Kiểm tra học kỳ I – lớp 12 THPT môn Ngữ văn

Kiểm tra học kỳ I – lớp 12 THPT môn Ngữ văn

Câu1 Mục đích và đối tượng của bản "Tuyên ngôn Độc lập" (căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản "Tuyên ngôn Độc lập" ngày 02-9-1945).

 Khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam (VN) trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, đồng thời còn là một cuộc tranh luận nhằm bác bỏ lý lẽ của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

 Tuyên bố với đồng bào cả nước và nhân dân thế giới về quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1451Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kỳ I – lớp 12 THPT môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIÊN GIANG
Đề thi chính thức
KIỂM TRA HỌC KỲ I – LỚP 12THPT
MÔN NGỮ VĂN
NGÀY KIỂM TRA 15-12-2009
Thời gian làm bài: 90 phút
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI
I. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Giám khảo (GK) cần nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên GK cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hoá số điểm (nếu có) phải đảm bảo không lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong hội đồng chấm thi.
II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu
Đáp án
Điểm
Câu1
Mục đích và đối tượng của bản "Tuyên ngôn Độc lập" (căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản "Tuyên ngôn Độc lập" ngày 02-9-1945).
Khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam (VN) trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, đồng thời còn là một cuộc tranh luận nhằm bác bỏ lý lẽ của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
1.0
Tuyên bố với đồng bào cả nước và nhân dân thế giới về quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
1.0
Câu2
Suy nghĩ về vấn đề An toàn giao thông hiện nay ở địa phương của anh/chị. (Bài viết không quá 400 từ)
Yêu cầu:
- Về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
- Về kiến thức: Nắm vũng vấn đề cần nghị luận: An toàn giao thông hiện nay ở địa phương.
Thí sinh có thể triển khai vấn đề và trình bày theo nhiều cách, nhưng bài viết cần bảo đảm có các ý sau:
Nêu vấn đề cần nghị luận: Vấn đề an toàn giao thông hiện nay ở địa phương.
0.25
* Thực trạng: Cần đưa ra một số hiện tượng, hậu quả (dẫn chứng hoặc số liệu cụ thể). (0.5 điểm)
* Nguyên nhân: Cần lý giải nguyên nhân chủ quan và khách quan. (1 điểm)
- Chủ quan: người tham gia giao thông thiếu ý thức, thiếu hiểu biết, theo thói quen (ở đường thuỷ), dẫn đến không tôn trọng luật Giao thông gây tai nạn.
- Khách quan: Cơ sở hạ tầng không đáp ứng lưu lượng xe cộ ngày càng nhiều, các cơ quan chức năng làm chưa tốt công tác tuyên truyền, vận động hoặc xử phạt chưa nghiêm, chưa đủ sức răn đe, thuyết phục,
- Giải pháp: Cần đưa ra những giải pháp cụ thể dựa vào việc phân tích các nguyên nhân vừa tìm ra ở trên. (1 điểm)
2.5
Bài học thực tiễn cho bản thân: Cần làm gì để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, mang lại bình yên cho cuộc sống của con người.
0.25
Câu3a
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hai hình tượng sóng và em trong đoạn thơ sau:
“Con sóng dưới lòng sâu
Cả trong mơ còn thức”.
Yêu cầu: 
- Về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
- Về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về Xuân Quỳnh và bài thơ "Sóng", cùng đoạn thơ, cần làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng người con gái đang yêu: tình yêu chân thành, nồng nhiệt, mới mẻ, hiện đại.
Thí sinh có thể có nhiều cách khám phá, trình bày nhưng bài viết cần bảo đảm có các ý chính sau:
Giới thiệu tác giả, bài thơ và đoạn thơ cần cảm nhận (gắn với định hướng ở đề bài: vẻ đẹp của hai hình tượng "sóng" và "em").
0.5
* Cảm nhận về vẻ đẹp của hình tượng
- Hình tượng sóng nhớ bờ: Thao thức không ngủ à quy luật của tự nhiên nhưng là cơ sở để gợi liên tưởng đến nỗi nhớ trong tình yêu của con người. (1 điểm)
- Hình tượng em nhớ anh: nỗi nhớ da diết, thắm sâu bao trùm cả bề rộng của không gian (trên mặt nước, dưới lòng sâu), cả chiều dài của thời gian (ngày đêm) và ăn sâu vào tiềm thức (trong mơ còn thức) à biểu hiện của một tình yêu nồng nàn, mãnh liệt, thể hiện vẻ đẹp của một cô gái hiện đại: chủ động trong tình yêu nhưng vẫn kín đáo, dịu dàng và đầy nữ tính. (2.5 điểm)
* Nghệ thuật: Thể thơ ngũ ngôn, nhịp điệu trầm lắng, có chiều sâu, hình ảnh thơ gợi cảm nhưng vẫn dung dị góp phần khắc hoạ vẻ đẹp của hình tượng. (0.5 điểm)
4.0
- Khẳng định giá trị nổi bật của đoạn thơ trong việc khắc hoạ vẻ đẹp tâm hồn của người con gái đang yêu.
- Cảm nghĩ của bản thân về tình yêu từ đoạn thơ nói riêng cũng như bài thơ "Sóng" nói chung.
0.5
Câu3b
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của con người Việt Nam kháng chiến trong đoạn thơ sau: 
"Thương nhau chia củ sắn lùi
Chày đêm nện cối đều đều suối xa”.
Yêu cầu:
- Về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
- Về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về Tố Hữu và bài thơ "Việt Bắc" cùng đoạn thơ, cần làm nổi bật vẻ đẹp của con người Việt Nam kháng chiến: lam lũ, cần cù, giàu ân nghĩa, ân tình và lạc quan, tin tưởng vào cuộc kháng chiến.
Thí sinh có thể có nhiều cách khám phá, trình bày nhưng bài viết cần bảo đảm có các ý chính sau:
Giới thiệu tác giả, bài thơ và đoạn thơ cần cảm nhận (gắn với định hướng ở đề bài: vẻ đẹp của con người Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp).
0.5
* Vẻ đẹp của con người Việt Nam kháng chiến qua đoạn thơ: (3.5 điểm)
- Sâu nặng ân nghĩa, ân tình, giàu yêu thương, sẵn sàng cùng nhau chia sẻ ngọt bùi. (dẫn chứng).
- Lam lũ, cần cù, chịu thương, chịu khó. (dẫn chứng).
- Dẫu gian khổ vẫn yêu đời, lạc quan. (dẫn chứng).
- Trong chiến khu vẫn duy trì những sinh hoạt bình thường, cuộc sống của họ vẫn mang màu sắc bình dị mà đẹp đẽ. (dẫn chứng).
è Những vẻ đẹp về con người kháng chiến, đậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn.
* Nghệ thuật: Thể thơ lục bát, giọng điệu tâm tình, ngọt ngào tha thiết, hình ảnh thơ giàu sức gợi góp phần làm nổi bật vẻ đẹp của con người Việt Nam kháng chiến trong nỗi nhớ của người về. (0,5 điểm)
4.0
- Khẳng định giá trị nổi bật của đoạn thơ trong việc khắc hoạ vẻ đẹp của con người Việt Nam những tháng năm kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Cảm nghĩ của bản thân về sức hấp dẫn của một đoạn thơ mang đậm sắc thái trữ tình - chính trị.
0.5
Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa cho mỗi ý, mỗi câu khi bài viết của thí sinh đạt yêu cầu cả về kiến thức lẫn diễn đạt theo yêu cầu chung đã nêu.
-------------Hết-------------

Tài liệu đính kèm:

  • docHuong dan cham kiem tra mon Van 12 HK1.doc