Nghị luận về một tác phẩm văn học

Nghị luận về một tác phẩm văn học

1)Bài vợ chồng A Phủ

Câu 1: Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn vợ chồng A Phủ của Tô Hoài ( từ khi Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ đến khi trốn khỏi Hồng Ngài)

Dàn ý:

1) Mở bài:

- Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn thành công nhất trong tập truyện Tây Bắc và cũng là truyện ngắn tiêu biểu trong thời kì chống Pháp. Tác phẩm vừa là một bức tranh chân thực về số phận bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức phong kiến và thực dân, vừa là một bài ca về sức sống và khát vọng tự do, hạnh phúc của con người.

- Nhân vật trung tâm của truyên là Mị, được Tô Hoài miêu tả từ con người, cuộc sống đến khát vọng hạnh phúc trong phần thứ nhất của truyện ( tư khi Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ cho đến khi trốn khỏi Hồng Ngài)

 

doc 49 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1811Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nghị luận về một tác phẩm văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC
1)Bài vợ chồng A Phủ
Câu 1: Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn vợ chồng A Phủ của Tô Hoài ( từ khi Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ đến khi trốn khỏi Hồng Ngài)
Dàn ý:
1) Mở bài:
- Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn thành công nhất trong tập truyện Tây Bắc và cũng là truyện ngắn tiêu biểu trong thời kì chống Pháp. Tác phẩm vừa là một bức tranh chân thực về số phận bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức phong kiến và thực dân, vừa là một bài ca về sức sống và khát vọng tự do, hạnh phúc của con người.
- Nhân vật trung tâm của truyên là Mị, được Tô Hoài miêu tả từ con người, cuộc sống đến khát vọng hạnh phúc trong phần thứ nhất của truyện ( tư khi Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ cho đến khi trốn khỏi Hồng Ngài)
2) Thân bài:
a) Bị bắt làm con dâu gạt nợ
* Quãng đời quá khứ.
- Mị là một cô gái trẻ đẹp, yêu đời, chăm chỉ lao động, nhà nghèo và rất hiếu thảo
- Đang tuổi yêu đương, nàng chờ đợi người yêu trong đêm hội mùa xuân, bổng bị con quan thống lí là A Sử lừa bắt về làm vợ, làm dâu gạt nợ cho thống lí Patra.
- Từ đó Mị bắt đầu chìm đắm trong đau khổ tột cùng. Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc. Có lúc, nàng tìm đến cái chết. Mị chết thì bố Mị càng khổ hơn bao nhiêu lần nữa bây giờ.
* Cuộc sống hiện tại.
- Mị xuất hiện ngay từ đầu truyện. Tô Hoài đã phác hoạ chân dung nhân vật để gợi mở nội tâm: mặt buồn rười rượi, bên cạnh cái giàu sang của bố chồng, nhà thống lí giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều ruộng, nhiều thuốc phiện nhất làng, in đậm một hình bóng im lìm, tăm tối, nhọc nhằn của Mị.
- Từ lúc bị bắt về nhà thống lí Pá Tra, Mị đã bị bóc lột sức lao động đến cùng cực, chịu khổ nhục triền miên, luôn quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối 
- Mị bị giam hãm trong không gian chất hẹp và tù đọng, giữa căn buồng lúc nào cũng âm u, cửa sổ là một lỗ vuông bằng bàn tay, thời gin ngưng đọng, không hiện taih không tương lai, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.
-Củng cố thêm cái ách áp bức nặng nề ấy cón là sự mê tín thần quyền: đã bị trình ma nhà thồng lí thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi 
- Cuộc sống đó hoàn toàn cùng khổ về vật chất, bế tắc về tinh thần. Mị nghĩ rằng: đến bao giờ chêt shtì thôi.
b) Sức sống, khát vọng sống.
Tưởng rằng cuộc đời tù hãm đã làm tê liệt ý thức về bản thân và những mong muốn thay đổi số phận của nhân vật, nhưng trong tâm thức Mị vẫn âm ỉ long ham sống, một khát vọng hạnh phúc.
* Sự thức tỉnh đời sống ý thức cảu Mị nhờ vào tác động của một hoàn cảnh khá điển hình: mùa xuân trên miền núi cao Tây Bắc. Mùa xuân năm đó đã làm bừng tỉnh sức sống của vạn vật và con người.
Hồi ức tràn về trong tâm trí Mị là canht "một đêm tình mùa xuân": Ngoài đầu núi đã có tiếng sáo ai lấp ló rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi. Mị ngồi nhẩm thẩm bài hát của người đang thổi:
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu.
* Sức sống, lòng ham sống đã trỗi dậy mãnh liệt trong lòng nàng: Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.
Giữa lúc lòng ham sống trở lại mạnh mẽ nhất thì lại bị dập xuống phũ phàng: A Sử trói đứng Mị, không cho nàng đi. Suốt cái đêm bị trói vào cột ấy, Mị sống trong sự giằng xé giữa nỗi khát khao tự do và thực tại nghiệt ngã đã bóp chêt snhững ước muốn tự do, hạnh phúc của nàng. Trong bóng tối, Mị đứng im lặng như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi 
c) Thoát khỏi cuộc đời cùng cực, nô lệ.
* Hoàn cảnh đã run rủi Mị cứu A Phủ, cùng lúc toát khỏi cuộc sống nô lệ.
- Chứng kiến cảnh A Phủ bị trói đứng, lúc đầu Mị chưa có suy nghĩ gì. Nhưng mấy đêm sau, khi thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại cuae A Phủ. Mị nhớ lại nàng bị A Sử trói đứng trong một đêm năm trước.
- Mối đồng cảm, lòng thương xót một con người đang tuyệt vọng, đau đớn chờ chết đã thúc đẩy Mị hành động. Ý nghĩ cữu A Phủ đã thắng nỗi lo sợ của chính mình. Cuối cùng, Mị cắt dây trói cho A Phủ.
- Ngay sau đó, để tự cứu mình, Mị đã chạy theo A Phủ, thoát khỏi cảnh sống địa ngục trần gian. Hai người lẳng lặng đỡ nhau chạy xuống dốc núi.
* Chính khát vọng tự do đã tháo gỡ được cái vòng nô lệ đã trói buộc Mị. Nàng đã thực sự thoát khỏi cảnh áp bức, ràng buộc của bọn chúa núi, để cùng A Phủ tự giải phóng mình.
3) Kết bài.
- Vợ chồng A Phủ là một truyện đầy chất thơ trong sáng, toát lên một tâm hồn đôn hậu, chất phác của nhân vật chính diện, cũng lúc thấm đượm những bức tranh thiên nhiên nhiều màu săc, đuờng nét uyển chuyển, hài hoà, những cảnh sinh hoạt phong tục giàu chất trữ tình của đồng bào miền núi.
-Trong không gian nghệ thuật đó, tính cách nhân vật Mị được miêu tat thành công, vừa tiêu biểu cho số phận lao động chung của con người miền núi, vừa có những nét cá tính khá rõ. Nhân vật Mị với những nét phẩm chất tốt đẹp, những khát vọng chính đáng của con người, đã thể hiện được giá trị nhân đạo của truyện.
2)Bài rừng xà nu
Câu 1) Phân tích những nét tính cách của nhân vật Tnú trong truyện ngắn "rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành.
Bài viết tham khảo:
Rừng xà nu là một truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Trung Thành, là một bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Tây Nguyên. Tiêu biểu cho nhân dân Tây Nguyên anh hùng là nhân vật Tnú, người con vinh quang nơi bản làng Xôman của người Strá luôn luôn gắn bó với cách mạng, dũng cảm kiên cường và căm thù giặc sâu sắc, thưuơng yêu gia đình bản làng quê hương tha thiết.
