Ki ểm tra học kì II môn Sinh học 12

Ki ểm tra học kì II môn Sinh học 12

Câu 1: Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể ?

A. Mật độ B. Tỉ lệ đực cái C. Cấu trúc tuổi D. Độ đa dạng

Câu 2: Khi mật độ quần thể tăng quá cao có hiện tượng tiêu diệt lẫn nhau giữa các cá thể trong quần thể. Điều này là do :

A. Cạnh tranh B. Ô nhiễm C. Dịch bệnh D. Di cư

Câu 3: Đặc trưng nào chi phối các đặc trưng khác của quần thể ?

A. Tỉ lệ đực, cái B. Khả năng sinh sản C. Mật độ cá thể D. Mức tử vong

Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây không đúng với khái niệm quần thể ?

A. Nhóm các thể cùng loài có lịch sử phát triển chung. C. Kiểu gen đặc trưng và ổn định B. Tập hợp các cá thể ngẫu nhiên nhất thời D. Có khả năng sinh sản

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1565Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ki ểm tra học kì II môn Sinh học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT KINH MÔN II
KI ỂM TRA HỌC K Ì II
MÔN SINH HỌC 12
Thời gian 45 phút
ĐỀ 1:Chọn đáp án đúng và điền vào chỗ trống
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
TL
CÂU
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
TL
Câu 1: Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể ?
A. Mật độ	B. Tỉ lệ đực cái	C. Cấu trúc tuổi	D. Độ đa dạng
Câu 2: Khi mật độ quần thể tăng quá cao có hiện tượng tiêu diệt lẫn nhau giữa các cá thể trong quần thể. Điều này là do :
A. Cạnh tranh	B. Ô nhiễm	C. Dịch bệnh	D. Di cư
Câu 3: Đặc trưng nào chi phối các đặc trưng khác của quần thể ?
A. Tỉ lệ đực, cái B. Khả năng sinh sản C. Mật độ cá thể D. Mức tử vong
Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây không đúng với khái niệm quần thể ?
A. Nhóm các thể cùng loài có lịch sử phát triển chung. C. Kiểu gen đặc trưng và ổn định B. Tập hợp các cá thể ngẫu nhiên nhất thời	D. Có khả năng sinh sản
Câu 5: Quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong quần thể là :
A. cộng sinh và hội sinh B. cạnh tranh và hợp tác. C. hỗ trợ và cạnh tranh	D. hỗ trợ và hợp tác.
Câu 6: Tập hợp nào sau đây được xem là quần thể ?
A. Một tổ kiến B. Một bể cá cảnh C. Một lồng gà	 D. Một chậu hoa mười giờ
Câu 7: Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi : trước sinh sản, sinh sản, sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi :
A. nhóm đang sinh sản	B. nhóm sau sinh sản
C. nhóm trước sinh sản và đang sinh sản	D. nhóm đang sinh sản và sau sinh sản
Câu 8: Mật độ quần thể được coi là tính chất đặc trưng cơ bản nhất của quần thể, vì mật độ quần thể có ảnh hưởng đến yếu tố nào dưới đây ?
A. Mức độ lây lan của vật kí sinh
B. Mức độ sử dụng nguồn sống và nơi ở
C. Khả năng gặp nhau của các cá thể đựcvà cái trong mùa sinh sản
D. Tất cả đều đúng.
Câu 9: Một quần thể ếch đồng có số lượng tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô. Đây là kiểu biến động
A. không theo chu kì B. theo chu kì nhiều năm C. theo chu kì mùa	 D. theo chu kì tuần trăng
Câu 10: Giun sán sống trong ruột lợn là biểu hiện mối quan hệ
A. hợp tác	B. hội sinh	C. cộng sinh	D. kí sinh - vật chủ
Câu11: Quần xã là :
A. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, gắn bó với nhau như một thể thống nhất, thích nghi với môi trường sống.
B. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khu vực, vào một thời điểm nhất định.
C. một tập hợp các sinh vật cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định.
D. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.
Câu 12: Hiện tượng khống chế sinh học dẫn tới:
A. làm cho một loài bị tiêu diệt.	B. mất cân bằng trong quần xã
C. trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.	D. làm cho quần xã chậm phát triển.
Câu 13: Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm là hiện tượng :
A.đấu tranh sinh tồn B.khống chế sinh học. C.cạnh tranh cùng loài. D.cạnh tranh giữa các loài.
Câu 14: Quan hệ giữa 2 loài sống chung với nhau và cả hai đều có lợi, khi sống tách riêng chúng vẫn tồn tại được thuộc mối quan hệ:
A. cộng sinh	B. hợp tác	C. hội sinh	D. cạnh tranh
Câu 15: Hai loài ếch sống trong một hồ nước, số lượng của loài A hơi giảm còn số lượng loài B giảm rất mạnh. Quan hệ giữa 2 loài ếch chứng minh cho mối quan hệ:
A. cạnh tranh	B. hãm sinh	C. hội sinh	D. con mồi – vật dữ
Câu 16: Mối quan hệ nào sau đây thuộc quan hệ con mồi – vật ăn thịt?
A. cỏ dại và lúa trong ruộng lúa	B. thỏ và chó sói trong rừng
C. giun sán sống trong cơ thể lợn	D. vi khuẩn lam và các loài động vật thủy sinh
Câu 17: Khả năng nào trong số các khả năng dưới đây có thể là nguyên nhân dẫn tới sự phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã là:
A. mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau khác nhau	B. mỗi loài ăn một loại thức ăn.
C. mỗi loài kiếm ăn vào một thời điểm khác nhau trong ngày. D. tất cả các khả năng trên.
Câu 18: Trong mùa sinh sản, tu hú thường hay hất trứng của chim chủ để đẻ trứng của mình vào đó. Vậy tú hú và chim chủ có mối quan hệ:
A. cạnh tranh nơi đẻ B. hợp tác tạm thời trong mùa sinh sản C. hãm sinh	 D. hội sinh
Câu 19: Các quần xã sinh vật vùng nhiệt đới hoạt động theo chu kỳ:
A. ngày đêm.	B. năm.	C. mùa.	D. nhiều năm
Câu 20: Quan hệ giữa 2 ( hay nhiều) loài sinh vật, trong đó tất cả các loài đều có lợi, song mỗi bên chỉ có thể tồn tại được dựa vào sự hợp tác của bên kia là mối quan hệ:
A. cộng sinh	B. hợp tác	C. hội sinh	D. hãm sinh
Câu 21: Mức độ đa dạng của quần xã không phụ thuộc vào:
A. mức độ thay đổi của các nhân tố môi trường vô sinh C. mối quan hệ vật ăn thịt- con mồi B. sự cạnh tranh trong loài D. cạnh tranh giữa các loài
Câu 22: Phong lan sống bám trên thân cây gỗ là mối quan hệ:
A. hội sinh	B. hợp tác	C. cộng sinh	D. cạnh tranh
Câu 23: Các đặc trưng cơ bản của quần xã là:
A. thành phần loài, tỉ lệ nhóm tuổi, mật độ.
B. thành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong.
C. độ phong phú, sự phân bố các sá thể trong quần xã.
D. thành phần loài, sự phân bố các cá thể trong quần xã, quan hệ dinh dưỡng của các nhóm loài
Câu 24: Diên thế sinh thái được hiểu là
A.Sự biến đổi cấu trúc của quần thể	C.Mở rộng vùng phân bố
B.Sự thay đổi quần xã nay bằng quần xã khác	 D.Thu hẹp vùng phân bố
C âu 25:Xu hướng chung của diễn thế nguyên sinh là
A.T ừ quần xã già đến quần xã trẻ	C.Từ quần xã trẻ đến quần xã già
B.Từ chưa có đến có quần xã	D.Không xác định
C âu 26:Cho chuỗi thức ăn sau: Lúa	 Châu chấu	 Ếch	 Rắn	 Đại bàng.Tiêu diệt mắt xích nào gây hậu quả lớn nhất.
A.Châu chấu B.Rắn 	C.Lúa 	D. Đaị bàng	
Câu 27: Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do:
A. số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh. B. sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
C. số lượng cá thể nhiều.	 D. có khả năng tiêu diệt các loài khác.
Câu 28: Quan hệ giữa giun sống trong ruột lợn và lợn là quan hệ :
A. kí sinh – vật chủ B. con mồi – vật ăn thịt C. ức chế - cảm nhiễm	 D. cạnh tranh
Câu 29: Quan hệ giữa cỏ dại và lúa trong ruộng lúa là quan hệ:
A. hợp tác	B. hội sinh	C. ức chế - cảm nhiễm	 D. cạnh tranh
Câu 30: Trong cùng một thuỷ vực, ngưòi ta thường nuôi ghép các loài cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, rô phi, cá chép để:
A. tận dụng tối đa nguồn thức ăn có trong ao.	 B. tăng tính đa dạng sinh học trong ao.
C. thoả mãn nhu cầu thị hiếu khác nhau của người tiêu thụ. D. thu được nhiều sản phẩm có giá trị khácnhau.

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem tra HK II.doc