Khái quát kiến thức Nghị luận văn học

Khái quát kiến thức Nghị luận văn học

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

I. PHẦN ÔN KIẾN THỨC CƠ BẢN :

1. KIẾN THỨC NGHỊ LUÂN XH ( VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ)

a) . Tìm hiểu khái quát về dạng đề:

Đây là dạng đề thường đề cập đến những vấn đề đạo đức , thế giới quan , nhân sinh quan, các mối quan hệ xã hội .chẳng hạn như : sự yêu ghét, lí tưởng con người, tốt- xấu, tình cảm bạn bè, gia đình Người viết cần phân tích , trình bày suy nghĩ, quan điểm cá nhân, đưa ra những tình cảm , thái độ cần có đối với mỗi vấn đề.

b) . Mục đích – yêu cầu :

Để làm tốt dạng đề này, HS cần nắm rõ các chuẩn mực đạo đức XH, có sự hiểu biết các luồng tư tưởng, quan điểm. Đặc biệt , người viết phải có lập trường vững chắc, tỉnh táo trong việc bác bỏ các quan điểm sai và đề xuất những ý kiến đúng.

C . Cách làm cụ thể :

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1388Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Khái quát kiến thức Nghị luận văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I. PHẦN ÔN KIẾN THỨC CƠ BẢN :
1. KIẾN THỨC NGHỊ LUÂN XH ( VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ)
a) . Tìm hiểu khái quát về dạng đề:
Đây là dạng đề thường đề cập đến những vấn đề đạo đức , thế giới quan , nhân sinh quan, các mối quan hệ xã hội.chẳng hạn như : sự yêu ghét, lí tưởng con người, tốt- xấu, tình cảm bạn bè, gia đìnhNgười viết cần phân tích , trình bày suy nghĩ, quan điểm cá nhân, đưa ra những tình cảm , thái độ cần có đối với mỗi vấn đề.
b) . Mục đích – yêu cầu :
Để làm tốt dạng đề này, HS cần nắm rõ các chuẩn mực đạo đức XH, có sự hiểu biết các luồng tư tưởng, quan điểm. Đặc biệt , người viết phải có lập trường vững chắc, tỉnh táo trong việc bác bỏ các quan điểm sai và đề xuất những ý kiến đúng.
C . Cách làm cụ thể :
Người viết chú ý các bước sau :
	- Giải thích vấn đề được đề cập đến trong câu tục ngữ ,câu danh ngôn, câu thơ, khổ thơGiải thích nghĩa đen , từ đó suy ranghĩa bóng (nếu có) ; giải thích các từ ngữ quan trọng. Sau đó trả lời câu hỏi : Vấn đề cần nghị luận là gì ? Quan điểm của dân gian ( nếu là tục ngữ), danh nhân ( nếu là danh ngôn), của nhà thơ , nhà văn ( nếu là ý thơ, ý văn) là gì ?
	- Tầm quan trọng của vấn đề đối với đời sống XH ( đó là lí do để vấn đề được đưa ra nghị luận ). Tại sao lại như vậy?
	- Phân tích cái đúng , cái chưa đúng của vấn đề .Những biểu hiện của vấn đề trong đời sống , các luồng tư tưởng , quan điểm khác nhau đối với vấn đề. 
	- Khẳng định những quan điểm, tư tưởng tình cảm tích cực đối với vấn đề.
2. KIẾN THỨC NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
a). Tìm hiểu khái quát về dạng đề:
Loại đề này thường đề cập tới những sự kiện , vấn đề bức thiết của đời sống XH , có liên quan mật thiết với cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là sự sinh tồn của con người như môi trường, TNGT, hoà bình , chiến tranhMục đích của những đề bài này là yêu cầu người viết thể hiện những hiểu biết về vấn đề, về mối quan hệ của vấn đề đối vớ đời sống; tính cấp thiết của vấn đề và việc giải quyết vấn đề. Từ đó, người viết đề xuất phương hướng giải quyết.
b) yêu cầu :
Để làm tốt dạng đề này, yêu cầu chúng ta phải có sự quan tâm, hiểu biết nhất định về các mặt của đời sống. Nhất là những sự kiện và vấn đề được dư uận trong nước và thế giới quan tâm.
c). Cách làm cụ thể :
Khi làm bài cần chú ý các bước sau :
- Nêu thực trạng vấn đề : Thực tế đang diễn ra như thế nào? Có ảnh hưởng ra sao đối với đời sống ( tích cực, tiêu cực) ? Thái độ của XH đối với vấn đề ( tích cực, tiêu cực) ? ( chú ý đến tình thực tến XH, địa phương, bản thân. Từ đó làm nổi bật tính cấp thiết phải giải quyết vấn đề).
- Nêu nguyên nhân vấn đề : Đưa ra các nguyên nhân nảy sinh vấn đề, nguyên nhân chủ quan , khách quan, do tự nhiên, o con người?
- Đề xuất phương hướng giải quyết : Từ nguyên nhân nảy sinh vấn đề, đề xuất phương hướng giải quyết (trước mắt, lâu dài) ? chú ý chỉ rõ những việc cần làm, cách thức thực hiện, đòi hỏi sự phối hợp của những lực lượng nào ?
II. NHỮNG ĐỀ TIÊU BIỂU VÀ DÀN Ý THAM KHẢO :
 ĐỀ 1 : Viết bài nghị luận về phương châm “ Học đi đôi với hành” 
DÀN Ý
Mở bài :
 Giới thiệu phương châm “ Học đi đôi với hành” – moat phương pháp học tập hiệu quả , tiến bộ.
Thân bài :
- Giải thích câu nói : “ Học đi đôi với hành” 
+ Học : là quá trình tiếp thu kiến thức của nhân loại.
+ Hành : là thực hành , là quá trình vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Học đi đôi với hành. Nó là hai mặt thống nhất với nhau, bổ sung cho nhau.
+ Chỉ học mà không hành, không áp dụng vào đời sống thực tế -> học vô ích.
+ Chỉ hành mà không học -> không nắm được bản chất của sự vật , hiện tượng, dễ ấu trĩ, duy ý chí.
- Bài học rút ra : Vừa học, vừa hành, giúp nắm vững tri thức lí thuyết, rèn luyện kĩ năng thực tế.
Kết bài :
“ Học đi đôi với hành” là phương pháp học mang lại hiệu quả cao, nên áp dụng sâu rộng vào công việc học tập.
TỪ DÀN Ý ĐẾN BÀI VĂN
Ai cũng biết học tâp là công việc quan trọng theo suốt cuộc đời của mỗi con người. Nhưng không phỉa ai cũng biết cần học như thế nào để đem lại hiệu quả cao. Bằng chứng là kết quả học tập của mọi người lại ở một mức độ khác nhau, thậm chí cùng moat môi trường , cùng moat người thầy dạy dỗ song kết quả lại rất trái ngược nhau. Tuy nhiên, tất cả những người thành công trong học tâp đều tâm đắc với phươngpháp học tập : phương pháp “ Học đi đôi với hành” .
“ Học đi đôi với hành” nghĩa là gì ?
“ Học” là moat quá trình mà ở đó chúng ta tiếp thu kiến thức của nhân loại được sự hướng dẫn của thầy cô. Học cũng có thể là quá trình tự thân vận động. Quá trình ấy gọi là quá trình tự học : Học trong sách vở, học ở tài liệu, học trong cuộc sống. Nội dung học là kiến thức nhân loại được chọn lọc ( được phân thành khoa học tư nhiên và KHXH) cùng với đó là các kĩ năng , kĩ xảo tương ứng. Quá trìnhnày nhằm đến cái đích chung , đó là làm phong phú hiểu biết của con người, giúp phát triển toàn diện nhân cách và đặc biệt , học trang bị cho mỗi con người chúng ta những iến thức, những ĩ năng , những kĩ xảo nghề nghiệp từ đó tham gia vào hoạt động sản xuất của XH, đem đến lợi ích cho bả thân , cho gia đình, cho đất nước. Như vậy, “học” ở đâyđược hiểu là gắn với vấn đề lí thuyết. Người học giỏi thường được hiểu là người nắm nhiều nội dung lí thuyết .
Bên cạnh đó, “ Hành” là thực hành, là quá trình vận dụngkiến thức vào trong cuộc sống, là đem cái đã học được vào thực tế để kiểm tra sự đúng sai hay để làm sinh động nó. “ Hành” có nhiều cấp độ: Bắt chước người khác làm, làm lại những gì còn lưu trong trí nhớ, sáng tạo những cách thức hoạt động mới, “ Hành” được đến đâu, còn tuỳ vào tri thức mà bạn học được phong phú sinh động, sâu sắc bao nhiêu. Công việc của người nông dân trên đồng ruộng rất khác với người kỹ sư nghiên cứu trong phòng. Tương tự, công nhân vận hành máy móc trong nhà máy về bản chất rất khác với nhà khoa học thí ngiệm trong phòng chuyên dụngĐiểm khác ấy chính là mức độ lao động ở mỗi đối tượng.
Ta có thể khẳng định: giữa học và hành, học có tính chất quyết định. Bởi vậy, phải có đủ lí thuyết trước mới đảm bảo thành công công việc. Đó là lí do vì sao ta cần phỉa học giỏi, nắm vững được những kiến thou cần thiết.
Tuy nhiên, không thể tuyệt đối hoá vai trò của học, bởi mục đích cuối cùng mọi nổ lựchọc tập là nhằm giúp mỗi người sống tốt trong xã hội con người. Vì vậy, học cần đi đôi với hành. Chúng là hai mặt thống nhất nhau, bổ sung cho nhau. Bởi như ta biết, nếu chỉ biết lí thuyết mà không hề biết đến thực hành thì lí thuyết Ta học chỉ là lí thuyết cheat,chúng không hề có tác dụng đối với đời sống. Đó là trường hợp nhiếu học sinh VN đi thi học sinh giỏi quốu tế các môn KHTN. Chúng ta làm lí thuyết rất xuất sắc, thậm chí đạt điểm tuyệt đối. Nhưng khi thực hành, trong khi bạn bè quốc tế làm tốt, chúng ta lại không đạt (DC.)
Mặt khác , lí thuyết chúng ta khi đưa vào thực hành lại gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, chúng ta phải biết kết hợp giữa lí thuyết và thực hành . Có như vậy, thì những kiến thức chúng ta được học trở nên sâu hơn, giúp chúng nắm vững nguồn tri thức. Nếu chỉ học mà không thực hành thì tất cả chỉ là lí thuyết. Chính vì vậy, học phải đi liền với thực hành , có như vậy ta mới có thể đem hết những gì đã học cống hiến phục vụ cho đất nước.
“ Học đi đôi với hành” , quan niệm ấy không mới , song đó là kim chỉ nam cho phương hướng học tập, rèn luyện cho mọi người , mọi thời. Trong XH chúng ta cần phổ biến rộng rãi, hiệu quả cách học này để đạt được hiệu quả học tập cao nhất.
---------------------------------------
Đề 2 : Anh ( chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về “Bệnh thành tích”- một “ căn bệnh” gay tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của XH ngày nay.
DÀN Ý
Mở bài :
 Giới thiệu về “Bệnh thành tích”, mộtcăn bệnh gay nguy hiểm cho XH đang ngày càng lan rộng 
Thân bài :
- Thành tích là gì ? ( là kết quả tốt đẹp đạt được nhờ nổ lực). Vai trò của thành tích ( tác dụng tích cực)
- “Bệnh thành tích” là gì : ( làm việc mà không quan tâm đến thực tế, không suy nghĩ về hậu quả lâu dài chỉ chăm chú đến vẻ bên ngoài , để đạt được chỉ tiêu một cách khiên cưỡng).
- Tác hại của “Bệnh thành tích” :
+ Gây ra sự đối lập giữa hình thức và thực tế, vấn đề bản chất không được quan tâm ->suy thoái dần.
+ Gây ra bệnh chủ quan 
+ Là nguồn gốc của những sai trái, gian lận trong kiểm tra , đánh giá, tiếp tay cho tham nhũng, quan liêu.
- Nguyên nhân “Bệnh thành tích” :
+ Tật xấu “ con gà tức nhau tiếng gáy”, đốt cháy giai đoạn muốn có tình tích ngay.
+ Sự quản lí thiết sát sao của các cấp lãnh đạo , hình thức trong quản lí , chỉ quan tâm đến các văn bản , báo cáo.
- Giải pháp :
+ Chú ý đến hậu quả lâu dài, làm thật , báo cáo thật . 
+ Các cấp lãnh đạo phải sát sao thực tế, điều chỉnh quản lí.
Kết bài :
Khẳng địng tầm quan trọng của việc khắc phục “Bệnh thành tích” . Đó là công việc của toàn XH.
TỪ DÀN BÀI ĐẾN BÀI LÀM VĂN
Trong thực tế, ai cũng thích , cũng mong muốn được khen ngợi, được ghi nhận, được thành danh. Có người vì thế mà nổ lực phấn đấu để biến đổi về chất. Song đáng buồn lại có những người muốn rút ngắn con đường bước lên vinh quang mà đốt cháy giai đoạn, không chăm lo thực tế chỉ cố tô vẻ bề ngoìa để được khen, được thưởng. Đáng buồn hơn, chúng ngày càng phổ biến và trở thành một căn bệnh XH - “Bệnh thành tích”.
Thực chất , thành tích là kết quả tốt do nổ lực mà đạt được. Như vậy, thành tích là nhằm để biểu dương , nêu gương những kết quả tốt đẹp. Điều đó độngviên cố gắn của người được nêu gương, thúc nay họ tiếp tục cố gắng. Mặt khác thành tích của người này còn là “ cú hích” cho người khác cùng “ chạy đua” để tiếp tục đi lên. Rõ ràng, thành tích là điều tốt đẹpvà nó cũng mang lại những điều tương tự trong cuộc sống.
