Kiểm tra học kỳ I, năm học 2006 - 2007 môn : Ngữ văn – Lớp 12

Kiểm tra học kỳ I, năm học 2006 - 2007 môn : Ngữ văn – Lớp 12

Câu 1: Tác phẩm nào không phải là sáng tác của Nguyễn Ai Quốc- Hồ Chí Minh?

A. Bản án chế độ thực dân Pháp

B. Bài ca sợi chỉ.

C. Giấc ngủ mười năm

D. Một lần tới thủ đô.

Câu 2: Chất trí tuệ và tính hiện đại là những nét đặc sắc của thể loại nào trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ai Quốc?

 A. Văn chính luận

 B. Truyện ngắn

 C. Thơ

 D. Kí

Câu 3: Tác phẩm “Vi hành” của Nguyễn Ai Quốc ra đời năm nào?

A. 1921

B. 1922.

C. 1923

D. 1932

 

doc 4 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1087Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kỳ I, năm học 2006 - 2007 môn : Ngữ văn – Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO DAKLAK	 KIỂM TRA HỌC KỲ I , NĂM HỌC 2006 - 2007
TRƯỜNG THPTBC CHU VĂN - TỔ VĂN 	 Môn : Ngữ Văn – Lớp 12 	
 	 Thời gian : 90 phút ( không tính thời gian giao đề)
	 ---------------------------------
	PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm): Học sinh chọn phương án đúng cho mỗi câu và ghi chữ cái tương ứng phương án đó vào bài làm. Ví dụ: 1-A, 2-B...
Câu 1: Tác phẩm nào không phải là sáng tác của Nguyễn Aùi Quốc- Hồ Chí Minh?
Bản án chế độ thực dân Pháp
Bài ca sợi chỉ.
Giấc ngủ mười năm
Một lần tới thủ đô.
Câu 2: Chất trí tuệ và tính hiện đại là những nét đặc sắc của thể loại nào trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Aùi Quốc?
	A. Văn chính luận
	B. Truyện ngắn
	C. Thơ
	D. Kí
Câu 3: Tác phẩm “Vi hành” của Nguyễn Aùi Quốc ra đời năm nào?
1921
1922.
1923
1932
Câu 4: Bài thơ nào có sự vận động của thời gian, không gian và tâm trạng nhân vật trữ tình?
Mới ra tù, tập leo núi.
Giải đi sớm
Không ngủ được.
Trời hửng
Câu 5: Thể loại văn học của Nguyễn Aùi Quốc được xem là những tác phẩm mở đầu góp phần đặt nền móng đầu tiên cho văn xuôi cách mạng.
Kí.
Truyện và kí.
Văn chính luận.
Phóng sự.
Câu 6: Nguyễn Aùi Quốc sáng tác “Vi hành” bằng bút pháp gì?
Bút pháp trào phúng.
Bút pháp trữ tình.
Bút pháp trào phúng kết hợp với bút pháp trữ tình.
Hai ý B và C.
Câu 7: Thành tựu nổi bật nhất của văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 là: 
Truyện ngắn
Thơ ca.
Truyện ngắn và thơ ca.
Tiểu thuyết.
Câu 8: Bài thơ “ Tâm tư trong tù” của Tố Hữu ra đời vào thời gian nào?
Tháng 4 năm 1936
Tháng 9 năm 1937
Tháng 4 năm 1939
Tháng 7 năm 1939
Câu 9: Dòng nào không nói đúng vẻ đẹp tâm hồn của Tố Hữu trong bài “ Tâm tư trong tù”?
Tâm hồn trong sáng, nhạy cảm.
Tấm lòng yêu đời, yêu cuộc sống.
Nhiệt tình sôi nổi với lí tưởng cách mạng.
Tình yêu quê hương.
Câu 10: Bài thơ “ Các vị La Hán chùa Tây Phương” của Huy Cận thể hiện điều gì?
Bàn luận về Phật giáo
Một cách cảm nhận và suy ngẫm về quá khứ lịch sử của dân tộc
Bàn luận về nghệ thuật tạc tượng của người xưa .
Suy ngẫm về nỗi khổ hạnh của những pho tượng.
Câu 11: Bài thơ “ Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm ra đời năm nào?
1938
1939
1944
1948
Câu 12: “... ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy ...”. Ý văn này ở tác phẩm nào?
Vợ chồng A Phủ.
Vợ nhặt.
Mùa lạc.
Đôi mắt.
II/ Phần tự luận: ( 7 điểm)
Anh ( chị) hãy trình bày cảm nhận của mình về vẻ đẹp tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống ở các nhân vật: Bàcụ Tứ, Tràng, người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO DAKLAK	 KIỂM TRA HỌC KỲ I , NĂM HỌC 2006 - 2007
TRƯỜNG THPTBC CHU VĂN AN-TỔ VĂN	 Môn : Ngữ Văn – Lớp 12 
	 Thời gian : 90 phút ( không tính thời gian giao đề)
	------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
A/ Một số lưu ý chung:
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm, đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách đơn giản. Do đặc trưng của bộ môn và tính chất của đề thi, giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng Tiêu chuẩn cho điểm.
- Trên cơ sở những yêu cầu của một số mức điểm mà bản Hướng dẫn chấm xác định, giám khảo cần cân nhắc từng trường hợp cụ thể để cho những điểm còn lại một cách hợp lý.
- Chấm riêng từng câu, sau đó xem xét tương quan giữa các câu để cho điểm toàn bài. Cần khuyến khích những sáng tạo và những kiến giải riêng của học sinh.
- Vì có phần trắc nghiệm nên điểm được lấy đến một chữ số thập phân sau khi đã làm tròn số.
B/ Hướng dẫn cụ thể:
I/ Phần trắc nghiệm ( 3 điểâm)
- Học sinh chọn phương án đúng cho mỗi câu và ghi chữ cái tương ứng với phương án đó và bài làm.
- Mỗi câu trả lời đúng : 0,25 điểm.
- Đáp án : 
Câu 1: D
Câu 2: B 
Câu 3: C
Câu 4: B
Câu 5: B
Câu 6: A
Câu 7: C
Câu 8: C
Câu 9: D
Câu 10: B
Câu 11: D
Câu 12: C
II/ Phần tự luận ( 7 điểm)
1/ Yêu cầu về kĩ năng : 
- Biết cách làm một bài nghị luận văn học, trình bày cảm nhận về nhân vật trong tác phẩm tự sự. 
- Bài viết có bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận.
2/ Yêu cầu về kiến thức: 
- Đây là một đề bài có phần tạo điều kiện cho học sinh thể hiện những cảm xúc và nhận thức riêng về nhân vật trong tác phẩm tự sự. Do đó, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau.
- Trên cơ sở nắm chắc nội dung tác phẩm, học sinh có thể lựa chọn, phân tích những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật cảm nhận của mình về các nhân vật như đề đã yêu cầu. Đại thể, cần làm rõ những ý cơ bản sau :
Tác phẩm tái hiện một bức tranh ảm đạm, khủng khiếp về nạn đói năm Aát Dậu. Người chết như ngả rạ. Người sống bị cái đói đe dọa. Thế nhưng, qua các nhân vật chính trong tác phẩm, tác giả đã cho ta thấy: dù rơi vào tình cảnh khốn cùng, những con người này vẫn không mất đi những nét đẹp vốn có của họ. 
1/ Bà cụ Tứ:
- Bà mẹ nông dân nghèo này cho thấy rõ nhất vẻ đẹp của tình người trong tác phẩm. Vẻ đẹp đó được thể hiện qua thái độ, tình cảm của bà đối với con trai và con dâu.
+ Với con trai, bà cảm thấy tủi thân, dằn vặt vì không giúp gì được cho con. Tâm trạng của bà: vui, buồn, lo lắng,... lẫn lộn. Tất cả xuất phát từ lòng thương con.
+ Với con dâu, bà không hề rẻ rúng mà tỏ ra gần gũi, cảm thông, chân tình, xóa đi mặc cảm ở chị. Bà động viên, khuyên bảo con những điều đôn hậu.
- Niềm hi vọng mãnh liệt vào cuộc sống :bà khơi dậy cho con một niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống (Ai giàu ba họ..., chuyện nuôi gà); bà hăng hái thu xếp nhà cửa với ý nghĩ cuộc đời sẽ khác; bàtươi tỉnh hoạt bát, nói toàn chuyện vu, chuyện sung sướng sau này.
2/ Tràng:
- Ngoại hình thô kệch nhưng tấm lòng nhân hậu: cưu mang người cùng cảnh ngộ, nảy sinh những tình cảm mới mẻ và những cảm xúc lạ lùng khi đi bên người vợ.
- Niềm hi vọng vào cuộc sống: vui sướng, phấn chấn trước hạnh phúc; trong lòng trào lên một tình cảm yêu thương, gắn bó với gia đình; ý thức được bổn phận và trách nhiệm với gia đình; thoáng hi vọng về sự đổi thay của cuộc sống.
3/ Người vợ nhặt:
- Lúc đầu, cái đói khiến chị tiều tụy, không giữ được sự e dècủa người phụ nữ. Từ khi theo Tràng về chi trở thành người vợ hiền dịu, đúng mực; tình cảm mộc mạc, chân tình.l
- Niềm hi vọng vào cuộc sống : chị chăm chút, vun đắp tổ ấm gia đình; thoáng nghĩ tới sự thay đổi, thoát khỏi đói nghèo
TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM
- Điểm7: Đáp ứng được các yêu cầu đã nêu trên. Cảm nhận sâu sắc. Văn viết có cảm xúc. Kết cấu chặt chẽ, hành văn lưu loát, chữ viết và trình bày sáng sủa. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 5: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu đã nêu trên nhưng cảm nhận chưa thật sâu sắc. Văn lưu loát. Chữ viết khá cẩn thân, rõ ràng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 3: Phân tích lúng túng. Nêu được khoảng một nửa yêu cầu cơ bản. Kết cấu tương đối rõ. Mắc nhiều lỗi diễn đạt. 
- Điểm 1: Chưa nắm được yêu cầu của đề và tác phẩm. Bài làm quá sơ sài. Chữ viết cẩu thả. Diễn đạt quá yếu .
- Điểm 0: Bài làm bỏ giấy trắng hoặc viết vài dòng nhưng không diễn đạt rõ ý gì. Có dấu hiệu sai phạm về đạo đức, tư tưởng

Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_Van12_hk1_BCCVA.doc