Kiểm tra trắc nghiệm: Sinh học lớp 10 kì 1

Kiểm tra trắc nghiệm: Sinh học lớp 10 kì 1

Học kỳ I: CÁC DẠNG SỐNG, TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG.

Câu 1: Thành phần cấu tạo của virút gồm:

A: Các phân tử axít nuclêic kết hợp với nhau B: Chỉ có các phân tử prôtêin

C: 1 phân tử axit nuclêic (ADN hoặc ARN) và vỏ bọc prôtêin

D: Màng sinh chất và nhân. E: Tất cả đều đúng

Câu 2: Ở trạng thái hoạt động, virút tồn tại ở dạng:

A: Sống kí sinh trong cơ thể sinh vật B: Sống hoại sinh

C: Sống tự do D: Sống kí sinh và hoại sinh

E: Cả A và B

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1467Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra trắc nghiệm: Sinh học lớp 10 kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra trắc nghiệm: Sinh học 
Lớp 10
Người soạn: Đỗ Văn Mười
Học kỳ I: Các dạng sống, trao đổi chất và năng lượng.
Câu 1: Thành phần cấu tạo của virút gồm:
A: Các phân tử axít nuclêic kết hợp với nhau
B: Chỉ có các phân tử prôtêin
C: 1 phân tử axit nuclêic (ADN hoặc ARN) và vỏ bọc prôtêin
D: Màng sinh chất và nhân.
E: Tất cả đều đúng
Câu 2: ở trạng thái hoạt động, virút tồn tại ở dạng:
A: Sống kí sinh trong cơ thể sinh vật
B: Sống hoại sinh
C: Sống tự do
D: Sống kí sinh và hoại sinh
E: Cả A và B
Câu 3: Vi khuẩn, vi khuẩn lam, tảo đơn bào và nguyên sinh vật giống nhau ở điểm nào sau đây:
A: Sống tự do
B: Cơ thể được cấu tạo bởi màng, chất nguyên sinh và nhân
C: Có cấu tạo bằng một tế bào
D: Gây bệnh cho người , ĐV và TV
E: Có khả năng kết bào xác.
Câu 4: Sinh vật đơn bào gồm : 1. Động vật nguyên sinh 2. Tảo đơn bào 3. Thể ăn khuẩn 
4. Vi khuẩn 5. Virút 6. Vi khuẩn lam. Câu trả lời đúng là:
A: 1,2,3,4
B: 2,3,5,6
C: 1,2,3,6
D: 1,2,4,6
E: 2,3,4,6
Câu 5: Sự giống nhau giữa vi khuẩn lam và tảo đơn bào là:
A: Những SV chưa có nhân chính thức
B: Chất diệp lục tồn tại trong lục lạp
C: Đều có chất diệp lục nên có khả năng sống tự dưỡng
D: Cả A và B
E: Cả A và C
Câu 6: Các tập đoàn đơn bào được coi là dạng trung gian giữa cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào bởi vì:
A: Cơ thể gồm nhiều cá thể
D: Cả A, B và C 
B: Chưa có sự phân hoá về cấu tạo cơ quan rõ rệt
E: Tất cả đều sai
C: Chưa có sự phân hoá về chức năng rõ rệt
Câu 7: Những đặc điểm nào sau đây thể hiện sự tiến hoá của sinh giới:
A: Sự phức tạp dần về tổ chức cơ thể
D: Cả A, B và C
B: Sự chuyên hoá về chức năng ngày càng cao
E: Tất cả đều sai
C: Sự liên hệ ngày càng chặt chẽ với môi trường
Câu 8: Màng sinh chất có vai trò:
A: Bảo vệ khối sinh chất của tế bào
D: Cả A và C
B: Ngăn cách tế bào chất với môi trường ngoài
E: Cả A, B, và C
C: Thực hiện sự trao đổi chất giứa tế bào với môi trường
Câu 9: Vai trò cơ bản nhất của tế bào chất là:	
A: Là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
B: Là nơi thực hiện sự trao đổi chất trực tiếp của tế bào với môi trường
C: Là nơi chứa đựng tất cả thông tin di truyền của tế bào
D: Là nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào	
E: Bảo vệ nhân
Câu 10: Bào quan giữ vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp của tế bào là:	
A: Ti thể
B: Diệp lục
C: Lạp thể
D: Không bào
E: Bộ máy Gôngi
Câu 11: Bào quan giữ vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của tế bào là:	
A: Ti thể
B: Diệp lục
