Ma trận đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 11 – Chương trình chuẩn bài kiểm tra học kỳ II

Ma trận đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 11 – Chương trình chuẩn bài kiểm tra học kỳ II

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,3 điểm

1/ Dòng nào sau đây nói đúng về bài thơ Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu:

 A. Viết bằng chữ Hán, thể cổ phong

 B. Viết bằng chữ Nôm, thể thất ngôn Đường luật

 C. Sáng tác khi Phan Bội Châu bị giam ở Quảng Tây( Trung Quốc)

 D. Sáng tác khi Phan Bội Châu xuất dương sang Nhật

2/ Nhận xét sau đây phù hợp với tác phẩm nào?

 Tác phẩm thấm đượm nỗi buồn của mối tình vô vọng nhưng là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha.

 A. Vội vàng (Xuân Diệu)

 B. Tương tư (Nguyễn Bính)

 C. Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)

 D. Tôi yêu em (Pu-skin)

3/ Nghĩa tình thái thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với :

 A. Sự việc đề cập đến trong câu

 B. Người nghe

 C. A và B đúng

 D. A đúng, B sai

4/ Câu thơ Tháng giêng ngon như một cặp môi gần (trích Vội vàng) cho thấy quan điểm thẩm mỹ của Xuân Diệu như thế nào?

 A. Coi thiên nhiên là chuẩn mực của mọi vẻ đẹp trên cõi thế

 B. Coi con người giữa tuổi trẻ và tình yêu là chuẩn mực của cái đẹp

 C. Coi chuẩn mực của cái đẹp nằm ở cõi siêu hình

 D. Coi chuẩn mực của cái đẹp nằm trong quá khứ

5/ Nội dung nào không có ở bài thơ "Tràng giang"?

 A. Nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn.

 B. Thái độ đồng cảm với những người nghèo khổ.

 C. Niềm khát khao hoà nhập với cuộc đời.

 D. Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết.

6/ Dòng nào sau đây không phải là đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận?

 A. Tính công khai về quan điểm chính trị

 B. Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận

 C. Tính truyền cảm, thuyết phục

 D. Tính cá thể hóa của ngôn ngữ

7/ Cảm hứng nào đã khơi nguồn cho bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh?

A. Tình yêu thiên nhiên và cuộc sống con người.

B. Tình yêu đồng chí, yêu cách mạng.

C. Lòng yêu mến, nhớ thương quê hương, Tổ quốc.

D. Nỗi xót xa cho thân phận khi phải chịu cảnh tù đày.

8/ Dòng nào sau đây không phải là đặc điểm loại hình của tiếng Việt:

A. Tính phân tiết.

B. Loại hình ngôn ngữ đơn lập.

C. Từ không biến đổi hình thái.

D. Phương thức ngữ pháp chủ yếu là trật tự từ và hư từ.

9/ Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử được khơi nguồn cảm hứng từ đâu?

 A. Từ một chuyến dạo chơi thôn Vĩ bên dòng Hương Giang thơ mộng, trữ tình.

 B. Từ tình yêu xứ Huế trầm mặc, thanh tao có dòng Hương Giang thơ mộng.

 C. Từ kí ức đẹp đẽ của thời học sinh gắn bó với xứ Huế mộng mơ, êm đềm.

 D. Từ mối tình với một cô gái quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng Hương Giang thơ mộng, trữ tình.

10/ Nối cột A với cột B sao cho phù hợp với sự khái quát của Hoài Thanh về một số nhà Thơ mới trong bài Một thời đại trong thi ca?

