Kỳ thi kiểm tra học kỳ I môn thi: Ngữ văn - Lớp 10 (cơ bản)

Kỳ thi kiểm tra học kỳ I môn thi: Ngữ văn - Lớp 10 (cơ bản)

Câu 1. Chữ từ trong câu Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu có nghĩa là:

A. Từ biệt B. Địa điểm khởi đầu

C. Hiền lành D. Hiểu theo nghĩa nào cũng đúng.

Câu 2. Tên hiệu của Nguyễn Bỉnh Khiêm là:

A. Bạch Vân B. Bạch Vân Cư Sĩ

C. Tuyết Giang phu tử D. Trạng Trình

Câu 3. Chữ dại trong câu Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ biểu hiện:

A. Sự tỉnh táo của bậc thức giả B. Sự khiêm tốn

C. Sự ngu xuẩn D. Thái độ an phận, lánh đời.

Câu 4. Tác giả bài thơ Hoàng Hạc lâu :

A. Lý Bạch B. Vương Duy

C. Thôi Hiệu D. Đỗ Phủ

Câu 5. Từ khi ra đời đến đầu thế kỷ XIII, văn học viết nước ta được viết bằng chữ gì ?

A. Chữ Quốc ngữ B. Chữ Hán

C. Chữ Nôm D. Chữ Hán và chữ Nôm

 

doc 2 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1090Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi kiểm tra học kỳ I môn thi: Ngữ văn - Lớp 10 (cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK KỲ THI KIỂM TRA HỌC KỲ I
	 Môn Thi: NGỮ VĂN - Lớp 10 (Cơ bản)
 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài : 90 phút
 (Không kể thời gian giao đề)
Đề ra
I. TRẮC NGHIỆM (Chọn phương án đúng nhất)
Câu 1. Chữ từ trong câu Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu có nghĩa là:
A. Từ biệt	B. Địa điểm khởi đầu	
C. Hiền lành	D. Hiểu theo nghĩa nào cũng đúng.
Câu 2. Tên hiệu của Nguyễn Bỉnh Khiêm là:
A. Bạch Vân	B. Bạch Vân Cư Sĩ
C. Tuyết Giang phu tử	D. Trạng Trình
Câu 3. Chữ dại trong câu Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ biểu hiện:
A. Sự tỉnh táo của bậc thức giả	B. Sự khiêm tốn
C. Sự ngu xuẩn	D. Thái độ an phận, lánh đời.
Câu 4. Tác giả bài thơ Hoàng Hạc lâu :
A. Lý Bạch	B. Vương Duy
C. Thôi Hiệu	D. Đỗ Phủ
Câu 5. Từ khi ra đời đến đầu thế kỷ XIII, văn học viết nước ta được viết bằng chữ gì ?
A. Chữ Quốc ngữ	B. Chữ Hán	
C. Chữ Nôm	D. Chữ Hán và chữ Nôm
Câu 6. Sắp xếp các tác phẩm sau theo trình tự thời gian sáng tác: (1) Bình ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) ; (2) Hịch tướng sĩ (Dụ chư tỳ tướng hịch văn của Trần Quốc Tuấn) ; (3) Vận nước (Quốc tộ của Thiền sư Pháp Thuận) ; (4) Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu của Lý Công Uẩn)
A. 3 2 1 4	B. 3 4 2 1	C. 4 2 3 1	D. 1 2 3 4
Câu 7. Chữ Vũ Hầu trong câu Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu nói tới:
A. Vua Vũ nhà Hạ	B. Tổ tiên ta.
C. Người anh hùng nói chung	D. Gia Cát Lượng thời Tam quốc
Câu 8. Nợ công danh mà Phạm Ngũ Lão nới tới trong bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) có ý nghĩa :
Thể hiện chí làm trai theo tinh thần Nho giáo, phải làm nên sự nghiệp và để lại tiếng thơm cho đời.
Chưa hoàn thành nghĩa vụ với dân, với nước.
Đề cao vai trò người nam (có hạn chế là chưa chú ý tới vai trò người nữ)
Cả 3 ý nghĩa trên.
Câu 9. Khinh tài trong câu Trọng nghĩa khinh tài có nghĩa là:
A. Khinh chê tài năng	B. Coi nhẹ tài năng
C. Coi nhẹ đồng tiền	D. Khinh chê đồng tiền.
Câu 10. Tác phẩm nào thuộc văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV ?
A. Cảnh ngày hè	B. Nhàn
C. Lầu Hoàng Hạc	D. Có bệnh, bảo mọi người.
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm).
Kể lại một câu chuyện có thật mà anh chị đã chứng kiến (hoặc nghe kể lại), qua đó thể hiện nỗi băn khoăn, trăn trở của anh chị về một vấn đề đạo đức, lối sống hiện nay.
-----HẾT-----
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM : Mỗi câu đúng được 0,3 điểm.
1A	2B	3A	4C	5B	6B	7D	8D	9C	10A
II. TỰ LUẬN: Một số ý kiến đề nghị:
Không đặt nặng vấn đề nội dung câu chuyện (ngắn, dài, xây dựng tình huống) vì đây là kể chuyện có thật, nên có thể có học sinh chưa chứng kiến câu chuyện có tình tiết hấp dẫn nào trong thực tế.
Vấn đề quan trọng là câu chuyện ấy phải gợi lên vấn đề về đạo đức, lối sống và học sinh phải thể hiện được nỗi băn khoăn, trăn trở của mình về vấn đề đó.
Thang điểm như sau:
- Kể được câu chuyện (tối đa 3,5 điểm)
- Thể hiện được nỗi băn khoăn, trăn trở (tối đa 3,5 đ)
Điểm tối đa chỉ dành cho những bài xuất sắc. Tuỳ vào nội dung và kỹ năng hành văn của học sinh, giám khảo chấm điểm phù hợp. Đặc biệt chú ý đến các lỗi thường gặp: Lỗi chính tả, câu sai ngữ pháp, cấu trúc đoạn chưa rõ ràng, mạch lạc, cấu trúc bài văn chưa phù hợp
------------Hết------------

Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_Van10ch_hk1_TLHP.doc