I.Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Trình bày được diễn thế sinh thái (khái niệm, nguyên nhân và các dạng diễn thế và ý nghĩa của diễn thế sinh thái).
2. Kĩ năng:Phân tích được nguyên nhân của diễn thế, lấy ví dụ minh hoạ các loại diễn thế.
3.Thái độ:HS xác định được tầm quan trọng của diễn thế sinh thái trên cơ sở đó biết khai thác nguồn sống đúng lúc đạt hiệu quả cao.
II. Chuẩn bị:
- Giáo án điện tử, phiếu học tập
- Tranh phóng to các hình 41.1 – 3 sgk
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp
- Kiểm danh ghi vắng ở sổ đầu bài
Tuần: 7.HKII BÀI 41. DIỄN THẾ SINH THÁI Tiết: 43 Ngày soạn:21.02.11 Ngày dạy:23.02.11 I.Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Trình bày được diễn thế sinh thái (khái niệm, nguyên nhân và các dạng diễn thế và ý nghĩa của diễn thế sinh thái). 2. Kĩ năng:Phân tích được nguyên nhân của diễn thế, lấy ví dụ minh hoạ các loại diễn thế. 3.Thái độ:HS xác định được tầm quan trọng của diễn thế sinh thái trên cơ sở đó biết khai thác nguồn sống đúng lúc đạt hiệu quả cao. II. Chuẩn bị: - Giáo án điện tử, phiếu học tập - Tranh phóng to các hình 41.1 – 3 sgk III. Tiến trình lên lớp Ổn định lớp - Kiểm danh ghi vắng ở sổ đầu bài Kiểm tra 15 phút: CH: Thế nào là quần xã sinh vật? Tính chất của các mối quan hệ giữa các sinh vật trong quần xã. Ý nghĩa của các mối quan hệ đó. Nội dung bài mới I. Khái niệm về diễn thế sinh thái. Hoạt động Thầy Hoạt động trò - Cho HS quan sát hình động mô phỏng diễn thế sinh thái(DTST) kết hợp SGK à Thế nào là DTST? Cho VD? - Hãy phân tích đặc điểm thực vật, đất, khí hậu ở từng giai đoạn trong mô hình trên để hình thành cây gỗ lớn? - Quan sát hình 41.2 à Song song với với qúa trình biến đổi của quần xã, các điều kiện tự nhiên đã thay đổi như thế nào? - HS quan sát hình ảnh trên máy chiếu + SGK nêu khái niệm. - HS vận dụng kiến thức để phân tích: đầu tiên đất hoang chưa có sinh vật, đất không che phủ, dễ mất nước, khô cvằn xói mòn, sau đó cỏ daị mọc à xuất hiện cây bụi xen kẽ cây gỗ nhỏ, mặt đất được che phủ, độ ẩm tăng, dđấ giàu dinh dưỡng hơn à Quá trình biến đổi: -Sinh vật biến đổi -> môi trường sống biến đổi theo - Thực vật biến đổi -> động vật biến đổi theo. - Diễn thế sinh thái : Là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. II. Các loại diễn thế sinh thái và nguyên nhân của diễn thế. Hoạt động Thầy Hoạt động trò - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục II và III hoàn thành PHT. - Khác nhau chủ yếu giữa DT nguyên sinh và DT thứ sinh là gì? - GV cho HS quan sát thêm hình ảnh các loại diễn thế và giới thiệu thêm về DT phân hủy. - HS nghiên cứu SGK, thảo luận, hoàn thành PHT. - Khác nhau giữa hai kiểu DT là giai đoạn khởi đầu. -HS quan sát và lắng nghe để tìm hiểu thêm về DT phân hủy. Loại diễn thế Diến thế nguyên sinh Diến thế thứ sinh Giai đoạn khởi đầu Khởi đầu từ môi trường chưa có hoặc có rất ít sinh vật Khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật phát triển nhưng bị huỷ diệt do tự nhiên hay do khai thác quá mức của con người Giai đoạn giữa Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế nhau và ngày càng phát triển Một quần xã mới hồi phục thay thế quần xã bị huỷ diệt, các quần xã biến đổi đổi tuần tự thay thế lẫn nhau. Giai đoạn cuối Hình thành quần xã tương đối ổn định (quần xã đỉnh cực) Các yếu tố khí hậu và sinh vật tương đối ổn định VD: Rừng Cúc phương. Có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định, tuy nhiên rất nhiều quần xã bị suy thoái. Nguyên nhân của diễn thế - Tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã - Canh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã - Tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã - Hoạt động khai thác tài nguyên của con người - Cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã. Nội dung: 1. Diễn thế sinh thái bao gồm diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh. + Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật và kết quả là hình thành nên quần xã tương đối ổn định. + Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. Tuỳ theo điều kiện thuận lợi hay không thuận lợi mà diễn thế có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định hoặc bị suy thoái. 2. Nguyên nhân : + Nguyên nhân bên ngoài như sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu... + Nguyên nhân bên trong do sự tương tác giữa các loài trong quần xã (như sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, quan hệ sinh vật ăn sinh vật...). Ngoài ra hoạt động khai thác tài nguyên của con người cũng gây ra diễn thế sinh thái. III. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái. Hoạt động Thầy Hoạt động trò - Cho HS quan sát hình 1 khu vực sau khi bị cháy với nhiều gốc cây to nhỏ khác nhau em có suy nghĩ gì về quần xã sinh thái trước đó, và trong tương tai ? à Nghiên cứu diễn thế giúp ta biết điều gì? - Hiểu biết về DTST ứng dụng trong thực tế thế nào? VD: Dự án cải tạo khu vực miền trung bằng cách trồng có khả năng chịu nắng, chịu khô cao.: Biện pháp duy trì quần xã rừng tràm. - Trồng cây ngập mặn ven biển, trồng cây ăn qủa ở các vùng đối trọc. - HS có thể suy luận: Trước khi cháy khu vực này là rừng rậm với nhiều cây gỗ to. Sau khi cháy 1 thời gian cỏ sẽ mọc lên, rồi cây bụi nhỏ, cây gỗ nhỏ, gỗ lớn, dây leo, rừng rậm. - Từ giải thích VD, HS nêu kiến thức. - Cải tạo đất, tăng cường chăm sóc cây trồng, phòng trừ sâu bệnh, làm thủy lợi, điều tiết nguồn nước - Khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên và khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường. - Ý nghĩa của nghiên cứu diễn thế sinh thái : Giúp hiểu được quy luật phát triển của quần xã sinh vật. Từ đó có thể chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ, khai thác và phục hồi nguồn tài nguyên, có biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người. 4. Củng cố: - Giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng kiên thức vừa học trả lời các câu hỏi ở cuối bài. 5. Dặn dò. - Học bài, trả lời các câu hỏi sách giáo khoa. - Soạn bài 42 “HỆ SINH THÁI”
Tài liệu đính kèm: