Kiểm tra chất lượng học kì II năm học 2010 - 2011 môn: Ngữ văn lớp 12

Kiểm tra chất lượng học kì II năm học 2010 - 2011 môn: Ngữ văn lớp 12

A – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Mục tiêu kiểm tra:

- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình học kỳ II, môn Ngữ Văn lớp 12.

Đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau:

- Biết vận dụng kiến thức về các kiểu văn bản, phương thức biểu đạt và kĩ năng tạo lập văn bản

- Biết huy động các kiến thức văn học và những hiểu biết về đời sống xã hội vào bài viết.

- Rèn kĩ năng tư duy tổng hợp, phân tích cho HS.

B. Hình thức kiểm tra

- Hình thức: Tự luận

- Cách thức tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút

 

doc 6 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1397Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra chất lượng học kì II năm học 2010 - 2011 môn: Ngữ văn lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
 NĂM HỌC 2010 - 2011
Môn : Ngữ văn Lớp 12 
Thời gian : 90 phút ( Không kể thời gian giao đề )
A – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
Mục tiêu kiểm tra:
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình học kỳ II, môn Ngữ Văn lớp 12.
Đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau:
- Biết vận dụng kiến thức về các kiểu văn bản, phương thức biểu đạt và kĩ năng tạo lập văn bản 
- Biết huy động các kiến thức văn học và những hiểu biết về đời sống xã hội vào bài viết.
- Rèn kĩ năng tư duy tổng hợp, phân tích cho HS. 	
B. Hình thức kiểm tra
- Hình thức: Tự luận
- Cách thức tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút
C- MA TRẬN
CHỦ ĐỀ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng ở mức độ thấp
Vận dụng ở mức độ cao
Tổng
Văn
-Văn học nước ngoài. (He – Minh - uê)
Ghi lại nội dung, hình thức của lý thuyết “tảng băng trôi”.
Chỉ ra phần chìm của tảng băng trôi trong “ông già và biển cả”.
0,5
1
0,5
1
20% = 2 điểm
Tiếng Việt
Làm văn
- Nghị luận xã hội.
Viết bài vận dụng nghị luận xã hội về “ích kỷ”
30% = 3 điểm
- Nghị luận văn học.
Viết bài nghị luận văn học về truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” – NMC
Hoặc: Viết bài nghị luận văn học về đoạn trích “đất nước” -NKĐ
1
3,0
1
5,0
 50% = 5điểm 
Tổng
0,5 = 5%
0,5 = 55
3 = 30%
5 = 50%
10 = 100%
D- ĐỀ
I - PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 5,0 điểm)
Câu 1( 2,0 điểm) 
 Anh (chị) hiểu như thế nào về nguyên lí “tảng băng trôi” của Hê-minh-uê ? Hãy chỉ ra phần chìm của “tảng băng trôi” trong đoạn trích tiểu thuyết “ Ông già và biển cả” ( Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục năm 2009, trang 127 )
Câu 2 ( 3,0 điểm)
	Viết bài văn ngắn (khoảng 300 từ) bàn về sự ích kỉ.
II - PHẦN RIÊNG (5,0 điểm )
	Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu ( 3.a hoặc 3.b)
 	Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm)
	Ấn tượng của anh (chị) về một nhân vật trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa ( Nguyễn Minh Châu).
	Câu 3. b. Theo chương trình nâng cao (5,0 điểm)
	Trình bày cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau : 
 “Khi ta lớn lên, Đất Nước đã có rồi
 Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể.
 Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
 Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc 
 Tóc mẹ thì bới sau đầu
 Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn 
 Cái kèo, cái cột thành tên
 Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
 Đất Nước có từ ngày đó”	
	 (Đất Nước- Trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Nâng cao, Tập một, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2009).
------Hết-----
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh : . .SBD : .
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
(Bản hướng dẫn chấm thi gồm 04 trang)
A- Hướng dẫn chung
	- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm.
	- Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án, thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
	- Việc chi tiết hoá điểm số của các ý ( nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng số điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
	- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 ( lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm).
B - Đáp án và thang điểm
I - PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH ( 5,0 điểm)
Câu
ý
Nội dung
Điểm
1
 Anh (chị) hiểu như thế nào về nguyên lí “tảng băng trôi” của Hê-minh-uê ? Hãy chỉ ra phần chìm của “tảng băng trôi” trong đoạn trích tiểu thuyết “ Ông già và biển cả” ( Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục năm 2009, trang 127 )
 2,0
 a
Nguyên lí tảng băng trôi của Hê-minh-uê 
1,0
- Ơnit- Hê- minh-uê nhà văn Mĩ nổi tiếng (1899-1961). Ông là người đề xuất nguyên lí “tảng băng trôi”. Theo Hê-minh-uê, mỗi tác phẩm văn chương phải là một “tảng băng trôi” một phần nổi, bảy phần chìm.
- Nguyên lý tảng băng trôi khiến nhà văn thiên về kỹ thuật tạo nghĩa hàm ẩn. 
- Ông chủ trương nhà văn không xen vào truyện mà để nhân vật tự nói lên. Phương thức nghệ thuật chủ yếu là độc thoại nội tâm.
b
Phần chìm của “tảng băng trôi” trong đoạn trích
1,0
- Con người ta sinh ra không phải để dành cho thất bại, con người chỉ có thể bị huỷ diệt chứ không thể bị đánh bại. 
Hoặc :
- Phải biết dùng đầu óc để suy xét, đưa ra giải pháp hành động và biết chịu đựng nhẫn nại để giành chiến thắng; 
Hoặc : 
- Con cá kiếm đẹp đẽ là hình ảnh biểu tượng cho sự giàu có của thiên nhiên và những ước mơ khát vọng cao đẹp mà con người theo đuổi.
Hoặc : HS có thể tìm những tầng nghĩa khác, nhưng hợp lí vẫn chấp nhận.
 2
Viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ ) bàn về sự ích kỉ.
3,0
a) Yêu cầu về kĩ năng 
 Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt suôn sẻ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b) Yêu cầu về kiến thức
 Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm rõ các ý chính sau :
- Giới thiệu đúng vấn đề nghị luận.
0, 25
- Giải thích : 
+ ích : ích lợi; kỉ : mình; ích kỉ : là chỉ biết nghĩ đến lợi ích của mình. 
0,25
- Biểu hiện của lối sống ích kỉ : người có tính ích kỉ lúc nào cũng chỉ nghĩ đến quyền lợi của cá nhân mình, chăm lo cho lợi ích của mình; Hay đố kị với người khác;
0,5
- Bình luận : 
+ ích kỉ là cái gốc của mọi tính xấu như thờ ơ, vô cảm thiếu trách nhiệm (Chứng minh ),
 + Tác hại : bào mòn nhân cách (chứng minh ).
 + Nguyên nhân : được chiều chuộng; thiếu giáo dục; thiếu ý thức. 
 + Khắc phục : tăng cường giáo dục nhân cách, ý thức trách nhiệm đối với gia đình, cộng đồng.
 + Thái độ đối với người có lối sống ích kỉ : phê phán người có lối sống ích kỉ. 
1.5
- §¸nh gi¸ vÊn ®Ò, rót ra bµi häc rÌn luyÖn lèi sèng ®Ñp. 
0,5
II – PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
3.a
Theo chương trình chuẩn 
	ấn tượng của anh (chị) về một nhân vật trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa ( Nguyễn Minh Châu).
5,0
a) Yêu cầu về kĩ năng
 Biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm văn xuôi. Kết cấu chặt chẽ, lô gích, diễn đạt suôn sẻ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
b) Yêu cầu về kiến thức
- Đây là một dạng đề mở. Thí sinh cần vận dụng những kiến thức về tác giả, tác phẩm để làm. 
- Thí sinh có thể chọn một trong năm nhân vật để trình bày ấn tượng của mình : người đàn bà làng chài, người đàn ông, phóng viên Phùng – người kể chuyện ; Đẩu, bé Phác. Song chọn nhân vật nào, thí sinh cũng cần làm rõ các ý chính và cách cho điểm như sau :
+ Giới thiệu được tác giả, tác phẩm, ấn tượng về nhân vật (0,5 điểm)
+ Phân tích được các đặc điểm do nhân vật gợi nên (2,5 điểm) 
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật (1,0 điểm)
+ Những nhận xét, đánh giá về nhân vật (0,5 điểm)
+ Khái quát đặc điểm của nhân vật ; tư tưởng nhân văn của tác giả (0, 5điểm).
- Có thể thí sinh chỉ chọn một đặc điểm nào đó của nhân vật để phân tích, nhưng sự phân tích sâu sắc, lí giải thoả đáng thì giám khảo cần vận dụng linh hoạt đáp án, biểu điểm để đánh giá bài làm của thí sinh. 
- Ví dụ : chọn người đàn bà hàng chài
c) Người đàn bà hàng chài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, ấn tượng chung về người đàn bà hàng chài.
 - Ngoại hình : chân dung của người đàn bà được tái hiện qua lời kể, tả :
+ Có tuổi : người đàn bà trạc ngoài bốn mươi tuổi.
+ Xấu xí : thân hình cao lớn, đường nét thô kệch; Khuôn mặt rỗ; mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới , tái ngắt và dường như đang buồn ngủ. 
+ Nghèo khổ : áo bạc phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng.
 -> Những chi tiết nhà văn kể và miêu tả cho ta thấy chân dung của một người đàn bà làng chài xấu xí, nghèo khổ, lam lũ vất vả vì cuộc mưu sinh. 
+ Sắc sảo : xấu xí, nghèo khổ nhưng người đàn bà ấy vẫn để lộ ra cái sắc sảo để kích thích trí tò mò của hai nhân vật Phùng, Đẩu “đôi mắt nhìn thấu suốt cả cuộc đời”. 
0,5
0,5
Số phận : bất hạnh
- Cuộc sống nghèo khó :
+ Con đông: cả gia đình mười một người ở trên một chiếc thuyền.
+ Đói khổ : ngày đói phải ăn xương rồng luộc chấm muối.
- Cùng chồng vật lộn vì mưu sinh nhưng vẫn bị chồng đánh đập tàn nhẫn : ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. 
0,5
Tính cách, phẩm chất 
- Yêu thương con : 
+ Nhẫn nhục cam chịu vì con.
Giấu con không cho con biết mình bị chồng hành hạ.
Xin chồng không đánh mình ở trên thuyền.
Đau đớn khi đứa con đánh bố.
Xấu hổ, nhục nhã vì đánh mất niềm tin ở con.
+ Hạnh phúc khi thấy con được ăn no.
 ® tình mẫu tử sâu nặng.
- Bao dung, độ lượng:
+ Không oán giận chồng. 
+ Xin quý toà đừng bắt bỏ chồng.
- Có cái nhìn sâu sắc về vai trò, vị trí của người chồng trong cuộc sống gia đình :
+ Thấu hiểu nỗi khổ của chồng.
+ Sự cần thiết có người chồng trong cuộc sống gia đình.
Đó là vẻ đẹp trong tâm hồn của người đàn bà làng chài và cũng là cái nhìn sâu sắc của nhà văn về người lao động. 
1,5
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: dùng lời kể, tả, đối thoại để khắc hoạ tính cách, phẩm chất của nhân vật (chứng minh).
1,0
- Nhận xét, đánh giá : qua tác phẩm, tác giả đã khắc hoạ rõ nét những phẩm chất tốt đẹp của người đàn bà hàng chài : giàu tình yêu thương, đức hy sinh, lòng vị tha. Đó là vẻ đẹp lẩn khuất giữa cuộc sống lam lũ đời thường. 
0,5
- Khẳng định vẻ đẹp của người đàn bà hàng chài; tư tưởng nhân văn của tác giả. 
0,5
3.b
Cảm nhận về một đoạn thơ trong Đất Nước ( Nguyên Khoa Điềm).
5,0
a) Yêu cầu về kĩ năng
Biết vận dụng kĩ năng nghị luận về một đoạn thơ. Diễn đạt suôn sẻ, dùng từ, đặt câu chính xác, không mắc lỗi chính tả.
b) Yêu cầu kiến thức
 Trên cơ sở những hiểu biết về trường ca Mặt đường khát vọng, đặc biệt là đoạn trích Đất Nước, thí sinh trình bày những cảm nhận riêng về đoạn thơ. Nhưng cần đảm bảo các ý chính sau :
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, về vị trí đoạn thơ.
- Cảm nhận chung : 
+ Tư tưởng “Đất nước của nhân dân” chi phối cách cảm nhận của nhà thơ về đất nước, chi phối các yếu tố nghệ thuật để biểu đạt tư tưởng đó. 
- Về nội dung :
+ Đoạn thơ mở đầu, được xem như là một cách định nghĩa của nhà thơ về đất nước(định nghĩa theo cách riêng của nhà thơ). Đất nước không ở đâu xa mà ở ngay trong cuộc sống của mỗi gia đình từ lời kể chuyện của mẹ (Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể), đến miếng trầu bà ăn (Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn), cho đến các phong tục tập quán quen thuộc (Tóc mẹ thì bới sau đầu); từ tình nghĩa thuỷ chung của cha mẹ (Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn) đến hạt gạo ta ăn hàng ngày (Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã, giần, sàng) tất cả đều làm nên đất nước. 
+ Sự cảm nhận về đất nước mới mẻ : đất nước được cắt nghĩa bằng các yếu tố văn hoá dân gian ( So sánh cách cảm nhận về đất nước của một số nhà thơ như Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, hoặc các nhà thơ cùng thời) để thấy sự cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước. 
- Nghệ thuật :
+ Lựa chọn những hình ảnh tự nhiên, bình dị. Đó là những hình ảnh được chắt lọc từ kho tàng văn học dân gian; cách sử dụng hình ảnh thơ linh hoạt, sáng tạo làm cho đất nước trở nên gần gũi, thân thiết trong cuộc sống của mỗi con người.
+ Giọng thơ suy tư : thường tự đặt ra câu hỏi, rồi tự trả lời.
0,5
0,5
2,0
1,0
- Nhận xét, đánh giá :
+ Đoạn thơ thể hiện cái nhìn mới mẻ của nhà thơ về đất nước.
+ Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Khoa Điềm : giàu chất suy tư, giàu vốn văn hoá dân gian. 
0,5
c
 - Khẳng định giá trị nội dung, tư tưởng và nghệ thuật của đoạn thơ.
0,5
* Lưu ý : Câu 2, 3 thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo yêu cầu chung của bài văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học và các ý đã nêu trong hướng dẫn chấm; lập luận chặt chẽ, không mắc quá 3 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu mới cho điểm tối đa. 
----- -------Hết ------------

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem tra hoc ki II, 12, NC.doc