I. Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh - hai vị anh hùng dân tộc:
Có nhà nghiên cứu đã nói rằng con người Nguyễn Trãi phải nhìn từ hai phía mới rõ: Một là, từ thời Lí Trần, một thời đại hào hùng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ nền độc lập tự chủ của chế dộ phong kiến nước ta. Trong giai đoạn này, đã xuất hiện bao chiến công oanh liệt, bao tấm lòng yêu nước thương dân cao vọi mà đặc biệt là thời nhà Trần với hào khí Đông A mạnh mẽ, với đôi tay vạm vỡ “sát Thát”. Nguyễn Trãi đã học ở đó bài học sức mạnh toàn dân, tinh thần yêu nước cao cả. Mà trực tiếp nhất là học tập qua người ông ngoại của mình là Trần Nguyên Đán, một trí thức uyên thâm. Chính việc học hỏi kinh nghiệm lịch sử cộng với tài trí của mình, Nguyễn Trãi đã có những phát triển vượt bậc, tiến xa thời đại Lí Trần về quan niệm dân, nước và sức mạnh của nhân dân lao động; Bên cạnh đó, từ thời đại của Nguyễn Trãi là thời cuối Trần, đầu Lê, giặc Minh xâm lược. Khắp chốn bao cảnh binh đao, chết chóc. Hai mươi năm giặc Minh đặt vó ngựa lên nước ta là hai mươi năm đen tối “trời không dung, đất không tha”. Đau đớn thay ! bao cảnh khốn cùng của nhân dân, nhục nhã thay ! đất nước đang tràn bóng giặc. Nguyễn Trãi đã bao đêm không ngủ, bao ngày quên ăn để tìm đường cứu dân, cứu nước. Hình ảnh Nguyễn Trãi đau đáu nỗi lòng dân, nước “Đêm ngày cuồn cuộn” thật đẹp đẽ và cao cả. Tất cả những điều vừa nêu, đã hun đúc và phát triển tấm lòng vì dân vì nước của Nguyễn Trãi đến đỉnh cao nhất, để cả đời Nguyễn Trãi dù gian nan, nguy hiểm đến mấy vẫn luôn kiên định với lí tưởng cao đẹp, thiêng liêng này.
MỘT SỐ NÉT TƯƠNG ĐỒNG GIỮA NGUYỄN TRÃI VÀ HỒ CHÍ MINH TRONG VĂN CHƯƠNG _Đặng Minh Hải_ (Trường ĐH Sư phạm Tp. HCM) I. Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh - hai vị anh hùng dân tộc: Có nhà nghiên cứu đã nói rằng con người Nguyễn Trãi phải nhìn từ hai phía mới rõ: Một là, từ thời Lí Trần, một thời đại hào hùng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ nền độc lập tự chủ của chế dộ phong kiến nước ta. Trong giai đoạn này, đã xuất hiện bao chiến công oanh liệt, bao tấm lòng yêu nước thương dân cao vọi mà đặc biệt là thời nhà Trần với hào khí Đông A mạnh mẽ, với đôi tay vạm vỡ “sát Thát”. Nguyễn Trãi đã học ở đó bài học sức mạnh toàn dân, tinh thần yêu nước cao cả. Mà trực tiếp nhất là học tập qua người ông ngoại của mình là Trần Nguyên Đán, một trí thức uyên thâm. Chính việc học hỏi kinh nghiệm lịch sử cộng với tài trí của mình, Nguyễn Trãi đã có những phát triển vượt bậc, tiến xa thời đại Lí Trần về quan niệm dân, nước và sức mạnh của nhân dân lao động; Bên cạnh đó, từ thời đại của Nguyễn Trãi là thời cuối Trần, đầu Lê, giặc Minh xâm lược. Khắp chốn bao cảnh binh đao, chết chóc. Hai mươi năm giặc Minh đặt vó ngựa lên nước ta là hai mươi năm đen tối “trời không dung, đất không tha”. Đau đớn thay ! bao cảnh khốn cùng của nhân dân, nhục nhã thay ! đất nước đang tràn bóng giặc. Nguyễn Trãi đã bao đêm không ngủ, bao ngày quên ăn để tìm đường cứu dân, cứu nước. Hình ảnh Nguyễn Trãi đau đáu nỗi lòng dân, nước “Đêm ngày cuồn cuộn” thật đẹp đẽ và cao cả. Tất cả những điều vừa nêu, đã hun đúc và phát triển tấm lòng vì dân vì nước của Nguyễn Trãi đến đỉnh cao nhất, để cả đời Nguyễn Trãi dù gian nan, nguy hiểm đến mấy vẫn luôn kiên định với lí tưởng cao đẹp, thiêng liêng này. Hồ Chí Minh là một chiến sĩ cách mạng chân chính, tiến bộ. Cả cuộc đời đã dành trọn cho giang sơn gấm vóc mà không gợn chút mảy may tư lợi. Cứ mỗi khi nhắc đến Hồ Chí Minh là trái tim, mạch máu con người Việt Nam như đập mạnh hơn, rạo rực hơn từng giây từng phút tưởng nhớ về vị cha già kính yêu của dân tộc. Cũng như Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh không nguôi nghĩ về dân, về nước. Sinh ra trong hoàn cảnh đất nước mất tự do, giặc Pháp xâm lược, chế độ phong kiến thối ruỗng, nhân dân một cổ hai tròng khổ cực xiết bao. Vì vậy, Hồ Chí Minh đã sớm có tư tưởng yêu nước và giải phóng dân tộc. Năm 1911, Hồ Chí Minh ra nước ngoài tìm con đường cho cách mạng Việt Nam. Người đã được làm việc, hoạt động trong môi trường công nhân các nước phương Tây. Người đã đi khắp năm châu bốn bể, qua các nước đế quốc, các nước thuộc địa, nửa thuộc địa, tiếp xúc với mọi dân tộc mọi màu da, đã chứng kiến bao tiếng kêu thất thanh của những thân phận khốn khổ, của nô lệ khắp nơi trên thế giới. Điều đó hình thành nên tính nhân dân sâu sắc trong con ngưới Hồ Chí Minh gắn liền với tính đảng và giai cấp công nông thế giới. Mười năm Nguyễn Trãi lưu lạc (1407-1417) và ba mươi năm Hồ Chí Minh bôn ba (1911-1941) năm châu bốn bể đã giúp hai vị anh hùng tìm ra cho dân tộc những con đường cứu nước đi đến thắng lợi. Với Nguyễn Trãi là “mưu phạt”, “tâm công”, với Hồ Chí Minh là cách mạng vô sản. Cả cuộc đời Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để thực hiện hoài bão giải phóng dân tộc, mang lại hạnh phúc cho mọi người. Nguyễn Trãi có ước nguyện “Dân giàu đủ khắp đòi phương”, Hồ Chí Minh có ham muốn tột bậc “là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Hai con người, hai thời đại khác nhau nhưng cùng chung một tấm lòng yêu nước, thương dân “bát ngát đại dương” như vậy quả thật hiếm có và đáng để chúng ta trân trọng, tôn kính. Tình yêu nước, thương dân của Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh luôn gắn liền với hành động cụ thể. Mọi tư tưởng chính trị luôn chi phối một cách đúng đắn, sáng suốt trong suy nghĩ, chủ trương của Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh. Và chưa bao giờ tư tưởng chính trị lại đóng vai trò chỉ đạo chặt chẽ và nhất quán như trong thơ văn Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh. II.Quan điểm về văn chương nghệ thuật của Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh 1. Quan điểm về văn chương nghệ thuật của Nguyễn Trãi a. Văn chương gắn liền với cuộc sống và hướng đến phục vụ nhân dân Với tư cách là nhà văn, nhà thơ, Nguyễn Trãi đã đem văn học phục vụ cho cuộc sống, chỉ có bắt nguồn từ cuộc đấu