Một số bài văn tham khảo lớp 12

Một số bài văn tham khảo lớp 12

Đề 1Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thìkhông có phương hướng kiên định, mà không có

phương hướng thì không có cuộc sống .

Đề 2 “Ôi ! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn ?” 2

Đề 3 Tình thương là hạnh phúc của con người. 7

Đề 4 “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động” 9

Đề 5Mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết,học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng địnhmình”.

Đề 6 Hiện tượng “nghiện” Internet trong nhiều bạn trẻ hiệnnay.

Đề 7 Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. 1

pdf 202 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1481Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số bài văn tham khảo lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
LỜI NGỎ 
PHẦN MỘT: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 
Đề 1 
Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì 
không có phương hướng kiên định, mà không có 
phương hướng thì không có cuộc sống.. 
1 
Đề 2 “Ôi ! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn ?” 2 
Đề 3 Tình thương là hạnh phúc của con người. 7 
Đề 4 “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động” 9 
Đề 5 
Mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, 
học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định 
mình”. 
10 
Đề 6 Hiện tượng “nghiện” Internet trong nhiều bạn trẻ hiện nay. 11 
Đề 7 Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. 12 
Đề 8 
Hiện nay ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức 
thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong 
thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi 
dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành 
mạnh, tốt đẹp. 
14 
Đề 9 
Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động 
“nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh 
thành tích trong giáo dục. 
16 
Đề 10 Nêu suy nghĩ và quan niệm của em về HIV/AIDS 17 
Đề 11 Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn nói về vai trò của sách đối với thanh niên ngày nay. 18 
Đề 12 Anh (chị) hãy viết một bài văn nói về l í tưởng sống của thanh niên ngày nay 19 
Đề 13 Anh (chị) hãy trình bày ý kiến của mình về câu nói sau ‘sống sao cho khỏi xót xa.” 21 
Đề 14 : Anh (chị) hãy trình bày ý kiến của mình về câu nói sau “tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. 22 
Đề 15 
Nhà văn nữ người Pháp Ursula K.Le Guin đã từng nói: 
“Thành công của người này là thất bại của người 
khác.”. 
23 
Đề 16 
Anh (chị) hãy trình bày ý kiến của mình về các nữ sinh 
thời nay nên mặc áo dài truyền thống hay trang phục 
hiện đại khi đến trường. 
25 
Đề 17 
Một câu triết học nói: Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất 
cả những gì nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt 
lòng thì chẳng là gì cả. Nó làm thế nào thì nó sẽ trở 
27 
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
thành như thế ấy, và nó phải làm bằng tự do của chính 
nó. Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra 
Đề 18 
Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu nói của 
Democrite đã nói: “Ai không có một người bạn chân 
chính thì người đó không xứng đáng được sống.” 
28 
Đề 19 Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình “mẫu tử”. 30 
Đề 20 
Giữa một vùng sỏi đá khô cằn,cây hoa dại vẫn mọc lên 
và nở những chùm hoa thật đẹp. 
Phát biểu suy nghĩ của anh(chị) được gợi ra từ hiện 
tượng nêu trên. 
32 
Đề 21 
Qua câu chuyện về người đàn bà hàg chài trog tác phẩm 
chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, anh chị 
có suy nghĩ gì về nạn bạo hành trong gia đình những 
vùng quê nghèo hiện nay. 
33 
Đề 22 
Suy nghĩ của anh chị về ý nghĩa triết lí nhân linh, trong 
2 lời thoại : Hồn Trương Ba trong cuộc trò chuyện giữa 
Hồn Trương Ba với Đế Thích. 
"Không thể bên trong một đằng bên ngoài một nẻo 
được. Tôi muốn là tôi toàn vẹn". "Sống nhờ vào đồ đạc 
của người khác đã là một chuyện không nên, mà đằng 
này đến cái thân tôi cũng sống nhờ anh hàng thịt. Ông 
chỉ nghỉ đơn giản là tôi sống, nhưng sống như thế nào 
thì ông chẳng cần biết." 
35 
Đề 23 
Trong tác phẩm " nhìn về vốn văn hoá dân tộc" của Trần 
Đình Hượu viết "con đường hình thành bản sắc dân tộc 
của văn hoá không chỉ trông cậy vào sự sáng tạo mà còn 
trong cậy vào khả năng chiếm lĩnh, sự đồng hoá những 
giá trị văn hoá bên mình." 
