Một số đề văn nghị luận lớp 12 dành cho học sinh lớp 12 ôn thi tốt nghiệp THPT

Một số đề văn nghị luận lớp 12 dành cho học sinh lớp 12 ôn thi tốt nghiệp THPT

I/ NGHỊ LUÂN VĂN HỌC:

1/ KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ:

Kiểu bài này đòi hỏi học sinh làm sáng rõ vẻ đẹp về nội dung, về nghệ thuật, hoặc cả nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm hay một đoạn trích. Chủ yếu là các tác phẩm văn học Việt Nam.

1.1. Dạng bài phân tích: Bao gồm phân tích một đoạn thơ, một bài thơ, một hình tượng thơ, phân tích trong sự so sánh các hình tượng về một ý nghĩa nội dung hay nghệ thuật nào đó.

Đề 1: Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

 Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

 Rải rác biên cương mồ viễn xứ

 Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

 Áo bào thay chiếu anh về đất

 Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1599Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số đề văn nghị luận lớp 12 dành cho học sinh lớp 12 ôn thi tốt nghiệp THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số đề văn nghị luận lớp 12
Dành cho học sinh lớp 12 ôn thi tốt nghiệp thpt
Năm học: 2008 – 2009.
I/ nghị luân văn học:
1/ kiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:
Kiểu bài này đòi hỏi học sinh làm sáng rõ vẻ đẹp về nội dung, về nghệ thuật, hoặc cả nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm hay một đoạn trích. Chủ yếu là các tác phẩm văn học Việt Nam.
1.1. Dạng bài phân tích: Bao gồm phân tích một đoạn thơ, một bài thơ, một hình tượng thơ, phân tích trong sự so sánh các hình tượng về một ý nghĩa nội dung hay nghệ thuật nào đó.
Đề 1: Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
 Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
 Rải rác biên cương mồ viễn xứ
 Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
 áo bào thay chiếu anh về đất
 Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.
Đề 2: Phân tích đoạn thơ sau:
“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đI điệp điệp trùng trùng
ánh sao đầu sung bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đ, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.”
 ( Trích “Việt Bắc” của Tố Hữu ).
1.2. Dạng bài cảm nhận: Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng, cảm nhận về cáI hay cáI đẹp của bài thơ, đoạn thơ. Chủ yếu yêu cầu học sinh cảm nhận những đoạn thơ nổi bật nhất trong bài thơ về hình thức nghệ thuật và ý nghĩa biểu hiện.
Đề 3: Cảm nhận của anh ( chị ) về đoạn thơ sau trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh: 
“ Sóng bắt đầu từ gió
 Gió bắt đầu từ đâu
 Em cũng không biết nữa
 Khi nào ta yêu nhau
 Con sóng dưới lòng sâu
 Con sóng trên mặt nước
 Ôi con sóng nhớ bờ
 Ngày đêm không ngủ được
 Lòng em nhớ đến anh
 Cả trong mơ còn thức.”
Đề 4: Vẻ đẹp của đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:
“ Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”
Đề 5: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“ Trong anh và em hôm nay
 Đều có một phần Đất Nước
 Khi hai đứa cầm tay
 Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
 Khi chúng ta cầm tay mọi người
 Đất nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
 Con sẽ mang Đất Nước đi xa
 Đến những tháng ngày mơ mộng
 Em ơi em Đất nước là máu xương của mình
 Phải biết gắn bó và san sẻ
 Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
 Làm nên Đất Nước muôn đời”.
 ( Trích “ Đất Nước” – Nguyễn Khoa Điềm).
Đề 6: Cảm nhận của anh ( chị ) về hình ảnh Ph.G. Lor – ca được thể hiện trong đoạn thơ sau:
“ những tiếng đàn bọt nước
 Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
 Li – la li – la li – la
 đi lang thang về miền đơn độc
 với vầng trăng chếnh choáng
 trên yên ngựa mỏi mòn
 Tây Ban Nha
 hát nghêu ngao
 bỗng kinh hoàng
 áo choàng bê bết đỏ
 Lor – ca bị điệu về bãi bắn
 Chàng đi như người mộng du”
 ( Trích “ Đàn ghi ta của Lor - ca” – Thanh Thảo ).
2.Kiểu bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi:
 Đối tượng nghị luận của kiểu bài này rất đa dạng. Bao gồm giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm nói chung, hoặc chỉ một phương diện, một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của một tác phẩm hoặc của các tác phẩm, đoạn trích khác nhau.
Đề 7: Tác phẩm Tuyên ngôn độc lập thể hiện phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh trong văn chính luận. Đó là lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn. Hãy phân tích để làm sáng tỏ điều đó.
Đề 8: Phân tích hình tượng con sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.
Đề 9: Phân tích những đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn Vợ chồng A phủ của nhà văn Tô Hoài.
Đề 10: Thiên nhiên và con người Tây Bắc qua bút pháp tùy bút của Nguyễn Tuân trong Người lá đò sông Đà.
Đề 11: Qua số phận hai nhân vật Mỵ và A phủ, hãy phát biểu ý kiến của anh ( chị ) về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A phủ – Tô Hoài.
Đề 12: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mỵ từ lúc bị bắt về làm dâu gạt nợ đến khi cùng A phủ trốn khỏi Hồng Ngài.
Đề 13: Cảm nhận của anh ( chị ) về nhân vật A phủ trong Vợ chồng A phủ của Tô Hoài.
Đề 14: Những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm Vợ chồng A phủ - Tô Hoài.
Đề 15: Cảm nhận của anh ( chị ) về vẻ đẹp của dòng sông Hương qua bài bút ký “ Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Đề 16: Phân tích tình huống truyện của tác phẩm Vợ nhặt và chỉ ra vai trò ý nghĩa của tình huống này trong tác phẩm.
Đề 17: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân. Từ đó nêu giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Đề 18: Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong Vợ nhặt của Kim Lân.
Đề 19: Phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn Vợ nhặt ( Kim Lân)
Đề 20: Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
Đề 21: Cảm nhận của anh ( chị ) về hình tượng rừng xà trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Trung Thành.
Đề 22: Những cảm nhận của anh ( chị ) về vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm Rừng xà nu.
Đề 23: Cảm nhận của anh ( chị ) về chân dung tập thể anh hùng trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
Đề 24: Phân tích và so sánh các nhân vật Chiến, Việt trong đoạn trích “ Những đứa con trong gia đình” để thấy rõ truyền thống gia đình luôn được tiếp sức bởi những đứa con.
Đề 25: Những biểu hiện của tính sử thi trong đoạn trích “ Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.
Đề 26: Phân tích những đặc sắc về nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Thi qua đoạn trích “ Những đứa con trong gia đình”.
Đề 27: Cảm nhận của anh ( chị ) về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa qua con mắt của người nghệ sỹ nhiếp ảnh thơ mộng trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
Đề 28: Cảm nhận và suy nghĩ của anh ( chị ) về các nhân vật trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa. Từ đó phát biểu bài học nhân sinh mà tác giả muốn gửi gắm qua tác phẩm này.
Đề 29: Phân tích những đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
Đề 30: Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được một tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống.
Anh ( chị ) hãy làm sáng tỏ điều đó.
3. Kiểu bài về một số thể loại khác như kịch, văn nghị luận:
Đề 31: Suy nghĩ của anh ( chị ) về cuộc đối thoại giữa hồn và xác trong cảnh VII, vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.
Đề 32: Phân tích những phát hiện và đánh giá của Phạm Văn Đồng về Nguyễn Đình Chiểu trong bài nghị luận Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc.
4. Kiểu bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học:
Kiểu bài này cũng rất đa dạng và phong phú. Bao gồm bàn về văn học sử, về lý luận văn học, về tác phẩm văn học, suy nghĩ về một hình tượng, một câu nói, một vấn đề thuộc chủ đề, một quan niệm của tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
Đề 33: Nhận xét về truyện ngắn của Kim Lân, SGK Ngữ văn 12 nhận định “ Trong tác phẩm của Kim Lân ta vẫn thấy thấp thoáng cuộc sống và con người của làng quê Việt Nam nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn yêu đời”. Hãy làm sáng tỏ điều đó trong tác phẩm Vợ nhặt.
Đề 34: Trong bài Cảm nghĩ về truyện “ Vợ chồng A phủ”, Tô Hoài viết: “ Nhưng điều kỳ diệu là dẫu trong cùng cực đến thế, mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sông con người.Lay lắt đói khổ, nhục nhã, Mỵ vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt.”
Phân tích nhân vật Mỵ trong truyện ngắn Vợ chồng A phủ của Tô Hoài để làm sáng tỏ nhận xét trên.
Đề 35: Nhận xét về phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng: Về các thể văn chính luận cũng vậy, tùy mục đích và đối tượng khác nhau, có khi là những lập luận hùng hồn đanh thép, đầy tính chiến đấu như dồn đối phương vào chỗ đường cùng, có khi lại kết hợp tình và lý, giọng điệu ôn tồn thân mật như đưa lẽ phảI thấm vào lòng người.
Anh ( chị ) hãy phân tích tác phẩm Tuyên ngon độc lập để làm sáng tỏ vấn đề trên.
II/ Nghị luận xã hội 
 Nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ văn 12 yêu cầu học sinh bộc lộ tư duy, quan điểm, chính kiến của mình về những vấn đề mà lứa tuổi sắp bước vào đời các em quan tâm và cần quan tâm. Đó là vấn đề tư tưởng, lối sông, đạo lý và đặc biệt là các hiện tượng xảy ra trong xã hội thời hiện tại.Do đó học sinh phảI biết quan tâm và tỏ tháI độ trước các vấn đề xã hội, vấn đề lối sông và lý tưởng của thanh niên trong xã hội hiện nay.
1/ Kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lý:
 Đề 36: Nhà văn Nga L.Tôn – xtôI nói: “ Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lý tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Anh ( chị ) hãy nêu suy nghĩ của mình về vai trò của lý tưởng trong cuộc sống con người.
Đề 37: Khổng Tử từng nói : “ Con người ta có ba điều lầm lỗi dễ mắc phải: Chưa đến lượt đã vội nói, điều đáng nói lại không nói, và không nhìn vẻ mặt người khác mà đã nói”. Anh ( chị ) suy nghĩ như thế nào về cách ứng xử và giao tiếp của mình trong cuộc sống.
Đề 38: Trong thư gửi cho thầy hiệu trưởng nơi con trai đang học, tổng thống Mỹ A – bra – ham Lin – Côn có viết: “ ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm”.
Anh ( chị ) có suy nghĩ gì về những điều gửi gắm trên.
2/ Kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống:
Đề 39: Trình bày quan điểm của anh ( chị ) về nghề nghiệp trong tương lai.
Đề 40: Anh ( chị ) có suy nghĩ gì về sự đồng cảm trong cuộc sống hôm nay. 
Đề 41: Có ý kiến cho rằng: Trong cuộc sống bận rộn như ngày nay, nói lời cảm ơn hay có những cử chỉ thể hiện lòng biết ơn là vẽ chuyện, mất thời gian. Anh ( chị ) hãy nêu suy nghĩ cả mình về lời cảm ơn trong cuộc sống hiện đại.
Đề 42: Anh chị có suy nghĩ gì về thời gian. 
Đề 43: Hiện nay con người ngày càng ý thức rõ vai trò của thiên nhiên với cuộc sống con người. Anh ( chị ) có suy nghĩ gì về hiện tượng này.
Đề 44: Có một bộ phận giới trẻ hiện nay đang có tư tưởng sống gấp, sống hưởng thụ và đề cao vai trò của vật chất. Anh ( chị ) hãy nêu nhận thức của mình về hiện tượng trên.
Đề 45: Anh ( chị ) có suy nghĩ gì về vấn đề tiết kiệm.
Đề 46: Hiện nay văn hóa nghe nhìn đang có xu hướng lấn át văn hóa đọc. Anh ( chị ) có suy nghĩ gì về vai trò của văn hóa đọc trong cuộc sống hôm nay.
Đề 47: Anh ( chị ) suy nghĩ như thế nào về lối sống văn hóa.
Đề 48: Theo anh ( chị ), những vấn đề mà thanh niên hiện nay quan tâm là gì?
Đề 49: Theo anh ( chị ) thế nào là trường học thân thiện?
Đề 50: Anh ( chị ) hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục ”.

Tài liệu đính kèm:

  • docCac dang de Ngu Van danh cho hoc sinh thi tot nghiep THPT va tuyen sinh Dai hoc nam 2009.doc