Kiểm tra trắc nghiệm môn: Sinh học 12

Kiểm tra trắc nghiệm môn: Sinh học 12

1/ Câu 1. Phép lai dưới đây có khả năng tạo ra nhiều biến dị tổ hợp nhất là:

a aaBB x AABB.

b AaBB x AaBb.

c AaBb x AaBb.

d AaBB x aaBb.

2/ Câu 2. Ở một quần thể thực vật, tại thế hệ mở đầu có 100% thể dị hợp (Aa).

Qua tự thụ phấn thì tỷ lệ % Aa ở thế hệ tiếp theo là:

a 100%.

b 75%.

c 50%.

d 25%

pdf 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1461Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra trắc nghiệm môn: Sinh học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT TT HUẾ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM 
Mã đề thi : 321 TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG MÔN : SINH HỌC ( Đề thi có 5 trang ) ( Thời gian làm bài 60 phút ) 
 Số câu trắc nghiệm 40 câu 
Họ tên thí sinh _____________________________ Số báo danh : ____________ 
 1/ Câu 1. Phép lai dưới đây có khả năng tạo ra nhiều biến dị tổ hợp nhất là: 
 a aaBB x AABB. 
 b AaBB x AaBb. 
 c AaBb x AaBb. 
 d AaBB x aaBb. 
 2/ Câu 2. Ở một quần thể thực vật, tại thế hệ mở đầu có 100% thể dị hợp (Aa). 
Qua tự thụ phấn thì tỷ lệ % Aa ở thế hệ tiếp theo là: 
 a 100%. 
 b 75%. 
 c 50%. 
 d 25%. 
 3/ Câu 3. E. coli thường được sử dụng làm tế bào nhận, nhờ đặc điểm quan 
trọng: 
 a Sinh sản nhanh. 
 b Không gây bệnh cho con người. 
 c Ít biến dị. 
 d Sinh sản theo hình thức trực phân. 
 4/ Câu 4. Một gen bình thường điều khiển tổng hợp một prôtêin có 498 axit amin. 
Đột biến đã tác động trên một cặp nuclêôtit và sau đột biến tổng số nuclêôtit của 
gen bằng 3000. Dạng đột biến gen xảy ra là: 
 a Mất một cặp nuclêôtit. 
 b Đảo cặp nuclêôtit. 
 c Thêm một cặp nuclêôtit. 
 d Thay thế một cặp nuclêôtit. 
 5/ Câu 5. Hoạt tính của enzim amilaza tăng, làm hiệu suất chế tạo mạch nha, 
kẹo, bia, rượu tăng lên là ứng dụng của đột biến 
 a lặp đoạn nhiễm sắc thể . 
 b chuyển đoạn nhiễm sắc thể. 
 c mất đoạn nhiễm sắc thể. 
 d đảo đoạn nhiễm sắc thể. 
 6/ Câu 6. Quan điểm ngày nay về cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là: 
 a Axit nuclêic và Prôtêin. 
 b Axit nuclêic và Cacbonhyđrat. 
 c Prôtêin và Lipit. 
 d Prôtêin và Cacbonhyđrat. 
 7/ Câu 7. Sự kiện quan trọng nhất trong sự phát triển của sinh giới ở đại Cổ sinh 
là: 
 a Sự chuyển cư của sinh vật từ biển lên cạn. 
 b Sự tạo thành các mỏ than khổng lồ trong lòng đất. 
 c Sự xuất hiện nhiều dạng sinh vật ở biển. 
 d Sự phát triển của sinh vật đa bào. 
----------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Trang : 1 - Đề thi có 5 trang Mã đề thi : 321 
 8/ Câu 8. Nguyên nhân của đột biến gen do: 
 a sự chuyển đoạn nhiễm sắc thể. 
 b tác nhân vật lý, hoá học của môi trường ngoài hay do biến đổi sinh lí, sinh 
hoá tế bào. 
 c hiện tượng nhiễm sắc thể phân ly không đồng đều. 