Anh chị trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng tiếp 
nhận văn hoá ngoại lai của giới trẻ hiện nay. 
35 
Đề 24 
Em ơi Đất Nước là máu xương của mình 
Phải biết gắn bó và san sẻ 
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở 
Làm nên Đất Nước muôn đời... 
 (Đất Nước – Trích Mặt đường khát 
vọng - Nguyễn Khoa Điềm,) 
 Dựa vào những câu thơ trên, anh (chị) hãy phát 
biểu trong một bài văn ngắn (không quá 400 từ) ý kiến 
cá nhân về trách nhiệm của thế hệ thanh niên hiện nay 
với đất nước. 
37 
Đề 25 
Anh chị có suy nghĩ gì về hiện tượng “gây ô nhiễm môi 
trường do xã rác bừa bãi” của người dân nước ta hiện 
nay. 
38 
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
PHẦN HAI: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 
Đề 1 Phân tích “Tây Tiến” của Quang Dũng 1 
Đề 2 
Phân tích 8 câu thơ đâù “Tây Tiến” của tác giả Quang 
Dũng: 
" Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! 
 ..... mưa xa khơi” 
5 
Đề 3 
Phân tích khổ thơ sau được trích trong bài “Tây Tiến” 
của Quang Dũng: 
" Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc 
............... 
Sông Mã gầm lên khúc độc hành” 
7 
Đề 4 
Phân tích đoạn thơ sau trong bài “ Tây Tiến” của Quang 
Dũng 
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa, 
Sông Mã gầm lên khúc độc hành” 
11 
Đề 5 Bình giảng bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc 14 
Đề 6 
Anh chị hãy phân tích đoạn thơ sau trog bài thơ Việt 
Bắc của Tố Hữu: 
“Mình về mình có nhớ ta 
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa” 
22 
Đề 7 Phân tích bài “Đất nước” (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm. 24 
Đề 8 Qua bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm anh chị hãy làm sang tỏ quan điểm Đất nước là của nhân dân. 26 
Đề 9 Bình giảng bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh 29 
Đề 10 
Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài “Sóng” của nhà 
thơ Xuân Quỳnh. 
“Con sóng dưới lòng sâu..... 
Hướng về anh một phương”. 
32 
Đề 11 
Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân 
Quỳnh. Anh (chị) cảm nhận gì về vẻ đẹp tâm hồn người 
phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng này? 
34 
Đề 12 Cảm nhận bài “Đàn ghi ta của F.G.Lorca” của Thanh Thảo. 35 
Đề 13 Phân tích bài "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân 38 
Đề 14 Cảm nhận “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân. 40 
Đề 15 Hình tượng người lái đò trong tuỳ bút “ Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân. 43 
Đề 16 Anh chị hãy phân bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường 45 
Đề 17 Phân tích tác phẩm Vợ Chồng A Phủ của Tô Hoài. 47 
Đề 18 
Qua hai nhân vật Mị và A Phủ, hãy phân tích giá trị hiện 
thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A phủ 
của Tô Hoài. 
49 
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đề 19 Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài) 51 
Đề 20 Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân. 53 
Đề 21 Giá trị hiện thực và nhân đạo trong vợ nhặt 55 
Đề 22 Phân tích nhân vật người vợ nhặt, từ đó làm nổi bật lên số phận của người dân Việt trước CM. 59 
Đề 23 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN VẬT TRONG BÀI VỢ NHẶT CỦA KIM LÂN 60 
Đề 24 Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm "Vợ nhặt" của Kim Lân. 63 
Đề 25 HÌNH TƯỢNG CÂY XÀ NU TRONG “ RỪNG XÀ NU” CỦA NGUYỄN TRUNG THÀNH 66 
Đề 26 Tính sử thi của tác phẩm Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) 69 
Đề 27 Phân tích hình tượng nhân vật Tnu trong tác phẩm Rừng Xà Nu của Nguyễn Trung 70 
Đề 28 
Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng 
Xà Nu của Nguyễn Trung Thành. Nhận xét ngắn gọn về 
nghệ thuật miêu tả cây xà nu của nhà văn 
73 
Đề 29 
Vẻ đẹp con người Nam bộ trong kháng chiến chống Mỹ 
qua tác phẩm Những đứa con trong gia đình của nhà văn 
Nguyễn Thi. 
