Chuyên đề này chủ yếu nhằm giúp các em củng cố cách làm bài văn nghị luận xã hội và tìm hiểu một số vấn đề thường gặp.
KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Cấu trúc:
+ Một bài văn nghị luận xã hội thường bao gồm 3 phần
- Giải thích khái niệm xã hội
- Bàn luận về vấn đề đặt ra.
- Liên hệ bản thân.
+ Cấu trúc này thay đổi linh hoạt tuỳ theo từng đề bài cụ thể.
Một số vấn đề khi làm văn nghị luận xã hội Chuyên đề này chủ yếu nhằm giúp các em củng cố cách làm bài văn nghị luận xã hội và tìm hiểu một số vấn đề thường gặp. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Cấu trúc: + Một bài văn nghị luận xã hội thường bao gồm 3 phần - Giải thích khái niệm xã hội - Bàn luận về vấn đề đặt ra. - Liên hệ bản thân. + Cấu trúc này thay đổi linh hoạt tuỳ theo từng đề bài cụ thể. 2. Lưu ý + Bài văn nghị luận xã hội không khó tìm ý nhưng vấn đề của các em là thường thiêú hiểu biết đời sống nên dễ bị động và lúng túng. + Sức mạnh của nghị luận xã hội nằm ở dẫn chứng sinh động, cụ thể được đưa ra nhuần nhuyễn, phù hợp với luận cứ => Cần thường xuyên cập nhật thông tin. + Vấn đề nghị luận xã hội có tính chất mềm dẻo, cho học sinh nhiều khả năng sáng tạo => không có một dàn bài chi tiết duy nhất đúng cho một đề văn. 3. Một số đề và đáp án gợi ý Đề 1: Có ý kiến cho rằng: Phải vào đại học mới có tương lai. Suy nghĩ của anh chị về vấn đề này. + Tầm quan trọng của bậc học đại học - Đối với đất nước, xã hội - Đối với cá nhân. - Vào đại học là có tương lai: Đại học là con đường lí tưởng dẫn đến thành công. + Đại học không phải là con đường duy nhất đưa đến thành công. - Lí luận. - Dẫn chứng. + Liên hệ: Là học sinh đang đứng trước những kì thi căng thẳng em xác đinh thái độ, tâm lí và hành động như thế nào? Đề 2: Văn hào Nga Léptơnxtôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường, không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Phát biểu suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề này. + Giải thích: - Lí tưởng là gì? - Phân biệt lí tưởng với một số khái niệm dễ gây nhầm lẫn (tham vọng và dục vọng). - Mối quan hệ giữa lí tưởng của cá nhân và lí tưởng của loài người. + Bình luận: - Lí tưởng là kim chỉ nam cho hành động. - Có lí tưởng thôi chưa đủ, cần hành động để biến lí tưởng thành hiện thực. + Liên hệ: - Lí tưởng của bản thân là gì? - Thực hiện lí tưởng ấy như thế nào? Đề 3: Suy nghĩ về hiện tượng nghiện Karaoke và Internet trong một bộ phận giới trẻ hiện nay. + Giải thích: - Nghiện - Karaoke - Internet + Vai trò, ý nghĩa của Karaoke và Internet đối với đời sống của con người, nhất là của giới trẻ. - Bối cảnh xã hội: kỉ nguyên của công nghệ. - Vai trò của Karaoke: giải toả căng thẳng, lien kết bạn bè. - Ý nghĩa của Internet: pho tri thức đồ sộ, bách khoa toàn thư về mọi lĩnh vực; công cụ và phương pháp học tập hữu hiệu; cung cấp những tiện ích giảm thiêủ thời gian cho con người (mua sắm, kết nối); giải trí + Thực trạng nghiện Karaoke và Internet ở một bộ phận giới trẻ. + Tác hại của việc nghiện Karaoke và Internet: - “Đánh cắp” thời gian của chính mình. - Ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển nhân cách và tâm hồn. + Phương hướng khắc phục. + Liên hệ bản thân. Đề 4: AIDS và thanh niên. + AIDS là gì? + Thực trạng căn bệnh: - Thế giới - Việt Nam - Nguyên nhân + Giải pháp. + Liên hệ: làm gì để tuyên truyền, góp sức ngăn chặn đại dịch này? Đề 5: An toàn giao thông + Vai trò của giao thông và an toàn giao thông. + Thực trạng an toàn giao thông nước ta. + Hậu quả do mất an toàn giao thông gây ra. + Nguyên nhân của tình trang mất an toàn giao thông. - Hiểu biết, ý thức kém - Cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn. - Tha hoá của một số cán bộ thực thi quản lí an toàn giao thông. + Giải pháp: + Liên hệ với tư cách là một người tham gia giao thông hang ngày. Đề 6: Ô nhiễm môi trường + Khái niệm môi trường. + Vai trò của môi trường đối với đời sống con người. + Thực trạng: - Thế giới - Việt Nam + Hậu quả: - Cản trở sự phát triển kinh tế - Gây ra những căn bệnh hiểm nghèo, đe doạ nghiêm trọng đời sống con người. Đề 7: Bình luận câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn” + Giải thích: - Từ “nguồn” - Cả câu. + Bình luận: - Tại sao uống nước phải nhớ nguồn (đưa ra các phản đề để khẳng định tính tất yếu của “nhớ nguồn”) - Biểu hiện của nhớ nguồn + Liên hệ bản thân. CỦNG CỐ KIẾN THỨC Một số đề tham khảo Đế 1: Bình luận quan niệm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Đề 2: Suy nghĩ của anh chị về câu nói của Mác: “Hạnh phúc là đấu tranh”. Đề 3: Bình luận về vai trò của tự học. Đề 4: Là người học trong thời đại công nghệ thông tin, anh (chị) có suy nghĩ gì về việc sử dụng trình chiếu trên lớp hiện nay. Đề 5: Việc chán học văn của nhiều học sinh hiện nay. Đề 6: Suy nghĩ về hiện tượng nghiện chơi game của một số không nhỏ các bạn trẻ hiện nay. Đề 7: Bình luận: “Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên” Đề 8: Suy nghĩ về bệnh thành tích trong giáo dục. Đề 9: Bình luận về những cải cách giáo dục mà bộ đang tiến hành hiện nay
Tài liệu đính kèm: