Một số bài tập và phương pháp giải bài tập di truyền

Một số bài tập và phương pháp giải bài tập di truyền

Bài 1:

Bé X có nhóm máu A

Bé Y có nhóm máu 0

Bé Z có nhóm máu AB

Biết chúng là con của 3 cặp vợ chồng:

- CặpI: ng vợ máu A, ng chồng nhóm máu B

- CặpII: ng vợ nhóm máu B, ng chồng có nhóm máu AB

- Cặp III: ng vợ có nhóm máu 0, ng chồng có nhóm máu AB

Bằng kiến thức DT để để trả chúng về với cha mẹ

( Trích đề thi tuyển sinh Phổ Thông Năng Khiếu-TPHCM)

 

doc 19 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 6272Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số bài tập và phương pháp giải bài tập di truyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1:
Bé X có nhóm máu A
Bé Y có nhóm máu 0
Bé Z có nhóm máu AB
Biết chúng là con của 3 cặp vợ chồng:
- CặpI: ng vợ máu A, ng chồng nhóm máu B
- CặpII: ng vợ nhóm máu B, ng chồng có nhóm máu AB
- Cặp III: ng vợ có nhóm máu 0, ng chồng có nhóm máu AB
Bằng kiến thức DT để để trả chúng về với cha mẹ
( Trích đề thi tuyển sinh Phổ Thông Năng Khiếu-TPHCM)
Bài 2: Tại 1 bệnh viện, 2 đứa trẻ trai vừa đc sinh ra, song do sự sơ suất của y tá nên 2 bà mẹ chưa nhận chính xác đc con của mình. Qua kiểm tra nhóm máu cho biết 1 đứa có nhóm máu A, 1 đứa có nhóm máu 0. Bà mẹ I nhóm máu A liền nhận ngay đứa trẻ có nhóm máu A là con của mình. Bà mẹ II: có nhóm máu B đành nhận đứa còn lại có nhóm máu 0, nhưng vẫn ko yên tâm nên yêu cầu bện viện kiểm tra nhóm máu của cả 2 ông bố. Kết quả cho thấy, ông bố của gia đình I có nhóm máu 0, ông bố của gia đình thứ II có nhóm máu A. Lúc này có hiện tượng tranh giành con ngược lại của 2 ông bố
a) Bằng cơ sở khoa học, em hãy phân giải cho 2 gia đình trên. Chỉ bằng kết quả về nhóm máu đã khẳng định được đứa trẻ nào là con của gia đình nào chưa?
b) Em hãy giúp 2 gia đình trên nhận đúng con của mình ( đề xuất phương pháp)
Biết rằng sự di truyền nhóm máu A, B, AB, O ở người được kiểm soát bởi các gen IA, IB, I0 ( IA, IB là trội so bới IO)
Theo chị em nên bắt đầu như thế này:
Ở người gen quy định nóm máu gồm ba alen là Ia, Ib và Io. Ia và Ib có quan hệ đồng trội và trội hơn so với Io
KG IAIA,IAIO sẽ cho kiểu hình là nhóm máu A
KG IBIB, IBIO sẽ cho kiểu hình là nhóm máu B
KG IOIO sẽ cho kiểu hình là nhóm máu O
KG IAIB sẽ cho kiểu hình là nhóm máu AB.
Việc đầu tiên em cần làm là xác định xem kiểu gen nào quy định nhóm máu nào.Như chị đã làm ở trên đó, từ đó em có thể suy luận ra 2 bài tập trên rồi đấy.
Thử hồi tưởng 1 tý xem mình còn khả năng làm bài lớp 9 không FPRIVATE "TYPE=PICT;ALT="
1.
Bé X có nhóm máu A, kiểu gen là IaIa hoặc IaIo
Bé Y có nhóm máu O, kiểu gen phải là IoIo --> bé nhận 1 gen Io từ bố và 1 gen Io từ mẹ
Bé Z có nhóm máu AB, kiểu gen IaIb --> bé nhận 1 gen Ia từ bố và 1 gen Ib từ mẹ (hoặc ngược lại)
Kiểu gen của các cặp vợ chồng:
Cặp 1: vợ máu A, kiểu gen IaIa hoặc IaIo --> cho giao tử Ia hoặc Io
chồng máu B, kiểu gen IbIb hoặc IbIo --> cho giao tử Ib hoặc Io
Cặp 2: vợ máu B, kiểu gen IbIb hoặc IbIo --> cho giao tử Ib hoặc Io
Chồng máu AB, kiểu gen IaIb --> cho giao tử Ia hoặc Ib
Cặp 3: vợ máu O, kiểu gen IoIo --> cho giao tử Io
chồng máu AB, kiểu gen IaIb --> cho giao tử Ia hoặc Ib
Biện luận: Trường hợp bé Y cần Io bố và Io từ mẹ, chỉ có 2 vợ chồng cặp 1 là có khả năng này --> Y là con nhà I
Vợ chồng cặp 3 chỉ có khả năng sinh con mang kiểu gen IaIo (máu A) hoặc IbIo (máu B) nên bé Z máu AB có kiểu gen IaIb không thể là con của cặp 3 mà phải là con của cặp 2, bé Z nhận Ia từ bố và Ib từ mẹ
Trường hợp còn lại: bé X là con cặp 3, X nhận Ia từ bố và Io từ mẹ, kiểu gen của X là IaIo
Kết luận: X con cặp 3, Y con cặp 1, Z con cặp 2
2. (trình bày giống hệt bài trên nhé!!)
Bé 1 nhóm máu A, kiểu gen có thể là IaIa hoặc IaIo 
Bé 2 nhóm máu O, kiểu gen là IoIo --> bé nhận 1 Io từ mẹ và 1 Io từ bố
Mẹ 1 máu A, kiểu gen IaIa hoặc IaIo --> cho giao tử Ia hoặc Io
Bố 1 máu O, kiểu gen IoIo -- cho giao tử Io
--> vợ chồng 1 có thể có con mang kiểu gen IaIo (máu A) hoặc IoIo (máu O)
Mẹ 2 máu B, kiểu gen IbIb hoặc IbIo --> cho giao tử Ib hoặc Io
Bố 2 máu A, kiểu gen IaIa hoặc IaIo --> cho giao tử Ia hoặc Io
--> vợ chồng 2 có thể có con mang cả 4 loại nhóm máu: IaIo(A), IbIo(B), IaIb(AB), IoIo (O)
--> Kết luận: nếu chỉ dựa vào nhóm máu (kiểu hình) thì sẽ không thể xác định được bé nào là con vợ chồng nào, vì cả 2 cặp vợ chồng đều có khả năng sinh con nhóm máu A hoặc nhóm máu O
Bài 1:
Bé X có nhóm máu A
Bé Y có nhóm máu 0
Bé Z có nhóm máu AB
Biết chúng là con của 3 cặp vợ chồng:
- CặpI: ng vợ máu A, ng chồng nhóm máu B
- CặpII: ng vợ nhóm máu B, ng chồng có nhóm máu AB
- Cặp III: ng vợ có nhóm máu 0, ng chồng có nhóm máu AB
Bằng kiến thức DT để để trả chúng về với cha mẹ
( Trích đề thi tuyển sinh Phổ Thông Năng Khiếu-TPHCM)
Bài 2: Tại 1 bệnh viện, 2 đứa trẻ trai vừa đc sinh ra, song do sự sơ suất của y tá nên 2 bà mẹ chưa nhận chính xác đc con của mình. Qua kiểm tra nhóm máu cho biết 1 đứa có nhóm máu A, 1 đứa có nhóm máu 0. Bà mẹ I nhóm máu A liền nhận ngay đứa trẻ có nhóm máu A là con của mình. Bà mẹ II: có nhóm máu B đành nhận đứa còn lại có nhóm máu 0, nhưng vẫn ko yên tâm nên yêu cầu bện viện kiểm tra nhóm máu của cả 2 ông bố. Kết quả cho thấy, ông bố của gia đình I có nhóm máu 0, ông bố của gia đình thứ II có nhóm máu A. Lúc này có hiện tượng tranh giành con ngược lại của 2 ông bố
a) Bằng cơ sở khoa học, em hãy phân giải cho 2 gia đình trên. Chỉ bằng kết quả về nhóm máu đã khẳng định được đứa trẻ nào là con của gia đình nào chưa?
b) Em hãy giúp 2 gia đình trên nhận đúng con của mình ( đề xuất phương pháp)
Biết rằng sự di truyền nhóm máu A, B, AB, O ở người được kiểm soát bởi các gen IA, IB, I0 ( IA, IB là trội so bới IO)
Xin phép giải thử
Câu 1: 
* Bé Y có nhóm máu O nhất định có KG là IoIo: sẽ nhận của mẹ 1 Io, bố 1 Io. đối chiếu với các cặp vợ chồng thì chỉ có cặp số I thoả mãn, có thể hiểu đơn giản theo sơ đồ sau:
P: mẹ ( IaIo ) x bố ( IbIo)
Gp: Ia, Io Ia, Io
F: IaIb, IaIo, IbIo IoIo ( con nhóm máu O)
Bạn sẽ thắc mắc KG của mẹ nhóm máu A sẽ là IaIa, hoặc là IaIo, vì sao tôi không chọn IaIa, vì để tạo ra được con nhóm máu O thì nhất định phải có giao tử là Io. Mặt khác xét các cặp vợ chồng khác như:
Cặp số 2: mẹ sẽ có là : IbIo hoặc IbIB
bố : IaIb
không thể cho ra con máu O vì cả hai bố mẹ đều không cho giao tử Io
Tương tự cặp số 3 cũng vậy
* Xét đến bé Z có nhóm máu AB sẽ nhận của mẹ là Ia và bố là Ib ( và ngược lại )
Vì vậy chỉ có cặp 1 thoả mãn do bố mẹ đồng thời có khả năng tạo ra 2 loại giao tử trên còn cặp thứ 3 thì chỉ 1 bên bố có khả năng
* hiển nhiên còn lại thì bé X là con của vợ chồng số 3
Kết luận: bé X con của v-c 3
bé Y con của v-c 1
bé Z con của v-c 2
Phương pháp giải bài tập sinh học 
--------------------------------------------------------------------------------
Nói chung đối với các bài tập Sinh học, việc tìm ra đáp số là kết quả của việc nhận thức về lí thuyết, am hiểu các nội dung lí thuyết trong các giải thuyết. Nếu không hoàn tất được công việc đó, không thể tìm ra đáp số được. Muốn giải bài toán sinh học nói chung phải tuân thủ theo các bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu kĩ giả thuyết đưa ra, am hiểu các giải thuyết đó tường tận.
Bước 2: Dựa vào từng kết luận, mỗi kết luận có thể coi là một tình huống bắt người đọc phải xử lí dựa trên các ngôn ngữ sẵn có của giải thiết thậm chí phải bổ sung thêm hàng loạt các giả thiết khác mới có thể giải quyết được các kết luận nêu ra.
Bước 3: Trên quan điểm logic hệ thống xâu chuỗi các giả thiết theo một trật tự phối hợp để trả lời cho từng câu hỏi trong phần kết luận. Tuy nhiên đối với từng bài toán được xây dựng ở từng nội dung kiến thức cũng có những khác biệt rạch ròi. Ví dụ, các bài tập về cơ sở vật chất của tính di truyền thương nặng về việc tìm kiếm một con đường logic, sự gắn bó giữa các yếu tố về cấu trúc, cơ thể để tìm ra kết luận. Đối với bài tập về các quy luật lại dựa vào các đặc trưng dấu hiệu về:
- Kiểu phép lai: lai thuận nghịch, lai phân tích, lai F1 với F1...
- Tỉ lệ phân li kiểu hình: đây là dấu hiệu đặc trưng về mỗi loại quy luật di truyền Menden, tương tác gen...
- Về tính trội lặn
- Về khả năng phân bố đều nhau các tình trội lặn hay không đề nhau ở giới đực, cái.
+Căn cứ vào phép lai thuận nghich để nhận dang quy luật di truyền
-Nếu kết quả lai thuận nghịch không đổi thì đó là sự di truyền các tính trạng nằm trên NST thường.
-Nếu lai thuận nghịch mà kết quả thay đổi phụ thuộc hoàn toàn về phía mẹ thì đó là di truyền TẾ BÀO CHẤT.
-Nếu kết quả thay đổi lúc biểu hiện giới này, lúc biểu hiện giới kia, đó là gen nằm trên NST giới tính. Và lúc biểu hiện chỉ một kiểu hình, lúc lại biểu hiện cả 2 kiểu hình ở đời con thì đó là quy luật di truyền của gen tồn tại trên NST giới tính X, di truyền theo quy luật di truyền chéo.
Trên cơ sở đó có thể xác định được quy luật di truyền từng tính trạng thuộc hệ gen nhan hay gen tế bào chất
+Căn cứ và kết quả phân li kiểu hình trong phép lai phân tích nếu:tỉ lệ kiểu hình 1:1 thì đó là sự di truyền một tính trạng do một gen chi phối.
- tỉ lệ kiểu hình là 3:1 thì tính trạng được di truyền theo quy luật tương tác gen: bổ trợ, át chế, cộng gộp trong trường hợp một tính trạng quy định 2 kiểu hình (9:7, 13:3, 15:1)
- tỉ lệ 11 thì tính trạng được di truyền theo quy luật tương tác bổ trợ, át chế trong trường hợp có 1 tính trạng quy định 3 kiểu hình.( tỉ lệ gốc; bổ trợ3:4, 91; át chế: 121)
- tỉ lệ 11:1 là sự di truyền tương tác bổ trợ một tính trạng có 4 kiểu hình( tỉ lệ gốc 93:1)
+ Dựa vào kết quả phân li kiểu hình của F1 lai với F1, khi lai một tính trạng mà có tỉ lệ kiểu hình:
3:1 là quy luật di truyền phân tính trội lặn hoàn toàn
11 là quy luật di truyền phân tính trội không hoàn hoàn ( xuất hiện tính trạng trung gian) do gen nằm trên NST thường or giới tính
93:1 or 9:7 or 91 là tính trạng di truyền theo tượng tác bổ trợ
121 or 13:3 là tính trạng di tuyền theo quy luật tương tác át chế trội
94 là tương tác át chế do gen lặn
15:1 là tương tác cộng gộp kiểu không tích lũy các gen trội, băng cách đó có thể dễ dang phân tích, nhận dạng dõ sự di truyền của từng tính trạng theo quy luật nào.
+ Dựa vào kết quả phân li kiểu hình của F1 lai với cơ thể khác. cần chú ý những tỉ lệ đặc biệt sau đây: 7:1; 41; 61; 5:3 đây là tỉ lệ của tính trạng nảy sinh do tương tác gen, tùy từng trường hợp cụ thể mà xác định chính xác tính trạng được xét, di truyền theo quy luật di truyền nào.
Sau đây tôi xin giới thiệu các trình bày các bước giải cụ thể 2 dạng bài tập di truyền chủ yếu khi nghiên cứu nhièu tính trạng:
Dạng 1: bài toán về di truyền học người chủ yếu tiến hành qua các bước sau:
bước 1: viết kiểu hình của P, F1, F2
bước 2: căn cứ vào giả thiết cgi về tính trội lặn của mỗi kiểu hình, kí hiệu gen xác đinh các kiểu hình đó. Trên cơ sở này xác định các gen đã biết trong mỗi loại kiểu hình ở đời con. Nếu là tính trạng trội xác định được 1 trạng thái đó là 1 gen trội, còn gen thứ 2 trong cặp tương ứng để trống. Nếu là tính trạng lặn thì xác định được cả 2 gen trong cặp gen tương ứng.
bước 3: dựa vào các gen đã biết trong từ cặp gen tương ứng ( chủ yếu là các cặp gen lặn) xác định các gen đã biết ở bố mwj đối với cặp tính trạng đang xét, xác định các gen chưa biết ở mỗi cá thể trong đời con. việc làm này tiến hành tuần tự đối với từng tính trạng
bước 4 : vẽ sơ đồ lai từ P đến các thế hệ lai để xác định lại kết quả. xác định xem đã phù hợp và tiến hành các nội dung còn lại mà giải thích yêu cầu
dạng 2: bài tập tổng hợp mà khi giải có thể xác định được tỉ lệ kiểu hình của mỗi tính trạng. tiến hành qua các bước cơ bản sau:
bước 1: xác định xem trong bài toán có mấy tính trạng, mỗi t ính trạng có mấy kiểu hình để dự đoán trước mỗi tính trạng đề cập trong bài toán có thể được di truyền theo quy luật di truyền nào.
VD: + nếu tính trạng có 2 ki ...  300 đvc
III. TÍNH CHIỀU DÀI VÀ SỐ LIÊN KẾT HOÁ TRỊ Đ – P CỦA ARN
1 Tính chiều dài :
- ARN gồm có mạch rN ribônu với độ dài 1 nu là 3,4 A0 . Vì vậy chiều dài ARN bằng chiều dài ADN tổng hợp nên ARN đó
- Vì vậy LADN = LARN = rN . 3,4A0 = . 3,4 A0
2 . Tính số liên kết hoá trị Đ –P:
+ Trong chuỗi mạch ARN : 2 ribônu nối nhau bằng 1 liên kết hoá trị , 3 ribônu nối nhau bằng 2 liên kết hoá trị Do đó số liên kết hoá trị nối các ribônu trong mạch ARN là rN – 1
+ Trong mỗi ribônu có 1 liên kết hoá trị gắn thành phần axit H3PO4 vào thành phần đường . Do đó số liên kết hóa trị loại này có trong rN ribônu là rN
Vậy số liên kết hoá trị Đ –P của ARN :
HT ARN = rN – 1 + rN = 2 .rN -1
PHẦN IV . CƠ CHẾ TỔNG HỢP ARN
I . TÍNH SỐ RIBÔNUCLÊOTIT TỰ DO CẦN DÙNG
1 . Qua 1 lần sao mã :
Khi tổng hợp ARN , chỉ mạch gốc của ADN làm khuôn mẫu liên các ribônu tự do theo NTBS :
AADN nối U ARN ; TADN nối A ARN
GADN nối X ARN ; XADN nối G ARN
Vì vậy :
+ Số ribônu tự do mỗi loại cần dùng bằng số nu loại mà nó bổ sung trên mạch gốc của ADN
rAtd = Tgốc ; rUtd = Agốc
rGtd = Xgốc ; rXtd = Ggốc
+ Số ribônu tự do các loại cần dùng bằng số nu của 1 mạch ADN
rNtd =
2. Qua nhiều lần sao mã ( k lần )
Mỗi lần sao mã tạo nên 1 phân tử ARN nên số phân tử ARN sinh ra từ 1 gen bằng số lần sao mã của gen đó .
Số phân tử ARN = Số lần sao mã = K
+ Số ribônu tự do cần dùng là số ribônu cấu thành các phân tử ARN . Vì vậy qua K lần sao mã tạo thành các phân tử ARN thì tổng số ribônu tự do cần dùng là:
rNtd = K . rN
+ Suy luận tương tự , số ribônu tự do mỗi loại cần dùng là :
rAtd = K. rA = K . Tgốc ; rUtd = K. rU = K . Agốc
rGtd = K. rG = K . Xgốc ; rXtd = K. rX = K . Ggốc
* Chú ý : Khi biết số ribônu tự do cần dùng của 1 loại :
+ Muốn xác định mạch khuôn mẫu và số lần sao mã thì chia số ribônu đó cho số nu loại bổ sung ở mạch 1 và mạch 2 của ADN => Số lần sao mã phải là ước số giữa số ribbônu đó và số nu loại bổ sung ở mạch khuôn mẫu .
+ Trong trường hợp căn cứ vào 1 loại ribônu tự do cần dùng mà chưa đủ xác định mạch gốc , cần có số ribônu tự do loại khác thì số lần sao mã phải là ước số chung giữa só ribônu tự do mỗi loại cần dùng với số nu loại bổ sung của mạch gốc
II. TÍNH SỐ LIÊN KẾT HIĐRÔ VÀ LIÊN KẾT HOÁ TRỊ Đ – P :
1 . Qua 1 lần sao mã :
a. Số liên kết hidro :
H đứt = H ADN
H hình thành = H ADN
=> H đứt = H hình thành = H ADN
b. Số liên kết hoá trị :
HT hình thành = rN – 1
2. Qua nhiều lần sao mã ( K lần ) :
a. Tổng số liên kết hidrô bị phá vỡ
H phá vỡ = K . H
b. Tổng số liên kết hoá trị hình thành :
HT hình thành = K ( rN – 1)
III. TÍNH THỜI GIAN SAO MÃ :
* Tốc độ sao mã : Số ribônu được tiếp nhận và liên kết nhau trong 1 giây .
*Thời gian sao mã :
- Đối với mỗi lần sao mã : là thời gian để mạch gốc của gen tiếp nhận và liên kết các ribônu tự do thành các phân tử ARN
+ Khi biết thời gian để tiếp nhận 1 ribônu là dt thì thời gian sao mã là :
TG sao mã = dt . rN
+ Khi biết tốc độ sao mã ( mỗi giây liên kết được bao nhiêu ribônu ) thì thời gian sao mã là :
TG sao mã = r N : tốc độ sao mã
- Đối với nhiều lần sao mã ( K lần ) :
+ Nếu thời gian chuyển tiếp giữa 2 lần sao mã mà không đáng kể thi thời gian sao mã nhiều lần là :
TG sao mã nhiều lần = K TG sao mã 1 lần
+ Nếu TG chuyển tiếp giữa 2 lần sao mã liên tiếp đáng kể là Dt thời gian sao mã nhiều lần là :
TG sao mã nhiều lần = K TG sao mã 1 lần + (K-1) Dt
Dạng 8 :Công thức Nguyên Phân
Gọi x là số tbào mẹ ban đầu có bộ lưỡng bội = 2n, k là số lần nguyên phân liên tiếp
1. Tổng số TB con được tạo thành = 2k .x
2. Số TB mới được tạo thành từ nguyên liệu môi trường = (2k – 1) x
3. Số TB mới được tạo thành hoàn toàn từnguyên liệu môi trường =(2k – 2) x
4. Tổng NST có trong các TB con = 2n. x. 2k
5. Môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương với số NST = 2n.(2k – 1) x
Dạng 9:Công thức Giảm Phân
Gọi x là số TB mẹ ban đầu( 2n NST)
1. x tế bào sinh dục sơ khai sau k lần nguyên phân = x. 2k TBSD chín
2. Môi trường nội bào cần cung cấp nguyên liệu tương ứng với số NST đơn cho k lần nguyên phân liên tiếp = x. 2n (2k – 1)
3. x. 2k TBSD chín ---- giảm phân ----> 4. x. 2k tbào con
( 4. x. 2k tế bào con thì có 4. x. 2k tinh trùng ở giống đực, x. 2k trứng ở giống cái )
- Tổng NST trong 4. x. 2k tinh trùng = n.4. x. 2k
- Tổng NST trong . x. 2k trứng = n. x. 2k
4. Môi trường nội bào cần cung cấp nguyên liệu tương ứng với số NST đơn cho quá trình giảm phân = x. 2n .2k
- Tổng nguyên liệu môi trường cung cấp cho x tế bào sinh dục sơ khai sau k lần nguyên phân và giảm phân = x. 2n ( 2.2k – 1)
5. Gọi n là số cặp NST tương đồng có cấu trúc khác nhau, r là số cặp NST tương dồng xảy ra trao đổI chéo tại 1 điểm( r ≤ n)
* Nếu không xảy ra TĐC :
- Số loại giao tử tạo ra = 2n
- Tỉ lệ mỗi loại giao tử = 1/2n
- Số loại hợp tử tạo ra = 4n
* Nếu xảy ra TĐC :
- Số loại giao tử tạo ra = 2n r
- Tỉ lệ mỗi loại giao tử =1/2n r
- Số loại hợp tử tạo ra phụ thuộc vào TĐC xảy ra ở 1 hay 2 bên đực , cái