74 
Đề 30 
Trong chuyện những đứa con trong gia đình. Nguyễn 
Thi có nêu lên quan niệm: chuyện gia đình cũng dài như 
sông, mỗi thế hệ phải ghi vào 1 khúc. Rồi trăm con sông 
của gia đình lại cùng đổ về 1 biển," mà biển thì rộng 
lắm[...], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta". 
Anh(chị)có cho rằng trong thiên truyện của Nguyễn Thi 
quả đã có 1 dòng sông truyền thống liên tục chảy từ 
những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha, cho đến lớp 
người đi sau : chị em Chiến và Việt 
76 
Đề 31 Anh(chị) hãy phân tích nhân vật Phùng trong tác phẩm " Chiếc thuyền ngoài xa " của Nguyễn Minh Châu. 77 
Đề 32 Anh chị hãy phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. 80 
CÁC ĐỀ THI THỬ CỦA CÁC TRƯỜNG NĂM 2009 
CÁC BÀI THI ĐẠT ĐIỂM 10 TRONG CÁC KÌ THI TUYỂN SINH ĐH – CĐ 
NĂM 
2005-2008 
MỤC LỤC 
 BOX NGỮ VĂN 12 DIỄN ĐÀN HOCMAI.VN XIN TRÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ 
GIÚP ĐỠ CỦA MỘT SỐ ĐƠN VỊ VÀ CÁ NHÂN SAU: 
CÁC ĐƠN VỊ 
TRANG WEB ONTHI.COM TRANG WEB VANTHPT.CO.CC 
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
TRANG WEB TRƯỜNG THPT VÕ THỊ SÁU – TP.HỒ CHÍ MINH 
TRANG WEB TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ VINH - HÀ NỘI 
TRANG WEB TRƯỜNG THPT THÁI THANH HOÀ - ĐẦM DƠI – CÀ MAU 
TRANG WEB TRƯỜNG THPT NGUYỄN AN NINH – TP. HỒ CHÍ MINH 
TRANG WEB TRƯỜNG THPT LÊ THÁNH TÔN 
TRANG WEB ÔN THI MÔN VĂN KHỐI C VÀ D 
CÁC CÁ NHÂN 
 Duongthuydo.hocmai.vn Biên tập viên ngữ văn của hocmai.vn 
Conu Mod Ngữ Văn 
Congchualolem_b Mod Ngữ Văn 
Phaodaibatkhaxampham Mod Ngữ Văn 
Quansuquatmo Mod Ngữ Văn 
Quinhmei Mod Ngữ Văn 
Money_22 Thành viên 
thanhthuytu Mod Tin Học và Tiếng Anh 
(Và một số thành viên khác của Box Ngữ Văn diễn đàn hocmai.vn) 
Cảm ơn các bạn đã giúp box Ngữ Văn 12 thực hiện thành công dự án này! 
Chúc các bạn đạt kết quả cao trong 2 kì thi lớn sắp tới, xin chân thành cảm ơn các bạn. 
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
LỜI NÓI ĐẦU 
 Trong tầm tháng 6 và tháng 7 là những tháng được xem là cao điểm và “nóng” 
nhất đối với những ai đang đọc lớp 12, vì lúc này mọi ng đang cấp tốc chuẩn bị cho 2 kì 
thi liên tiếp có ảnh hưởng rất lớn và mang tính quyết định đến tương lai của mình. 
Theo xu thế hiện nay, có nhiều bạn trội tự nhiên hơn so với xã hội, tạo sự bấp bênh 
thấy rõ và đó cũng là điều gây cản trở họ đạt được điểm cao trong kì thi tốt nghiệp 
THPT. Nhiều bạn còn băn khoăn và lo lắng vì điểm văn rất kém, thấy mình hầu như 
không nắm được kiến thức và thực sự khó khăn để đạt được điểm trung bình. 