 d nhiễm sắc thể bị chấn động cơ học. 
 9/ Câu 9. Nguyên nhân làm cho các loài biến đổi dần dà và liên tục theo Lamac 
là: 
 a Yếu tố bên trong cơ thể. 
 b Tác động của tập quán sống. 
 c Tác động của đột biến và chọn lọc tự nhiên. 
 d Ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi. 
 10/ Câu 10. Nhờ phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh, người ta đã xác định 
được: 
 a Tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường hay nhiễm sắc thể giới tính. 
 b Các đột biến gen trội. 
 c Tính trạng di truyền và tính trạng không di truyền. 
 d Các đột biến gen lặn. 
 11/ Câu 11. Đột biến gen gồm các dạng: 
 a Mất, nhân, thêm và đảo cặp nuclêôtit. 
 b Mất, thay, thêm và đảo cặp nuclêôtit. 
 c Mất, thay, đảo và chuyển cặp nuclêôtit. 
 d Mất, thay, thêm và chuyển cặp nuclêôtit. 
 12/ Câu 12. Thay đổi nhiệt độ đột ngột, làm xuất hiện đột biến do cơ chế sau: 
 a Cơ chế phân li nhiễm sắc thể xảy ra không bình thường. 
 b Cơ chế nội cân bằng cơ thể không khởi động kịp gây chấn thương bộ máy 
di truyền. 
 c Cơ chế tái sinh ADN bị sai ở điểm nào đó. 
 d Quá trình trao đổi đoạn ở kỳ trước I của quá trình giảm phân xảy ra bất 
thường. 
 13/ Câu 13. Trong ngành chọn giống thực vật, chọn lọc cá thể thường được sử 
dụng cho đối tượng: 
 a Cây tự thụ phấn và cây sinh sản sinh dưỡng. 
 b Cây giao phấn. 
 c Cây giao phấn và tự thụ phấn. 
 d Cây sinh sản sinh dưỡng. 
 14/ Câu 14 Ở một thứ lúa, chiều cao của cây do 3 cặp gen alen (kí hiệu A1 và 
a1,, A2 và a2 , A3 và a3 ) cùng tương tác qui định. Cứ mỗi gen trội làm cho cây 
thấp đi 5 cm. Cây cao nhất có chiều cao là 100 cm. Cây lai tạo ra từ cây thấp 
nhất với cây cao nhất có kiêủ hình: 
 a 90cm. 
 b 75cm. 
 c 80cm. 
 d 85cm. 
 15/ Câu 15. Tỷ lệ kiểu gen tạo ra từ AAaa x AAaa 
 a 1AAAA : 8 AAaa : 18aaaa : 8Aaaa : 1AAAa. 
 b 1AAAA : 8 AAA : 18AAaa : 8Aaa : 1aaaa. 
 c 1AAAA : 8aaaa : 18Aaaa : 8AAaa : 1AAAa. 
 d 1AAAA : 8 AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa. 
----------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Trang : 2 - Đề thi có 5 trang Mã đề thi : 321 
----------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Trang : 3 - Đề thi có 5 trang Mã đề thi : 321 
 16/ Câu 16. Bệnh hồng cầu hình liềm ở người là do dạng đột biến 
 a thay thế 1cặp nuclêôtit. 
 b đảo vị trí 1cặp nuclêôtit. 
 c mất 1cặp nuclêôtit. 
 d thêm 1cặp nuclêôtit. 
 17/ Câu 17. Giống bị thoái hoá do giao phối gần vì: 
 a Khả năng tổng hợp prôtêin của gen giảm xuống. 
 b Các gen lặn có hại được biểu hiện. 
 c Tính chống chịu của giống giảm. 
 d Kiểu gen của con lai ít đa dạng. 
 18/ Câu 18. Lai tế bào được thực hiện giữa: 
 a Hai tế bào sinh dục của hai loài khác nhau. 
 b Hai tế bào sinh dục của cùng một loài. 
 c Hai tế bào sinh dưỡng của hai loài khác nhau. 
 d Tế bào sinh dưỡng của loài này với tế bào sinh dục của loài khác. 
 19/ Câu 19. Đột biến gen là những biến đổi 
 a biến dị tổ hợp xuất hiện qua sinh sản hữu tính. 
 b liên quan đến một hoặc số cặp nuclêôtit, xảy ra tại một điểm nào đó trên 
phân tử ADN. 
 c đột ngột về cấu trúc di truyền của nhiễm sắc thể. 
 d vật chất di truyền xảy ra ở cấp độ tế bào hay cấp độ phân tử. 
 20/ Câu 20. Nội dung nào sau đây thuộc định luật Hacđi-Vanbec? 
 a Tần số tương đối của các alen của kiểu gen có khuynh hướng duy trì ổn 
định qua các thế hệ. 
 b Tần số tương đối của các alen của mỗi gen có khuynh hướng duy trì ổn 
định qua các thế hệ. 
 c Tỷ lệ kiểu hình được duy trì ổn định quá các thế hệ. 
 d Tần số tương đối của các alen có thể bị thay đổi do quá trình đột biến và 
chọn lọc tự nhiên. 
 21/ Câu 21. Nhân tố là điều kiện thúc đấy quá trình tiến hoá: 
 a Quá trình chọn lọc tự nhiên. 
 b Các cơ chế cách li. 
 c Quá trình đột biến. 
 d Quá trình giao phối. 
 22/ Câu 22. Trong kỹ thuật di truyền, người ta thường dùng thể truyền là 
 a plasmit và nấm men. 
 b thể thực khuẩn và vi khuẩn. 
 c plasmit và vi khuẩn. 
 d plasmit và thể thực khuẩn. 
 23/ Câu 23. Giới vô cơ và giới hữu cơ hoàn toàn thống nhất với nhau ở cấp độ: 
 a Hoàn toàn khác biệt ở mọi cấp độ. 
 b Nguyên tử. 
 c Phân tử. 
 d Tế bào, mô. 
 24/ Câu 24. Cơ chế đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là do 
 a đứt gãy nhiễm sắc thể. 
 b rối loạn phân li nhiễm sắc thể trong phân bào. 
 c đứt gãy nhiễm sắc thể hoặc đứt gãy rồi tái kết hợp nhiễm sắc thể bất 
thường. 
 d thay cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác. 
----------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Trang : 4 - Đề thi có 5 trang Mã đề thi : 321 
 25/ Câu 25. Trong các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, dạng làm cho số 
lượng vật chất di truyền không thay đổi là 
 a chuyển đoạn. 
 b đảo đoạn. 
 c mất đoạn. 
 d lặp đoạn. 
 26/ Câu 26. Quan điểm duy vật về sự phát sinh sự sống: 
 a Sinh vật được sinh ra nhờ sự tương tác giữa các hợp chất vô cơ và hữu cơ. 
 b Sinh vật được tạo ra từ các hợp chất vô cơ bằng con đường hoá học. 
 c Sinh vật được sinh ra ngẫu nhiên từ các hợp chất vô cơ. 
 d Sinh vật được đưa tới hành tinh khác dưới dạng hạt sống. 
 27/ Câu 27. Xa : máu khó đông, XA : máu đông bình thường. Bố và con trai đều 
bị máu khó đông, mẹ bình thường. Con trai bị máu khó đông đã tiếp nhận Xa từ 
 a bố. 
 b ông ngoại. 
 c mẹ. 
 d ông nội. 
 28/ Câu 28. Hội chứng Claiphentơ là hội chứng có đặc điểm di truyền tế bào học: 
 a 47, +21. 
 b 47, XXX. 
 c 45, XO. 
 d 47, XXY. 
 29/ Câu 29. Ở người, một số đột biến trội gây nên 
 a tay 6 ngón, ngón tay ngắn. 
 b mù màu, bạch tạng, hồng cầu lưỡi liềm. 
 c bạch tạng, máu khó đông, câm điếc. 
 d máu khó đông, mù màu, bạch tạng. 
 30/ Câu 30. Cây hạt trần và bò sát phát triển cực thịnh ở giai đoạn 
 a đại Tân sinh. 
 b đại Cổ sinh. 
 c đại Trung sinh. 
 d đại Nguyên sinh. 
 31/ Câu 31. Hiện tượng nào sau đây là thường biến? 
 a Trên cây hoá giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng. 
 b Bố bình thường sinh con bị bạch tạng. 
 c Lợn có vành tai xẻ thuỳ, chân dị dạng. 
 d Cây rau mác trên cạn có lá hình mũi mác, khi mọc dưới nước có thêm loại 
lá hình bản dài. 
 32/ Câu 32. Tồn tại chủ yếu của học thuyết Đacuyn là: 
 a Đánh giá chưa đầy đủ về vai trò chọn lọc trong quá trình tiến hoá. 
 b Giải thích chưa thỏa đáng về quá trình hình thành loài mới. 
 c Chưa thành công trong việc giải thích cơ chế hình thành các đặc điểm thích 
nghi. 
 d Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền biến dị. 
----------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Trang : 5 - Đề thi có 5 trang Mã đề thi : 321 
 33/ Câu 33. Enzim được sử dụng để cắt và nối ADN trong kỹ thuật cấy gen lần 
lượt là: 
 a Pôlimeraza -Ligaza. 
 b Restrictaza - Reparaza. 
 c Reparaza - Ligaza. 
 d Restrictaza - Ligaza. 
 34/ Câu 34. Trong một quần thể, thấy số lượng cá thể mang kiểu hình mắt trắng 
chiếm tỷ lệ 1/100 và quần thể sóc đạt trạng thái cân bằng. Màu mắt do 1 cặp gen 
gồm 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định và mắt trắng là tính trạng 
lặn. Tỷ lệ % số cá thể ở thể dị hợp trong quần thể là: 
 a 18%. 
 b 72%. 
 c 81%. 
 d 54%. 
 35/ Câu 35. Đối với từng gen riêng rẽ thì tần số đột biến tự nhiên trung bình là 
 a 10 -4 . 
 b 10-6 
 c 10 -4đến 10 -2 
 d 10 -6 đến 10 -4 
 36/ Câu 36. Theo Đacuyn thực chất của chọn lọc tự nhiên là: 
 a Sự phân hoá khả năng sinh sản giữa các cá thể trong quần thể. 
 b Sự phân hoá khả năng phát sinh các đột biến của các cá thể trong quần 
thể. 
 c Sự phân hoá khả năng sống sót giữa các cá thể trong quần thể. 
 d Sự phân hoá khả năng biến dị của các cá thể trong loài. 
 37/ Câu 37. Sự hình thành những kiểu gen, quy định những tính trạng và tính 
chất đặc trưng cho từng loài, từng nòi trong loài là sự thích nghi 
 a lịch sử. 
 b sinh thái. 
 c kiểu hình. 
 d địa lý. 
 38/ Câu 38. Đậu Hà lan có 2n = 14. Hợp tử của đậu Hà lan được tạo thành nhân 
đôi bình thường 2 đợt, môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương 63 nhiễm 
sắc thể đơn. Hợp tử trên là thể đột biến 
 a tứ bội. 
 b 1 nhiễm. 
 c tam bội. 
 d 3 nhiễm. 
 39/ Câu 39. Mỗi loài trong tự nhiên có đơn vị tổ chức cơ bản là: 
 a Quần thể. 
 b Nòi sinh thái. 
 c Nòi địa lý. 
 d Cá thể. 
 40/ Câu 40. Nguyên nhân của thường biến: 
 a Cơ thể phản ứng quá mức với môi trường. 
 b Sự biến đổi trong kiểu gen của cơ thể. 
 c Do đặc trưng trao đổi chất của mỗi cá thể. 
 d Do ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện môi trường. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdeon12.pdf