Ngân hàng đề kiểm tra học kì I – môn Sinh 12

Ngân hàng đề kiểm tra học kì I – môn Sinh 12

NGÂN HÀNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – MÔN SINH

I- PHẦN CHUNG:

Câu 1: (1.1)

Gen của sinh vật nhân thực, êxôn là đoạn:

 A) Mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã.

 B) Mã hóa cho các axit amin.

 C) Mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.

 D) Không mã hóa cho các axit amin. ĐA: B

Câu 2: (1.1)

Gen ở trong nhân của sinh vật nhân thực không có đặc điểm:

 A) Gồm 3 vùng trình tự nuclêôtit: vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc.

 B) Có những đoạn êxôn xen kẽ với các đoạn intron.

 C) Phân mảnh.

 D) Gen dạng vòng. ĐA: D

 

doc 80 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2572Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ngân hàng đề kiểm tra học kì I – môn Sinh 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH
PHÒNG KHẢO THÍ VÀ QUẢN LÝ CLGD
NGÂN HÀNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – MÔN SINH
NĂM HỌC 2008 - 2009
e®f
I- PHẦN CHUNG:
Câu 1: (1.1)
Gen của sinh vật nhân thực, êxôn là đoạn:
	A) Mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã.
	B) Mã hóa cho các axit amin.
	C) Mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.
	D) Không mã hóa cho các axit amin.	ĐA: B
Câu 2: (1.1)
Gen ở trong nhân của sinh vật nhân thực không có đặc điểm: 
	A) Gồm 3 vùng trình tự nuclêôtit: vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc.
	B) Có những đoạn êxôn xen kẽ với các đoạn intron.
	C) Phân mảnh.
	D) Gen dạng vòng.	ĐA: D
Câu 3: (1.3)
Trên một mạch của phân tử ADN có số nuclêôtit các loại: A=60; G=120; X=80; T=30. Một lần nhân đôi của phân tử ADN này đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp cho từng loại nuclêôtit của gen là: 
	A) A = G = 180; T = X = 110.
	B) A = T = 150; G = X = 140.
	C) A = T = 180; G = X = 110.
	D) A = T = 90; G = X = 200.	ĐA: D
Câu 4: (1.2)
Nội dung nào dưới đây là không đúng? 	
	A) Có nhiều mã bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một axit amin.
	B) Vì có 4 loại nuclêôtit khác nhau và mã di truyền là mã bộ ba nên sẽ có 43=64 mã bộ ba khác nhau.
	C) Mỗi mã bộ ba có thể mã hóa cho một hoặc một số axit amin khác nhau.
	D) Các mã bộ ba không chồng gối lên nhau và nằm kế tiếp nhau.	ĐA: C
Câu 5: (1.2)
Thông tin di truyền được mã hóa trong ADN dưới dạng:
	A) Trình tự của các nuclêôtit qui định trình tự của các axit amin trong phân tử prôtêin.
	B) Trình tự của các axit phôtphoric qui định trình tự của các axit amin.
	C) Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc không gian của ADN.
	D) Trình tự của các axit phôtphoric qui định trình tự của các nuclêôtit.	ĐA: A
Câu 6: (1.1)
Mỗi gen mã hóa prôtêin điển hình gồm có: 	
	A) 3 vùng trình tự nuclêôtit: Vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc.
	B) 2 vùng trình tự nuclêôtit: vùng điều hòa và vùng mã hóa.
	C) 2 vùng trình tự nuclêôtit: vùng mã hóa và vùng kết thúc.
	D) Trình tự các nuclêôtit mã hóa cho trình tự các axit amin trong phân tử prôtêin.	ĐA: A
Câu 7: (1.1) 
Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN hình thành theo chiều: 	
	A Theo chiều phát triển của chạc chữ Y.
	B 3’ đến 5’
	C Ngược chiều phát triển của chạc chữ Y.
	D 5’ đến 3’	ĐA: D
Câu 8: (1.1) 
Định nghĩa nào sau đây về gen là đầy đủ:
	A Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định có thể là chuỗi pôlipeptit hoặc ARN.
	B Một đoạn của phân tử ADN chịu trách nhiệm tổng hợp một trong các loại mARN, tARN và rARN.
	C Một đoạn của phân tử ADN tham gia vào cơ chế điều hòa sinh tổng hợp prôtêin như gen điều hòa, gen khởi động, gen vận hành.
	D Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin qui định tính trạng.	ĐA: A
Câu 9: (1.3)
Một gen có hiệu số giữa guanin với ađênin bằng 15% số nuclêotit của gen. Trên mạch thứ nhất của gen có 10% timin và 30% xitôzin. Kết luận sau đây đúng về gen nói trên là:
	A A1 = 7,5%, T1 = 10%, G1= 2,5%, X1 = 30%.
	B A2 = 10%, T2 = 7,5%, G2= 30%, X2 = 2,5%.
	C A2 = 10%, T2 = 25%, G2= 30%, X2 = 35%.
	D A1 = 10%, T1 = 25%, G1= 30%, X1 = 35%.	ĐA: C
Câu 10: (1.3) 
Một gen có khối lượng 540000 đơn vị carbon có 2320 liên kết hidrô. Số lượng từng loại nuclêôtit nói trên bằng:
	A A = T = 540, G = X = 360.
	B A = T = 360, G = X = 540.
	C A = T = 380, G = X = 520.
	D A = T = 520, G = X = 380.	ĐA: C
Câu 11: (1.1) 
Đoạn Okazaki là: 
	A Đoạn ADN được tổng hợp gián đoạn theo hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân đôi.
	B Đoạn ADN được tổng hợp một cách liên tục trên ADN trong quá trình nhân đôi.
	C Đoạn ADN được tổng hợp liên tục theo chiều tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân đôi.
	D Đoạn ADN được tổng hợp gián đoạn theo chiều tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân đôi.	ĐA: A
Câu 12: (1.2) 
Trong quá trình dịch mã, năng lượng ATP được sử dụng cho hoạt động nào sau đây? 
	A Hoạt hóa axit amin và hình thành liên kết peptit giữa các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.
	B Tạo ra các tiểu phần của ribôxôm và hoạt hóa axit amin.
	C Tạo ra các tiểu phần của ribôxôm, hoạt hóa axit amin và hình thành các liên kết peptit trong chuỗi pôlipeptit.
	D Hình thành liên kết peptit giữa các axit amin và hình thành các tiểu phần của ribôxôm.	ĐA: A
Câu 13: (1.2) 
Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimêraza di chuyển trên mỗi mạch khuôn của ADN: 
	A Theo chiều từ 5’ đến 3’ trên mạch này và 3’ đến 5’ trên mạch kia.
	B Luôn theo chiều 3’ đến 5’.
	C Luôn theo chiều 5’ đến 3’.
	D Di chuyển một cách ngẫu nhiên.	ĐA: B
Câu 14: (1.2)
Số mã bộ ba trực tiếp mã hóa cho các axit amin là: 
	A 64.
	B 61.
	C 32.
	D 40.	ĐA: B
Câu 15: (1.2)
Hoạt động tự nhân đôi của các phân tử ADN được diễn ra ở pha nào sau đây của chu kì sống tế bào? 
	A Pha S của kì trung gian sau khi nhiễm sắc thể nhân đôi.
	B Pha S của kì trung gian trước khi nhiễm sắc thể nhân đôi.
	C Pha G2 của kì trung gian.
	D Pha G1 của kì trung gian.	ĐA: B
Câu 16: (2.3)
Một gen có 20% ađênin và trên mạch gốc có 35% xitôzin. Gen tiến hành phiên mã 4 lần và đã sử dụng mội trường tổng số 4800 ribônuclêôtit tự do. Mỗi phân tử mARN được tạo ra có chứa 320 uraxin. Số lượng từng loại ribônuclêôtit môi trường cung cấp cho phiên mã là: 
	A) rA = 480, rU = 960, rG = 1260, rX = 900.
	B) rA = 480, rU = 1260, rG = 960, rX = 900.
	C) rA = 640, rU = 1280, rG = 1680, rX = 1200.
	D) rA = 640, rU = 1680, rG = 1280, rX = 1200.	ĐA: C
Câu 17: (2.3)
Một gen thực hiện 2 lần phiên mã đã đòi hỏi môi trường cung cấp nuclêôtit các loại: A = 400; U = 360; G = 240; X = 280. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen: 
	A A = T = 360; G = X = 240.
	B A = T = 60; G = X = 520.
	C A = T = 380; G = X = 260.
	D A = T = 180; G = X = 240.	ĐA: C
Câu 18: (2.3)
Một phân tử mARN trưởng thành có chiều dài 5100A0, phân tử prôtêin tổng hợp từ mARN đó có: 	
	A 499 axit amin.
	B 950 axit amin.
	C 600 axit amin.
	D 498 axit amin.	ĐA: D
Câu 19: (2.1)
Mã bộ ba mở đầu trên mARN là: 	
	A UGA.
	B AUG.
	C UAA.
	D UAG.	ĐA: B
Câu 20: (2.1)
Côđon nào sau đây không mã hóa axit amin (côđon vô nghĩa)? 
	A AUA, UAA, UXG.
	B XUG, AXG, GUA.
	C UAA, UAG, UGA.
	D AAU, GAU, UXA.	ĐA: C
Câu 21: (2.1) 
Mã kết thúc trên mARN thuộc một trong những bộ ba sau:
	A UAA, UGA, UAG.
	B AUA, UAG, UGA.
	C UAA, UGA, UXG.
	D AAU, GAU, GUX.	ĐA: A
Câu 22: (2.2) 
Mã di truyền trên mARN được đọc theo: 	
	A Ngược chiều di chuyển của ribôxôm trên mARN.
	B Hai chiều tùy theo vị trí xúc tác của các enzim.
	C Một chiều 5’ đến 3’.
	D Một chiều 3’ đến 5’.	ĐA: C
Câu 23: (2.2) 
Trên mạch tổng hợp ARN của gen, enzim ARN pôlimêraza đã di chuyển theo chiều: 
	A Chiều ngẫu nhiên.
	B Từ giữa gen tiến ra hai phía.
	C Từ 5’ đến 3’.
	D Từ 3’ đến 5’.	ĐA: D
Câu 24: (2.2) 
Ribôxôm đóng vai trò nào sau đây trong quá trình dịch mã? 
	A Mở đầu chuỗi pôlipeptit.
	B Kéo dài chuỗi pôlipeptit
	C Hoạt hoá axit amin.
	D Nơi diễn ra việc kết hợp mARN với tARN.	ĐA: D
Câu 25: (2.2)
Phiên mã xảy ra ở kì nào của quá trình phân bào? 
	A Kì đầu nguyên phân hoặc giảm phân.
	B Kì giữa nguyên phân hoặc giảm phân.
	C Kì trung gian nguyên phân hoặc giảm phân.
	D Kì cuối nguyên phân hoặc giảm phân.	ĐA: C
Câu 26: (2.3)
Một phân tử mARN gồm hai loại nuclêôtit A và U thì số loại bộ ba phiên mã trong mARN có thể là: 
	A 8 loại.
	B 6 loại.
	C 2 loại.
	D 4 loại.	ĐA: A
Câu 27: (2.2)
Sự tổng hợp ARN được thực hiện: 	
	A Theo nguyên tắc bán bảo tồn.
	B Theo nguyên tắc bảo tồn.
	C Theo nguyên tắc bổ sung trên hai mạch của gen.
	D Theo nguyên tắc bổ sung chỉ trên một mạch của gen.	ĐA: D
Câu 28: (2.1)
Quá trình dịch mã kết thúc khi: 
	A Ribôxôm rời khỏi mARN và trở lại dang tự do với hai tiểu phần lớn và bé.
	B Ribôxôm gần axit amin mêthiônin vào vị trí cuối cùng của chuỗi pôlipeptit.
	C Ribôxôm di chuyển đến mã bộ ba AUG.
	D Ribôxôm tiếp xúc với 1 trong các mã bộ ba UAA, UAG, UGA.	ĐA: D
Câu 29: (2.1)
Hiện tượng thoái hóa mã di truyền là hiện tượng:	
	A Các mã bộ ba có thể bị đột biến gen để hình thành nên bộ ba mã mới.
	B Một mã bộ ba mã hóa cho nhiều axit amin.
	C Nhiều mã bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một axit amin, trừ AUG và UGG.
	D Các mã bộ ba nằm nối tiếp nhau trên gen mà không gối lên nhau.	ĐA: C
Câu 30: (2.2) 
Trong quá trình dịch mã di truyền, trên phân tử mARN các ribôxôm sẽ trượt: 
	A Từ vị trí 5’ đến 3’.
	B Khi tiếp xúc với mã bộ ba UAA.
	C Từ vị trí 3’ đến 5’.
	D Khi tiếp xúc với mã bộ ba UAG.	ĐA: A
Câu 31: (2.2)
Mô tả nào sau đây về cấu trúc của mARN trưởng thành ở tế bào nhân thực là đúng? 
	A Vẫn duy trì các đoạn êxôn và intron.
	B Các đoạn intron đã được loại bỏ.
	C Các đoạn êxôn đã được loại bỏ.
	D Các đoạn êxôn và intron đã được loại bỏ.	ĐA: B
Câu 32: (2.2)
Một mạch đơn của phân tử ADN có trình tự các nuclêôtit như sau: .A T G X A T G G X X G X . Trong quá trình nhân đôi ADN mới được hình thành từ đoạn mạch này sẽ có trình tự: 	A .U A X G U A X X G G X G.
	B ..T A X G T A X X G G X G.
	C .A T G X G T A X X G G X T.
	D .A T G X A T G G X X G X	ĐA: B
Câu 33: (2.3) 
Cho biết các bộ ba đối mã (anticôđon) tương ứng với các loại axit amin như sau: AXX: triptôphan, GAA: lơxin, UGG: thrêônin, XGG: alanin, UUX: lizin. Trật tự các axit amin của đoạn mở đầu của một chuỗi pôlipeptit sau khi được tổng hợp như sau: ...Lizin-alanin-thrêônin-lơxin-triptôphan... Đoạn mở đầu của phân tử mARN đã dịch mã chuỗi pôlipeptit nói trên có trật tự các bộ ba ribônuclêotit là: 
	A ...AUG-AAG-GXX-AXX-XUU-UGG...
	B ...AAG-GXX-AXX-XUU-UGG...
	C ...UUX-XGG-UGG-GAA-AXX....
	D ...UAA-AAG-GXX-AXX-XUU-UGG...	ĐA: B
Câu 34: (3.1)
Cơ chế điều hòa hoạt động của gen đã được Jacôp và Mônô phát hiện ở: 
	A thực vật.
	B động vật.
	C virut.
	D vi khuẩn E.coli.	ĐA: D
Câu 35: (3.1)
Trên ADN, các gen có liên quan về chức năng thường được phân bố thành một cụm, có chung một cơ chế điều hòa được gọi là: 
	A poliribôxôm.
	B nuclêôxôm.
	C polixôm.
	D opêron.	ĐA: D
Câu 36: (3.1)
Cơ chế điều hòa opêron Lac khi có lactôzơ là: 
	A bất hoạt protêin ức chế, làm hoạt hóa protein phiên mã để tổng hợp các enzim phân giải lactôzơ.
	B lactôzơ gây ức chế không cho opêron phiên mã. 
	C lactôzơ làm enzim phân giải tăng hoạt tính lên nhiều lần.
	D lactôzơ kết hợp với chất ức chế gây bất hoạt vùng chỉ huy opêron không phiên mã.	ĐA: A
Câu 37: (3.1)
Điều hòa hoạt động của gen được hiểu là: 	
	A gen có được phiên mã và dịch mã hay không.
	B gen có bị ức chế hay không.
	C gen có được tự nhân đôi hay không.
	D gen có được dịch mã hay không.	ĐA: A
Câu 38: (3.1)
Cơ chế hoạt động của opêron Lac ở E.coli khi không có chất cảm ứng lactôzơ là: 
	A chất cảm ứng lactôzơ tương tác với chất ức chế gây biến đổi cấu hình của chất ức chế.
	B các gen cấu trúc phiên mã tạo các mARN để tổng hợp các protêin tương ứng.
	C chất ức chế bám vào vùng vận hành đình chỉ phiên mã, opêron không hoạt động.
	D chất ức chế kiểm soát lactôzơ, không cho lactôzơ hoạt hóa opêron.	ĐA: C
Câu 39: (3.1) 
Trong cơ chế điều hòa biểu hiện của gen ở tế bào nhân sơ, vai trò của gen điều hòa là: 
	A Tổng hợp protein ức chế tác động lên các gen cấu trúc.
	B Quy  ... ong quần thể.	ĐA: A
Câu 43: (CB/18.1)
Giá trị thực tiễn của định luật Hacdi-Vanbec: 
	A Biết cá thể mang kiểu hình lặn trong một quần thể cân bằng di truyền, có thể tính được tần số các alen và tần số các kiểu gen.
	B Tần số các alen của một gen trong quần thể có xu hướng duy trì ổn định qua các thế hệ.
	C Trong quá trình sinh sản hữu tính thường xuyên xảy ra biến dị.
	D Mặt ổn định của quần thể ngẫu phối cũng có ý nghĩa quan trọng như mặt biến đổi trong sự tiến hóa.	ĐA: A
Câu 44: (CB/19.2)
Mục đích của việc gây đột biến ở vật nuôi và cây trồng là: 
	A làm tăng năng suất ở vật nuôi, cây trồng.
	B làm tăng khả năng sinh sản của cá thể.
	C tạo nguồn biến dị cho công tác giống.
	D làm tăng khả năng chống chịu ở vật nuôi, cây trồng.	ĐA: C
Câu 45: (CB/19.2)
Để khai thác triệt để ưu thế lai trong sản xuất, người ta: 
	A cho vật nuôi giao phối gần qua vài thế hệ rồi dùng con lai có ưu thế lai cao sử dụng vào mục đích kinh tế.
	B lai giữa các dạng bố mẹ thuần chủng khác nhau tạo con lai có ưu thế lai cao rồi dùng con lai làm giống.
	C lai giữa các dòng thuần chủng khác nhau tạo con lai có ưu thế lai cao sử dụng vào mục đích kinh tế.	
	D cho các dòng tự phối qua vài thế hệ rồi dùng con lai có ưu thế lai cao sử dụng vào mục đích kinh tế.	ĐA: C
Câu 46: (CB/19.1)
Khi lai giữa các dòng thuần, ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở thế hệ: 
	A F4
	B F2
	C F1 
	D F3 	ĐA: C
Câu 47: (CB/19.2)
Phương pháp nào dưới đây được sử dụng chủ yếu để tạo giống cây trồng mới? 
	A Phương pháp tạo ưu thế lai.
	B Phương pháp nuôi cấy mô thực vật, nuôi cấy bao phấn, hạt phấn.
	C Phương pháp lai giữa loài cây trồng và loài cây hoang dại. 
	D Phương pháp lai hữu tính kết hợp đột biến thực nghiệm.	ĐA: D
Câu 48: (CB/20.2)
Đối tượng thích hợp để có thể áp dụng chất cônsixin nhằm tạo giống mới đem lại hiệu quả kinh tế cao là: 
	A củ cải đường.
	B ngô.
	C đậu tương.
	D lúa.	ĐA: A
Câu 49: (CB/20.2)
Điều nào dưới đây không đúng với quy trình lai tế bào sinh dưỡng? 
	A Loại bỏ thành tế bào.
	B Cho dung hợp các tế bào trần trong môi trường đặc biệt.
	C Nuôi cấy các tế bào lai trong môi trường đặc biệt để chúng phân chia và tái sinh thành cây lai khác loài.
	D Cho dung hợp trực tiếp các tế bào trong môi trường đặc biệt.	ĐA: D
Câu 50: (CB/20.2)
Gây đột biến nhân tạo là: 
	A phương pháp chỉ dùng các tác nhân hóa học, nhằm làm thay đổi vật liệu di truyền của sinh vật để phục vụ cho lợi ích của con người.
	B phương pháp chỉ dùng các tác nhân vật lí, nhằm làm thay đổi vật liệu di truyền của sinh vật để phục vụ cho lợi ích của con người.
	C phương pháp dùng các tác nhân vật lí và hóa học, nhằm chỉ làm thay đổi cấu trúc của ADN của sinh vật để phục vụ cho lợi ích con người.
	D phương pháp dùng các tác nhân vật lí và hóa học, làm thay đổi vật liệu di truyền của sinh vật để phục vụ cho lợi ích của con người. 	ĐA: D
Câu 51: (CB/20.2)
Hai loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể là 2n1 = 10 và 2n2 = 12. Người ta thực hiện lai tế bào sinh dưỡng của hai loài trên tạo ra cây lai; trong tế bào sinh dưỡng của cây lai này có bao nhiêu nhiễm sắc thể? 
	A 22.
	B 24.
	C 20.
	D 21.	ĐA: A
Câu 52: (CB/21.2)
Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen không mong muốn trong hệ gen là ứng dụng quan trọng của: 
	A công nghệ tế bào
	B kĩ thuật vi sinh
	C công nghệ gen
	D công nghệ sinh học	ĐA: C 
Câu 53: (CB/21.1)
Phân tử ADN tái tổ hợp là gì? 
	A Là phân tử ADN tìm thấy trong thể nhân của vi khuẩn.
	B Là phân tử ADN lạ được chuyển vào tế bào nhận.
	C Là một dạng ADN cấu tạo nên các plasmit của vi khuẩn.
	D Là đoạn ADN của tế bào cho kết hợp với ADN của plasmit.	ĐA: D 
Câu 54: (CB/21.1)
Đặc điểm quan trọng của plasmit để chọn làm vật liệu chuyển gen là gì? 
	A Gồm 8000 đến 200000 cặp nuclêôtit.
	B Có khả năng nhân đôi độc lập đối với hệ gen của tế bào.
	C Dễ đứt và dễ nối.
	D Chỉ tồn tại trong tế bào chất của tế bào nhân sơ.	ĐA: A 
Câu 55: (CB/21.1)
Các thành tựu nổi bật của kĩ thuật chuyển gen là: 
	A sản xuất nhiều loại thực phẩm biến đổi gen ở qui mô công nghiệp.
	B tạo nguồn nguyên liệu đa dạng cho chọn giống vật nuôi, cây trồng.
	C tạo nhiều loại vật nuôi, cây trồng biến đổi gen.
	D tạo nhiều chủng vi khuẩn có tốc độ sinh sản nhanh.	ĐA: C 
Câu 56: (CB/21.2)
Điểm giống nhau trong kĩ thuật chuyển gen với plasmit hoặc virut làm thể truyền là:
	A prôtêin tạo thành có tác dụng tương đương.
	B đòi hỏi trang thiết bị nuôi cấy như nhau.
	C thể nhận đều là E.coli.
	D các giai đoạn và các loại enzim tương tự.	ĐA: D 
Câu 57: (CB/21.1)
Khi chuyển một gen tổng hợp prôtêin của người vào vi khuẩn E.coli, các nhà khoa học đã làm được điều gì có lợi cho con người? 
	A Lợi dụng khả năng sinh sản nhanh, trao đổi chất mạnh của vi khuẩn để tổng hợp một lượng lớn prôtêin đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của con người.
	B Sản xuất insulin với giá thành hạ, dùng chữa bệnh tiểu đường cho người.
	C Thuần hoá một chủng E.coli để nuôi cấy vào hệ tiêu hoá của người.
	D Prôtêin hình thành sẽ làm giảm tác hại của vi khuẩn đối với người.	ĐA: A 
Câu 58: (CB/22.2)
Nguyên nhân gây bệnh mù màu và bệnh máu khó đông là: 
	A bệnh do đột biến gen trội trên NST X.
	B bệnh do đột biến gen lặn trên NST X.
	C bệnh do đột biến gen trội trên NST Y.
	D bệnh do đột biến gen lặn trên NST Y.	ĐA: B 
Câu 59: (CB/22.1)
Ung thư là loại bệnh được hiểu đầy đủ là: 
	A sự tăng sinh có giới hạn của một số loại tế bào cơ thể dẫn đến sự hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể.
	B sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào cơ thể dẫn đến sự hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể.
	C sự tăng sinh có giới hạn của một số loại tế bào cơ thể dẫn đến sự hình thành các khối u.
	D sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào cơ thể dẫn đến sự hình thành các khối u.	ĐA: B 
Câu 60: (CB/22.1)
Đột biến gen tiền ung thư và gen ức chế khối u là những dạng đột biến gen nào? 
	A Đột biến gen tiền ung thư thường là đột biến trội, còn đột biến gen ức chế khối u cũng thường là đột biến trội.
	B Đột biến gen tiền ung thư thường là đột biến lặn, còn đột biến gen ức chế khối u cũng thường là đột biến lặn.
	C Đột biến gen tiền ung thư thường là đột biến lặn, còn đột biến gen ức chế khối u thường là đột biến trội.
	D Đột biến gen tiền ung thư thường là đột biến trội, còn đột biến gen ức chế khối u thường là đột biến lặn.	ĐA: D 
Câu 61: (CB/22.1)
Người mang bệnh phêninkêto niệu biểu hiện 
	A mất trí
	B tiểu đường
	C mù màu
	D máu khó đông.	ĐA: A 
Câu 62: (CB/23.1)
Liệu pháp gen là kĩ thuật: 
	A Loại bỏ gen virút gây bệnh. 
	B Thay gen đột biến gây bệnh thành gen lành. 
	C Làm virút không thể chèn gen của virút vào gen người.
	D Phát hiện gen gây bệnh ở người.	ĐA: B
Câu 63: (CB/23.1)
Điều kiện cần có trước khi tư vấn cho người bệnh: 
	A Biết gen gây bệnh là gen trội hay lặn 
	B Biết gen gây bệnh nằm trên NST thường hay giới tính .
	C Biết rõ cơ chế phát sinh và biểu hiện bệnh 
	D Tính được xác suất khi sinh ra con bệnh 	ĐA: C
Câu 64: (CB/23.2)
Câu SAI khi nói về bảo vệ vốn gen của loài người: 
	A Hạn chế tác nhân đột biến. 
	B Dùng biện pháp siêu âm chẩn đoán, cách ly bệnh. 
	C Dùng liệu pháp gen.
	D Giữ sạch môi trường. 	ĐA: B
Câu 65: (CB/23.3)
Liệu pháp gen lần lượt thực hiện các bước như sau: 1. Loại bỏ gen gây hại của virút; 2. Chọn virut dùng làm thể truyền; 3. Gắn gen lành vào thể truyền tạo ADN tái tổ hợp; 4. Đưa ADN tái tổ hợp trở lại cơ thể người giúp tạo tế bào bình thường không bệnh. 
	A 1à2à3à4
	B 2à1à3à4
	C 3à1à2à4
	D 1à2à4à3	ĐA: B
Câu 66: (CB/23.1)
Gen loài người tiếp xúc nhiều với tác nhân đột biến bên ngoài môi trường là do: 
	A Con người làm việc trong môi trường công nghệ phát triển.
	B Tiếp xúc với nguồn nước ,khí ,đất bị biến đổi theo định hướng của loài người.
	C Nền khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ.
	D Nguồn nước, đất, không khí, nguồn thực phẩm bị ô nhiễm.	ĐA: D
Câu 67: (CB/23.1)
Phương pháp dùng xét nghiệm trước khi sinh để chẩn đoán chính xác thai nhi bị bệnh là: 
	A Chỉ cần phân tích số lượng bộ NST.
	B Siêu âm chẩn đoán.
	C Chọc dò, sinh thiết tua nhau thai.
	D Phân tích số lượng bộ NST, cùng với siêu âm chẩn đoán.	ĐA: C
Câu 68: (CB/23.1)
Thời gian xét nghiệm về việc sàng lọc trước khi sinh là: 
