Kế hoạch ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 trường THPT Cát Tiến

Kế hoạch ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 trường THPT Cát Tiến

1) Nội dung ôn tập:

Bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng và Cấu trúc đề thi tốt nghiệp của Bộ GD&ĐT

Thơ ca:

- Tây Tiến

- Đất Nước

- Việt Bắc

- Sóng

- Đàn ghi ta của Lor-ca

Văn xuôi:

- Tuyên ngôn Độc lập

- Người lái đò sông Đà

- Ai đã đặt tên cho dòng sông?

- Vợ nhặt

- Vợ chồng A Phủ

- Rừng xà nu

- Chiếc thuyền ngoài xa

Kịch:

 - Hồn Trương Ba, da hàng thịt

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1561Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 trường THPT Cát Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN NGỮ VĂN NĂM 2011
TRƯỜNG THPT CÁT TIẾN
.
Nội dung ôn tập:
Bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng và Cấu trúc đề thi tốt nghiệp của Bộ GD&ĐT
Thơ ca:
- Tây Tiến
- Đất Nước
- Việt Bắc
- Sóng 
- Đàn ghi ta của Lor-ca
Văn xuôi:
- Tuyên ngôn Độc lập
- Người lái đò sông Đà
- Ai đã đặt tên cho dòng sông?
- Vợ nhặt
- Vợ chồng A Phủ
- Rừng xà nu
- Chiếc thuyền ngoài xa
Kịch:
 - Hồn Trương Ba, da hàng thịt
Văn học nước ngoài:
- Thuốc
- Ông già và biển cả
- Số phận con người
Hình thức, thời gian ôn tập
 Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập trên lớp và ở nhà với nhiều hình thức khác nhau:
- Ôn tập theo từng mảng kiến thức, theo từng chủ đề.
- Tăng cường kiểm tra bài bằng cách hỏi những câu hỏi nhỏ sát với nghệ thuật và nội dung tư tưởng chính của tác phẩm.
- Hỏi – Đáp giữa học sinh với học sinh cùng lớp ; giữa học sinh với học sinh khác lớp; giữa giáo viên và học sinh;
- Hướng dẫn học sinh thực hành lập dàn ý cho từng bài bằng sơ đồ tư duy.
- Thường xuyên cho học sinh làm bài kiểm tra 15 phút khuyến khích lấy điểm cao.
- Ôn tập theo cấu trúc đề thi của Bộ GD&ĐT:
Câu 1: Dạng câu hỏi giáo khoa kiểm tra mức độ thông hiểu của hs về: 
 Cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn; giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; hoàn cảnh ra đời; ý nghĩa nhan đề, lời đề từ; hình ảnh, chi tiết đặc sắc, độc đáo góp phần bộc lộ tư tưởng chủ đề của tác phẩm. 
> Yêu cầu học sinh trình bày ngắn gọn, đầy đủ.
Câu 2: Kiểu bài nghị luận xã hội về :
+ Một tư tưởng, đạo lí
 + Một hiện tượng về đời sống
Lưu ý trong phần thân bài :
+ Những vấn đề nào có biểu hiện tích cực, tốt đẹp cần bày tỏ thái độ : ca ngợi, hướng tới, nêu gương, phát huy
+ Những vấn đề nào có biểu hiện tiêu cực,xấu cần bày tỏ thái độ : lên án, phê phán, đầy lùi, tránh xa
+ Các giải pháp, hành động thiết thực tất cả đều nhằm mục đích hướng tới và đem lại một cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn cho con người và xã hội.
> Các dẫn chứng cần trích dẫn có chọn lọc và phân tích ngắn gọn
Câu 3: Nghị luận văn học
Gv hướng dẫn hs giải quyết và lập dàn ý theo từng dạng cụ thể về: 
+ Một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
+ Một bài thơ, một đoạn thơ
Đặc biệt hướng dẫn học sinh về :
+ Cách thức, kĩ năng phân tích, nhận diện đề bài
+ Cách thức, kĩ năng lập dàn ý
 + Cách thức, kĩ năng trình bày, viết bài
> Cho học sinh làm thử một vài dạng đề cơ bản ngay tại lớp, sau đó Gv hướng dẫn và sửa cho hs.

Tài liệu đính kèm:

  • docK-_ HOA_CH GN THI TG_T NGHI-_P MGN NG_ V_N.doc