tranh của nhân dân giành lại độc lập, hạnh phúc thì văn nghệ mới có thể phát huy được tác dụng mạnh mẽ. Tác phẩm văn học của Nguyễn Trãi luôn gần gũi đối với thiên nhiên, đời sống đất nước và nhân dân. Với Nguyễn Trãi, văn chương phải là tiếng nói tinh thần của con người, phải lột tả cho hết được những cảm xúc sâu lắng của con người: “Say mùi đạo trà ba chén/ Tả lòng phiền thơ bốn câu” (Thuật hứng 13- Quốc âm thi tập). Hiện thực đời sống phong phú là cơ sơ của tác phẩm văn học. Vì vậy theo Nguyễn Trãi, nếu văn chương xuất phát từ cuộc sống thì con người ta có thể làm thơ, viết văn ở mọi lúc, mọi nơi: “Qua đòi cảnh chép câu đòi cảnh; Nhàn một ngày nên quyển một ngày” (Tự thán 5 - Quốc âm thi tập) hoặc như: “Nhàn lai vô sự bất thanh nga” (khi nhàn thì không gặp việc gì không ngâm nga). Mặt khác Nguyễn Trãi cũng đòi hỏi người nghệ sĩ phải là người nhạy cảm. Nhà văn, nhà thơ phải để cho lòng mình sẵn sàng rung động như sợi dây đàn, luôn có sự cảm ứng nhạy bén với ngoại cảnh: “ Nhãn để nhất thời thi liệu phú Ngâm ông thùy dữ thế nhân đa”. (Hý đề - Ức Trai thi tâp) Nguyễn Trãi muốn văn học phải gắn bó mật thiết với cuộc sống của quảng đại quần chúng. Mà chính những tác phầm của Nguyễn Trãi đã được hình thành trên mối quan hệ giữa văn học và đời sống “Túi thơ chứa chất mọi giang sơn” (Tự thán 2 – Quốc âm thi tập). Ông đã cùng sống với nhân dân, cùng họ chiến thắng bọn xâm lược hung tàn. Bao nhiêu máu và nước mắt của nhân dân đổ xuống là bấy nhiêu nhát cắt vào tấm lòng Nguyễn Trãi. Từ đó, ông đã phả vào trong tác phẩm văn chương của mình một tinh thần nhân đạo, nhân văn cao cả. Văn chương của Nguyễn Trãi phục vụ nhân dân nghĩa là văn chương được dùng như một thứ vũ khí huyền diệu để đánh tan quân gian ác, lũ xâm lược, giải phóng con người đem lại hạnh phúc cho nhân dân. b. “Văn chương là thứ khí giới thanh cao và đăc lựcđể vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn” Qua thơ văn, Nguyễn Trãi tỏ rõ là một chiến sĩ kiên cường, tích cực đấu tranh cho nền ñoäc lập, hạnh phúc của nhân dân, của đất nước. Ông đã chứng minh văn học là một thứ vũ khí lợi hại. Bằng ngọn bút, bằng lí lẽ hùng hồn, Nguyễn Trãi đã uy hiếp tinh thần quân xâm lược góp phần giải phóng đất nước, giành lại độc lập đem lại hòa bình và tự do cho dân nhân ta. Cả cuộc đời Nguyễn Trãi, tư tưởng yêu nước, thương dân luôn quán xuyến mọi hành động, suy nghĩ cũng như trong những sáng tác văn chương của ông. Văn chương trong thời chiến khác với văn chương trong thời bình, nó có sức mạnh trừ gian, trừ ác, giải phóng con người. Cứ đọc những bức thư Nguyễn Trãi gửi cho tướng giặc mà người đời sau gọi là Quân trung từ mệnh tập thì khắc rõ. Đó là giọng văn chính luận sắc bén, ngắn gọn và có sức mạnh bằng ngàn đội quân. Giọng điệu trong Quân trung từ mệnh tập lúc thì mềm dẻo, lúc thì cương quyết, làm cho tướng giặc vừa nể phục vừa khiếp đảm: “Các ngươi nếu biết kéo quân ra thành, cùng ta hòa hảo thân tình thì ta coi các ngươi như anh em ruột thịtnếu không thế tùy các ngươi. Trong khoảng sớm tối, sẽ khắc thấy nhau, đến lúc bấy giờ hối cũng không kịp. Các ngươi hãy nên nghĩ đi” (Thư dụ thành Bắc Giang). Có thể thấy, Nguyễn Trãi đã coi văn chương là thứ vũ khí đắc lực nhất để xua đuổi quân thù, mang lại hạnh phúc cho con người vì “văn học là nhân học” Nguyễn Trãi còn coi văn chương là một hoạt động tinh thần có khả năng thanh lọc, cảm hóa con người và mang đến nhân nghĩa: “Văn chương chép lấy đòi câu thánh Sự nghiệp tua gìn phải đạo trung Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược Có nhân, có trí, có anh hùng”. (Bảo kính cảnh giới 5 – Quốc âm thi tập) Như vậy, với Nguyễn Trãi, văn chương là “thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn” (Thạch Lam). c. Văn chương phải giản dị, gần lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân Với vốn sống và vốn tri thức phong phú, sâu rộng, Nguyễn Trãi đã kết hợp văn học dân gian với văn học viết một cách nhuần nhuyễn, không chỉ ở ngôn ngữ nhân dân hàng ngày được ông nâng lên thành ngôn ngữ văn học có giá trị nghệ thuật cao mà còn ở phần nhân văn nhân đạo: trọng lao động, quý tục lệ ông bà, cách đối nhân xử thế. Nguyễn Trãi đã đưa khẩu ngữ hàng ngày của nhân dân vào thơ ca và tận dụng khả năng của những khẩu ngữ ấy để tả cảnh, tả người, tả vật: “ Nên thợ, nên thầy vì có học No ăn, no mặc bởi hay làm”. (Bảo kính cảnh giới 46) “ Co que thay bấy ruột ốc Khúc khuỷu làm chi trái hòe”. (Trần tình 8) Làm được điều này đòi hỏi cái tài của người người nghệ sĩ, thật khéo léo mà cũng thật tinh tế để làm cho tác phẩm của mình như là cuộc sống, hơi thở của con người. Ngoài ra, Nguyễn Trãi còn sử dụng ngôn ngữ của văn học dân gian trên cơ sở gọt giũa và cách điệu hóa, sử dụng những hình tượng, kết cấu vốn đã được cô đúc trong ngôn ngữ văn học dân gian để diễn tả cái tình, cái ý một cách nhuần nhị: Từ câu tục ngữ “Con sâu làm rầu nồi canh”. Nguyễn Trãi viết: “Chẳng ngừa nhỏ, âu lên lớn Nếu có sâu thì bỏ canh”. (Bảo kính cảnh giới 21 - Quốc âm thi tập) Từ câu ca dao: “ Bể sâu còn có kẻ dò Lòng người nham hiểm ai đo cho cùng”. Nguyễn Trãi viết: “ Dễ thay ruột bể sâu cạn Khôn biết lòng người ngắn dài”. (Ngôn chí 6- Quốc âm thi tập) Tuy không nói ra, nhưng chúng có thể cảm nhận được niềm tự hào của Nguyễn Trãi với những giá trị bổ ích của văn học dân gian, đặc biệt là khả năng vận dụng ngôn ngữ của cha ông xưa trong việc diễn đạt tâm tư, tình cảm. Nguyễn Trãi đã học hỏi, sử dụng ngôn ngữ nhân dân để làm tăng sự sinh động và gần gũi cho tác phẩm của mình, đồng thời Nguyễn Trãi còn lưu giữ và phát triển sự sáng đẹp của ngôn ngữ dân tộc đã được nhân dân gọt giũa, chọn lọc từ lâu đời. 2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn chương nghệ thuật: a. Văn chương phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ: Trong đường lối văn chương của chủ tịch Hồ Chí Minh, như chúng ta thấy, phục vụ cách mạng thống nhất với phục vụ nhân dân. Quan điểm nhân dân, quan điểm quần chúng của Hồ chủ tịch, nói