Kiểm tra môn Ngữ Văn 11 - Thời gian 15 phút

Kiểm tra môn Ngữ Văn 11 - Thời gian 15 phút

Lựa chọn 1 phương án đúng rồi khoanh tròn (0,5 điểm với 1 câu đúng)

Câu 1: Thể loại nào được phát triển đến đỉnh điểm nhờ tài năng của Nguyễn Công Trứ?

A. Văn tế. B. Điều trần. C. Chiếu. D. Hát nói.

Câu 2: Tác phẩm nào sau đây không phản ánh nội dung yêu nước?

A. Chạy giặc. B. Vịnh khoa thi Hương.

C. Tự tình. D. Xin lập khoa luật

Câu 3: Tác giả nào không viết về đề tài người phụ nữ trong văn học trung đại Việt Nam?

A. Nguyễn Du. B. Tú Xương.

C. Hồ Xuân Hương. C. Nguyễn Công Trứ.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1842Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra môn Ngữ Văn 11 - Thời gian 15 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 001. Họ và tên: .. Lớp 11A Trường THPT Hoàng Quốc Việt 
Kiểm tra môn Ngữ Văn ngày 29/11/2008
Thời gian 15 phút
Lựa chọn 1 phương án đúng rồi khoanh tròn (0,5 điểm với 1 câu đúng)
Câu 1: Thể loại nào được phát triển đến đỉnh điểm nhờ tài năng của Nguyễn Công Trứ?
A. Văn tế. B. Điều trần. C. Chiếu. D. Hát nói.
Câu 2: Tác phẩm nào sau đây không phản ánh nội dung yêu nước?
A. Chạy giặc. B. Vịnh khoa thi Hương.
C. Tự tình. D. Xin lập khoa luật
Câu 3: Tác giả nào không viết về đề tài người phụ nữ trong văn học trung đại Việt Nam?
A. Nguyễn Du. B. Tú Xương. 
C. Hồ Xuân Hương. C. Nguyễn Công Trứ.
Câu 4: Tác phẩm nào ca ngợi vẻ đẹp của non sông gấm vóc?
A. Câu cá mùa thu. B. Khóc Dương Khuê.
C. Bài ca phong cảnh Hương Sơn. D. Truyện Lục Vân Tiên.
Câu 5: Ai trong số các tác giả sau không thuộc nhóm tác giả văn học Việt Nam thời trung đại?
A. Nguyễn Du. B. Nguyễn Đình Chiểu.
C. Phan Bội Châu. D. Nguyễn Khuyến.
Câu 6: Vì sao người ta thường gọi văn học Việt Nam giai đoạn thứ hai (khoảng 1920 - 1930) là giai đoạn văn học quá độ?
Vì văn học đang có những chuyển tiếp của buổi giao thời.
Vì văn học chưa có gì đổi mới.
Vì trong văn học đã xuất hiện hàng loạt nhân tố mới từ nội dung đến hình thức nghệ thuật.
Vì nhiều nhân tố mới đã xuất hiện, song một số yếu tố của văn học cũ vẫn tồn tại phổ biến ở mọi thể loại từ nội dung đến hình thức. 
Câu 7: Dòng nào dưới đây nêu được bao quát nhất những thành tựu quan trọng về nội dung, tư tưởng của văn học Việt Nam giai đoạn 1900 – 1945?
Thể hiện chủ nghĩa yêu nước trên tinh thần dân chủ.
Thể hiện chủ nghĩa nhân đạo trên tinh thần dân chủ.
Thể hiện chủ nghĩa anh hùng trên tinh thần dân chủ.
Mang lại một sinh khí mới mẻ cho văn học: Tinh thần dân chủ.
Câu 8: Tiếng Việt có một hệ thống các từ xưng hô dùng trong giao tiếp rất phong phú. Việc lựa chọn từ xưng hô được qui định bởi điều gì?
Tuổi tác của các bên giao tiếp.
Địa vị xã hội của các bên giao tiếp.
Thời gian, không gian cụ thể của cuộc giao tiếp.
Cả A, B và C.
Câu 9: ý nào không phải là nét đặc sắc về mặt nghệ thuật của tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”?
A. Sử dụng nhiều điển tích, điển cố. B. Sử dụng lối văn biền ngẫu.
C. Ngôn ngữ dân dã, thuần Việt. D. Mang đậm chất sử thi.
Câu 10: Chủ đề nào không xuất hiện trong các tác phẩm viết sau khi Pháp xâm lược nước ta của Nguyễn Đình Chiểu?
A. Lên án mạnh mẽ quân xâm lược. B. Phê phán triều đình nhu nhược.
C. Ngợi ca tinh thần nghĩa khí và tấm gương chiến đấu của nhân dân.
D. Bênh vực những con người nhỏ bé trong xã hội.
Câu 11: Dòng nào nói chính xác nhất về bài “Chiếu cầu hiền” ?
Chiếu cầu hiền do vua Quang Trung viết.
Chiếu cầu hiền do Ngô Thì Nhậm viết.
Chiếu cầu hiền của vua Quang Trung do Ngô Thì Nhậm thừa lệnh viết.
Chiếu cầu hiền do vua Quang Trung đọc cho Ngô Thì Nhậm viết.
Câu 12: Chiếu cầu hiền được viết trong khoảng thời gian nào?
Trước 1788, lúc triều đình phong kiến Lê – Trịnh sắp sụp đổ.
Khoảng 1788 – 1789, lúc Tây Sơn vừa thu phục Thăng Long, hoàn toàn thay thế triều Lê – Trịnh.
Lúc Quang Toản vừa nối ngôi Quang Trung.
Tất cả đều sai.
Câu 13: Chiếu cầu hiền được viết theo thể văn gì:
Văn xuôi tự sự. C. Văn nghị luận.
Văn xuôi trữ tình. D.Tuỳ bút.
Câu 14: Vua Quang Trung cầu hiền nhằm mục đích gì?
Xoa dịu mâu thuẫn giữa những bề tôi cũ của triều Lê – Trịnh với Tây Sơn.
Thuyết phục người tài phục vụ cho triều đại mới, góp sức xây dựng đất nước.
Tăng thêm thế lực cho triều đại Tây Sơn.
Huy động sức mạnh nhân dân để đối đầu với hoạ ngoại xâm.
Câu 15: Ai là tác giả của bài “Bài ca ngất ngưởng”?
A. Cao Bá Quát. B. Nguyễn Bỉnh Khiêm.
C. Nguyễn Công Trứ. D. Lê Hữu Trác.
Câu 16: “Bài ca ngất ngưởng” được viết theo thể loại nào?
A.Thất ngôn bát cú. B. Thất ngôn trường thiên.
C. Hát nói. D. Trường đoản cú.
Câu 17: Câu nào cho thấy quan niệm sống của tác giả: ung dung, nhẹ nhàng, bình thản, không bị trói buộc bởi những cái tầm thường của cuộc đời?
Vũ trụ nội mạc phi phận sự - Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
Kìa núi nọ phau phau mây trắng – Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
Được mất dương dương người tái thượng – Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú – Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.
Câu 18: Sử dụng thành ngữ trong giao tiếp có thể đem lại hiệu quả giao tiếp như thế nào?
A. Làm cho câu nói ý vị, sâu sắc hơn. B. Làm cho câu nói trở nên khó hiểu.
C. Làm cho các bên giao tiếp dễ hiểu nhau. D. Chứng tỏ tiếng Việt rất giàu và đẹp.
Câu 19: Tác dụng của việc tìm hiểu, phân tích đề là gì?
Tránh lạc đề.
Giúp cho hành văn được trôi chảy, mạch lạc.
Giúp cho việc trình bày được rõ ràng, sáng sủa.
Giúp cho kết cấu bài văn được chặt chẽ.
Câu 20: Phân tích thường gắn với thao tác nào sau đây?
A. Tổng hợp, khái quát. B. Chứng minh.
C. Giải thích. D. Bình luận.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe KT 15 phut.doc