Tuy nhiên , khi đặt trước từ “ thành tích” một chữ “ bệnh”- “Bệnh thành tích” thì vấn đề đã khác . Bởi chữ “ bệnh” không gợi lên điều tốt đẹp. “Bệnh thành tích” là thói a dua, là chỉ chăm lo đến vẻ bên ngoài nhằm để được tuyên dương khen thưởng nhưng thực chất bên trong vấn đề không được như mong muốn. Nói khác đi, “Bệnh thành tích” là tên gọi của sự không phù hơp giữa hình thức và bản chất : Hình thức rất hào nhoáng, bóng sánglẫy long nhưng bản chất thỉ gỉ sét, xuống cấp, cong vênh.
“Bệnh thành tích” đã tồn tại từ lâu trong đời sống XH, đục sâu , lan rông vào nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Trong giáo dục , bệnh thành tích còn gọi là bệnh hình thức. Có những trường vì thành tích mà cố gắng tập trung luyện “ gà”- luyện học sinh giỏi, tạo mọi thời gian để HS tập trung học môn mình nhằm đạt kết quả cao mang vinh dự cho trường. Hay trong mỗi kì thi TN , có những trường huy động GV cùng làm với HS rồi ném bài cho các em. Trong các cơ quan , công ty nhà máy“Bệnh thành tích” được name ở các bản báo cáo được mài cho nhẵ, cho đẹp. Trong thực tế người ta không màng đến chất lượng, chỉ chạy theo số lượng để đạt chỉ tiêu. Họ chỉ sung sướng khi nghe đến những con số 100%,99%...
Rõ ràng, “Bệnh thành tích” sẽ để lại hậu quả vô cùng tai hại. Trước hết, nó khiến mọi cá nhân tổ chức không hiểu rõ thực lực của mình, tự mãn về thành tích, không có xu hướng vận động phát triển. “Bệnh thành tích” do đó được tiếp tục duy trì, phát triển. Dần dần nó sẽ ăn sâu , đeo bám vào tư tưởng, lối sống cách thức làm việc của XH, làm cho chất lượng bị bỏ bê, xuống dốc , chỉ có cái vẻ bề ngoài là hào nhoáng, đẹp đẽ. Nó chẳng khác nào mộttrái bí đỏ bị thối rữa bên trong. 
“Bệnh thành tích” gay hại cho mọi nghề ,lĩnh vực. Và hậu quả dễ thấy nhất, tai hại nhất là thể hiện ở ngành giáo dục. Có những trường hợp vì thành tích mà HS lên lớp hàng loạt, bất chấp kết quả thực tế. Hậu quả là hàng trăm học sinh ngồi nhầm lớp, nhầm trường. Có em đã học lớp 7 mà chưa đọc thôngviết thạo ! Và hàng trăm học sinh sa vào tình cảnh đạt giải học sinh giỏi quốc gia nhưng trượt tốt nghiệp, trượt đại họcHậu quả trực tiếp HS là người gánh chịu. Hậu quả lâu dài là tương lai đất nước phải chấp nhận về sự thui chột về đạo đức, tài năng của nhiều thế hệ.
Bệnh thành tích có căn nguyên sâu xa từ một thói xấu của con người , thói ghen ăn tức ở. “ con gà tức nhau tiếng gáy”. Thấy cá nhân, đơn vị khác được nêu gương, cá nhân , đơn vị mình cũng muốn được như vậy. Song, thay vì tập trung nâng cao chất lượng họ lại đốtcháy giai đoạn, đánh bóng hình thức để được tuyên dương. Nhưng công bằng mà đánh giá, bệnh cũng có nguyên nhân sai lầm từ công tác quản lí nhiều cấp, ngành : Trọng giấy tờ, hình thức, không gần gũi , sâu sát thực tế và chỉ tiêu hoá, kế hoạch hoá cao độmọi vấn đề thi đua. Bởi vậy, cá tổ chức, cá nhân chỉ coat lo sao cha các bản báo cáo, cuốn sổ của mình được sạch sẽ, đẹp đẽ. Rồi lo sao KH trên giao ta là 100% hoàn thành. Rõ ràng ,để xảy racăn bệng ấy thuộc ỗi về tất cả chúng ta.
Nhận rõ hậu quả của “Bệnh thành tích”, XH cần nay mạnh công cuộc loại trừ nó. Các nhà lãnh đạo cần kiểm tra , giám sát sát sao hơn hoạt động của các tổ chức, cá nhân trực thuộc, đồng thời điều chỉnh hệ thống, cơ chế quản lí tổ chức. Các cơ quan đoàn thể vì tưiơng lai bản thân xoả bỏ bệnh hình thức đi vào chất lượng thực tế. Kim chỉ nam làm được điều đó, XH mới thực sự trong sạch và đi lên.

Tài liệu đính kèm:

  • dockhai quat kien thuc NLVH.doc