như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Đó là điều cốt yếu hơn hết trong sự nghiệp cách mạng của Hồ chủ tịch”. Người khuyên nhà văn, nhà thơ đi sâu vào cuộc sống để hiểu tâm tư, nguyện vọng, cuộc sống của nhân dân, sao cho “mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết phải tỏ rõ cái tư tưởng và lòng ao ước cúa quần chúng”. Muốn làm được vậy, Hồ Chí Minh chỉ rõ, người nghệ sĩ phải xuống nông thôn, vào nhà máy, vào bộ đội, cùng sống, chiến đấu và lao động với quần chúng, như thế mới biết được khó khăn, chí khí và nguyện vọng của nhân dân như thế nào ? Hồ Chí Minh đã nêu lên quan điểm của mình về mối quan hệ giữa cuộc sống và tác phẩm, giữa người viết và người đọc, được cụ thể hóa trong hệ thống câu hỏi liên kết với nhau theo một trình tự chặt chẽ: “Viết cho ai ?”, “viết để làm gí ?” ... ỹ năng như bạn đây? lethanh87 05-07-2007, 12:25 Lý thuyết sách vở là cần thiết, không có chúng sẽ khó mà thành, nhưng chỉ đọc không thôi mà không rèn luyện thì chỉ như cưỡi ngựa xem hoa, có biết đấy mà chả làm được cái gì, giống như anh biết cách làm một món ăn, được dạy hết mẹo này mẹo nọ nhưng lại chẳng biết làm nó thế nào cho ngon, tay chân cứ lóng ngóng vì không thành phản xạ, thành kỹ năng, chán lắm. Cách duy nhất là học hỏi và rèn luyện, một câu đã cũ nhưng không bao giờ thừa: Văn ôn võ luyện. hjx! mjnh' cũng học khối xh mà chưa chắc vit' hay băng bạn ! Đọc bài của chị em học được khá nhiều kiến thức trong cách hành văn,cám ơn chi nhé :) Nhưng em cũng đang có 1 số thắc mắc về cách hành văn.Em thấy để đạt được những yêu cầu trên quả không phải dễ. Năm nay em mới thi ĐH, em thấy rằng những kiến thức các thầy cô trên lớp (cả lớp học thêm) dạy thường khá đủ, đúng ,đặc biệt là luận đề,luận điểm rất chi tiết .Hơn nữa xem qua các barem điểm những năm trước em thấy chỉ cần đủ những ý,những yêu cầu luận điểm thôi là ăn chắc điểm,có lẽ không cần quá dài dòng,cầu kì. Tuy vậy, em thấy những bài văn được cho là hay,được đánh giá cao thường rất sâu,ngôn từ phong phú linh hoạt,người viết như say cùng tác phẩm... Tuy nhiên, có 1 thực tế để phát hiện ra luận điểm khái quát của những bài viết kiểu này không phải dễ.Mà có 1 vấn đề tế nhị trong khâu chấm thi văn là thầy cô phải chấm rất nhiều bài,trời nóng, liệu có còn đủ "tỉnh" để nhận được những luận điểm trong những ngôn từ say sưa kia không? Hay thầy cô chỉ dò lướt qua để chấm ý( đủ thì đc điểm, ko đủ thì mất điểm) ? Có thể em chưa nhìn thấu đáo sự việc. Nhưng em thấy cơ bản có 2 kiểu viết : "Đánh" vào tình cảm người chấm (Phiêu cùng tác phẩm) hoặc thuyết phục bằng luận điểm chặt chẽ đầy đủ (Tỉnh táo,sáng suốt khái quát ý nghĩa chi tiết trong tp). Theo chị mình nên làm theo hướng nào ở đề ĐH? Nếu làm thiên về cách thứ nhất thì bài văn được đánh giá cao tính sáng tạo. Làm theo cách thứ 2 có thể được điểm cao vì chắc cơ bản và đủ ý,người chấm cũng dễ dàng hơn (Em thường làm theo cách này nhưng đọc lại thấy nó hơi cứng và tỉnh) Nếu đan xen 2 kiểu trên thì phải làm sao? Em thấy để viết được