Kĩ năng làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn

Kĩ năng làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn

1. Bên cạnh kiến thức, cần chú trọng kĩ năng làm bài.

Muốn đạt điểm cao môn Ngữ văn, trước hết, thí sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản của chương trình lớp 12 THPT và cấu trúc đề thi tốt nghiệp. Các em nên ôn tập đều ở tất cả các phần, các bài, không nên học tủ.

Tuy nhiên, Ngữ văn là bộ môn đặc thù. Vì thế, thí sinh còn phải chú trọng đến kĩ năng làm bài cơ bản: kĩ năng phân tích đề, tìm ý, triển khai ý, mở bài, kết bài, chuyển đoạn, trình bày, diễn đạt Cần đặc biệt chú trọng:

- Kĩ năng làm các kiểu câu giới thiệu sự nghiệp, phong cách nghệ thuật, quan niệm văn chương của tác giả; hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề của tác phẩm (câu 2 điểm);

- Kĩ năng làm văn nghị luận xã hội: nghị luận về một hiện tượng trong đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý (câu 3 điểm);

- Kĩ năng nghị luận một tác phẩm (đoạn trích) văn xuôi hoặc thơ (câu 5 điểm).

 

doc 2 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1407Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kĩ năng làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kĩ năng làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn
Thạc sĩ Trần Cảnh Huy – Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành - chia sẻ một số bí quyết ôn và thi tốt môn Ngữ văn trong kì thi Tốt nghiệp THPT.
1. Bên cạnh kiến thức, cần chú trọng kĩ năng làm bài. 
Muốn đạt điểm cao môn Ngữ văn, trước hết, thí sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản của chương trình lớp 12 THPT và cấu trúc đề thi tốt nghiệp. Các em nên ôn tập đều ở tất cả các phần, các bài, không nên học tủ. 
Tuy nhiên, Ngữ văn là bộ môn đặc thù. Vì thế, thí sinh còn phải chú trọng đến kĩ năng làm bài cơ bản: kĩ năng phân tích đề, tìm ý, triển khai ý, mở bài, kết bài, chuyển đoạn, trình bày, diễn đạt Cần đặc biệt chú trọng:
- Kĩ năng làm các kiểu câu giới thiệu sự nghiệp, phong cách nghệ thuật, quan niệm văn chương của tác giả; hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề của tác phẩm (câu 2 điểm); 
- Kĩ năng làm văn nghị luận xã hội: nghị luận về một hiện tượng trong đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý (câu 3 điểm);
- Kĩ năng nghị luận một tác phẩm (đoạn trích) văn xuôi hoặc thơ (câu 5 điểm). 
2. Mở bài nhanh, kết bài gọn.
Đây là hai đoạn văn quan trọng nhất của bài văn. Vì thế, học sinh cần mở nhanh và kết gọn để tạo ấn tượng cho người đọc. Các bạn đã thi học sinh giỏi cũng không nên mất quá nhiều thời gian vào việc mở và kết bài. Quan trọng nhất là:
- Mở bài phải bám sát được yêu cầu về nội dung và phạm vi của vấn đề; 
- Kết bài phải khái quát lại và nâng cao hơn vấn đề đã giải quyết ở thân bài. 
Các em cần phải viết đủ 3 mở bài, 3 kết bài. Độ dài của mỗi mở và kết bài tương ứng với điểm số và lượng thời gian: câu 2 điểm khoảng 2 - 3 dòng; câu 3 điểm khoảng 3 - 4 dòng; câu 5 điểm khoảng 5 - 7 dòng. 
Có nhiều cách mở và kết bài, nhưng đơn giản và hiệu quả nhất là cách mở bài nêu: tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận. Các em cũng có thể lấy ngay hoàn cảnh ra đời hoặc ý nghĩa nhan đề của tác phẩm làm mở bài. Những cách mở bài này vừa nhanh, gọn, lại vừa bám sát yêu cầu của đề.