 Nắm bắt được nhu cầu củng cố kiến thức môn văn và nhằm giúp các bạn đạt 
thành tích cao trong kì thi này, Mod văn 12 của diễn đàn học mãi đã quyết định tìm 
kiếm và tổng hợp các đề thi tốt nghiệp mới nhất có kém theo bài giải. Đây sẽ là tài liệu 
tốt dành cho các bạn, giúp các bạn giảm bớt nỗi lo và có thể yên tâm dùi mài kinh sử 
cũng như tập trung thật tốt cho kì thi. Ngoài ra, đối với những bạn có thành tích tốt 
với môn Văn thì quyển sách có thể giúp các bạn củng cố kiến thức và nâng cao thêm về 
kĩ năng, các bạn có thể tìm hiểu thêm về dạng đề năm nay, góp phần hoàn thiện các 
mảng kiến thức bị loãng. 
 Mặt khác, hiện nay trên thị trường có nhiều quyển văn mẫu nhưng chủ yếu 
đều là sách ở chương trình cũ, các bài đó cũng ít được bổ sung nên khó đáp ứng được 
nhu cầu tìm hiểu của học sinh. Gần đây các giáo viên dạy văn bắt đầu chú trọng việc 
ra đề mở với học sinh, nhằm phát huy tối đa khả năng tư duy cũng như đòi hỏi người 
viết phải nắm vững kiến thức, biết cách làm bài và có khả năng cảm thụ. Đó thực sự là 
một thử thách đối với học sinh vì nó còn mới, khá bỡ ngỡ, nhất là các bạn đang học ở 
ban Khoa học Tự Nhiên. 
 Quyển văn mẫu 12 này có sự tham gia đóng góp của nhiều Member trong học 
mãi, đặc biệt là các Mod văn 12 đã tích cực tìm đề và giải đề cũng như chịu khó tổng 
hợp các bài viết nằm trong chương trình 12. Nó sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng thể 
hơn, rèn luy ... iêu năm câm nín: “A Phủ. Cho tôi đi! Ở đây thì chết mất”. Đó là lời nói khao khát sống và 
khát khao tự do của nhân vật Mị. Câu nói ấy chứa đựng biết bao tình cảm và làm quặn đau trái tim 
bạn đọc. Đó chính là nguyên nhân - hệ quả của việc Mị cắt đứt sợi dây vô hình ràng buộc cuộc đời 
của mình. Thế là Mị và A Phủ dìu nhau chạy xuống dốc núi. Hai người đã rời bỏ Hồng Ngài - một 
nơi mà những kỉ niệm đẹp đối với họ quá ít, còn nỗi buồn đau, tủi nhục thì chồng chất không sao 
kể xiết. Hai người rời bỏ Hồng Ngài và đến Phiềng Sa, nhưng những ngày phía trước ra sao họ 
cũng chưa biết đến 
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
 Rõ ràng, trong đêm mùa đông này, sức sống tiềm tàng đóng một vai trò hết sức quan trọng. 
Chính nó đã giúp Mị vượt lên trên số phận đen tối của mình. Mị cứu A Phủ cũng đồng nghĩa với 
việc Mị tự cứu lấy bản thân mình. Qua đoạn trích trên, Tô Hoài đã ca ngợi những phẩm chất đẹp 
đẽ của người phụ nữ miền núi nói riêng và những người phụ nự Việt Nam nói chung. Tô Hoài đã 
rất cảm thông và xót thương cho số phận hẩm hiu, không lối thoát của Mị. Thế nhưng bằng một 
trái tim nhạy cảm và chan chứa yêu thương, Tô Hoài đã phát hiện và ngợi ca đốm lửa còn sót lại 
trong trái tim Mị. Tư tưởng nhân đạo của nhà văn sáng lên ở đó. Đồng thời qua tác phẩm, Tô Hoài 
cũng đã khẳng định được chân lí muôn đời: ở đâu có áp bức bất công thì ở đó có sự đấu tranh để 
chống lại nó dù đó là sự vùng lên một cách tự phát như Mị. Quả thật qua đó tác phẩm này giúp ta 
hiểu được nhiều điều trong cuộc sống. 
 Với truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” nói riêng và tập “Truyện Tây Bắc” nói chung, ta hiểu 
vì sao Tô Hoài lại thành công trong thể loại truyện ngắn đến như vậy. Nét phong cách nghệ thuật: 
màu sắc dân tộc đậm đà chất thơ chất trữ tình thấm đượm, ngôn ngữ lời văn giàu tính tạo hình đã 
hội tụ và phát sáng trong truyện ngắn này. Tác phẩm “Truyện Tây Bắc” xứng đáng với giải nhất 
truyện ngắn - giải thưởng do Hội nghệ sĩ Việt Nam trao tặng năm 1954 - 1955. Và “Vợ chồng A 
Phủ” thực sự để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn đọc bởi những giá trị nghệ thuật, giá trị hiện 
thực và giá trị nhân đạo của nó. Truyện ngắn này quả là một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách 
Tô Hoài. 
