Kiểm tra học kỳ 2 Sinh học 12 – nâng cao

Kiểm tra học kỳ 2 Sinh học 12 – nâng cao

Câu 1. Gen là gì?

A. Gen là 1 đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho nhiều chuỗi pôlipepit

B. Gen là 1 đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho 1 chuỗi pôlipepit hay 1 phân tử ARN

C. Gen là 1 đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho nhiều phân tử ARN

D. Gen là 1 đoạn của phân tử ARN mang thông tin mã hóa cho nhiều chuỗi pôlipepit hay ARN

Câu 2. Điều nào không đúng với sự khởi đầu của dịch mã

A. Enzim xúc tác tạo thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và axit amin thứ nhất (met – aa1)

B. Tiếp theo tARN mang axit amin thứ nhất (aa1 – tARN) tiến vào vị trí P. anticodon của nó khớp bổ sung với codon của axit amin thứ nhất ngay sau codon mở đầu.

C. Đầu tiên, tARN mang axit amin mở đầu (met – tARN) tiến vào vị trí cođon mở đầu, anticodon tương ứng trên tARN của nó khớp bổ sung với codon mở đầu trên mARN

D. Riboxom dịch chuyển đi một bộ ba trên mARN, đồng thời tARN (đã mất axit amin mở đầu) rời khỏi riboxom.

 

doc 30 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1831Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kiểm tra học kỳ 2 Sinh học 12 – nâng cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA HỌC KỲ 2
 SI NH HỌC 12 – NÂNG CAO
HỌ VÀ TÊN: ..
LỚP: .... MÃ ĐỀ: 001
Đánh dấu (X) vào đáp án đúng trong mỗi câu sau:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
A
B
C
D
Câu 1. Gen là gì?
A. Gen là 1 đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho nhiều chuỗi pôlipepit
B. Gen là 1 đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho 1 chuỗi pôlipepit hay 1 phân tử ARN
C. Gen là 1 đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho nhiều phân tử ARN
D. Gen là 1 đoạn của phân tử ARN mang thông tin mã hóa cho nhiều chuỗi pôlipepit hay ARN
Câu 2. Điều nào không đúng với sự khởi đầu của dịch mã
A. Enzim xúc tác tạo thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và axit amin thứ nhất (met – aa1)
B. Tiếp theo tARN mang axit amin thứ nhất (aa1 – tARN) tiến vào vị trí P. anticodon của nó khớp bổ sung với codon của axit amin thứ nhất ngay sau codon mở đầu.
C. Đầu tiên, tARN mang axit amin mở đầu (met – tARN) tiến vào vị trí cođon mở đầu, anticodon tương ứng trên tARN của nó khớp bổ sung với codon mở đầu trên mARN
D. Riboxom dịch chuyển đi một bộ ba trên mARN, đồng thời tARN (đã mất axit amin mở đầu) rời khỏi riboxom.
Câu 3. Ở 1 loài, 2n = 8. Quá trình nguyên phân liên tiếp 4 lần từ tế bào sinh dục sơ khai đã tạo ra số tế bào có tổng cộng là 144 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Tế bào sinh dục sơ khai có bộ NST như thế nào?
A. Tế bào có bộ NST là 2n	B. Tế bào có bộ NST là 2n + 1
C. Tế bào có bộ NST là 2n - 1	D. Tế bào có bộ NST là 2n + 2
Câu 4. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã là
A. A liên kết với X, G liên kết với T
B. A liên kết với U, G liên kết với X
C. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G
D. A liên kết với T, G liên kết với X
Câu 5. Trong 1 quần thể ruồi dấm, người ta phát hiện NST số 3 có các gen phân bố theo những trình tự khác nhau như sau:
1. ABCGFEDHI	2. ABCGFIHDE	3. ABHIFGCDE
A. 1 → 2 → 3
B. 1 → 3 → 2
C. 2 → 1 → 3
D. 2 → 3 → 1
Câu 6. Điều nào dưới đây không đúng với di truyền ngoài NST?
A. Di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ
B. Không phải mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất
C. Mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất
D. Di truyền tế bào chất không có sự phân tính ở các thế hệ sau
Câu 7. Cho 2 dòng lúa thuần chủng là thân cao, hạt bầu và thân thấp, hạt dài thụ phấn với nhau được F1. Cho F1 tiếp tục thụ phấn với nhau, ở F2 thu được 20.000 cây, trong đó có 1250 cây thấp, hạt bầu. Cho biết nếu hoán vị gen xảy ra thì tần số hoán vị gen dưới 50%. 
Sự di truyền của các tính trạng nêu trên bị chi phối bởi quy luật di truyền nào?
A. Phân li độc lập
B. Liên kết hoàn toàn
C. Hoán vị gen ở 1 bên
D. Hoán vị gen cả 2 bên
Câu 8. Các chữ in hoa là alen trội hoàn toàn so với chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Thực hiện phép lai: 	P:	AaBbCcDd (C)	X	AabbCcDd (H)
Tỷ lệ phân li ở F1 của kiểu hình giống mẹ?
A. 1/16
B. 15/128
C. 27/128
D. 29/128
Câu 9. P thuần chủng khác nhau về những cặp gen tương ứng giao phôí với nhau được F1. F1 giao phối với nhau cho F2. Sự tương tác giữa các gen không alen, trong đó mỗi loại gen trội xác định một kiểu hình riêng biệt, cho F2 có tỉ lệ kiểu hình là:
A. 9:3:3:1
B. 9:7
C. 9:3:4
D. 9:6:1
Câu 10. Loại đột biến gen được phát sinh do tác nhân đột biến xen vào mạch đang tổng hợp khi ADN đang tự nhân đôi là
A. mất 1 cặp nuclêôtit
B. Thay thế 1 cặp A – T bằng cặp G – X
C. thêm 1 cặp nuclêôtit
D. Thay thế 1 cặp G - X bằng cặp A - T
Câu 11. Nghiên cứu sự di truyền nhóm máu MN trong quần thể người, người ta xác định được cấu trúc di truyền của quần thể người như sau: MM – 64%; MN – 32%; NN – 4%
Tần số tương đối của alen M và N trong quần thể là
A. p(M) = 0,7; q(N) = 0,3
B. p(M) = 0,6; q(N) = 0,4
C. p(M) = 0,5; q(N) = 0,5
D. p(M) = 0,8; q(N) = 0,2
Câu 12. Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu là: 0,1AA + 0,8Aa + 0,1aa = 1
Sau 3 thế hệ tự phối thì quần thể có cấu trúc di truyền như thế nào?
A. 0,45AA + 0,10Aa + 0,45aa = 1
B. 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa = 1
C. 0,20AA + 0,60Aa + 0,20aa = 1
C. 0,30AA + 0,40Aa + 0,30aa = 1
Câu 13. Điều nào không đúng với quy trình dung hợp tế bào trần thực vật?
A. Cho dung hợp các tế bào trần trong môi trường đặc biệt
B. Loại bỏ thành tế bào
C. Cho dung hợp trực tiếp các tế bào trong môi trường đặc biệt
D. Nuôi cấy các tế bào lai trong môi trường đặc biệt để chúng phân chia và tái sinh thành cây lai khác loài
Câu 14. Người mắc hội chứng Đao thường
A. thấp bé, má phệ, cổ rụt, khe mắt xếch, lưỡi dày và hay thè ra, dị tật tim và ống tiêu hoá
B. thấp bé, má phệ, cổ dài, khe mắt xếch, lưỡi dày và hay thè ra, dị tật tim và ống tiêu hoá
C. thấp bé, má phệ, cổ rụt, khe mắt xếch, lưỡi mỏng và hay thè ra, dị tật tim và ống tiêu hoá
D. thấp bé, má lõm, cổ rụt, khe mắt xếch, lưỡi dày và hay thè ra, dị tật tim và ống tiêu hoá
Câu 15. Phân bố đều cá thể trong quần thể là:
A. dạng thường gặp trong tự nhiên, chỉ xuất hiện trong điều kiện môi trường đồng nhất, các cá thể có tính lãnh thổ cao. Ví dụ: sự phân bố của chim cánh cụt hay của những con dã tràng cùng nhóm tuổi trên bãi triều.
B. dạng ít gặp trong tự nhiên, chỉ xuất hiện trong điều kiện môi trường đồng nhất, các cá thể không có tính lãnh thổ cao. Ví dụ: sự phân bố của chim cánh cụt hay của những con dã tràng cùng nhóm tuổi trên bãi triều.
C. dạng ít gặp trong tự nhiên, chỉ xuất hiện trong điều kiện môi trường không đồng nhất, các cá thể có tính lãnh thổ cao. Ví dụ: sự phân bố của chim cánh cụt hay của những con dã tràng cùng nhóm tuổi trên bãi triều.
D. dạng ít gặp trong tự nhiên, chỉ xuất hiện trong điều kiện môi trường đồng nhất, các cá thể có tính lãnh thổ cao. Ví dụ: sự phân bố của chim cánh cụt hay của những con dã tràng cùng nhóm tuổi trên bãi triều.
Câu 16. Trật tự nào sau đây của chuỗi thức ăn là đúng?
A. Giun, Chân khớp → Ếch nhái, Thằn lằn → Chuột → Mèo
B. Sinh vật phân giải trong đất → Chân khớp → Ếch → Thằn lằn → Chuột → Mèo
C. Sinh vật phân giải trong đất → Chân khớp → Giun → Ếch nhái → Thằn lằn → Chuột → Mèo
D. Sinh vật phân giải trong đất → Ếch nhái → Chân khớp → Thằn lằn → Chuột → Mèo
Câu 17. Điều nào không phải là nguyên nhân của sự thất thoát năng lượng lớn khi qua các bậc dinh dưỡng?
A. Do 1 phần năng lượng mất đi qua hô hấp và tạo nhiệt ở mỗi bậc dinh dưỡng
B. Do 1 phần năng lượng được động vật sử dụng, nhưng không được đồng hoá mà thải ra môi trường dưới dạng các chất bài tiết
C. Do 1 phần năng lượng của sinh vật làm thức ăn không sử dụng được (rễ, lá rơi rụng, xương, da, lông)
D. Do 1 phần năng lượng mất đi do qua sự huỷ diệt sinh vật một cách ngẫu nhiên
Câu 18. Nhóm loài ngẫu nhiên là
A. nhóm loài có tần số xuất hiện và độ phong phú rất thấp, nhưng sự có mặt của chúng lại làm tăng mức đa dạng cho quần xã
B. nhóm loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã
C. nhóm loài có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã
D. nhóm loài có vai trò thay thế cho nhóm loài khác khi nhóm này suy vong vỉ một nguyên nhân nào đó
Câu 19. Giữa 2 loài có sự gián đoạn về hình thái. Sự khác nhau về hình thái giữa 2 cá thể cùng loài bao giờ cũng tìm được các dạng trung gian chuyển tiếp, nguyên nhân là
A. Các quần thể trong loài có sự cách li sinh sản, các cá thể khác loài có sự cách li di truyền
B. Loài là hệ gen kín, các quần thể trong loài có hệ gen mở
C. Giữa các cá thể khác loài có sự cách li sinh sản tương đối còn các cá thể cùng loài không có sự cách li sinh sản
D. Các cá thể cùng loài không có sự cách li về khu phân bố còn các cá thể khác loài có sự cách li về khu phân bố
Câu 20. Nguyên nhân tiến hoá theo Đácuyn là
A. khả năng tiệm tiến vốn có ở sinh vật
B. chọn lọc tự nhiên theo nhu cầu kinh tế và thị hiếu của con người
C. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua hai đặc tính: biến dị và di truyền
D. Sự thay đổi điều kiện sống hay tập quán hoạt động
Câu 21. Theo Lamac, cơ chế tiến hoá là:
A. sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động của động vật
B. sự tích luỹ nhanh chóng các biến đổi dưới tác động của ngoại cảnh
C. sự cố gắng vươn lên hoàn thiện của sinh vật
D. sự tích luỹ dần dần các biến đổi dưới tác động của ngoại cảnh
Câu 22. Phát biểu nào dưới đây về tác động của CLTN là không đúng?
A. Chọn lọc quần thể hình thành những đặc điểm thích nghi tương quan giữa các cá thể về mặt kiếm ăn, tự vệ, sinh sản.
B. CLTN thường hướng tới sự bảo tồn cá thể hơn là quần thể khi mà mâu thuẫn nảy sinh giữa lợi ích cá thể và quần thể thông qua sự xuẩt hiện các biến dị di truyền
C. Dưới tác dụng của CLTN, các quần thể có vốn gen thích nghi hơn sẽ thay thế những quần thể kém thích nghi
D. Chọn lọc cá thể làm tăng tỉ lệ những cá thể thích nghi hơn trong nội bộ quần thể, làm phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể
Câu 23. Đặc điểm nào sau đây không có ở kỉ thứ 3 của đại tân sinh?
A. Cây hạt kín phát triển mạnh
B. Chim và thú phát triển mạnh
C. Phát sinh các nhóm linh trưởng
D. Xuất hiện loài người
Câu 24. Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho biết
A. Mức độ sử dụng thức ăn của các sinh vật tiêu thụ
B. Mức độ gần gũi của các loài trong quần xã
C. Con đường trao đổi chất và năng lượng trong quần xã
D. Mức độ phân giải các chất hữu cơ của các vi sinh vật
Câu 25. Nhận định đúng về tiến hoá lớn và tiến hoá nhỏ là
A. Tiến hoá nhỏ diễn ra trước tiến hoá lớn
B. Cả 2 diễn ra song song
C. Tiến hoá lớn diễn ra trước tiến hoá nhỏ
D. Tiến hoá lớn là hệ quả của tiến hoá nhỏ
KIỂM TRA HỌC KỲ 2
 SI NH HỌC 12 – NÂNG CAO
HỌ VÀ TÊN: ..
LỚP: .... MÃ ĐỀ: 002
Đánh dấu (X) vào đáp án đúng trong mỗi câu sau:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
A
B
C
D
Câu 1. Dịch mã là
A. quá trình mã di truyền chứa trong mARN được chuyển thành cấu trúc bậc 4 của prôtêin
B. quá trình mã di truyền chứa trong mARN được chuyển thành cấu trúc bậc 1 của prôtêin
C. quá trình mã di truyền chứa trong mARN được chuyển thành cấu trúc bậc 3 của prôtêin
D. quá trình mã di truyền chứa trong mARN được chuyển thành cấu trúc bậc 2 của prôtêin
Câu 2. Đột biến gen phát sinh không do nguyên nhân nào dưới đây?
A. Do các rối loạn trao đổi chất trong cơ thể
B. Do các rối loạn trao đổi chất xảy ra trong tế bào
C. Ảnh hưởng của các tác nhân lí, hóa của môi trường ngoài
D. Ảnh hưởng của các tác nhân hóa học của môi trường ngoài
Câu 3. Ở 1 loài, 2n = 8. Quá trình nguyên phân liên tiếp 4 lần từ tế bào sinh dục sơ khai đã tạo ra số tế bào có tổng cộng là 128 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Tế bào sinh dục sơ khai có bộ NST như thế nào?
A. Tế bào có bộ NST là 2n	B. Tế bào có bộ NST là 2n + 1
C. Tế bào có bộ NST là 2n - 1	D. Tế bào có bộ NST là 2n + 2
Câu 4. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế dịch mã là
A. A liên kết với T, G liên kết với X
B. A liên kết với X, G liên kết với T
C. A liên kết với U, G liên kết với X
D. A liên kế ...  nhiệt ở mỗi bậc dinh dưỡng
D. Do 1 phần năng lượng của sinh vật làm thức ăn không sử dụng được (rễ, lá rơi rụng, xương, da, lông)
Câu 18. Nhóm loài ngẫu nhiên là
A. nhóm loài có tần số xuất hiện và độ phong phú rất thấp, nhưng sự có mặt của chúng lại làm tăng mức đa dạng cho quần xã
B. nhóm loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã
C. nhóm loài có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã
D. nhóm loài có vai trò thay thế cho nhóm loài khác khi nhóm này suy vong vỉ một nguyên nhân nào đó
Câu 19. Giữa 2 loài có sự gián đoạn về hình thái. Sự khác nhau về hình thái giữa 2 cá thể cùng loài bao giờ cũng tìm được các dạng trung gian chuyển tiếp, nguyên nhân là
A. Các quần thể trong loài có sự cách li sinh sản, các cá thể khác loài có sự cách li di truyền
B. Loài là hệ gen kín, các quần thể trong loài có hệ gen mở
C. Giữa các cá thể khác loài có sự cách li sinh sản tương đối còn các cá thể cùng loài không có sự cách li sinh sản
D. Các cá thể cùng loài không có sự cách li về khu phân bố còn các cá thể khác loài có sự cách li về khu phân bố
Câu 20. Nguyên nhân tiến hoá theo Đácuyn là
A. khả năng tiệm tiến vốn có ở sinh vật
B. chọn lọc tự nhiên theo nhu cầu kinh tế và thị hiếu của con người
C. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua hai đặc tính: biến dị và di truyền
D. Sự thay đổi điều kiện sống hay tập quán hoạt động
Câu 21. Theo Lamac, cơ chế tiến hoá là:
A. sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động của động vật
B. sự tích luỹ nhanh chóng các biến đổi dưới tác động của ngoại cảnh
C. sự cố gắng vươn lên hoàn thiện của sinh vật
D. sự tích luỹ dần dần các biến đổi dưới tác động của ngoại cảnh
Câu 22. Mặt chủ yếu của CLTN là
A. phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể (kết đôi giao phối, khả năng sinh con, độ mắn đẻ)
B. tạo ra những cá thể khoẻ mạnh, sinh trưởng phát triển tốt, chống chịu được các điểu kiện bất lợi
C. duy trì kiểu gen phản ứng thành những kiểu hình có lợi đối với môi trường
D. đảm bảo sự sống sót của cá thể
Câu 23. Đặc điểm nào không có ở kỉ Tam điệp
A. Phân hoá côn trùng
B. Cá xương, bò sát phát triển
C. Hạt trần phát triển
D. Xuất hiện động vật có vú
Câu 24. Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho biết
A. Mức độ sử dụng thức ăn của các sinh vật tiêu thụ
B. Mức độ gần gũi của các loài trong quần xã
C. Con đường trao đổi chất và năng lượng trong quần xã
D. Mức độ phân giải các chất hữu cơ của các vi sinh vật
Câu 25. Nhận định đúng về tiến hoá lớn và tiến hoá nhỏ là
A. Tiến hoá nhỏ diễn ra trước tiến hoá lớn
B. Tiến hoá lớn là hệ quả của tiến hoá nhỏ
C. Tiến hoá lớn diễn ra trước tiến hoá nhỏ
D. Cả 2 diễn ra song song 
KIỂM TRA HỌC KỲ 2
 SI NH HỌC 12 – NÂNG CAO
HỌ VÀ TÊN: ..
LỚP: .... MÃ ĐỀ: 010
Đánh dấu (X) vào đáp án đúng trong mỗi câu sau:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
A
B
C
D
Câu 1. Điều hòa hoạt động của gen chính là
A. điều hòa lượng rARN của gen được tạo ra
B. điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra
C. điều hòa lượng tARN của gen được tạo ra
D. điều hòa lượng mARN của gen được tạo ra
Câu 2. Hoạt động nào không đúng đối với enzim ARN – polimeraza thực hiện phiên mã?
A. ARN – polimeraza trượt dọc theo gen, tổng hợp mạch mARN bổ sung với khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A – U, T – A, G – X, X – G theo chiều 3’ – 5’)
B. ARN – polimeraza trượt dọc theo gen, tổng hợp mạch mARN bổ sung với khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A – U, T – A, G – X, X – G theo chiều 5’ – 3’)
C. Mở đầu phiên mã là enzim ARN – polimeraza bãm vào vung khởi động làm gen tháo xoắn