theo kiểu "Rất tỉnh" nhưng cũng "Rất say" quả không dễ.Chị có gợi ý gì không giúp em với. Cám ơn chị nhiều :) quinhmei 29-08-2008, 23:29 huongtomboy ([Only registered and activated users can see links]) thân! Ý kiến của bạn không sai. Các thầy cô chấm thi (có thê) không đủ "tinh" đề nhận ra những luận điểm mà bạn cài khéo léo trong đoạn văn. Nhưng, đó không phải là lỗi của họ. Một "bài văn học trò" (Tức là những bài văn chưa mang tính nghệ thuật cao - chỉ cần yêu cầu đủ ý và diễn đạt tốt, lưu loát) khi đi thi thường được điểm cao hơn những "bài văn nghệ sĩ". Vì sao ư? Người chấm không quan tâm đến việc bạn học được những gì cao siêu, trước tiên, họ yêu cầu bạn phải hiểu bài, hiều đề đã. Muốn chững minh bạn hiểu bài, bạn phải trình bày đủ ý. Muốn chứng minh bạn trình bay đủ ý, bạn (ít nhất ) cũng phải hco họ thấy bạn đang viết về cái gì, bạn viết như thế nào. Trong việc khai triển một đoạn văn, bạn luôn phải chú ý đến luận điểm của đoạn văn, phải làm cho cái luận điểm đó như một "điẻm sáng", người ta đọc đoạn văn của bạn mà hiểu bạn đang, đã và sẽ viết về cái gì, vậy là thành công. Nếu bạn biết được như vậy, các thầy cô chấm thi sẽ dễ dàng nhận ra luận điểm và họ cho rằng bạn đã hiểu đề, biết trình bày, vậy đã coi như thành công một nửa. Nửa còn lại là bạn trình bày có đủ ý hay không, và các ý đó có đúng hay không. Thiết nghĩ những vấn đề này các sách dạy viết văn đã viết rất nhiều, Mei không cần nói lại nữa. Khả năng tập trung chú ý cẩn phải rèn luyện ngay từ những ngày đầu bước vào năm học 10 vì môn Văn cần có kỉ năng này trong lúc nghe giảng. Nếu bạn tập trung tốt thì khả năng tư suy và óc sáng tạo của bạn sẽ có điều kiện phát huy tối đa. Khi đã nắm được những điều thầy cô giảng trên lớp thì thật không khó khi bạn ứng dụng nó vào bài làm của mình. Kiến thức SGK Theo như đánh giá của các giáo viên dạy Văn thì đề thi năm nào cũng bám sát SGK và tốt nhất là teen đừng quá chú trọng những cái cao siêu mà bỏ quên những kiến thức khá quan trọng trong SGK. Chính việc học thật kỹ những kiến thức trong SGK sẽ tạo cho bạn một nền tảng kiến thức vững chắc và từ đó hãy đi sâu hơn vào những cái mà bạn muốn nâng cao. Cách tốt nhất là nên học thuộc hết những dẫn chứng mà thầy cô cho bạn gạch chân để có thể ứng dụng vào bài làm một cách hiệu quả nhất. Chăm thực hành Môn Văn cũng như bao môn khác, nếu bạn chăm thực hành và có khả năng viết bài nhanh thì hãy mau mau tận dụng cơ hội này mà phát huy nhé! Liên tục làm những đề Văn hay mà bạn tìm được trong sách tham khảo cũng như kho đề trên mạng và nhờ GV dạy Văn nhân xét dùm. Chỉ trong vòng chưa đầy vài tháng viết liên tục chắc chắn bạn sẽ lên tay thấy rõ đấy. Thực hành sẽ giúp bạn viết văn cứng hơn và phát hiện ra những lỗi sai để từ đó mà sữa chữa. Khi đã xác định viết thì phải hòan tất thật trọn vẹn bái viết chứ không nên viết kiểu qua loa chiếu lệ sẽ rất mất thời gian và vô ích! Đọc sách Kỹ năng đọc sách không phải ai cũng có được. Từ những tác phẩm giản lược học trên lớp các teen 10, 11, 12, hãy vận dụng tìm những quyển sách, những tác phẩm liên quan đến bài học, chắc chắn bạn sẽ tìm được thêm nhiều kỹ năng cho cách hành văn cũng như những dẫn chứng hay, sắc sảo cho bài làm của mình đấy. Dùng bút dạ quang gách dưới những ý quan trọng cũng như chép ra sổ tay những kiến thức mà bạn cho là cần thiết, chắc chắn chúng sẽ có dịp phát huy tối đa trong bài làm của bạn và giúp bạn đạt đươc điểm số cao! Học sinh giỏi Văn Thật không xa vời nếu bạn xin theo học lớp bồi dưỡng Văn của trường. Khi theo học lớp này bạn sẽ được cung cấp thêm nhiều quyển sách hay và những đề thi hay. Những kỹ năng cũng như mẹo trong lúc làm bài sẽ được thầy cô cung cấp một cách chi tiết. Ít ra sau khi học nếu không đoạt giải thì bạn cũng đạt được cho mình một lượng kiến thức cần thiết! Nắm vững những kỹ năng trên, ứn dụng tối đa vào việc học Văn. MTO tin chắc chỉ trong vòng vài tháng điểm Văn của teen 10 sẽ được cải thiện đáng kể! Lối Hành Văn...Theo Bản Ngã Cá Nhân!!! Thứ hai, 10/05/2010 22:43 pm Hồi cấp II, cô giáo dạy Ngữ Văn đã dạy cho tôi rằng: "Văn phải học bằng trái tim!". Lúc đó, tôi, kẻ khô cằn, học không giỏi, không yêu Văn, đương nhiên không hiểu gì về Văn, chỉ có... trái tim của người lãng tử, thích rong chơi và yêu nhạc Trịnh. Không biết, tôi yêu Văn từ lúc nào??? Không nhớ, những gì đến với tôi đều tự nhiên, một cách bất ngờ. Văn của tôi làm vốn... khô khan, nhưng dưới mái trường ấy, tư tưởng của tôi đã hoàn toàn thay đổi, yêu Văn hơn và yêu tất cả những môn thuộc khoa học xã hội. Không biết tôi may mắn...hay sao, Văn chương tệ thế mà bao giờ điểm cũng đạt từ khá đến giỏi. Rồi, một lần vô tình, tôi tham gia nhóm bồi giỏi môn Văn. Ở đó, tôi học được rất nhiều từ các bạn cùng nhóm và hơn hết là từ cô dạy Văn. Vì cô rất thoải mái nên chúng tôi được ăn uống tùy ý, món khoái khẩu mà chúng tôi chọn là kẹo mút. Tuy vừa học, vừa mút kẹo nhưng học tập rất hiệu quả, có lẽ trong nhóm, tôi là kẻ hành Văn kém nhất. Tôi nghe nhạc Trịnh nhiều nên dòng cảm xúc cũng đi loanh quanh, thoát vào cõi hư vô, và suy tưởng kiểu viễn vông theo giai điệu của một bài nhạc Trịnh, không ngờ cô dạy Văn không những không trừ điểm mà lại cộng điểm, làm tô ngạc nhiên vô hạn:"Sao cô cho điểm con cao thế? Con không xứng đáng?", Đâu biết y cô dạy Văn là: yêu cái kiểu lan man, sáng tạo kỳ quái của tôi. Nên dẫu biết học Ngữ Văn là học hết cái đẹp, cái hay của thiên hạ, nhưng chưa bao giờ tôi định nghĩa được:"Văn là gì?". Hồi đó, tôi còn nhỏ, không biết gì gọi là khai thác ý, câu từ của các bài thơ, bài văn. Làm theo khả năng sẽ vui hơn, tức là tận dụng đầy đủ năm giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác; đôi khi nên tận dụng cả giác quan thứ sáu: trực giác.Đến giờ tôi vẫn thích giữ lối hành Văn này, vì làm như thế thì cảm xúc dạt dào lắm, cứ tuôn trào ra, lúc đó tha hồ mà viết, viết mãi mà không hết ý. Hòa với vị ngọt của kẹo mút vào vị Văn cá nhân, nên câu Văn càng viết càng ngọt ngào, ấy là làm Văn theo vị giác. Sử dụng cả những từ ngữ dường như mắt thấy được, tai nghe được, mũi ngửi được là thị, thính và khứu giác. Nhìn vào đề Văn suy diễn ý là dùng xúc giác. Nhưng tốt nhất tôi khuyên những người có trực giác tốt thì đừng nên quá lạm dụng thiên hướng của mình mà dự đoán các ý có trong đề Văn, vì sẽ dễ bị cho... rằng lan man, bị trừ điểm (giống tôi bây giờ) Bài Văn lan man là kẻ thù của những ai có giác quan thứ sáu, nó cứ đeo bám họ như món nợ tiền kiếp. Do họ có quan niệm khác với những gì giáo viên phân tích, học cảm thấy như thế này là không hay, thế kia là hay, họ "ngông" đủ cao độ để tự ý sửa chữa ý tứ để hiểu theo cách riêng của mình. Nhưng theo tôi, chính cái lòng can đảm dám bày tỏ sự "ngông cuồng" của mình làm cho họ một cách đích thực trở nên những người "học Văn bằng trái tim". Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại, đâu phải ai làm bài lan man cũng học Văn bằng trái tim? Có những kẻ lười biếng, không thèm nghe giảng, không chú ý so sánh nét hay nét dở của từng bài văn, để rút ra nhận xét riêng cho mình, cứ làm bừa, làm bậy, làm thí cho có để nộp cho giáo viên tức là không tôn trong người dạy Văn của mình. Những bài Văn như thế tốt hơn nên dùng từ khác để diễn tả chứ không nên dùng lan man, chẳng hạn như "bài Văn không có trật tự, phép tắc" thì đũng hơn. Vì những người có giác quan thứ sáu dù bài làm của họ có những ý tứ lan man đi chăng nữa thì trình tự, phép tắc của họ vẫn rõ ràng. Chúng ta ngày một trưởng thành, mỗi người có quan niệm riêng, khuôn phép riêng, không ai giống ai nên cũng không cần lấy những cái chung mà ta cho là tầm thường. Nói như vậy, không có nghĩa là không tôn trọng tiền nhân (cái mà họ đặt ra được xem như là phạm trù), nhưng tốt hơn ta nên suy xét, so sánh, tổng hợp kỹ trước khi đưa ra một ý tưởng mới, như thế bài Văn sẽ chặt chẽ hơn, thuyết phục hơn là lúc nào cũng quá đề cao ý kiến cá nhân. Đặc biệt là lúc làm một bài Văn trong lớp hay là thi cử chẳng hạn, nên nghiêng về cái chung, vì giám khảo "chín người mười ý", vì đảm bảo cái chung sẽ đảm bảo điểm số cho ta, quan trọng hơn là đảm bảo sự thành công ở mỗi bước đi. Trừ khi, Văn mình viết, mình đọc, mình muốn bày tỏ ý kiến với người khác thì nên theo cái riêng thiên hướng của cá nhân, như thế, ý kiến của ta sẽ không bị trùng lặp, không gây nhàm chán cho người nghe, và tỉ lệ được đồng tình, tôn trọng cũng sẽ cao hơn, lúc đó khả năng cảm thụ bằng tim cũng sâu sắc hơn. Nói chung, tôi chỉ muốn nhắc các bạn rằng, thích học Văn thì cứ học hết mình, đừng lo lắng khi ý Văn của mình bị xem là "lan man" (đôi khi ý lan man cũng được đồng tình như Văn tôi làm lúc nhỏ), ý lan man sẽ đề cao sáng tạo của mỗi người mang tâm hồn yêu Văn. Dừng quá lạm dụng giác quan khi thi cử, hãy dùng nó vào thực tế, tức là ý kiến cá nhân nhận được phần trăm đồng tình cao hơn. Hãy học Văn theo khả năng cảm thụ của mình và không quên tôn trọng người đi trước. Được thế chắc hẳn chúng ta sẽ là những "Hậu sinh khả úy" vì vừa biết sáng tạo, vừa biết kế thừa.
Tài liệu đính kèm: