Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975

Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975

KHUYNH HƯỚNG SỬ THI VÀ CẢM HỨNG LÃNG MẠN

TRONG VHVN GIAI ĐOẠN 1945 - 1975

1/ Nền văn học chủ yếu được sáng tác theo khuynh hướng sử thi

a/ Thế nào là một tác phẩm được sáng tác theo khuynh hướng sử thi

*/ Sử thi anh hùng là

*/ Tác phẩm được sáng tác theo khuynh hướng sử thi là tác phẩm:

- Đề tài có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân, liên quan đế những vấn đề sống còn của cả cộng đồng dân tộc.

- Nhân vật được ca ngợi là những người anh hùng sống chết vì Tổ quốc, vì Cách mạng

- Mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng : Số phận cá nhân, chuyện đời tư thường ít được đặt ra. Nếu có nói đến chẳng qua cũng để nhấn mạnh thêm trách nhiệm và tình cảm của người anh hùng đối với cộng đồng (hi sinh quyền lợi, hạnh phúc cá nhân vì lợi ích chung)

 

doc 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 35796Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHUYNH HƯỚNG SỬ THI VÀ CẢM HỨNG LÃNG MẠN
TRONG VHVN GIAI ĐOẠN 1945 - 1975
1/ Nền  văn học chủ yếu được sáng tác theo khuynh hướng sử thi
a/ Thế nào là một tác phẩm được sáng tác theo khuynh hướng sử thi
*/ Sử thi anh hùng là 
*/ Tác phẩm được sáng tác theo khuynh hướng sử thi là tác phẩm:
- Đề tài có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân, liên quan đế những vấn đề sống còn của cả cộng đồng dân tộc.
- Nhân vật được ca ngợi là những người anh hùng sống chết vì Tổ quốc, vì Cách mạng
- Mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng : Số phận cá nhân, chuyện đời tư thường ít được đặt ra. Nếu có nói đến chẳng qua cũng để nhấn mạnh thêm trách nhiệm và tình cảm của người anh hùng đối với cộng đồng (hi sinh quyền lợi, hạnh phúc cá nhân vì lợi ích chung)
- Lời văn sử thi thường trang trọng và đẹp một cách tráng lệ hào hùng.
b/ Tại sao nền văn học giai đoạn này lại chủ yếu sáng tác theo khuynh hướng sử thi ?
- Ra đời và phát triển trong cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại, văn học giai đoạn này phải đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng ác liệt và kéo dài suốt 30 năm.
- Trước những thử thách to lớn của cuộc chiến tranh, mỗi con người đều phải vươn lên nhưnhững anh hùng và đều phải có ý thức nhân danh cộng đồng mà suy nghĩ và hành động
c/ Những tác giả, tác phẩm tiêu biểu :
- Thơ : Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Chính Hữu, Xuân Diệu, Nguyễn Khoa Điềm, Lê Anh Xuân
- Văn xuôi : Nguyễn Đình Thi (Xung kích, Vỡ bờ ); Tô Hoài (Tây Bắc); Nguyên Ngọc (Đất nước đứng lên, Rừng xà nu); Nguyễn Thi (Người mẹ cầm súng, Những đứa con trong gia đình); Nguyễn Khải (Họ sống và chiến đấu) 
d/ Biểu hiện của khuynh hướng sử thi:
*/ Đều phản anh và cổ vũ cho cuộc đấu tranh vì Độc lập tự do của Tổ Quốc.
*/ Những tình cảm được thể hiện chủ yếu là tình cảm đối với đất nước với nhân dân với Đảng với lãnh tụ, là tình đồng chí, tình quân dân.
*/ Nhân vật chủ yếu đều là những con người ở mũi nhọn của cuộc chiến đấu anh hùng. Họ có thể là lãnh tụ, chiến sĩ cách mạng, là anh bộ đội, anh giải phóng quân, cô du kích là mẹ như Mẹ Tơm, Mẹ Suốt; là chị như chị Trần Thị Lý, chị Út Tịch, chị Sứ  hoặc là các em thiếu nhi như em Lượm, em Hòa (Tố Hữu); em Lũy (Xung kích); em Bé (Mẹ vắng nhà )
– Tất cả đề là những anh hùng sẵn sàng hi sinh vì Tố quốc vì Cách Mạng
*/ Những con người ấy được thể hiện trong văn học không phải chỉ với tư cách cá nhân mà họ còn đại diện cho cộng đồng.
Cho nên Nguyên Ngọc đặt tên cho tác phẩm của mình khi viết về anh hùng Đinh Núp là “Đất nước đứng lên”; Tố Hữu gọi chị Trần Thị Lý là “Người con gái Việt nam”, với lời thơ thật trang trọng hình ảnh thơ thật chói lọi :
Em là ai cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em là mây hay là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm đông
Thịt da em là sắt hay là đồng.
- Lê Anh Xuân viết về anh giải phong quân hi sinh trên đường băng Tân Sơn Nhất cũng không thể hiện anh như một con người cá nhân “Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ – Anh chẳng để lại gì cho riêng anh trước lúc lên đường – Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ”. Anh – hình ảnh tiêu biểu  cho chiến sĩ giải phóng quân nói chung. Và bằng những từ ngữ trang trọng tráng lệ, Lê Anh Xuân đã dựng lên bức tượng đài kĩ vĩ của dân tộc Việt  Nam thời đại chống Mĩ và thắng Mĩ.
*/ Khuynh hướng sử thi không chỉ thể hiện ở một số tác phẩm thơ văn nào đấy mà nó được thể hiện hầu hết ở các thể loại, từ truyện kí, kịch bản sân khấu đến thơ trữ tình; không phải chỉ ở những cuốn tiểu thuyết lớn hay những thiên trường ca mà cả những truyện ngắn, truyện vừa, bút kí, thậm chí cả những vần thơ tứ tuyệt :
Chống gậy lên non xem trận địa
Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây
Quân ta khí mạnh nuốt ngưu đẩu
Thề diệt xâm lăng lũ sói cầy. (Hồ Chí Minh)
*/ Giọng điệu cơ bản của sử thi : là ca ngợi, khẳng định, cổ vũ, tự hào:
Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ
Đất anh hùng của thế khỉ 20 ( Tố Hữu )
Hay :
Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm
Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng          ( CLV )
Văn học sử thi 1945 – 1975 là một hiện tượng độc đáo có tính chất lịch sử. Nó nối tiếp dòng văn học yêu nước từ bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi và nhất là thơ văn Cách mang đầu thế kỉ. Có thể nói mỗi khi có cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, giải phóng nhân dân, đất nước thì văn học sử thi lại xuất hiện như một biểu hiện thẩm mĩ của ý thức dân tộc và cộng đồng.
2/ Nền văn học được sáng tác theo cảm hứng lãng mạn:
a/ Thế nào là cảm hứng lãng mạn trong văn học 45 – 75:
- Cảm hứng lãng mạn khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và hướng về lí tưởng, về tương lai.
- Cảm hứng lãng mạn trong văn học 1945 – 1975 là cảm hứng lãng mạn tích cực, cảm hứng lãng mạn cách mạng. Nó giúp con người ta vượt lên trên cuộc sống gian khổ và ác liệt mà hướng về tương lai chiến thắng, về cuộc sống hạnh phúc và xây dựng chủ nghĩa xã hội sau chiến tranh.
b/ Tại sao văn học giai đoạn này lại sáng tác theo cảm hứng lãng mạn ?
- Đứng trước giai đoạn khó khăn nhất của lịch sử, sự tồn vong của dân tộc, sự ác liệt đến tàn khốc của chiến tranh, không cho phép con người ở giai đoạn lịch sử này sống bằng lợi ích cá nhân, bằng thực tại thiếu thốn và gian khổ. Mà họ chỉ có thể sống bằng lịch sử, bằng lí tưởng bằng tương lai huy hoàng của Độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội.
c/ Biểu hiện:
- Các tác phẩm văn xuôi : Cảm hứng lãng mạn được thể hiện ở hướng vận động của cốt truyện, của số phận nhân vật của dòng suy tưởng, người cầm bút đi từ bóng tối ra ánh sáng, từ gian khổ đến niềm vui, từ hiện tại khó khăn đến tương lai đầy hứa hẹn.
(Rừng xà nu, Vợ chồng Aphủ, Vợ nhặt đều có kết thúc tốt đẹp)
- Thơ ca :
+ Cảm hứng lãng mạn thường tắm lên cảnh vật và lòng người màu sắc của ngày mai tươi sáng :              Đã nghe gió ngày mai thổi lại
 Đã nghe hồn thời đại bay cao (Bài ca xxuân 61)
–> tin tưởng vào tương lai, lạc quan yêu đời
+ Từ thực tế được nhân lên với kích thước của lí tưởng (dẫn chứng )
+ Viết về anh bộ đội trong kháng chiến chống Pháp, cô du kích, anh giải phóng quân trong kháng chiến chống Mĩ, tác tác giả đều miêu tả trong ánh hào quang thần kì của lãng mạn thần thoại (dẫn chứng )
III/ Kết luận

Tài liệu đính kèm:

  • docKHUYNH HƯỚNG SỬ THI VÀ CẢM HỨNG LÃNG MẠN.doc