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2583Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 11 – Chương trình chuẩn bài kiểm tra học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT SỐ 2 PHÙ MỸ
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 
LỚP 11 – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II
THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút.
	cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1.Thơ đầu tk XX- 1945
Hoàn cảnh sáng tác bài Lưu biệt khi xuất dương, cảm hứng sáng tác bài Đây thôn Vĩ Dạ, Từ ấy.
Nội dung bài Tràng giang, nội dung và nghệ thuật bài Từ ấy
-Suy ra quan điểm thẩm mĩ ở bài Vội vàng, cảm hứng sáng tác bài Chiều tối
-Kết hợp những hiểu biết về bài thơ Từ ấy với kĩ năng làm văn nghị luận văn học.
Có khả năng làm văn nghị luận văn học, dùng thao tác lập luận phân tích, văn lưu loát, có cảm xúc. 
Số câu
2
1
2
1
5
Số điểm
0,3
1,0
0,3
2,0
0,6
2,0
2,0
8,2điểm
2.Tiếng Việt
Đặc trưng phong cách ngôn ngữ chính luận, Đặc điểm loại hình ngôn ngữ Tiếng Việt
Nghĩa tình thái
Số câu
2
1
3
Số điểm
0,6
0,3
0,9điểm
3.Thơ nước ngoài
Nội dung Tôi yêu em
Số câu
1
1
Số điểm
0,3
0,3
4.Văn nghị luận
Nội dung một thời đại trong thơ ca
Số câu
1
1
Số điểm
0,3
0,3
Tổng số câu
4
3
3
1
11
Tổng số điểm
2,2 
22%
2,9
29%
2,9
29%
2,0
20%
10điểm
100%
Đề:
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,3 điểm
1/ Dòng nào sau đây nói đúng về bài thơ Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu:
 A. Viết bằng chữ Hán, thể cổ phong 
 B. Viết bằng chữ Nôm, thể thất ngôn Đường luật 
 C. Sáng tác khi Phan Bội Châu bị giam ở Quảng Tây( Trung Quốc)
 D. Sáng tác khi Phan Bội Châu xuất dương sang Nhật
2/ Nhận xét sau đây phù hợp với tác phẩm nào?
 Tác phẩm thấm đượm nỗi buồn của mối tình vô vọng nhưng là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha.
	 A. Vội vàng (Xuân Diệu)	
 B. Tương tư (Nguyễn Bính)
 C. Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)	
 D. Tôi yêu em (Pu-skin) 
3/ Nghĩa tình thái thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với :
 A. Sự việc đề cập đến trong câu
 B. Người nghe
 C. A và B đúng 
 D. A đúng, B sai 
4/ Câu thơ Tháng giêng ngon như một cặp môi gần (trích Vội vàng) cho thấy quan điểm thẩm mỹ của Xuân Diệu như thế nào? 
	A. Coi thiên nhiên là chuẩn mực của mọi vẻ đẹp trên cõi thế 
	B. Coi con người giữa tuổi trẻ và tình yêu là chuẩn mực của cái đẹp 
	C. Coi chuẩn mực của cái đẹp nằm ở cõi siêu hình 
 D. Coi chuẩn mực của cái đẹp nằm trong quá khứ 
5/ Nội dung nào không có ở bài thơ "Tràng giang"?
 A. Nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn.
 B. Thái độ đồng cảm với những người nghèo khổ.
 C. Niềm khát khao hoà nhập với cuộc đời.
 D. Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết.
6/ Dòng nào sau đây không phải là đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận?
 A. Tính công khai về quan điểm chính trị
 B. Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận
 C. Tính truyền cảm, thuyết phục
 D. Tính cá thể hóa của ngôn ngữ
7/ Cảm hứng nào đã khơi nguồn cho bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh?
Tình yêu thiên nhiên và cuộc sống con người.
Tình yêu đồng chí, yêu cách mạng.
Lòng yêu mến, nhớ thương quê hương, Tổ quốc.
Nỗi xót xa cho thân phận khi phải chịu cảnh tù đày.
8/ Dòng nào sau đây không phải là đặc điểm loại hình của tiếng Việt: 
Tính phân tiết.
Loại hình ngôn ngữ đơn lập. 
Từ không biến đổi hình thái. 
Phương thức ngữ pháp chủ yếu là trật tự từ và hư từ.
9/ Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử được khơi nguồn cảm hứng từ đâu?
 A. Từ một chuyến dạo chơi thôn Vĩ bên dòng Hương Giang thơ mộng, trữ tình.
 B. Từ tình yêu xứ Huế trầm mặc, thanh tao có dòng Hương Giang thơ mộng.
 C. Từ kí ức đẹp đẽ của thời học sinh gắn bó với xứ Huế mộng mơ, êm đềm.
 D. Từ mối tình với một cô gái quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng Hương Giang thơ mộng, trữ tình.
10/ Nối cột A với cột B sao cho phù hợp với sự khái quát của Hoài Thanh về một số nhà Thơ mới trong bài Một thời đại trong thi ca?
A
B
a. Phiêu lưu trong trường tình
b. Đắm say
c. Thoát lên tiên
d. Ngơ ngẩn buồn
e. Điên cuồng 
1. Thế Lữ
2. Lưu Trọng Lư
3. Hàn Mặc Tử
4. Xuân Diệu
5. Huy Cận
II.Tự luận: (7 điểm)
Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu .
Đáp án:
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:(3 điểm)
 Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
C
D
C
B
B
D
A
B
D
a2,b4,c1
d5,e3
B. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
1. Về kĩ năng: HS biết cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ. Bài văn có bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, chính xác; diễn đạt trong sáng, mạch lạc; lời văn gợi cảm. Bài làm không mắc các lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt.
2. Về kiến thức: HS có thể trình bày bài làm theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
a/ Nội dung: 
 - Khổ1: Niềm vui sướng, say mê của Tố Hữu khi gặp lí tưởng của Đảng:
 + Lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng sáng, mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm.
 + Niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản.
 - Khổ2: Những nhận thức mới về lẽ sống của nhà thơ:
 + Gắn bó hài hoà giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của mọi người.
 + Tâm hồn trải rộng với cuộc đời, với quần chúng lao khổ bằng tình hữu ái giai cấp.
 - Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ: 
 + Không chỉ có tình hữu ái giai cấp mà đó còn là tình thân yêu ruột thịt – một tình cảm gia đình thật đầm ấm, thân thiết.
 + Tấm lòng đồng cảm xót thương của nhà thơ thật xúc động, chân thành.
Về quan điểm nhận thức và sáng tác, bài thơ là tuyên ngôn cho tập Từ ấy nói riêng và toàn bộ tác phẩm của Tố Hữu nói chung.
b/ Nghệ thuật: 
 Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng hình ảnh tươi sáng, biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ có giá trị biểu cảm cao, ngôn ngữ giàu nhạc điệu.
 Cách cho điểm:
-Điểm 7 : Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, văn lưu loát, có cảm xúc
-Điểm 5, 6 : Đáp ứng các yêu cầu trên, diễn đạt tương đối tốt, còn vài lỗi sai.
-Điểm 4 : Nêu khoảng 2/3 số ý, hành văn có thể chưa trôi chảy.
-Điểm 3 : Nêu khoảng 1/2 số ý, hành văn chưa trôi chảy.
-Điểm 2: Phân tích sơ sài, diễn đạt còn nhiều lỗi sai 
-Điểm 1: Chưa hiểu đề, có thể bài làm lạc đề.
-Điểm 0: Viết một đoạn không rõ nội dung hoặc không viết được gì .
********************

Tài liệu đính kèm:

  • docMa tran de thi HKII.doc