D. ARN – polimeraza đến cuối gen gặp tín hiệu kết thúc thì dừng và phân tử mARN vừa tổng hợp được giait phóng.
Câu 3. Ở 1 loài, 2n = 16. Quá trình nguyên phân liên tiếp 4 lần từ tế bào sinh dục sơ khai đã tạo ra số tế bào có tổng cộng là 288 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Tế bào sinh dục sơ khai có bộ NST như thế nào?
A. Tế bào có bộ NST là 2n	B. Tế bào có bộ NST là 2n + 1
C. Tế bào có bộ NST là 2n - 1	D. Tế bào có bộ NST là 2n + 2
Câu 4. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế dịch mã là
A. A liên kết với T, G liên kết với X
B. A liên kết với X, G liên kết với T
C. A liên kết với U, G liên kết với X
D. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G
Câu 5. Trong 1 quần thể ruồi dấm, người ta phát hiện NST số 3 có các gen phân bố theo những trình tự khác nhau như sau:
1. ABCGFEDHI	2. EDHIAFGCB	3. AIHDEFGCB
A. 1 → 2 → 3
B. 1 → 3 → 2
C. 2 → 1 → 3
D. 2 → 3 → 1
Câu 6. Điều nào dưới đây không đúng với di truyền ngoài NST?
A. Di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ
B. Không phải mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất
C. Mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất
D. Di truyền tế bào chất không có sự phân tính ở các thế hệ sau
Câu 7. Cho 2 dòng lúa thuần chủng là thân cao, hạt bầu và thân thấp, hạt dài thụ phấn với nhau được F1. Cho F1 tiếp tục thụ phấn với nhau, ở F2 thu được 20.000 cây, trong đó có 1250 cây thấp, hạt bầu. Cho biết nếu hoán vị gen xảy ra thì tần số hoán vị gen dưới 50%. 
Sự di truyền của các tính trạng nêu trên bị chi phối bởi quy luật di truyền nào?
A. Hoán vị gen cả 2 bên
B. Liên kết hoàn toàn
C. Hoán vị gen ở 1 bên
D. Phân li độc lập 
Câu 8. Các chữ in hoa là alen trội hoàn toàn so với chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Thực hiện phép lai: 	P:	AaBbccDd (C)	X	AaBbCcDd (H)
Tỷ lệ phân li ở F1 của kiểu hình giống mẹ?
A. 27/128
B. 15/128
C. 1/16
D. 29/128
Câu 9. Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì tỉ lệ phân li kiểu hình được xác định theo công thức nào?
A. Tỉ lệ phân li hiểu hình là (4 + 1)n 
B. Tỉ lệ phân li hiểu hình là (3 + 1)n 
C. Tỉ lệ phân li hiểu hình là (2 + 1)n 
D. Tỉ lệ phân li hiểu hình là (5 + 1)n 
Câu 10. Loại đột biến gen được phát sinh do tác nhân đột biến xen vào mạch khuôn khi ADN đang tự nhân đôi là
A. mất 1 cặp nuclêôtit
B. thêm 1 cặp nuclêôtit
C. Thay thế 1 cặp A – T bằng cặp G – X 
D. Thay thế 1 cặp G - X bằng cặp A - T
Câu 11. Nghiên cứu sự di truyền nhóm máu MN trong quần thể người, người ta xác định được cấu trúc di truyền của quần thể người như sau: MM – 49%; MN – 42%; NN – 9%
Tần số tương đối của alen M và N trong quần thể là
A. p(M) = 0,7; q(N) = 0,3
B. p(M) = 0,6; q(N) = 0,4
C. p(M) = 0,5; q(N) = 0,5
D. p(M) = 0,8; q(N) = 0,2
Câu 12. Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu là: 0,2AA + 0,6Aa + 0,2aa = 1
Sau 3 thế hệ tự phối thì quần thể có cấu trúc di truyền như thế nào?
A. 0,425AA + 0,15Aa + 0,425aa = 1
B. 0,25AA + 0,50Aa + 0,25aa = 1
C. 0,4625AA + 0,075Aa + 0,4625aa = 1
C. 0,30AA + 0,40Aa + 0,30aa = 1
Câu 13. Ý nào không đúng đối với vai trò của nhân giống vô tính trong ống nghiệm (vi nhân giống) ở cây trồng?
A. Tạo ra giống mới
B. Tạo ra số lượng cây trồng lớn trong 1 thời gian ngắn, đáp ứng yêu cầu của sản xuất
C. Bảo tồn 1 số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
D. Tiết kiệm được diện tích sản xuất giống
Câu 14. Người mang bệnh phêninketo niệu biểu hiện
A. mất trí
B. tiểu đường
C. máu khó đông
D. mù màu
Câu 15. Sinh vật chỉ sống trong được trong giới hạn nhiệt rất hẹp thường là:
A. 00C – 350C
B. A. 00C – 500C
C. A. 00C – 450C