C: Lục lạp
D: Không bào
E: Bộ máy Gôngi
Câu 12: virút gây hại cho cơ thể vật chủ vì:	
A: Nó sống kí sinh trong tế bào vật chủ
D: Có vật chất di truyền là axít nuclêíc
B: Sử dụng nguyên liệu tế bào vật chủ
E: Cả A, B và C
C: Chúng phá huỷ tế bào vật chủ
Câu 13: Màng sinh chất được cấu tạo bởi:
A: Các phân tử prôtêin
D: Các phân tử prôtêin, gluxít và lipít
B: Các phân tử lipít
E: Các phân tử lipít và axít nuclêic
C: Các phân tử prôtêin và lipít
Câu 14: Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo của cơ thể sinh vật, người ta có thể phân loại SV thành:	
A: Thể trước tế bào, SV đơn bào, SV đa bào
D: Tế bào có nhân và chưa có nhân
B: Động vật và thực vật
C: SV đơn bào và đa bào
E: Tất cả đều sai
Câu 15: Nhiễm sắc thể biến đổi qua các kì nguyên phân được bộc lộ rõ ở mặt nào ?	
A: Hình thái
B: Cấu trúc
C: Cấu tạo hoá học
D: Số lượng
E: Tất cả đều đúng
Câu 16: Trung thể đóng vai trò quan trọng trong: 
A: Quá trình sinh tổng hợp prôtêin
D: Quá trình tiêu hoá tế bào
B: Quá trình nhân đôi của AND
E: Quá trình hô hấp tế bào
C: Hình thành thoi vô sắc
Câu 17: Trong quá trình nguyên phân, nhiễm sắc thể kép được hình thành ở giai đoạn nào ?	
A: Giai đoạn chuẩn bị
C: Giữa kì đầu
E: Cuối kì cuối của lần phân bào trước 
B: Đầu kì đầu
D: Đầu kì giữa
Câu 18: Trong quá trình nguyên phân, nhiễm sắc thể đơn được hình thành ở giai đoạn nào ?	
A: Kỳ trung gian
C: Giữa kì đầu
E: Cuối kì cuối của lần phân bào trước 
B: Đầu kì đầu
D: Kỳ sau
Câu 19: ở virút và thể ăn khuẩn có vật chất di truyền là:
A:AND
D:Prôtêin
B:ADN hoặc ARN
E:ADN kết hợp với histon
Câu 20: Sự tiến hoá của sinh giới thể hiện rõ ở mặt nào sau đây ?
A: Từ chưa có cấu tạo tế bào đến có cấu tạo bằng tế bào
D: Cả A, B và C
B: Từ tế bào chưa có nhân đến có nhân hoàn chỉnh
E: Tất cả đều sai
C: Từ đơn bào đến đa bào
Câu 21: Sự phức tạp hoá trong tổ chức cơ thể của SV đa bào được thể hiện:
A: SV càng cao thì kích thước tế bào càng lớn
D: Cả B và C
B: Sự phân hoá về cấu tạo tế ngày càng phức tạp
E: Cả A, B và C
C: Sự chuyên hoá về chức năng ngày càng cao
Câu 22: Nói nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào vì:
A: Nhân chứa đựng tất cả các bào quan của tế bào
B: Là nơi thực hiện sự trao đổi chất với môi trường tế bào
C: Nhân có thể liên hệ với màng và tế bào chất nhờ hệ thống lưới nội chất
D: Nhân chứa nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào
E: Nhân có thể trao đổi chất với tế bào chất
Câu 23: Bộ máy Gôn-gi có cấu tạo như sau:
A: Là hệ thống màng xếp song song hình cung
D: Cả A và B
B: Gồm các ống xoang phân nhánh nối các bộ phận trong tế bào
E: Cả A và C
C: Các túi
Câu 24: Khi quan sát một tế bào đang nguyên phân, người ta thấy các nhiễm sắc thể đơn tập trung và tháo xoắn ở các cực của tế bào. Hãy cho biết các tế bào đó đang ở kỳ nào của nguyên phân ?
A: Giai đoạn chuẩn bị
D: kỳ sau
B: Kỳ đầu
E: Kỳ cuối
C: Kỳ giữa
Câu 25: Tế bào động vật và tế bào thực vật khác nhau ở điểm nào sau đây:
A: Tế bào thực vật có màng xenlulô, tế bào thực vật không có
D: Cả A và B
B: Tế bào thực vật có ccác lạp thể, tế bào động vật không có
E: Tất cả đều sai
C: Tế bào thực vật có ti thể, tế bào động vật không có
Câu 26: Sự phức tạp hoá trong tổ chức cơ thể cua sinh vật đa bào được thể hiện:
A: SV cang cao thì kích thước tế bào càng lớn