 Đối với riêng em, truyện “Vợ chồng A Phủ” giúp em cảm thông sâu sắc trước nỗi khổ của 
người phụ nữ trong xã hội phong kiến miền núi, từ đó giúp em ngày càng trân trọng khát vọng của 
họ hơn. Đây quả là một tác phẩm văn chương đích thực bởi nó đã góp phần nhân đạo hóa tâm hồn 
bạn đọc như Nam Cao đã quan niệm trong truyện ngắn “Đời thừa”. 
Câu 3 (3 điểm): Cảm nhận về đoạn thơ sau trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử: 
Gió theo lối gió mây đường mây 
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay 
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó 
Có chở trăng về kịp tối nay? 
 Cảm nhận thơ trữ tình xét cho cùng là cảm nhận "cái tình" trong thơ và tâm trạng của nhân 
vật trữ tình trước thiên nhiên, vũ trụ, đất trời. Đến với thơ ca lãng mạn Việt Nam, giai đoạn 1932 -
1945 "ta thoát lên trên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên 
cuồng cùng Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu" (Hoài Thanh - Thi nhân 
Việt Nam). Đúng thế, bạn đọc đương thời và hôm nay yêu thơ của Hàn Mặc Từ bởi chất "điên 
cuồng" của nó. Chính "chất điên" ấy đã làm nên phong cách nghệ thuật độc đáo, riêng biệt, mới 
mẻ của Hàn Mặc Tử. "Chất điên" trong thơ ông chính là sự thay đổi của tâm trạng khó lường 
trước được. Nét phong cách đặc sắc ấy đã hội tụ và phát sáng trong cả bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" 
của nhà thơ rất tài hoa và cũng rất đỗi bất hạnh này. "Đây thôn Vĩ Dạ" trích từ tập Thơ Điên của 
Hàn Mặc Tử. Chất điên cuồng ấy thể hiên cụ thể và rõ nét trong khổ thơ: 
"Gió theo lối gió mây đường mây 
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay 
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó 
Có chở trăng về kịp tối nay?" 
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
 Với lời trách cứ nhẹ nhàng dịu ngọt vừa như một lời mời, Hàn Mặc Tử trở về với thôn Vĩ 
Dạ trong mộng tưởng: 
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ 
Nhìn nắng hàng cây nắng mới lên 
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc 
Lá trúc che ngang mặt chữ điền” 
 Cảnh vật ở thôn Vĩ Dạ - một làng kề sát thành phố Huế bên bờ Hương Giang với những 
vườn cây trái, hoa lá sum suê hiện lên thật nên thơ, tươi mát làm sao. Đó là một hàng cau thẳng 
tắp đang tắm mình dưới ánh “nắng mới lên” trong lành. Chưa hết, rất xa là hình ảnh “nắng hàng 
cau nắng mới lên” còn rất gần lại là “vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. “Mướt quá” gợi cả cây 
nhung non tràn trề sức sống xanh tốt. Màu “mướt quá” làm cho lòng người như trẻ hơn và vui tươi 
hơn. Lời thơ khen cây cối xanh tốt nhưng lại nhu huyền ảo, lấp lánh mới thấy hết cẻ đẹp của 
“vườn ai”. Trong không gian ấy hiện lên khuôn “mặt chữ điền” phúc hậu, hiền lành vừa quen vừa 
lạ, vừa gần, vừa xa, vừa thực vừa ảo bởi “lá trúc che ngang”. Câu thơ đẹp vì sự hài hòa giữa cảnh 
vật và con người. “Trúc xinh” và “ai xinh” bên nhau làm tôn lên vẻ đẹp của con người. Như vậy 
tâm trạng của nhân vật trữ tình ở đoạn thơ này là niềm vui, vui đến say mê như lạc vào cõi tiên, 
cõi mộng khi được trở về với cảnh và người thôn Vĩ. 
 Thế nhưng cũng cùng không gian là thôn Vĩ Dạ nhưng thời gian có sự biến đổi từ “nắng 
mới lên” sang chiều tà. Tâm trạng của nhân vật trữ tình cũng có sự biến đổi lớn. Trong mắt thi 
nhân, bầu trời hiện lên “Gió theo lối gió mây đường mây” trong cảnh chia li, uất hận. Biện pháp 
nhân hóa cho chúng ta thấy điều đó. “Gió theo lối gió” theo không gian riêng của mình và mây 
cũng thế. Câu thơ tách thành hai vế đối nhau; mở đầu vế thứ nhất là hình ảnh “gió”, khép lại cũng 
bằng gió; mở đầu vế thứ hai là “mây”, kết thúc cũng là “mây”. Từ đó cho ta thấy “mây” và “gió” 
như những kẻ xa lạ, quay lưng đối với nhau. Đây thực sự là một điều nghịch lí bởi lẽ có gió thổi 
thì mây mới bay theo, thế mà lại nói “gió theo lối gió, mây đường mây”. Thế nhưng trong văn 
chương chấp nhận cách nói phi lí ấy. Tại sao tâm trạng của nhân vật trữ tình vốn rất vui sướng khi 
về với thôn Vĩ Dạ trong buổi ban mai đột nhiên lại thay đổi đột biến và trở nên buồn như vậy?. 
Trong mộng tưởng, Hàn Mặc Tử đã trở về với thôn Vĩ nhưng lòng lại buồn chắc có lẽ bởi mối 
tình đơn phương và những kỉ niệm đẹp với cảnh và người con gái xứ Huế mộng mơ làm nên tâm 
trạng ấy. Quả thật “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” nên cảnh vật xứ Huế vốn thơ mộng, trữ 
tình lại bị nhà thơ miêu tả vô tình, xa lạ đến như vậy. Bầu trời buồn, mặt đất cũng chẳng vui gì 
hơn khi “Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”. 
 Dòng Hương Giang vốn đẹp, thơ mộng đã bao đời đi vào thơ ca Việt nam thế mà bây giờ 
lại “buồn thiu” – một nỗi buồn sâm thẳm, không nói nên lời. Mặt nước buồn hay chính là con 
sóng lòng "buồn thiu” của thi nhân đang dâng lên không sao giấu nổi. Lòng sông buồn, bãi bờ của 
nó còn sầu hơn. “Hoa bắp lay” gợi tả những hoa bắp xám khô héo, úa tàn đang “lay” rất khẽ trong 
gió. Cảnh vật trong thơ buồn đến thế là cùng. Thế nhưng đêm xuống, trăng lên, tâm trạng của 
nhân vật trữ tình lại thay đổi: 
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó 
Có chở trăng về kịp tối nay” 
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
 Sông Hương “buồn thiu” lúc chiều dưới ánh trăng đã trở thành “sông trăng” thơ mộng. 
Cắm xào đậu bên trên con sông đó là “thuyền ai đậu bến”, là bức tranh càng trữ tình, lãng mạn. 
Hình ảnh “thuyền” và “sông trăng” đẹp, hài hòa biết bao. Khách đến thôn Vĩ cất tiếng hỏi xa xăm 
“Có chở trăng về kịp tối nay?”. Liệu “thuyền ai” đó có chở trăng về kịp nơi bến hẹn, bến đợi hay 
không? Câu hỏi tu từ vang lên như một nỗi lòng khắc khoải, chờ đợi, ngóng trông được gặp 
gương mặt sáng như “trăng’ của người thôn Vĩ trong lòng thi nhân. Như thế mới biết nỗi lòng của 
nhà thơ giành cho cô em gái xứ Huế tha thiết biết nhường nào. Tình cảm ấy quả thật là tình cảm 
của “Cái thưở ban đầu lưu luyến ấy. Ngàn năm nào dễ mấy ai quên” (Thế Lữ). 
 Đến đây ta hiểu thêm về lòng “buồn thiu” của nhân vật trữ tình trong buổi chiều. Như vậy 
diễn biến tâm lí của thi nhân hết sức phức tạp, khó lường trước được. Chất “điên” của một tâm 
trạng vui với cảnh, buồn với cảnh, trông ngoáng, chờ đợi vẫn được thể hiện ở khổ thơ kết thúc bài 
thơ này: 
“Mơ khách đường xa khách dường xa 
Áo em trắng quá nhìn không ra 
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh 
Ai biết tình ai có đậm đà?” 