3. Tìm đúng và sắp xếp triển khai ý hợp lý.
Trong kì thi Tốt nghiệp, bài văn đạt điểm cao phải có một hệ thống ý (luận điểm) đầy đủ, chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu của đề, được thể hiện qua một hình thức trình bày và diễn đạt trong sáng, rõ ràng, khéo léo, có hình ảnh và cảm xúc. 
Để tìm ý cần dựa vào yêu cầu của đề bài, kết hợp với kiến thức mà các em đã học, hoặc đã đọc. 
Sau đó, thí sinh cần nắm chắc cách triển khai luận điểm trong bài văn nghị luận: xác định ý chính, ý phụ; xác định mối quan hệ qua lại giữa các ý trong hệ thống; sắp xếp ý theo một trình tự hợp lí và có ý nghĩa nhất. 
4. Dựng và liên kết đoạn văn khéo léo.
Một bài văn thực chất là các đoạn văn liên kết với nhau nhằm giải quyết yêu cầu của đề bài. Vì thế, các em nên viết mỗi ý thành đoạn văn có câu chủ đề như quy nạp, diễn dịch, tổng - phân -  hợp 
Cũng cần xác định mức độ trình bày đối với mỗi ý: Ý nào quan trọng, cần viết dài hơn, triển khai kĩ lưỡng hơn; ý nào phụ, có thể trình bày ngắn gọn bằng cách lướt qua hoặc nêu tóm tắt.
Khi hết một ý, chuyển sang ý khác, cần có câu chuyển ý (chuyển đoạn) nhằm khép lại ý đã viết và mở ra một ý mới. Câu chuyển ý rất quan trọng, đảm bảo cho ý văn liền mạch, thống nhất và nhuần nhuyễn. 
5. Nêu và xử lý dẫn chứng tinh tế.
Dẫn chứng rất quan trọng với văn nghị luận. Tuy nhiên, bài văn không phải là sự liệt kê các dẫn chứng, chi tiết, hình ảnh; cũng không phải là nơi kể lại tác phẩm. 
Trước khi nêu dẫn chứng, cần có lời dẫn, lời giới thiệu khéo léo về dẫn chứng. Lời dẫn này nên kết hợp với lời bình, với cảm nhận về dẫn chứng để làm nổi bật ý của bài văn. Cũng có thể phân tích và bình giảng sau khi đã trích dẫn chứng, miễn là làm nổi bật được ý văn cần thể hiện. 
Việc phân tích chi tiết, hình ảnh và cảm nhận dẫn chứng thể hiện năng lực tư duy và cảm thụ văn học của người viết và quyết định điểm số của bài văn.
6. Diễn đạt và trình bày. 
Để đạt điểm cao, thí sinh cần chú ý cách diễn đạt và hình thức trình bày bài văn:
- Bố cục ba phần của bài văn phải được thể hiện rõ ràng.
- Khi xuống dòng, chữ đầu tiên phải viết hoa và lùi vào đều nhau (khoảng 1/5 - 1/4 dòng). Cách trình bày này vừa giúp bài văn sạch đẹp, các ý nổi bật hơn, người chấm không thể bỏ sót ý. 
- Tránh tẩy xóa trong bài viết. Khi bắt buộc phải bỏ phần vừa viết, cách tốt nhất là dùng thước kẻ gạch đè lên. Tuyệt đối không dùng bút xóa, không gạch bằng tay, không dùng các móc ngoặc để đánh dấu đoạn văn bỏ đi và viết thêm chữ “sai” hay “bỏ” ở bên cạnh.
- Chữ viết sạch, đẹp, rành mạch, sáng sủa, đúng chuẩn mực chính tả cũng là một lợi thế để bài văn có điểm cao hơn. Tuyệt đối không được viết tắt, viết thiếu nét, thiếu dấu, viết hoa tự do, viết ngọng, viết sai chính tả.
- Các em cần phải diễn đạt đúng ngữ pháp. Nếu chưa giỏi diễn đạt, hãy viết các câu văn ngắn, ít thành phần để tránh mắc lỗi ngữ pháp. Để diễn đạt hay, cần sử dụng linh hoạt các kiểu câu, hình ảnh, các phép tu từ, chuyển nghĩa để lời văn có cảm xúc và chất văn. 

Tài liệu đính kèm:

  • docKInh nghiem lam bai thi mon Ngu van.doc