Trước hết Tnú gắn bó với cách mạng. Được cụ Mết một già làng tiêu biểu cho những con người đấu tranh bất khuất cho dân làng Xôman chỉ bảo rằng "cán bộ là Đảng, Đảng con núi nước này còn", nên ngay từ lúc nhỏ, Tnú tham gia việc nuôi giấu cán bộ và hoàn thành xuất sắc công tác giao liên. Nhiều đêm Tnú phải ngũ ở trong rững vì sợ lỡ giặc lùng ai dẫn cán bộ chạy. Tnú luôn luôn nghe lời chỉ dạy của cán bộ. Được anh Quyết dạy chữ, Tnú khắc phục khó khăn, cố gắn học tập, Không có bảng, không có phấn, Tnú lất nứa làm bảng và để ba ngày đường tới núi Ngọc Linh mang về một xàlét đầy đấ trắng làm phấn. Khi Tnú tỏ ra chán nản vì mình tối dạ, học không nhớ được thì một lời động viên của anh Quyết: "Không học chữ thì làm sao làm được cán bộ giỏi", đã truyền thêm sức mạnh tinh thần giúp Tnú cố gắn hơn.
Tnú vô cùng gan dạ, dũng cảm.Ngay từ ngày làm giao liên, Tnú không bao giờ chịu đi đường mòn, cứ xẻ rừng mà đi, lọt tất cả các vòng vây, qua sông Tnú không thích lội chỗ nước êm cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang. Khi bị giặc bắt, Tnú can đảm chịu những đòn tra tấn, để sau khi vượt ngục , vẫn tiếp tục cùng cụ Mét lãnh đạo dân làng Xôman, mài giáo, mài rựa chống lại kẻ thù. Khi bản làng bị càng quét, vợ con Tnú bị hành hạ giết chết một cách dã man, nhất là khi anh bị thằng Dục tẩm nhựa xà nu đốt mười ngón tay thành mười ngọn đuốc, Tnú càng thấm thía nỗi đau thương và căm thù và quyết tâm hành động. Anh ra đi lực lượng, quyết tiêu diệt cho hết kẻ thù tàn ác, bởi lẽ chúng nó đứa nào cũng là thằng Dục cả.
Ngoài ra, Tnú còn là người giàu tình cảm thương yêu. Anh tha thiết yêu bản làng. Sinh ra và lớn lên giữa núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ, giữa những con người mộc mạc, thuần hậu, Tnú thấy gắn bó thân thiết với cảnh và người của quê hương mình. Ba năm đi chiến đấu xa bản làng, Tnú trở về, Tnú vô cùng xúc động. Anh nhớ rõ từng hàng cây, con đường, từng dòng suối mát. Anh đau đớn khi gặp lại một thân cây to chắn ngang đường, nơi mà ngày xưa Mai đã thổ lộ tình cảm yêu mến ngay khi anh mới ở tù về. Anh cũng bồi hồi khi nghe tiếng chày giả gạo của dân làng, tiếng cháy chuyên cần, rộn rã cảu những người đàn bà cảu mẹ anh ngày xưa suốt đời anh vẫn nhớ.
Anh yêu thương vợ con tha thiết.Chính vì yêu thương rất nhiều nên anh căm thù sâu sắc bọn giặc đã dùng cây sắt đánh chết vợ con anh. Anh cũng yêu thưuơng mọi người. Vì thế, dân làng Xôman cũng nhớ mong người con trai làng xa vắng. Làng Xôman đã dành cho anh một tình cảm mộc mạc nồng hậu, thân thiết. Những cặp mắt tròn xoe và những tiếng reo của mọi người thể hiện nỗi vui mừng đón Tnú trở về.
Vô cùng dũng cảm khi đối diện với kẻ thù, tha thiết yêu thương bản làng quê hương, ôm ấp một kĩ niệm đau đớn vì cái chết thảm khốc của vợ con, luôn luôn gắn bó với cách mạng là những nét tính cách nổi bật của nhân vật Tnú trong truyện ngắn rừng xà nu. Nhân vật trung tâm của truyện, giữa bức tranh chân thực, sinh động về cuộc chiến đấu rực lửa núi rừng Tây Nguyên đã cho ta nhận xét, đó là trong thực tế chiến đấu với kẻ thù, con người mới nhận thức được sâu sắc về kẻ thù và nâng lòng căm thù cá nhân lên thành căm thù của cả dân tộc.
Câu 2) Phân tích vẻ đẹp của các nhân vật Tnú, cụ Mết, Dít, bé Heng trong truyện ngắn rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
1) Mở bài:
- Về các tác phẩm đất nước đứng lên, rừng xà nu, sách văn học 12 tập một, đã nhận định rằng: "Có thể coi đây là những bản anh hùng ca về cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên, là bức tranh chân thực sinh động về hai cuộc chiến tranh nhân dân chống Pháp và chống Mỹ".Tác giả Nguyễn Trung Thành thật sự đã khắc hoạ được những nhân vật anh hùng gắn bó thành một tập thể anh hùng vừa mang dấu ấn của thời đại, vừa đậm đà dáng nét Tây Nguyên.
- Ta hãy phân tích vẻ đẹp hình tượng của các nhân vật nổi bật lên trong cảnh núi rừng hùng vĩ cảu rừng xà nu: Tnú, cụ Mết, Dít và bé Heng.
2) Thân bài:
a) Nhân vật Tnú được tác giả khắc hoạ bằng những nét tính cáhc độc đáo giàu chất sử thi.
- Trước hết Tn ... u bạc, màu của sự trong sáng, biểu tượng của sự trong sạch. Màu bạc gợi lên sự cảm nhận tinh khiết và sự phản chiếu lung linh, vừa là biểu tượng của sự chân thật, ngay thẳng không biết quỳ gối trước bất công cường bạo.
- Để bước vào thế giới ấy Lorca đã ném đi " lá bùa" của " cô gái Digan", là bùa định mệnh mang một niềm tin vào sự cướu rỗi bởi nó không còn chức năng cứu rỗi nữa, cũng như ném đi "trái tim" không còn đập nữa vào " lặng im", vào chống thinh không, để cho nhịp thời gian vẫn trải dài mãi mãi: li-la-li-la-li-la để cho sự sống vẫn tiếp tục hành trình vô tận của nó, để cho sự sáng tạo nghệ thuật vẫn mãi mãi hồi sinh.
c) Kết bài:
Bài thơ của Thanh Thảo là một sự tìm tòi, môt sự kết hợp liên tưởng nhiều chiều. Do đó, khi cảm thụ bài thơ cũng cần có sự linh hoạt tiếp nhận nhất định, khám phá các hình ảnh, hình tượng trong bài thơ này thực chất là tìm cách đọc và cách giải mã một loại thơ hiện đại đang tạo ra chỗ đứng của mình trong văn học hiện nay.
7)
Bài " Ai đã đạt tên cho dòng sông" của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Câu 1: Bài bút kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" của Hoàng Phủ Ngọc Tường dạt dào cảm xúc và tràn đầy chất thơ. Dựa vào đoạn trích trong SGK hãy làm rõ những vấn đề ấy.
Gợi ý làm bài:
a) Mở bài:
Giới thiệu qua vài nét về tác giả và bài bút kí. Nhấn mạnh hai vấn đề mà đề bài đưa ra.
b) Thân bài:
Sông Hương vốn là dòng sông gắn bó bao đời với những người dân sống hai bên bờ của nó, cũng là dòng sông mà các du khách mỗi lần ghé thăm Huế không thể không biết tới. Nhưng những phát hiện về sông Hương từ các góc nhìn khác nhau bằng tình yêu của tác giả đã mang lại cho dòng sông quen thuộc ấy vẻ đẹp ngỡ ngàng. Vẻ đẹp ấy trở thành đối tượng ca ngợi, bình phẩm và mang lại cho người đọc những điều mới lạ.
Chất thơ của bài bút kí hiện ra qua cảm xúc trữ tình của tác giả, Chất trữ tình hoà quyện với phong cách chính luận và vốn hiẻu biết sâu sắc đã tái dựng khuôn mặt nhiều vẻ của sông Hương. Nói đến chất thơ không thể nói đến năng lực tưởng tượng của nhà văn. Năng lực này tạo ra sức mạnh liên tưởng, liên kết các chi tiết, hình ảnh với nhau để tạo nên cái khác thường của vẻ đẹp sông Hương. Các chi tiết, hình ảnh liên quan đến sông Hương được nhìn nhận qua lăng kính thi vịi hoá, lí tưởng hoá qua các biện pháp nghệ thuật mà quan trọng nhất là biện pháp nhân hoá. Sông Hương được nhìn nhận như là người con gái đang yêu với những biểu hiện của người đang yêu, sông Hương được ví như "người mẹ phù sa" bồi đắp cho một vùng văn hoá. Chất thơ hiện ra qua loạt truyền thuyết về sông Hương mà quan trọng và hấp dẫn nhất là truyền thuyết về việc nhân dân hai bờ sông đã nấu nước trăm hoa đổ xuống dòng sông làm cho dòng nước mãi mãi thơm tho. Chất thơ hiện ra qua tình yêu quê hương xứ sở, qua tình yêu tha thiết sông Hương.
c) Kết bài:
