Mẹ Tơm - Tố hữu

Mẹ Tơm - Tố hữu

Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4/10/1920, quê ở làng Phù Lai xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Từ nhỏ ông đụơc cha dạy làm thơ theo những lối cổ. Năm 12 tuổi, Tố Hữu mồ côi mẹ , một năm sau ông lại xa gia đình vào trường Quốc học Huế. Năm 1938, Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Công Sản Đông Dương. Cuối 4/1939, Tố Hữu bị bắt giam và bị giam tại nhà lao Thừa Thiên và nhiếu nhà tù khác.4/1942, Tố Hữu vượt ngục và tiếp tục hoạt động cách mạng. Cách mạng tháng Tám 1945, ông là Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa, lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ , Tố Hữe liên tục giữ những vị trí trọng yếu trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ( tứng là Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đống Bộ trưởng). Ngày 9/12/2002, ông mất tại Hà Nội.

doc 9 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 5496Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Mẹ Tơm - Tố hữu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẸ TƠM - TỐ HỮU
Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4/10/1920, quê ở làng Phù Lai xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Từ nhỏ ông đụơc cha dạy làm thơ theo những lối cổ. Năm 12 tuổi, Tố Hữu mồ côi mẹ , một năm sau ông lại xa gia đình vào trường Quốc học Huế. Năm 1938, Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Công Sản Đông Dương. Cuối 4/1939, Tố Hữu bị bắt giam và bị giam tại nhà lao Thừa Thiên và nhiếu nhà tù khác.4/1942, Tố Hữu vượt ngục và tiếp tục hoạt động cách mạng. Cách mạng tháng Tám 1945, ông là Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa, lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ , Tố Hữe liên tục giữ những vị trí trọng yếu trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ( tứng là Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đống Bộ trưởng). Ngày 9/12/2002, ông mất tại Hà Nội.
Thơ của Tố Hữu là một thành công xuất sắc của Thơ Cách mạng , gắn bó với vận mệnh của Đất nước, phục vụ cuộc đấu tranh giành độc lập tự do của dân tộc. THơ ông là một minh chứng sinh động cho sức cảm hoá của lí tưởng cộng sản và những tư tưởng xã hội chủ nghĩa trong đời sống tinh thấn của dân tộc ta. Nội dung và hình thức trong thơ Tố Hữu đều thể hiện niềm say mê lí tưởng và tính dân tộc đậm đà. Con đường thơ của ông là con đường tìm sự kết hợp hài hoà hai yếu tố, hai cội nguồn là cách mạng và dân tộc trong hình thức đẹp đẽ của thơ ca. Các tập thơ “ Từ ấy ” (1937-1946), “ Việt Bắc ” (1947-1954) , “Ra trận ”(1942-1971), “ Máu và hoa ”(1972-1977).
Bài thơ “ Mẹ Tơm ” được trích trong tập thơ “ Gió lộng ”, được tác giả sáng tác sau chuyến về thăm quê mẹ Tơm năm 1961 và cũng là bài thơ kết thúc của tập thơ này.Bài thơ thể hiện lòng biết ơn của nhà thơ đối vối Mẹ Tơm và cho thấy sự vĩ đại của những bà mẹ Việt Nam thời kháng chiến.
Quê hương mẹ Tơm hiện ra trong mắt tác giả vô cùng sinh động:
“ Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa nắng dài bãi cát 
Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát.
Nhịp điệu của khổ thơ tươi vui, rộn rã như một khúc nhạc mà mỗi âm điệu của nó là mỗi câu thơ, đó cũng chính là tâm trạng trong lòng tác giả sau 19 năm quay lại đây. Một hòn đảo với những bờ cát nắng trải dài, gió mát thổi từng cơn, sóng biển vỗ bờ, tất cả những cảnh vật vô cùng quen thuộc đó đã gợi lên trong lòng tác giả những cảm xúc nhung nhớ:
“Mười chín năm rồi hôm nay lại bước
Đoạn đường xưa, cát bỏng lưng đồi
Ôi có phải sóng bồi thêm bãi trước
Hay biển đau xưa rút nước xa rồi?
Hòn Nẹ ta ơi! Mảng về chưa đó
Có nhiều không con nục con thu
Chào những buồm nâu thuyền câu Diêm Phố!
Nhớ nhau chăng hỡi Hanh Cát Hanh Cù?
Tôi lại về đây, hỡi các anh:
Hỡi rừng sa mộc, khóm dừa xanh
Hỡi đồi cát trắng rung rinh nắng
Hỡi những vườn dưa đỏ ngọt lành”
Một bức tranh tuyệt đẹp với sắc xanh của cây dừa, sắc đỏ của vườn dưa, màu trắng của những đồi cát trắng trải dài. Tác giả đã nhân hoá cảnh vật nơi đây lên thành những người bạn thân lâu ngày không gặp của mình để thể hiện cảm xúc nhớ thương da diết của mình, đây không còn là những thứ vô tri vô giác nữa mà nó đã trở thành những người bạn vô cùng thân thiết của ông, những người đã gắn bó với ông trong hai cuộc kháng chiến gian khổ. Tố Hữu nhớ tất cả mọi thứ, ông nhớ cả những cái giản dị và quen thuộc nhất, nhớ “ lều rơm ươn ướt” nhớ “bãi vắng đìu hiu”, tất cả những cảnh vật ấy luôn in sâu trong lòng tác giả, thôi thúc ông trở đây thăm quê. Điệp từ “Hỡi” được lặp lại ba lần là một tiếng gọi của tác giả, ông đang gọi những thứ quen thuộc như để thông báo sự trở về của mình, tiếng gọi tràn đầy cảm xúc chất chứa những tình cảm chân thành nhất của một người con xa quê vang vọng khắp mọi nơi trong Hòn Nẹ. Nhưng trên hết cả mọi thứ, Tố Hữu nhớ đến Mẹ Tơm với những hồi ức về quá khứ tràn ngập trong lòng:
“ Con đã về đây, ơi mẹ Tơm
Hỡi người mẹ khổ đã dành cơm
Cho con, cho Đảng ngày xưa ấy
Không sợ tù gông, chấp súng gươm!”
Hình ảnh mẹ Tơm hiện lên trong mắt người đọc là một người mẹ giàu đức hi sinh đã bất chấp cả cái đói, cái khổ để dành dụm từng miếng cơm manh áo cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước. Tuy chỉ là phận đàn bà nhưng mẹ đã bất chấp sự đe doạ của bọn giặc, dù sung gươm kề sát bên cổ vẫn không mảy may chút sợ hãi. 
Bồi hồi nhớ về quá khứ, tác giả bỗng giật mình trở về với hiện tại xung quanh. Cảnh vật ở Hanh Cát, Hanh Cù tuy có những thứ không thay đổi nhưng đã mười chín năm qua đi nên cũng có nhiều thứ đã không còn như xưa nữa và tác giả cũng không khỏi cảm thấy phần nào ngạc nhiên, lạ lẫm trước sự thay đổi ấy:
“ Nhà ai mới nhỉ, tường vội trắng
Thơm phức mùi tôm nặng mấy nong
Ngồn ngộn sân phơi khoai dát nắng
Giếng vườn ai vậy, nước khơi trong?
Ngơ ngác trông quanh lạ mấy lần
Hỏi thăm cô gái má bồ quân 
Mái đầu tóc xoã xanh bên giếng
- Vâng, đúng nhà em, bác nghỉ chân
- Ô kìa, cô bé nói hay sao!
Nhà của tôi ai lại hỏi chào
Như thể khách đường xa ghé lại
Bố đi đâu, hĩm, mẹ đâu nào?”
Thời gian trôi đi, con người cũng trưởng thành hơn, ngoại hình thay đổi khiến Tố Hữu không còn nhận ra cô bé Nhiều ngày nào mà ông từng quen biết nữa:
“ Nhiều đấy ư em, mấy tuổi rồi?
- Hai mươi
- Ờ nhỉ, tháng năm trôi 
Sóng bồi thêm bãi, thuyền thêm bến
Gió lộng đường khơi, rộng đất trời!
Nạn đói năm 1945 là một thời đau thương đen tối của dân tộc, trận đói ấy đã cướp đi hàng vạn sinh mạng của đồng bào ta, trong đó có cả mẹ Tơm:
- Ông mất năm nao, ngày độc lập
Buồm cao đỏ sóng bóng cờ sao
Bà “về” năm đói làng treo lưới
Biển động: Hòn Mê, giặc bắn vào”
Quá đau buồn trước tin ấy, tác giả đã không dùng từ “ mất ” mà sử dụng từ “ về ” như để làm giảm đi nỗi đau trong lòng mình cũng như bày tỏ sự kính trọng của bản thân trước sự mất mát này. Một từ “ về ” nghe thật nhẹ nhàng và thanh thản, có lẽ tác giả hi vọng bà đã ra đi một cách nhẹ nhàng như vậy. Giờ đây mẹ Tơm không còn nữa, những kỉ niệm cũ gắn liền với bà lần lượt hiện lên trong tác giả. Tác giả nhớ lại lần đầu tiên mình đặt chân lên đất Hanh Cù, gặp được mẹ Tơm và hai người con của mẹ trong một lần vượt ngục và đã được mẹ nuôi dưỡng, che chở trước sự lùng bắt của quân giặc:
“ Bâng khuâng chuyện cũ: một chiều thu
Mười chín năm xưa, mấy bạn tù
Vượt ngục, băng tù, tìm mối Đảng
Duyên may, dây nối, đất Hanh Cù
Đầu thôn, cồn vắng, túp lều rơm
Tổ ấm chim về, có mẹ Tơm
Hai đứa trai ngày đi cúp dạo
Nồi khoai sớm tối lót thay cơm”
Tiếp theo đó là những ngày tháng gian khổ mà thắm đượm ân tình của một người mẹ hết lòng hi sinh cho Đảng, cho sự nghiệp đấu tranh của đất nước:
“ Thương người cộng sản, căm Tây- Nhật
Buồng mẹ -buồng tim- giấu chúng con
Đêm đêm chó sủa Làng bên động
Bóng Mẹ ngồi canh lẩn bóng cồn
Tác giả đã ví căn phòng- nơi mà Mẹ đã giấu ông và những đồng chí- là “buồng tim”- một nơi chất chứa những tinh cảm chân thành nhất của một con người- để nói lên tấm lòng của Mẹ. Mỗi khi quân giặc đi lùng, Mẹ chính là người ngồi canh gác mặc cho sự đe doạ của quân thù mà không chút mảy may sợ hãi. Nhưng tấm lòng của Mẹ không dừng ở đó, hàng ngày Mẹ đi bán rau để kiếm từng hạt cơm hạt gạo nuôi các chiến sĩ cách mạng. Tuy vất vả cực khổ là thế nhưng Mẹ lại không một lời kêu ca, oán than mà cảm thấy trong lòng vui sướng: 
Chợ xa, Mẹ gánh mớ rau xanh
Thêm bó truyền đơn gọi đấu tranh
Bãi cát vàng thau in bong Mẹ
Chiều vềHòn Nẹbiển reo quanh!
Sóng hãy gầm lên, gió thét lên!
Triều dâng. Chèo mạnh, thuyền ơi thuyền!
Vui chăng, hỡi Mẹ, đời vui đó:
Cờ đỏ ta lay động mọi miền”
Hai khổ thơ cuối là một sự đúc kết lại tư tưởng và tình cảm có ý nghĩa chủ đạo của toàn bài thơ. Nối tiếp tâm trạng xúc động nhớ về những ngày tháng cũ được bà mẹ nuôi hết lòng che chở, đùm bọc, lòng nhà thơ bỗng quặn lên một niềm đau trước sự thật của hiện tại:
“Ôi bóng người xưa đã khuất rồi
Tròn đôi nấm cát, trắng chân đồi
Sống trong cát, chết vùi trong cát
Những trái tim như ngọc sang ngời.”
Thán từ “Ôi ” như vút lên cao thể hiện nỗi xúc động mãnh liệt của tác giả. Câu thơ đầu tiên “Ôi bóng người xưa đã khuất rồi ” thốt lên khẽ khàng như có một chút gì đó đau xót, thương tiếc ngậm ngùi, câu thơ có bảy chữ nhưng hết năm chữ thể hiện sự mất mát “ bóng ”, “ người xưa ” “đã khuất ”. Câu thơ tràn đầy cảm xúc tôn kính , lối dùng từ trân trọng đã mở ra một không khí thiêng liêng làm cho người đọc cảm nhận được một cách chính xác và cụ thể nhất tâm trạng của tác giả .Bao trùm lên toàn câu thơ là một nỗi xúc động tràn ngậy khi đã trở về lại chốn nhưng lại không gặp lại được người thân xưa.
Nhà thơ xót xa biết bao trước sự tương phản giữa hiện thực “ Tròn đôi nấm cát ”và kỉ niệm xa xưa “ bóng người xưa ”. Tính từ “ Tròn ” ở đầu câu thơ thứ hai càng làm cho nỗi đau ấy trở nên rõ nét, chân thực hơn . Nếu câu thơ đầu là kỉ niệm thì câu thơ sau lại là thực tại nổi bật lên với một hình ảnh chân thực “đôi nấm cát trắng chân đồi ”, mộ trắng là vì được đắp lên bằng cát biển. Màu trắng ấy gây nên một ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc, khiến cho họ không một ai có thể quên được hình ảnh những nấm đất nhỏ nhoi nằm rải rác dưới chân đồi cát hoang sơ. Nhà thơ đã làm nên một bức tranh vô cùng sinh động về nấm mồ của mẹ Tơm nói riêng và những nấm mồ không tên của biết bao thân phận đói nghèo xưa, gâ cho người đọc tâm trạng buồn thương. Mẹ Tơm đã hi sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng, giờ đây cách mạng đã thành công, cuộc sống đã đổi khác nhưng tiếc thay Mẹ lại không được tận mắt chứng kiến sự thay đổi ấy. Tố Hữu muốn làm một chút gì đó để đáp nghĩa, bù đắp phần nào cho người đã khuất nhưng cũng không được.
Suy ngẫm về hiện thực đau thương đang hiện ran gay trước mắt, nhà thơ dẫn dắt người đọc đến với những triết lí về cái chết, về lẽ sống ở đời:
“ Sống trong cát chết vùi trong cát
Những trái tim như ngọc sang ngời.”
Mẹ Tơm đã trải qua một đời sống bình dị như bao người dâm miền biển khác: khi sống gắn liền với cát, sống ở trên cát thì khi mất đi thân thể lại được vùi lấp trong cát. Nhưng cát còn có ý chỉ những khó khăn. những cực khổ của đời sống ngày thường. Tố Hữu đã viết “ Sống trong cát ” chứ không phải “ Sống trên cát ” như để cụ thể hoá nỗi vất vả khổ cực của người mẹ nuôi, cuộc sống của bà lúc nào cũng đối đầu với khó khăn ,vất vả. Sau khi mất, Mẹ lại bị “ vùi ” chứ không phải là “ chôn ”. “ Vùi ” có nghĩa là khoả lấp sơ sài, qua loa, vội vàng cho xong chuyện. Một người khi mất đi phải được làm tang lễ đàng hoàng, được chôn một cách thận trọng nhưng tang lễ của mẹ Tơm lại không được trọn vẹn như vậy.
Chỉ bằng một câu thơ, nhà thơ đã miêu tả đầy đủ sự kiêu hãnh, vẻ vang trong cuộc đờicủa mẹ Tơm: “ Những trái tim như ngọc sáng ngời”. Hình ảnh thơ đột biến, đối lập hoàn toàn với vẻ u sầu, ảm đạm của câu thơ trên. Cực khổ không thể vùi lấp đi những tâm hồn trong sáng, luôn luôn hi sinh vì người khác, đó chính là những “ trái tim ngọc ” toả sang ở mọi lúc mọi nơi. Hình ảnh tương phản bất ngờ giữa “ cát ” và “ ngọc ” trong hai câu thơ cáng khẳng định mạnh mẽ thêm sự bất diệt trong tâm hồn trong sáng của Mẹ Tơm và của quấn chúng cách mạng nói chung. Cuộc đời của họ tuy là những cuộc đời thầm lặng nhưng luôn sống mãi với đất nước, không bao giờ bị lãng quên.
Khổ thơ cuối là những tình cảm chân thành nhất của nhà thơ dành cho người mẹ nuôi của mình:
“Đố nén hương thơm mát dạ Người
Hãy về vui chút mẹ Tơm ơi.”
Trong sự xúc động vô bờ và lòng thành kính biết ơn sâu sắc, nhà thơ thắp nén hương tưởng niệm với linh hồn người đã khuất. Ai ai cũng không khỏi xúc động khi đọc từng câu thơ thấm đượm tình gnhãi thuỷ chung lại giàu màu sắc gợi cảm, giàu âm điệu ngọt ngào, tha thiết của nhà thơ. Trong tình cảm, tác giả gửi lời mời đến linh hồn Mẹ quay trở về đây chung vui cùng ông, cùng ông chứng kiến sự đổi mới của đời sống, của xóm làng quê hương, cùng mọi người chia sẻ niềm vui của cuộc sống mới tốt đẹp và no ấm hơn trước. Hai câu thơ cuối là một bức tranh sinh động đầy tươi sang miêu tả chân thực cuộc sống hiện tại:
“ Nắng tươi xóm ngói, tường vôi mới
Phấp phới buồm giong, nắng biển khơi.”
Chỉ với một câu thơ duy nhất, nàh thơ đã dựng lên được cảnh một làng quê miền biển đổi mới . Cánh ấy lại hiện lên trong một màu sắc tươi sáng đầy sức sống và lạc quan tràn ngập ánh sáng. Nhà thơ đặc biệt nhấn mạnh, cho lặp lại từ “ nắng ” đến hai lần trong hai câu thơ liên tiếp như ngụ ý khắp nơi trên đất nước đều đang sống trong cảnh thanh bình, no đủ.
Bài thơ thể hiện lòng kính trọng và biết ơn vô bờ đối với người mẹ đã nuôi giấu che chở cho nhà thơ trong thời kì hoạt động cách mạng bí mật. Nổi bật lên trong từng câu chữ là hình ảnh mẹ Tơm- người mẹ đã sống và chết một cách bình dị, thầm lặng nhưng lại vô cùng cao cả. Càng vui với cái cuộc sống hôm nay bao nhiêu thì lại càng không thể nào quên được những con người, những cuộc đời đã thầm lặng chịu đáng chịu cay cực khổ nuôi dưỡng cán bộ cách mạng. Cuộc sống ngày nay được như vậy chính là nhờ sự góp sức to lớn của những con người ấy

Tài liệu đính kèm:

  • docME TOM TO HUU.doc