D: Cả B và C
B: Sự phân hoá về cấu tạo ngày càng phức tạp
E: Cả A, B và C
C: Sự chuyên hoá về chức năng ngày càng cao
Câu 41: Nói trao đổi chất và năng lượng là điều kiện tồn tại và phát triển của cơ thể sinh vật vì:
A: Trao đổi chất và năng lượng là một trong 4 đặc trưng cơ bản của cơ thể sống
B: Nhờ trao đổi chất và năng lượng mà cơ thể sinh vật lớn lên được
C: Trao đổi chất và năng lượng chi phối hoạt động sinh sản của sinh vật
D: Trao đổi chất và năng lượng chi phối khả năng vận động cảm ứng của sinh vật
E: Tất cả đều đúng
Câu 42: Kết quả của quá trình trao đổi chất ở vật vô sinh là: 1. Vật đó vẫn giữ nguyên bản chất 2. Vật đó tiêp tục tăng về khối lượng và kích thước 3. Vật đó bị biến chất và huỷ hoại 4.Vật đó bị biến đổi thành một dạng khác. Câu trả lời đúng là: 
A: 1,3
B: 2,4
C: 3,4
D: 1,4
Ê: 1,2
Câu 43: Cơ thể sinh vật lớn lên được là nhờ: 
A: Quá trình nguyên phân
D: Quá trinh sinh sản
B: Quá trình trao đổi chất và năng lượng 
E: Cả A, B và D
C: Gồm cả A và B
Câu 44: Màng tế bào có các đặc tính:
A: Tính thấm có chọn lọc
D: Chỉ có A và B (hoặc A và C)
B: Khả năng hoạt tải
E: Cả A, B và C
C: Khả năng biến dạng
Câu 45: Khả năng hoạt tải của màng là hiên tượng:
A: Các chất đi vào tế bào thuận chiều chênh lệch nồng độ
E: Cả C và D đều đúng
B: Các chất đi vào tế bào tuân theo sự chênh lệch về áp suất
C: Vận chuyển các chất vào tế bào ngược chiều nồng độ
D: Vận chuyển chủ động các chất vào tế bào 
Câu 46: Tế bào sống có khả năng lấy các chất từ môi trường ngoài nhờ: 
A: Sự khuếch tán của các chất
D: Khả năng biến dạng của màng
B: Sự thẩm thấu của các chất
E: Tất cả đều đúng
C: Khả năng hoạt tải của màng
Câu 47: Các chất có kích thước lớn đi vào tế bào nhờ:
A: Chúng có khả năng khuếch tán
D: Khả năng biến dạng của màng
B: Chúng có khả năng thẩm thấu
E: Khả năng chọn lọc của màng
C: Khả năng hoạt tải của màng
Câu 48: Sự biến dạng của màng tế bào có ý nghĩa:
A: Thay đổi hình dạng của tế bào 
D:Làm cho tế bào có khả năng đàn hồi
B: Giúp tế bào lấy một số chất có kích thước lớn
E: Thay đổi thể tích của tế bào 
C: Thay đối áp suất nội bào lên màng
Câu 49: hiện tượng khuếch tán các chất từ ngoài môi trường vào tế bào diễn ra khi:
A:Nồng độ các chất bên ngoài cao hơn trong màng tế bào 
D: A và B
B: Các chất được hoà tan trong dung môi
E: Tất cả đều sai
C: Có sự chênh lệch về áp suất ngoài và trong
Câu 50: Ô xi trao đổi qua màng tế bào được thực hiện theo:
A: Cơ chế thẩm thấu
C: Cơ chế ẩm bào
D: Cơ chế thực bào
B: Cơ chế thẩm tách
E: Tất cả đều đúng
Câu 51: Dị hóa là:
A: Qúa trình phân huỷ các chất hữu cơ
D: Cả A và B
B: Qúa trình giải phóng năng lượng dưới dạng hoạt năng
C: Qúa trình vận chuyển các chất từ tế bào ra môi trường 
E: Cả A, B và C
Câu 52: Đồng hoá và dị hoá là hai qúa trình:
A: Đối lập với nhau, tồn tại độc lập với nhau
B: Đối lập với nhau nên không thể cùng tồn tại với nhau
E: Tất cả đều sai
C: Đối lập nhưng thống nhất với nhau, cùng song song tồn tại
D: Không thể cùng tồn tại vì năng lượng vừa được tích luỹ lại bị phân giải
Câu 53: Nhờ qúa trình nào mà có sự chuyển hoá từ thế năng sang hoạt năng ?
A: Tổng hợp chất hữu cơ
C: Co cơ
D: Qúa trình thẩm thấu
B: Phân giải chất hữu cơ
E: Tất cả đều đúng

Tài liệu đính kèm:

  • docTrac nghiem 11.doc