	A Thời gian đầu sau khi thụ thai
	B Thời gian giữa thai kì.
	C Thai phải khá lớn.
	D Thời kì vừa thụ tinh xong.	ĐA: A
Câu 69: (CB/23.2)
Điều không đúng về di truyền học tư vấn: 
	A Dự đoán tỉ lệ con mắc bệnh. 
	B Cho lời khuyên trong kết hôn ,sinh đẻ. 
	C Chẩn đoán cung cấp thông tin bệnh. 
	D Góp phần chế tạo 1 số thuốc trị bệnh.	ĐA: D
Câu 70: (CB/23.2)
Điều không đúng về liệu pháp gen là: 
	A dựa trên nguyên tắc đưa bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh.
	B nghiên cứu hoạt động của bộ gen người để giải quyết các vấn đề của y học.
	C việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng các gen bị đột biến
	D có thể thay thế gen bệnh bằng gen lành	ĐA: B
Câu 71: (CB/23.2)
Tổng số trung bình đáp số đúng của các bài toán ( tuổi trí tuệ ) chia cho tuổi cá thể ( tuổi sinh học ) của 1 người và nhân 100 phản ánh: 
	A Khả năng trí tuệ 
	B Chỉ số ADN
	C hệ số IQ
	D Thiên tài bẩm sinh 	ĐA: C
Câu 72: (CB/23.2)
Di truyền y học đã chỉ ra nguyên nhân gây bệnh ung thư ở cơ chế phân tử đều liên quan tới biến đổi: 
	A số lượng nhiễm sắc thể.
	B cấu trúc của ADN
	C cấu trúc của ADN và nhiễm sắc thể.
	D cấu trúc của nhiễm sắc thể.	ĐA: B
Câu 73: (CB/23.2)
Phương pháp chọc dò dịch ối mục đích là: 
	A Hút nước ối trong phôi để tách tế bào phôi, phân tích ADN và NST.
	B Kiểm chứng tế bào phôi sống được trong môi trường ngoài hay không.
	C Hút 10-20ml nước ối, phân tích thành phần độc hại trong nước ối. 
	D Hút 10-20ml nước ối, phân tích chất dinh dưỡng đủ để nuôi phôi.	ĐA: A
Câu 74: (CB/23.2)
Một học sinh 6 tuổi làm được các bài toán thử nghiệm cho học sinh 7 tuổi, thì có hệ số IQ là: 
	A 117
	B 0,86
	C 1.17
	D 76	ĐA: A
Câu 75: (CB/23.1) 
Gen loài người bị đột biến do các tác nhân: 
	A Tác nhân vật lý ,sinh học 
	B Vật lý, hoá học ,sinh học môi trường bên ngoài .
	C Môi trường ngoài 
	D Môi trường ngoài và trong cơ thể 	ĐA: D
Câu 76: (CB/23.1)
Những vấn đề không mong muốn có thể phát sinh trong công nghệ gen: 
	A Vi sinh vật gây bệnh kháng thuốc diệt cỏ được chuyển gen từ cây bông sang cây đậu tương .
	B Tạo nhiều thực vật biến đổi gen 
	C Vi sinh vật gây hại biến đổi gen có khả năng kháng thuốc kháng sinh 
	D Tạo nhiều động vật biến đổi gen.	ĐA: C
Câu 77: (CB/23.1)
Ý nghĩa quan trọng của việc tư vấn di truyền: 
	A Dự đoán tỷ lệ con mắc bệnh.
	B Giúp giải thích cơ chế phát sinh bệnh.
	C Cho lời an ủi, động viên đối với người mắc bệnh.
	D Giúp định hướng tránh bệnh tật.	ĐA: D
Câu 78: ( CB/23.1)
Những vấn đề không mong muốn có thể phát sinh trong công nghệ tế bào: 
	A Con người có thể dùng kĩ thuật nhân bản vô tính để tạo ra người nhân bản.
	B Các gen biến đổi làm ảnh hưởng tuổi thọ sinh vật.
	C Vi sinh vật gây hại biến đổi gen có khả năng kháng thuốc kháng sinh. 
	D Vi sinh vật gây bệnh kháng thuốc diệt cỏ được chuyến gen từ cây bông sang cây đậu tương.	ĐA: A
______________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh_12.doc