có biết tại sao cửa Tư Hiền có hai tên gọi không? Tên thứ hai là cửa Tư Dung. Vì lần ấy vua Lê Thánh Tông vào dẹp giặc Chiêm Thành. Thuyền ông vào đầm Cầu Hai tránh gió. Qua cửa này ông gặp một người con gái đẹp, ông đã đặt tên Tư Dung để kỷ niệm cuộc gặp gỡ tình cờ mà tuyệt vời này – Ông chép miệng – Tư Dung! Tư Dung! Tư Dung! Tuyệt thật.
 Mặt trời tà tà, tôi nhắc ông đã đến lúc về, ông cười bảo tôi cho đò ra đứng ngoài cửa Tư Dung. Bờ biển phía cửa Tư Dung là Chân Mây. Ông cứ cho đò đứng đó như chờ đợi, mà đúng là chờ đợi thật. Lát sau ông chỉ cho tôi ở bãi Chân Mây, nước bốc hơi lên thành cột, thành một cột mây. Cột mây lên thật cao rồi cứ thế từ từ thành đám mây trắng bay về núi Túy Vân, mây quanh quẩn ở đó mãi rồi mới bay về ngọn Bạch Mã ở phía Tây. Cuộc xoay vần mây kỳ lạ như thế nên có tên Chân Mây và Túy Vân là vậy.
Nguyễn Tuân nói:
 - Tiềm năng du lịch của Huế vời vợi, không biết bao giờ họ mới biết khai thác tiềm năng này đây.
 Đám mây từ Chân Mây ra Túy Vân và bây giờ nó ôm lấy ngựa Bạch Mã ngủ, như đứa con nhỏ ngủ thiếp trên ngực mẹ, ông mới cho đò về.
 Anh Trần Hoàn đợi đò ở bến Trường Tiền. Bạn Huế tíu tít dắt Nguyễn Tuân về quán Âm Phủ, đi sau anh Hoàn hỏi:
 - Sao, một ngày đi với Nguyễn Tuân sao?
 Tôi đáp:
 - Đúng như anh nói. Kiến thức của anh Nguyễn Tuân thật mênh mông. Cám ơn anh đã cho em theo anh Nguyễn Tuân đi chơi Huế.
 - Ngày mai đi tiếp chứ?
 Tôi reo lên:
 - Ôi, còn gì bằng. Xin anh cho em đi hết cuộc chơi này nhé!
 Anh Hoàn gật đầu hể hả như vừa làm xong một bản nhạc Sơn Nữ ngày nào.

Tài liệu đính kèm:

  • docTong hop ve Nguoi lai do song Da va Nguyen Tuan.doc