D. A. 00C – 400C
Câu 16. Trật tự nào sau đây của chuỗi thức ăn là đúng?
A. Sinh vật phân giải trong đất → Ếch nhái → Chân khớp → Thằn lằn → Chuột → Mèo
B. Giun, Chân khớp → Ếch nhái, Thằn lằn → Chuột → Mèo
C. Sinh vật phân giải trong đất → Chân khớp → Giun → Ếch nhái → Thằn lằn → Chuột → Mèo
D. Sinh vật phân giải trong đất → Chân khớp → Ếch → Thằn lằn → Chuột → Mèo
Câu 17. Điều nào không phải là nguyên nhân của sự thất thoát năng lượng lớn khi qua các bậc dinh dưỡng?
A. Do 1 phần năng lượng mất đi qua hô hấp và tạo nhiệt ở mỗi bậc dinh dưỡng
B. Do 1 phần năng lượng được động vật sử dụng, nhưng không được đồng hoá mà thải ra môi trường dưới dạng các chất bài tiết
C. Do 1 phần năng lượng của sinh vật làm thức ăn không sử dụng được (rễ, lá rơi rụng, xương, da, lông)
D. Do 1 phần năng lượng mất đi do qua sự huỷ diệt sinh vật một cách ngẫu nhiên
Câu 18. Nhóm loài chủ chốt là
A. nhóm loài có tần số xuất hiện và độ phong phú rất thấp, nhưng sự có mặt của chúng lại làm tăng mức đa dạng cho quần xã
B. nhóm loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã
C. nhóm loài có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã
D. nhóm loài có vai trò thay thế cho nhóm loài khác khi nhóm này suy vong vì một nguyên nhân nào đó
Câu 19. Giữa 2 loài có sự gián đoạn về hình thái. Sự khác nhau về hình thái giữa 2 cá thể cùng loài bao giờ cũng tìm được các dạng trung gian chuyển tiếp, nguyên nhân là
A. Các quần thể trong loài có sự cách li sinh sản, các cá thể khác loài có sự cách li di truyền
B. Loài là hệ gen kín, các quần thể trong loài có hệ gen mở
C. Giữa các cá thể khác loài có sự cách li sinh sản tương đối còn các cá thể cùng loài không có sự cách li sinh sản
D. Các cá thể cùng loài không có sự cách li về khu phân bố còn các cá thể khác loài có sự cách li về khu phân bố
Câu 20. Nguyên nhân tiến hoá theo Đácuyn là
A. khả năng tiệm tiến vốn có ở sinh vật
B. chọn lọc tự nhiên theo nhu cầu kinh tế và thị hiếu của con người
C. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua hai đặc tính: biến dị và di truyền
D. Sự thay đổi điều kiện sống hay tập quán hoạt động
Câu 21. Tồn tại chủ yếu trong học thuyết của Lamac là
A. chưa hiểu cơ chế tác dụng của ngoại cảnh, cho rằng mọi biến dị trong đời cá thể đều được di truyền
B. thừa nhận sinh vật vốn có khả năng phản ứng phù hợp với ngoại cảnh
C. cho rằng sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời và không có loài nào bị đào thải do ngoại cảnh thay đổi chậm
D. cho rằng cơ thể sinh vật vốn có khuynh hướng cố gắng vươn lên hoàn thiện về tổ chức
Câu 22. Phát biểu nào dưới đây về tác động của CLTN là không đúng?
A. CLTN không tác động đối với từng gen riêng rẽ
B. CLTN không tác động đối với từng cá thể riêng rẽ
C. CLTN tác động đối với cả quần thể
D. CLTN tác động đối với toàn bộ kiểu gen
Câu 23. Đặc điểm nào dưới đây không thuộc kỉ thứ 3 của đại tân sinh?
A. Có những thời kì băng hà rất mạnh xen lẫn với những thời kì khí hậu ấm áp
B. Bò sát khổng lồ bị tuyệt diệt
C. Cây hạt kín phát triển rất nhanh
D. Từ thú ăn sâu bọ đã tách thành bộ khỉ, tới giữa kỉ thì các dạng vượn người đã phân bố rộng
Câu 24. Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho biết
A. Mức độ sử dụng thức ăn của các sinh vật tiêu thụ
B. Mức độ gần gũi của các loài trong quần xã
C. Con đường trao đổi chất và năng lượng trong quần xã
D. Mức độ phân giải các chất hữu cơ của các vi sinh vật
Câu 25. Nhận định đúng về tiến hoá lớn và tiến hoá nhỏ là
A. Cả 2 diễn ra song song 
B. Tiến hoá nhỏ diễn ra trước tiến hoá lớn
C. Tiến hoá lớn diễn ra trước tiến hoá nhỏ
D. Tiến hoá lớn là hệ quả của tiến hoá nhỏ

Tài liệu đính kèm:

  • docKIEM TRA HOC KY 2 SINH 12NC.doc