Đây là bài bút kí giầu chất thơ và thể hiện một cảm xúc dạt dào về quê hương đất nước, về dòng sông Hương mang lại một vẻ đẹp đuệoc khám phá mới của dòng sông này.
Câu 2: Anh (chị) hãy phát biểu cảm nhận cảu mình về đoạn trích của thiên bút kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Bài làm:
Viết về sông Hương, người con xứ Huế tài hoa, và tâm hồn mềm mại đã trân trọng cái nhìn bâng khuâng của một nhà thơ Hà Nội, tóc bạc trắng, lặng ngắm dòng sông Hương và hỏi trời, hỏi đất: "Ai đã đặt tên cho dòng sông?". Từ cái nhìn thiện cảm của một lữ khách quê mình mà Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tỏ lòng biết ơn, trân trọng đến mức mượn câu hỏi kia đã đặt tên tựa đề cho thiên bút kí thuộc hàng kiệt tác này. Ấy mới biết nhà văn đã nặng tình với quê hương đến nhường nào!
Qua đoạn trích ta bắt gặp một bút pháp mềm mại, duyên dáng và mịn màng như một dãi phù sa lặng lẽ giữa đôi bờ xanh ngát. Ai đã đặt tên cho dòng sông?. Ta nhận ra vẻ đẹp cảu sông Hương thật nhiều sắc thái qua lối cách so sánh thật tài tình, duyên dáng, sâu thẳm. Con sông như một cô gái biết "sửa mình", biết "đóng kín" cái hoang dã lại "ở cửa rừng và ném chìa khoá lại trong nhừn hang đá" để dòng chảy ấy hoà vào cái văn hoá của miền xuôi, của kinh thành hoa lệ. Khi ơ giữa đại ngàn Trường Sơn, sông Hương đã từng sống nửa cuộc đời mình " như một cô gái Di gan phóng khoáng và hoang dại", nhưng nó vẫn rất đổi dịu dàng, đa tình và đắm say khi bắt gặp "những dặm dài chói lọi cảu hoa đổ quyên". Lối so sánh hết sức gợi ảm tài hoa của tác giả đã làm cho những câu văn lung linh toả sáng. Cái sức mạnh bản năng của "người con gái" được chế ngự để thoáng một cái biến thành "một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ". Để rồi, sông Hương bộc lộ thiên chức muôn đời như bao nhiêu dòng sông khác trở thành "người mẹ phù sa cảu một vùng văn hoá xứ sở". Người ta thường ca ngợi phù sa nhưng ít khi nhân hoá nó, tác giả cung kính gọi "mẹ phù sa": hàm nghĩa thiêng liêng, biết ơn, gợi cái cảm giác bình yên vì được che chở, yêu thương. Bởi có nơi nào ấm áp và bình yên hơn khi ta an trú trong lòng mẹ. Ba từ ghép ấy bộc lộ năng lực tu từ của cây bút núi Ngự, sông Hương này.
Nhìn sông hương giang, tác giả liên tưởng "một người tài nữ chơi đàn lúc đêm khuya". Ngần ấy thôi, ta đã hiểu cái sâu thẳm và trang trọng cảu văn hoà Hương giang. Đúng vậy, phải nghe đàn giữa khuya mới hết sự tinh hoa và lắng động của cẩm xúc tâm hồn. Phải chăng, nơi đây không có chổ cho sự dung tục tầm thưuờng. Đến với Hương giang là đến với một vùng "văn hoá xứ sở" của dịu dàng, kín đáo, của sự sâu sắc, thanh nhã Câu văn tả Hương giang khi đi qua cốn Hến, nó trở nên dịu dàng và mềm mại thật dễ thương như thế. Nó đánh một vòng cung như thể tạo nên tính cách rất riêng của Huế. Câu văn không chỉ ngụ ý viết về Hương giang mà còn ngụ ý con người: những cô gái Huế thướt tha mà không lẳng; đa tình mà chung tình; không nói ra nhưng rất nhiều gởi gắm lúng liếng, phóng khoáng mà vẫn tinh tế dịu dàng.
Hương giang được tác giả ví như "chiếc cầu trắng in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non". Cách ví gợi nét thanh mãnh, nên thơ, dịu dàng và rất đỗi có hồn.
Một lần nữa con sông cũng biết "lưu luyến ra đi giữa màu xanh biết của trúc tre" và để nhân hoá nó lên nhà văn "gọi đây là nỗi vấn vương, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu". Với Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hương giang là "của sử thi viết giữa khoản cỏ xanh biếc". Vâng, có gì hào hùng giàu tính cộng đồng và cống hiến như những anh hùng trong sử thi; và có gì bền bỉ như cỏ. Câu văn muốn bộc lộ sự bất diệt của Hương giang trong niềm tự hào rưng rưng của nhà văn về tình yêu quê hương xứ sở.
"Không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông" và Hêralit "đa khóc suốt đời vì những dòng sông trôi đi quá nhanh". Viết những dòng này phải chăng tác giả muốn chúng ta đừng để sự vô tình của thời gian cuốn những giá trị đẹp của văn hoá, cái thiêng liêng của lịch sử, cái tình yêu của chúng ta về phía lãng quên.
Qua tác phẩm, ta càng trân trọng tấm lòng yêu quê hương tha thiết của tác giả, được thể hiện qua ngòi bút rất mực tài hoa và những lối so sánh thú vị nhiều biến ảo, cùng với văn phong mềm mại, du dương "như điệu silow tình cảm" khiến lòng mình như "bổng ngập ngừng, như muốn đi muốn ở".
 NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
Câu 1:Phân tích hình tượng người lái đò trong tuỳ bút "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân.
Dàn ý:
1) Mở bài:
- Nguyễn Tuân là một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi hiện đại. Nói đến ông là người ta nghĩ ngay đến một nhà văn tài hoa, uyên bác và có một cách diễn đạt rất độc đáo.
- Người lái đò sông Đà là một trong những cây bút thành công của Nguyễn Tuân, được rút từ tập tuỳ bút sông Đà. Hình tượng nỏi lên trong tuỳ bút đó là hình tượng người lái đò. Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, người lái đò trở thành một nghệ sĩ trong thuật vượt thác ghềnh. Chỉ có những nghệ sĩ, những kẻ tài hoa lãng tử trở thành nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Tuân.
2) Thân bài:
a)Hình tượng nhân vật.
- Đó là một cụ già 70 tuổi người Tây Bắc có cái đầu bạc quắc thước, một thân hình cao to và gọn quánh như chất sừng chất mun và đôi cánh tay còn tr ẻ tráng quá.
- Ông là một con người từng trải, hiểu biết rất thành thạo trong nghề lái đò, thành thạo đến mức sông Đà, đối với ông lái đò ấy, như một trường thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc đến cả cái chấm than, chấm câu và những doạn xuống dòng. Trên dòng sông Đà, ông xuôi, ông ngược hơn một trăm lần rồi, chính tay giữ lái độ sáu chục lần  cho nên ông có thể bằng cái lấy mắt mà nhớ tỉ mỉ nhue đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở
- Để khắc hoạ vẻ đẹp người lao động- người nghệ sĩ qua hình tượng ông lái đò sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một cuộc vượt thác sông Đà của ông qua ba trùng vi thạch trận. Một số chi tiết nêu bật cái dũng mãnh, tỉnh táo, sự trầm tĩnh, khôn ngoan của người lái đò khi vượt thác sông Đà:
*) Vòng thứ nhất:
- Ông đó hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình.
- Nhưng ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp lấy cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đòn âm vào chổ hiểm () trên chiếc thuyền sáu bơi chèo vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái
*) Vòng thứ hai: Không một phút nghỉ tay, nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai
- Ông lái đò nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này.
 Ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thuỷ quân cửa ải nước bên bở trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này

Tài liệu đính kèm:

  • doccau hoi 2don thi TN.doc