 Vẫn là một tâm trạng vui sướng được đón “khách đường xa” - người thôn Vĩ đến với mình, 
tâm trạng nhân vật trữ tình lại khép lại trong một nỗi đau đớn, hoài nghi “Ai biết tình ai có đậm 
đà?”. “Ai” ở đây vừa chỉ người thôn Vĩ vừa chỉ chính tác giả. Chẳng biết người thôn Vĩ có còn 
nặng tình với mình không? Và chẳng biết chính mình còn mặn mà với “áo em trắng quá” hay 
không? Nỗi đau đớn trong tình yêu chính là sự hoài nghi, không tin tưởng về nhau. Nhân vật trữ 
tình rơi vào tình trạng ấy và đã bộc bạch lòng mình để mọi người hiểu và thông cảm. Cái mới của 
thơ ca lãng mạn giai đoạn 1932 - 1945 cũng ở đó. 
 Đọc xong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử, nhất là khổ thơ “Gió theo lối gió -
. kịp tối nay” để lại trong lòng người đọc những tình cảm đẹp. Đoạn thơ giúp ta hiểu thêm tâm 
tư của một nhà thơ sắp phải giã từ cuộc đời. Lời thơ vì thế trầm buồn, sâu lắng, đầy suy tư. Bạn 
đọc đương thời yêu thơ của Hàn Mặc Tử bởi thi nhân đã nói hộ họ những tình cảm sâu lắng nhất, 
thầm kín nhất của mình trong thời đại cái “tôi”, cái bản ngã đang tự đấu tranh để khẳng định. Tình 
cảm trong thơ Hàn Mặc tử là tình cảm thực do đó nó sẽ ở mãi trong trái tim bạn đọc. Ấn tượng về 
một nhà thơ của đất Quảng Bình đầy nắng và gió sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm trí người 
Việt Nam. 
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
CÁC LOGO ĐẠI DIỆN THAM GIA VIẾT SÁCH VĂN MẪU 12 
CÒN MỘT SỐ LOGO CỦA MỘT SỐ THÀNH VIÊN THAM GIA CHƯA CẬP NHẬT ĐƯỢC. SẼ CẬP NHẬT SAU. 
ĐỊA CHỈ GÓP Ý CHO CUỐN SÁCH VĂN MẪU 12 CÁC BẠN HÃY GỬI VỀ EMAIL: 
EAGLEBOY1278@YAHOO.COM 
HOẶC GỬI THƯ GÓP Ý QUA TIN NHẮN DIỄN ĐÀN HOCMAI.VN QUA NICK 
“QUANSUQUATMO” 
RẤT HÂN HẠNH NHẬN ĐƯỢC LỜI GÓP Ý CHÂN THÀNH CỦA CÁC BẠN. 
Những người thực hiện: 
Trình bày sách: Quansuquatmo 
Sửa chữa bài viết: Conu 
 Duongthuydo.hocmai.vn 
Tìm kiếm và viết bài: Congchualolem_b 
 Quinhmei 
 Phaodaibatkhaxampham 
 Money_22 
(Và cùng với sự tham gia nhiệt tình của các Mem yêu thích môn Ngữ Văn của diễn đà hocmai 
trên toàn quốc.) 
Xin chân thành cảm ơn các bạn đã giúp Box Ngữ Văn 12 thực hiện thành công dự án này. 
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
CÁC LOGO ĐẠI DIỆN THAM GIA VIẾT SÁCH VĂN MẪU 12 
CÒN MỘT SỐ LOGO CỦA MỘT SỐ THÀNH VIÊN THAM GIA CHƯA CẬP NHẬT ĐƯỢC. SẼ CẬP NHẬT SAU. 
ĐỊA CHỈ GÓP Ý CHO CUỐN SÁCH VĂN MẪU 12 CÁC BẠN HÃY GỬI VỀ EMAIL: 
EAGLEBOY1278@YAHOO.COM 
HOẶC GỬI THƯ GÓP Ý QUA TIN NHẮN DIỄN ĐÀN HOCMAI.VN QUA NICK 
“QUANSUQUATMO” 
RẤT HÂN HẠNH NHẬN ĐƯỢC LỜI GÓP Ý CHÂN THÀNH CỦA CÁC BẠN. 
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Tài liệu đính kèm:

  • pdfTuyenTapVanMau12.pdf