Câu 1: Chi tiết nào sau đây trong truyện “Vi hành” không phải Nguyễn Ai Quốc dùng để châm biếm Khải Định?
A. Trông hắn nhút nhát, lúng ta lúng túng
B. Nhật báo chẳng còn cái gì bôi bác lên giấy cả. Đúng lúc đó thì
C. .bám lấy đế giày tôi, dính chặt với tôi như hình với bóng
D. nghe nói ông bầu nhà hát múa rối có định ký giao kèo thuê đấy
Câu 2: “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh được viết theo bút pháp nào sau đây? A .Bút pháp tả thực
B. Bút pháp trữ tình
C. Bút pháp châm biếm, tự trào
D. Tất cả các bút pháp trên
Câu 3: Phần lớn các bài thơ trong “Nhật ký trong tù” cũng như hầu hết thơ nghệ thuật của Hồ Chí Minh được sáng tác theo thể loại:
A. A. Thơ tự do
B. Thơ Đường luật, tứ tuyệt
C. Thơ lục bát
D. Thơ Đường luật thất ngôn bát cú
Sở GD - ĐT Đăk Lăk Trường THPT Phan Đình Phùng NHÓM VĂN Đ KIỂM TRA HỌC KỲ I - KHỐI 12 MÔN :VĂN Thời gian : 90 phút (Khôngkể giao đề) I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu 1: Chi tiết nào sau đây trong truyện “Vi hành” không phải Nguyễn Aùi Quốc dùng để châm biếm Khải Định? Trông hắn nhút nhát, lúng ta lúng túng Nhật báo chẳng còn cái gì bôi bác lên giấy cả. Đúng lúc đó thì .bám lấy đế giày tôi, dính chặt với tôi như hình với bóng nghe nói ông bầu nhà hát múa rối có định ký giao kèo thuê đấy Câu 2: “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh được viết theo bút pháp nào sau đây? A .Bút pháp tả thực B. Bút pháp trữ tình Bút pháp châm biếm, tự trào Tất cả các bút pháp trên Câu 3: Phần lớn các bài thơ trong “Nhật ký trong tù” cũng như hầu hết thơ nghệ thuật của Hồ Chí Minh được sáng tác theo thể loại: Thơ tự do Thơ Đường luật, tứ tuyệt Thơ lục bát Thơ Đường luật thất ngôn bát cú Câu 4:Đánh giá nào sau đây về giá trị của bản “Tuyên ngôn độc lập” là phù hợp; Là văn kiện lịch sử vô giá Là áng văn chính luận mẫu mực, đặc sắc Đoàn kết tinh thần tư tưởng, văn hoá lịch sử dân tộc Cả ba đánh giá trên Câu 5: Nhân vật chính trong “Đôi mắt “ của Nam Cao là: A.Nông dân B.Người lính C.Văn nghệ sĩ D.Công nhân Câu 6:Bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng còn có tên nào khác trong các tên sau đây: A.Lên Tây Tiến B.Nhớ Tây Tiến C.Tây Tiến ơi D.Lính Tây Tiến Câu 7: Hình ảnh nào sau đây được Hoàng Cầm dùng để nói về khuôn mặt xinh đẹp của các cô gái Kinh Bắc trong bài thơ “Bên kia Sông Đuống”: Khuôn mặt búp sen Khuôn mặt trái xoan Khuôn mặt chữ điền Khuôn mặt tựa vầng trăng Câu 8: Chi tiết, hình ảnh nào khiến Mị không còn thản nhiên trước cảnh A Phủ bị trói: Thấy A Phủ đói quá A Phủ đã bị trói mấy đêm rồi có thể chết Thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má xám đen lại của A Phủ Điểm A, C đúng Câu 9 : Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân được hoàn thành : Trước Cách mạng tháng Tám Sau khi hoà bình lập lại Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công Năm 1965 Câu 10 : Khi nhặt được vợ, nhan vật Tràng trong tác phẩm “Vợ nhặt”(Kim Lân) đã có những điểm thay đổi nào? Thấy yêu thương với gia đình Ý thức về mái ấm gia đình và vợ con Thấy được bổn phận là người trụ lo lắng cho gia đình Tất cả các điểm trên Câu 11:Cảm hứng của bài “Các vị La Hán chùa Tây Phương “ (Huy Cận) được gợi từ hình ảnh những pho tượng La Hán ở chùa Tây Phương ,nhưng suy tưởng của tác phẩm theo hướng nào sau đây? A.Suy tưởng về triết lí của Phật giáo B. Suy tưởng về nhân thế nói chung C.Suy tưởng về những khổ đau,bế tắc của cha ông trong quá khứ(thời đại mà các pho tượng ra đời) D.Suy tưởng về nghệ thuật điêu khắc cổ Câu 12 :Vấn đề được Nguyễn Khải thể hiện trong “Mùa lạc” đã chứng tỏ sự tìm tòi và đóng góp riêng có giá trị của nhà văn là: A.Vấn đề hợp tác hoá nông nghiệp B.Vấn đề số phận con người trong môi trường lao động mới C.Hình ảnh con người lao động D.Vấn đề công nghiệp hoá XHCN II.PHẦN TỰ LUẬN (7 ĐIỂM) Phân tích bức tranh nạn đói năm Ấ t Dậu 1945 trong truyệ n “Vợ nhặt” của nhà văn Kim L ân. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI I.TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM) Câu1 Câu2 Câu3 Câu4 Câu5 Câu6 Câu7 Câu8 Câu9 Câu10 Câu11 Câu12 C D B D C B A C B D C B II.TỰ LUẬN (7 ĐIỂM) Học sinh có thể khai thác theo nhiều hướng khác nhau nhưng phải đạt các yêu cầu sau: 1.Về kĩ năng : -Biết phân tích một tác phẩm tự sự (khía cạnh của vấn đề),biết các thao tác làm văn nghị luận văn học -Kết cấu chặt chẽ,bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt,có cảm xúc,không mắc lỗi chính tả,dùng từ và ngữ pháp,bài làm sạch sẽ 2.Về kiến thức : a.Nội dung: *Phân tích được bức tranh nạn đói khủng khiếp năm 1945 thể hiện qua những hình ảnh, chi tiết, nhân vậttrong truyện. Cụ thể: + Cảnh vật, thời gian, không gian, màu sắc, ánh sáng, âm thanh + Cuộc sống con người (trẻ em, những người di dân, đặc biệt là cuộc sống của gia đình Tràng ) Ø * Đánh giá khái quát về cuộc sống của con người: bị cái đói hoành hành, rình rập, đe dọa một cách thảm hại. Khẳng định đây là nạn đói lớn ,để lại hậu quả nặng nề đối với đất nước ta.Qua đó ,tác giả bày tỏ sự cảm thông sâu sắc đối với nỗi thống khổ của người dân nghèo .Đồng thời tố cáo tội ác của kẻ xâm lược. *Lưu ý: học sinh phải biết chonï và phân tích đầy đủ các dẫnchønng làm bật lên nạn đói lớn BIỂU ĐIỂM (TỰ LUẬN) Điểm6- 7: Đáp ứng được các yêu cầu trên, nội dung phân tích chính xác, lời văn có cảm xúc , nêu được ý nghĩa của vấn đề, có thể mắc ít sai sót nhỏ về chính tả. Điểm4- 5: Đáp ứng được 2/3 yêu cầu nêu trên, nội dung phân tích chính xác, lời văn có cảm xúc, có thể mắc ít sai sót nhỏ. Điểm 2-3 :Trình bày được một số yêu cầu nêu trên, cách phân tích còn hạn chế, diễn đạt rõ ý nhưng thiếu chất văn, mắc một vài sai sót nhỏ về chính tả, đặt câu. Điểm 0-1: Không đáp ứng được hầu hết các yêu cầu của đề, bài viết lan man, mắc nhiều lỗi về các loại. Sai lạc về nội dung và phương pháp hoặc không viết được gì.
Tài liệu đính kèm: