Kiểm tra học kỳ I Sinh học 12 – cơ bản

Kiểm tra học kỳ I Sinh học 12 – cơ bản

1. Để xác định một tính trạng nào đó do gen nhân hay gen tế bào chất người ta sử dụng phương pháp :

A. Lai gần. B. Lai thuận nghịch. C. Lai phân tích. D. Lai xa.

2. Dựa vào tỷ lệ kiểu gen của các quần thể sau đây thì QT nào đạt trạng thái cân bằng?

A. 0,25AA + 0,25Aa + 0,50aa = 1. B. 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa = 1.

C. 0,36AA + 0,52Aa + 0,12aa = 1. D. 0,04AA + 0,47Aa + 0,49aa = 1.

3. Sự duy trì trạng thái cân bằng di truyền của quần thể có ý nghĩa :

A. Đảm bảo sự ổn định về cấu trúc di truyền của loài.

B. Đảm bảo sự ổn định về kiểu hình của loài.

C. Đảm bảo sự cách li, ngăn ngừa sự giao phối tự do giữa các quần thể.

D. Từ tỷ lệ kiểu hình suy ra tỷ lệ kiểu gen & tần số tương đối các alen.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1572Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kỳ I Sinh học 12 – cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiểm tra học kỳ i sinh học 12 – cB
Họ & tên : ....................................................... Lớp 12....
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
1. Để xác định một tính trạng nào đó do gen nhân hay gen tế bào chất người ta sử dụng phương pháp :
A. Lai gần.	B. Lai thuận nghịch.	C. Lai phân tích.	D. Lai xa.
2. Dựa vào tỷ lệ kiểu gen của các quần thể sau đây thì QT nào đạt trạng thái cân bằng?
A. 0,25AA + 0,25Aa + 0,50aa = 1. 	B. 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa = 1.
C. 0,36AA + 0,52Aa + 0,12aa = 1. 	D. 0,04AA + 0,47Aa + 0,49aa = 1.
3. Sự duy trì trạng thái cân bằng di truyền của quần thể có ý nghĩa :
A. Đảm bảo sự ổn định về cấu trúc di truyền của loài. 
B. Đảm bảo sự ổn định về kiểu hình của loài.
C. Đảm bảo sự cách li, ngăn ngừa sự giao phối tự do giữa các quần thể.
D. Từ tỷ lệ kiểu hình suy ra tỷ lệ kiểu gen & tần số tương đối các alen.
4. Một quần thể tự phối có 100Aa. Đến thế hệ F1 thành phần kiểu gen sẽ là :
A. 50%AA : 25%Aa : 25%aa.	B. 25%AA : 50%Aa : 25%aa.
C. 100%Aa.	D. 25%AA : 25%Aa : 50%aa.
5. Phương pháp độc đáo của Menđen trong việc nghiên cứu tính quy luật của hiện tượng di truyền là :
A. Lai giống.	B. Sử dụng thống kê toán học.
C. Phân tích cơ thể lai.	D. Lai phân tích. 
6. Dạng biến dị nào sau đây là thường biến ?
A. Bệnh máu khó đông ở người.	B. Hiện tượng co mạch máu khi trời lạnh.	
C. Bệnh mù màu ở người.	D. Hiện tượng dính ngón tay 2 & 3 ở người.
7. Trong trường hợp trội không hoàn toàn. Kiểu gen, kiểu hình trong phép lai Aa x Aa lần lượt sẽ là :
A. 3 : 1& 1 : 2 : 1.	B. 1 : 2 : 1 & 3 :1.
C. 1 : 2 : 1 & 1: 1.	D. 1 : 2 : 1 & 1 : 2 : 1. 
8. Khi cho cây hoa màu đỏ lai với cây hoa màu trắng được F1 toàn cây hoa màu đỏ. Cho rằng mỗi gen quy định một tính trạng. Kết luận nào có thể được rút ra từ kết quả của phép lai này ?
A. Đỏ là tính trạng trội hoàn toàn.	B. P thuần chủng.
C. F1 dị hợp.	D. Cả 3 kết luận trên.
9. Nội dung chủ yếu của quy luật phân li độc lập là :
A. ở F2 mỗi tính trạng xét riêng đều phân li theo tỷ lên 3 : 1.
B. Sự phân li của cặp gen này phụ thuộc vào cặp gen khác, dẫn đến sự di truyền của các tính trạng phụ thuộc vào nhau.
C. Sự phân li của cặp gen này không phụ thuộc vào cặp gen khác, dẫn đến sự di truyền riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng.
D. Nếu P khác nhau n tính trạng tương phản thì tỷ lệ phân li kiểu hình ở F2 là (3 + 1)n.
10. ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định. Tại một huyện miền núi, tỷ lên người bị bạch tạng là : 1/10.000. Tỷ lệ người mang kiểu gen dị hợp sẽ là :
A. 0,5%.	B. 49,5%.	C. 1,98%.	D. 50%.
11. Nội dung chủ yếu của quy luật tương tác gen không alen là :
A. Các gen không alen tương tác bổ trợ cho nhau quy định kiểu hình mới.
B. Hai hay nhiều gen không alen có thể cùng tác động lên sự biểu hiện của một tính trạng.
C. Các gen không alen tương tác át chế cho nhau quy định kiểu hình mới.
D. Một gen quy định nhiều tính trạng.
12. ý nghĩa của liên kết gen là :
A. Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng.
B. Hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp. 
C. Làm tăng biến dị tổ hợp.
D. Cả A & B đúng.
13. Sự tương tác giữa các gen không alen, trong đó mỗi loại gen trội xác định một KH riêng biệt, F2 cho tỉ lệ KH là :
A. 9 : 6 : 1.	B. 9 : 3 : 3 : 1	C. 12 : 3 : 1	D. 9 : 3 : 4 
14. ở Chim, Bướm NST giới tính của cá thể đực thuộc dạng :
A. Đồng giao tử.	B. Dị giao tử.	C. XO.	D. XY.
15. Hiện tượng di truyền thẳng liên quan đến trường hợp nào sau đây ?
A. Gen trên NST Y.	B. Gen trên NST X.
C. Gen lặn trên NST Y.	D. gên trội trên NST Y.
16. Giữa các QT giao phối cùng loài khác nhau có đặc điểm nào sau đây?
A. Cách li sinh sản ở mức độ nhất định.	B. Có thành phần kiểu gen giống nhau
C. Các cá thể hoàn toàn không thể giao phối được với nhau.	D. Cả 3 đặc điểm trên.
17. Nói về ADN tái tổ hợp, điều nào sau đây không đúng ?
A. ADN tái tổ hợp là phân tử ADN chứa thể truyền & gen cần chuyển.
B. Khi chuyển vào tế bào nhận. nó nhân độc lập với ADN cuả tế bào nhận.
C. ADN tái tổ hợp được tạo ra khi gắn gen cần chuyển vào thể truyền.
D. ADN tái tổ hợp làm nhiệm vụ tái tổ vật chất di truyền của các loài.
18. Trong chọn giống việc gây đột biến nhân tạo nhằm mục đích :
A. Tạo dòng thuần về một tính trạng mong muốn nào đó.
B. Tạo ra các kiểu hình tốt, phù hợp với mục đích chọn lọc.
C. Tạo ra nguồn biến dị di truyền để cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc.
D. Chuyển gen mong muốn từ loài này sang loài khác.
19. Sinh vật chuyển gen là các cá thể :
A. Được chuyển gen từ loài khác vào cơ thể mình.
B. Được bổ sung vào hệ gen của mình những gen tái tổ hợp hoặc đã được sửa chữa.
C. Làm nhiệm vụ chuyển gen từ tế bào sinh vật này vào tế bào sinh vật khác.
D. Được bổ sung vào hệ gen của mình những gen có năng suất cao, phẩm chất tốt.
20. Bệnh di truyền phân tử là những bệnh được nghiên cứu : 
A. Chấn đoán gây bệnh ở mức phân tử.	B. Cơ chế gây bệnh ở mức phân tử.
C. Nguyên nhân gây bệnh ở mức phân tử.	D. Hậu quả gây bệnh ở mức phân tử. 
21. Quần thể giao phối có tính đa hình về di truyền vì :
A. Các cá thể giao phối tự do nên đã tạo ra điều kiện cho đột biến được nhân lên.
B. Quần thể dễ phát sinh các đột biến nên tạo ra tính đa dạng về di truyền.
C. Các cá thể giao phối tự do nên các gen được tổ hợp với nhau tạo ra nhiều loại kiểu gen.
D. Quần thể là đơn vị tiến hoá của loài nên phải có tính đa hình về di truyền. 
22. QT nào có tần số tương đối của các Alen p(A) = 0,7, q(a) = 0,3.
A. 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa = 1.	B. 0,49AA + 0,30Aa + 0,21aa = 1. 
C. 0,41AA + 0,50Aa + 0,09aa = 1. 	D. 0,40AA + 0,39Aa + 0,21aa = 1.
23. Bố mắc bệnh máu khó đông, mẹ bình thường, ông ngoại mắc bệnh máu khó đông, nhận định nào sau đây là đúng :
A. Con gái họ không bao giờ có người mắc bệnh	B. 100% số con trai của họ sẽ mắc bệnh
C. 50% số con trai của họ có khả năng mắc bệnh	D. 100% số con gái của họ sẽ mắc bệnh 
24.Phát biểu nào sau đây không đúng với QT giao phối.
A. Là đơn vị tổ chức cơ sở của loài.	 B. Tập hợp tất cả các sinh vật cùng loài.
C. Là đơn vị sinh sản của loài. 	D. Có thành phần đặc trưng và ổn định.
25. Bệnh nào sau đây là do gen lặn di truyền liên kết giới tính quy định ?
A. Mù màu.	B. Bạch tạng.	C. Tiểu đường.	D. Hồng cầu hình liềm. 
26. Trong nhừng điều kiện xác định, trong lòng của QT giao phối, tần số tương đối của (M) có khuynh hướng duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác. (M) là: 
A. Các Alen cùng thuộc 1 gen.	B. Các Alen thuộc các gen khác nhau.
C. Các gen không Alen. 	D. Cả A, B, C đều đúng.
27. Tần số tương đối của Alen trong QT được xác định bằng:
A. Tỷ lệ của kiểu gen đồng hợp trội	B. Tỷ lệ của giao tử mang Alen tương ứng 
C. Tỷ lệ của kiểu gen lặn. 	D. Tỷ lệ của kiểu gen dị hợp
28. Loại tế bào nào âu đây chứa NST giới tính ?
A. Tế bào sinh dục chín.	B. Tế bào sinh dưỡng.
C. Tế bào sinh dục sơ khai.	D. Cả 3 loại tế bào trên.
29. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài trong tự nhiên thường ứng với :
A. Số NST trong bộ NST lưỡng bội	B. Số NST trong bộ NST đơn bội
C. Số NST thường trong bộ NST lưỡng bội	D. Số NST thường trong bộ NST đơn bội
30. Nếu trong một QT có tỷ lệ kiểu gen: 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1, thì tần số tương đối của các Alen là:
A. A = 0,8, a = 0,2.	B. A = 0,6, a = 0,4.	C. A = 0,7, a = 0,3. D. A = 0,5, a = 0,5.

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem tra hoc ky I Sinh hoc 12CB.doc