:) Các công thức trong Sinh Học 9 tập trung chủ yếu ở chương II ( Nhiễm sắc thể) và chương III (ADN -Gen). Đây cũng được coi là 2 chương quan trọng của chương trình sinh năm nay. Mình sẽ đưa ra đầy đủ các công thức trong chương II cho các bạn tham khảo (chương III các bạn đã nêu ra rồi). Đôi khi, chẳng cần áp dụng những công thức làm gì cho máy móc, chỉ cần các bạn hiểu rõ vấn đề và vận dụng vài phép toán đã học ở tiểu học là được. :D
NGUYÊN PHÂN
a) Số tế bào con được tạo ra sau k lần nguyên phân:
- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu : 2^{k}
- Từ x tế bào mẹ ban đầu : x. 2^{k} (điều kiện : mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)
b) Số tế bào con được tạo thêm sau k lần nguyên phân:
- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu: 2^{k} - 1
- Từ x tế bào mẹ ban đầu: x. (2^{k} - 1)
c) Tổng số NST đơn có trong các tế bào con được tạo ra:
- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu : 2n. 2^{k}
- Từ x tế bào mẹ ban đầu : x. 2n. 2^{k}
d) Tổng số tâm động trong các tế bào con được tạo ra sau k lần nguyên phân:
- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu: 2n. 2^{k}
- Từ x tế bào mẹ ban đầu : x. 2n. 2^{k}
e) Tổng số tâm động trong các tế bào con được tạo thêm sau k lần nguyên phân:
- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu : 2n. (2^{k} -1)
- Từ x tế bào mẹ ban đầu : x. 2n. (2^{k} - 1)
f) Tổng số NST đơn mới tương đương trong môi trường nội bào phải cung cấp:
- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu : 2n. (2^{k} -1)
- Từ x tế bào mẹ ban đầu : x. 2n. (2^{k} - 1)
g) Tổng số NST đơn mới hoàn toàn môi trường nội bào phải cung cấp:
- Một tế bào mẹ nguyên phân k lần: 2n. (2^{k} -2)
- x tế bào mẹ ban đầu : x. 2n. (2^{k} - 2)
h) Tổng số lần NST tự nhân đôi trong k lần tự nguyên phân:
- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu: k
- Từ x tế bào mẹ ban đầu: x. k
i) Tổng số thoi phân bào xuất hiện trong k lần nguyên phân:
- Một tế bào mẹ ban đầu: 2^{k} - 1
- Từ x tế bào mẹ ban đầu: x. (2^{k} - 1)
GIẢM PHÂN + THỤ TINH
a) Hiệu suất thụ tinh của giao tử: 
H = \frac{a}{b} . 100%
Trong đó: a - số giao tử được thụ tinh ; b - tổng số giao tử tham gia thụ tinh
b) Xét 1 tế bào sinh dục chín 2n giảm phân: 
• Số tế bào con được tạo ra: 4
• Số giao tử n được tạo ra: 
1 tế bào sinh dục đực (2n) -> 4 giao tử đực (n)
1 tế bào sinh dục cái (2n) -> 1 giao tử cái (n) và 3 thể cực (thể định hướng)
• Số loại giao tử: 
Không có trao đổi chéo: 2^{n}
Có trao đổi chéo: 2^{n + m}
• Số cách sắp xếp của NST kép ở kì giữa I : 2^{n} - 1
• Số kiểu tổ hợp NST ở kì cuối I : 2^{n}
• Số NST đơn mới tương đương môi trường cung cấp: 2n
Chú ý:
- Học sinh học theo bộ sách giáo khoa nào thì ôn tập theo bộ sách giáo khoa đó.
- Thi trắc nghiệm khách quan nên cần ôn tập toàn bộ nội dung có trong chương trình và sách giáo khoa. Phần V. Di truyền học 
Chương 1. Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị
- Tự nhân đôi của ADN; Khái niệm gen và mã di truyền; Sinh tổng hợp ARN; Sinh tổng hợp prôtêin; Điều hòa hoạt động của gen; Đột biến gen; Hình thái, cấu trúc và chức năng của nhiễm sắc thể; Đột biến nhiễm sắc thể; Bài tập về đột biến gen và đột biến NST.
Chương 2. Tính quy luật của hiện tượng di truyền
- Các định luật Menđen; Mối quan hệ giữa gen và tính trạng (sự tác động của nhiều gen, tính đa hiệu của gen); Di truyền liên kết: Liên kết hoàn toàn và không hoàn toàn; Di truyền liên kết với giới tính; Di truyền tế bào chất; Ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện của gen; Bài tập.
Chương 3. Di truyền học quần thể
- Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối và giao phối; Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể giao phối: Định luật Hacđi - Vanbec và ý nghĩa của định luật; Bài tập.
Chương 4. Ứng dụng di truyền học
- Kĩ thuật di truyền (các bước tiến hành, ứng dụng trong tạo giống vi sinh vật); Các nguồn vật liệu và các phương pháp chọn giống; Chọn giống vi sinh vật, thực vật và động vật bằng đột biến, lai tạo và kỹ thuật di truyền.
Chương 5. Di truyền học người
- Phương pháp nghiên cứu di truyền người (phả hệ, đồng sinh, tế bào).
- Di truyền y học (các bệnh di truyền do đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể); Bảo vệ di truyền con người và một số vấn đề xã hội; Bài tập.
Phần VI. Tiến hóa 
Chương 1. Bằng chứng tiến hóa
- Bằng chứng giải phẫu so sánh; Bằng chứng phôi sinh học; Bằng chứng địa lÝ sinh vật học; Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử
Chương 2. Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa
- Thuyết tiến hóa cổ điển: - Học thuyết của Lamác J.B, Học thuyết của Đacuyn S.R; Thuyết tiến hóa hiện đại: thuyết tiến hóa tổng hợp, Sơ lược về thuyết tiến hóa bằng các đột biến trung tính; Quan niệm hiện đại về nguyên nhân và cơ chế tiến hóa: Các nhân tố tiến hóa cơ bản; Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi; Loài sinh học; Quá trình hình thành loài; Nguồn gốc chung và chiều hướng tiến hóa của sinh giới.
Chương 3. Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái đất
- Sự phát sinh sự sống trên trái đất; Khái quát về sự phát triển của giới sinh vật qua các đại địa chất; Sự phát sinh loài người.
Phần VII. Sinh thái học 
Chương 1. Cá thể và môi trường
- Các nhân tố sinh thái; Sự tác động của nhân tố sinh thái của môi trường lên cơ thể sinh vật và sự thích nghi của cơ thể sinh vật với môi trường; Sự tác động trở lại của sinh vật lên môi trường.
Chương 2. Quần thể
- Khái niệm về quần thể. Các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong nội bộ quần thể; Cấu trúc dân số của quần thể; Kích thước và sự tăng trưởng số lượng cá thể của quần thể. Sự sinh sản và tử vong, sự phát tán các cá thể của quần thể. Sự biến động số lượng và cơ chế điều hòa số lượng cá thể của quần thể.
Chương 3. Quần xã
- Khái niệm về quần xã. Các mối quan hệ sinh thái mang tính tương trợ và đấu tranh giữa các cá thể khác loài trong quần xã.
Mối quan hệ dinh dưỡng và những hệ quả của nó. Mối quan hệ cạnh tranh khác loài - Sự phân hóa ổ sinh thái. Sự diễn thế và sự cân bằng quần xã.
Chương 4. Hệ sinh thái - sinh quyển và sinh thái học với việc quản lý nguồn lợi thiên nhiên
- Khái niệm về hệ sinh thái - Cấu trúc hệ sinh thái - Các kiểu hệ sinh thái. Sự chuyển hóa vật chất trong hệ sinh thái; Sự chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái; Sinh quyển; Sinh thái học và việc quản lÝ nguồn lợi thiên nhiên: quan niệm về quản lÝ nguồn lợi thiên nhiên, những biện pháp cụ thể, giáo dục bảo vệ môi trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docMot so bai tap va phuong phap giai bai tap di truyen.doc