Kiểm tra học kì II Môn: Sinh học 11

Kiểm tra học kì II Môn: Sinh học 11

Câu 1. Tác dụng chính của AIA đến cơ thể thực vật là:

A. Tăng phân bào, tăng sinh trưởng kéo dài, kích thích nảy mầm và phát triển.

B. Kích thích rụng lá và quả, giảm kéo dài tế bào, làm chồi ngủ.

C. Kích thích phân bào, giảm kéo dài và lão hóa tế bào, đánh thức chồi.

D. Giảm phân bào nguyên phân, giảm rụng là và quả, gây tính trội đỉnh.

Câu 2: Trong loại xináp hóa học ở người, axêtylcôlin được giải phóng sẽ:

A. Được tích tụ ngày càng nhiều trong mô lân cận làm tăng xung điện.

B. Phân giải thành axêtat và côlin rồi tái tổ hợp thành axêtylcôlin.

C. Bị phân hủy ngay để cơ quan bài tiết thải ra ngoài.

D. Phân giải thành axêtat và côlin rồi được bài tiết ngay ra ngoài.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1372Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì II Môn: Sinh học 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì II
Môn: Sinh học 11
Câu 1. Tác dụng chính của AIA đến cơ thể thực vật là:
A. Tăng phân bào, tăng sinh trưởng kéo dài, kích thích nảy mầm và phát triển.
B. Kích thích rụng lá và quả, giảm kéo dài tế bào, làm chồi ngủ.
C. Kích thích phân bào, giảm kéo dài và lão hóa tế bào, đánh thức chồi.
D. Giảm phân bào nguyên phân, giảm rụng là và quả, gây tính trội đỉnh.
Câu 2: Trong loại xináp hóa học ở người, axêtylcôlin được giải phóng sẽ:
A. Được tích tụ ngày càng nhiều trong mô lân cận làm tăng xung điện.
B. Phân giải thành axêtat và côlin rồi tái tổ hợp thành axêtylcôlin.
C. Bị phân hủy ngay để cơ quan bài tiết thải ra ngoài.
D. Phân giải thành axêtat và côlin rồi được bài tiết ngay ra ngoài.
Câu 3. ưu việt của thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài là:
A. Tỉ lệ trứng được thụ tinh rất cao.
B. Giảm lãng phí trứng và tinh trùng.
C. Phôi thai được bảo vệ nên tỉ lệ sống sót cao.	
D. Cả A, B và C
Câu 4: Đối với đời sống động vật, Invết có ý nghĩa:
A. Giúp động vật xóa khỏi “bộ nhớ” của nó thông tin vô nghĩa.
B.Làm nó tìm hiểu môi trường cho quen dần, phát hiện thứ cần và kẻ thù.
C. Tạo điều kiện cho vật non dại sớm được mẹ nó che chở và nâng đỡ.
D. Nhận biết cái lợi do được hưởng, cái hại do bị phạt ở môi trường.
Câu 5: Phản xạ là:
A. Phản ứng của động vật qua hệ thần kinh để trả lời kích thích nhận được.
B.Cảm ứng của động vật để trả lời kích thích nhận được.
C. Phản ứng của sinh vật để trả lời kích thích nhận được.
D. Phản ứng của thực vật biểu hiện bằng cử động.
Câu 6. Hiện tượng không thể làm ví dụ minh họa cho tập tính bẩm sinh là:
A.ong bò vẽ cái giao phối -> xây tổ -> đẻ trứng vào tổ -> tha sâu bị nó đốt bỏ vào tổ -> gắn kín tổ.
B. Con chó vẫy đuôi tỏ ý mừng khi thấy chủ về.
C.Chim sâu tha lá, cành nhỏ,..làm tổ trên cây.
D.Ếch nhái luôn đẻ trứng trên cây thủy sinh, rồi ếch đực phun tinh dịch lên.
Câu 7: bản chất của điện thế nghỉ là:
A. Sự chênh lệch điện thế giữa hai đầu tế bào khi bị kích thích.
B. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên mang tế bào khi không bị kích thích.
C. Sự chênh lệch điện thế giữa hai đầu tế bào khi không bị kích thích.
D. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi bị kích thích
Câu 8. Nhóm cây có sinh trưởng thứ cấp là:
A. Những cây thân gỗ nhiều năm 2 lá mầm và cả hạt trần.
B. phần lớn các cây 2 lá mầm.
C. Phần lớn các cây 1 lá mầm
D. Những cây thân gỗ nhiều năm chỉ thuộc lớp 2 lá mầm.
Câu 9 . Quang chu kì là:
A. Chu kì ánh sáng trong 1 ngày.
B. Số giờ của ánh sáng ngày thay đổi theo chu kì 24h.
C. Chu kì thay đổi cường độ và thời gian chiếu sáng trong 1 ngày đêm.
D. Sự phụ thuộc của sự ra hoa ở thực vật và tương quan độ dài ngày và đêm.
Câu 10. phát triển qua biến thái không hoàn toàn có đặc điểm nổi bật là:
A. Cơ thể có hình thái thay đổi hẳn, có giai đoạn ngừng cử động, thay đổi về hoạt động sinh lí của cơ quan.
B. Cơ thể có hình thái không thay đổi hẳn mà chỉ thay đổi về kích thước là chính.
C. Cơ thể có hình thái thay đổi hẳn. nhưng không thay đổi gì về hoạt động sinh lí của cơ quan.
D. Cơ thể có hình thái thay đổi ít nhiều, không có giai đoạn ngừng cử động, ít thay đổi về hoạt động sinh lí.
Câu 11. Hoocmon thúc đẩy sự ra hoa được gọi là:
A. Gibêrêlin.	B. Phitôrôm.	C. Auxin.	D. Florigen
Câu 12. Đặc trưng của sinh sản hữu tính là:
A. Có sự phát triển của phôi, thai.
B. Có sự hình thành và hợp nhất của hai loại giao tử đực và cái.
C. Có sự tham gia của tính đực và cái.
D. Có sự tổng hợp vật chất di truyền ở con.
II. Tự luận.
Câu 1. Mô tả quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi ở thực vật?
Câu 2. Trình bày các bước tiến hành thí nghiệm phát hiện hướng trọng lực của cây? Kết quả?
Đáp án.
Câu hỏi
Đáp án
A
B
D
C
A
B
B
A
B
D
D
D
Tự luận:
Câu 1. Quá trình hình thành hạt phấn.
- Từ 1 tế bào mẹ (2n) trong bao phấn của nhị hoa qua giảm phân hình thành nên 4 tế bào con.
- Các tế bào con này chưa phải là giao tử đực mà là các tiểu bao tử đơn bào (bao tử đực). Mỗi tế bào(n) là tiểu bao tử đơn bội tiến hành 1 lần nguyên phân để hình thành nên cấu tạo đa bào đơn bội gọi là hạt phấn (thể giao tự đực).
Hạt phấn có 2 tế bào (tế bào bé là tế bào sinh sản và tế bào lớn là tế bào ống phấn) được bao bọc bởi 1 vách chung dày, màu vàng do đó ta thấy hạt phấn có màu vàng (đó là thể giao tử cái).
* Quá trình hình thành túi phôi.
Từ 1 tế bào mẹ (2n) của noãn trong bầu nhụy qua giảm phân hình thành nên 4 tế bào con (n) xếp chồng lên nhau các tế bào con này chưa phải là giao tử mà là các bao tử đơn bội cái (đại bao tử đơn bội). Trong 4 đại bao tử đơn bội đó 3 tế bào xếp phía bên dưới tiêu biến. chỉ còn 1 tế bào sống xót. Tế bào sống này sinh trưởng dài ra hình thành quả trứng (hình ôvan), thực hiện 3 lần nguyên phân tạo nên túi phôi gồm 8 nhân, túi phôi là thể giao tử cái.
Câu 2: 
Chọn các hạt đã có rễ mầm mọc thẳng, dùng ghim cắm xuyên 2 hạt mầm vừa chọn. Cho rễ mầm ở thế nằm ngang hướng ra mép của nút cao su, còn các lá mầm thì hướng vào bên trong. Sau đó, cắt bỏ tận cùng của rễ ở một hạt. Đặt nút cao su lên trên đáy của đĩa đã có nước. Dùng giấy lọc phủ lên lá mầm, hai đầu của giấy lọc nhúng vào nước ở trong đĩa để cây mầm không bị khô. Úng lên đĩa và nút đã ghim cây mầm bằng chuông thủy tinh, rồi đặt trong buồng tối. Sau 1 – 2 ngày, quan sát sự vận động của rễ ở cây mầm còn nguyên rễ và cây mầm đã bị cắt đỉnh rễ. Học sinh rút ra nhận xét về sự vận động của rễ cây mầm và vị trí tiếp nhận kích thích trọng lực ở cây mầm.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe kiem tra hoc ki II khoi 11.doc