Kế hoạch dạy Sinh 12 bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

Kế hoạch dạy Sinh 12 bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức:

 - Nêu được một số đặc trưng cơ bản về cấu trúc của quần thể. Lấy được ví dụ minh họa

 * Nắm được cấu trúc quần thể người. Nêu được ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần thể trong thực tế sản xuất, đời sống.

2. Kĩ năng:

 - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp từ đó rút ra các kiến thức

3 Thái độ: - Thấy được môi trường sống ảnh hưởng đến các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật.

 Ứng dụng nuôi trồng, khai thác, đánh bắt hợp lí, đảm bảo sự phát triển của quần thể.

II. Chuẩn bị:

 - Tranh phóng to các H37.1 – 3SGK

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1875Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy Sinh 12 bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3.HKII Bài: 37
CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT
Tiết: 39
Ngày soạn: 10.01.11
Ngày dạy:12.01.11
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức:
 - Nêu được một số đặc trưng cơ bản về cấu trúc của quần thể. Lấy được ví dụ minh họa
 * Nắm được cấu trúc quần thể người. Nêu được ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần thể trong thực tế sản xuất, đời sống.
2. Kĩ năng:
 - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp từ đó rút ra các kiến thức
3 Thái độ: - Thấy được môi trường sống ảnh hưởng đến các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật.
 Ứng dụng nuôi trồng, khai thác, đánh bắt hợp lí, đảm bảo sự phát triển của quần thể.
II. Chuẩn bị:
 - Tranh phóng to các H37.1 – 3SGK
III.Tiến trình bài giảng
 1.Ổn định lớp
 - Kiểm danh ghi vắng vào sổ đầu bài
 2.Kiểm tra bài cũ
 CH1: Quần thể sinh vật là gì? Cho ví dụ?
 CH2: Trình bài các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể? Cho ví dụ?
3. Bài mới:
Vào bài: Dựa vào đâu thì chúng ta có thể phân biệt giữa quần thể này với quần thể khác? Mỗi quần thể có các đặc trưng cơ bản, là dấu hiệu cơ bản phân biệt các quần thể, để rõ hơn ta vào bài 37.
 I. Tỉ Lệ Giới Tính.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Yêu cầu HS đọc SGK trao đổi trả lời câu hỏi: Tỉ lệ giới tính là gì?
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm: Điền tiếp vào cột bên phải bảng 37.1 về các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ lệ giới tính, từ đó cho biết tỉ lệ giới tính của quần thể chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố nào?
- Giáo viên cho các nhóm trình bày và nhận xét.
Giáo viên lưu ý:
- Giải thích tỉ lệ giới tính xấp xỉ 1/1.Tuy nhiên tỉ lệ này có thể thay đổi tùy loài, từng thời gian, điều kiện sống.
- Tỉ lệ giới tính trong quần thể có ý nghĩa gì?
-Ứng dụng?
- VD: trong đàn gà, đàn lợn, đàn dê, chỉ cần số lượng nhỏ cá thể đực. Trong lứa tằm cần nhiều tằm đực cho nhiều tơ hơn
- HS thảo luận và nêu được khái niệm tỉ lệ giới tính: là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể.
- HS thảo luận nhóm nêu được:
+ Tỉ lệ tử vong không đều giữa cá thể đực và cái
+ Do điều kiện môi trường sống
+ Do đặc điểm sinh sản của loài
+ Do đặc điểm sinh lí và tập tính của loài
+ Do điều kiện dinh dưỡng của các cá thể..
- Tỉ lệ giới tính là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi.
-Tính toán một tỉ lệ các con đực và cái phù hợp để đem lại hiệu quả kinh tế.
-Tỉ lệ giữa số cá thể đực và cái trong quần thể. 
-Tỉ lệ giới tính thay đổi và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố (điều kiện sống của môi trường, đặc điểm sinh sản, sinh lí và tập tính của sinh vật.....).
 II. Nhóm Tuổi
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Nêu khái niệm các nhóm tuổi.
- Quan sát hình 37.1.
 +Hãy điền tên ba dạng tháp tuổi: A, B, C .
+ Chỉ ra các nhóm tuổi trong mỗi tháp tuổi.
+ Nêu ý nghĩa sinh thái của mỗi nhóm tuổi đó?
- Thế nào là tuổi sinh lí, tuổi sinh thái, và tuổi quần thể?
- Tại sao nói cấu trúc của quần thể luôn thay đổi?
– Ý nghĩa về nghiên cứu nhóm tuổi?
* T/p nhóm tuổi có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng khai thác nguồn sống của môi trường cũng như khả năng sinh sản.
*Động vật có chu kì sống ngắn, có tuổi thọ trung bình của quần thể thấp, phát dục sớm, tỉ lệ sinh lớn, tỉ lệ tử vong cao ® số lượng cá thể hàng năm dao động lớn, nhưng khả năng phục hồi nhanh. Động vật có chu kì sống dài thì ngược lại.
- HS đọc SGK trao đổi nêu khái niệm nhóm tuổi.
- Quan sát hình kết hợp với kiến thức đã học trong sinh học lớp 9:
+ 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, sinh sản, sau sinh sản -> tương ứng 3 loại tháp tuổi: phát triển, ổn định, suy giảm 
+ Bổ sung số lượng cá thể cho quần thể
- Học sinh tiến hành thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Do nguồn sống luôn thay đổi làm tăng hoiặc giảm số lượng cá thể của quần thể.
- Giúp cho chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn
HS thảo luận trả lời:
+ A, Quần thể bị đánh bắt quá mức. B: quần thể bị đ1anh bắt vừa phải. C: Quần thể chưa bị khai thác hết tiềm năng.
- Quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng nhưng thành phần nhóm tuổi thay đổi theo loài và điều kiện sống. Có 3 nhóm tuổi chủ yếu : Trước sinh sản, sinh sản, sau sinh sản.
 III. Sự Phân Bố Cá Thể Của Quần Thể.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-Quan sát hình 37.3 cho biết có các kiểu phân bố cá thể trong quần thê?
- Nêu đặc điểm và ý nghĩa của từng kiểu phân bố đó?
- HS quan sát trao đổi và trả lời câu hỏi
+ Sự phân bố cá thể trong quần thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong khu vực phân bố
Ứng dụng:phân bố đồng đều thức ăn, chú ý mật độ thả cá, khai thác có kế hoạch.
Có 3 kiểu phân bố cá thể trong quần thể.
 Phân bố theo nhóm hỗ trợ nhau qua hiệu quả nhóm.
 Phân bố đồng đều góp phần làm giảm cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.
 Phân bố ngẫu nhiên tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
 IV. Mật Độ Cá Thể Của Quần Thể.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Mật độ cá thể của quần thể là gì? Mật độ có ảnh hưởng tới các đặc điểm sinh thái khác của quần thể như thế nào ?
- Vai trò của mật độ quần thể đối với sự phát triển của quần thể.
- Điều gì xảy ra với quần thể cá quả (các lóc) nuôi trong ao khi mật độ cá thể tăng quá cao?
- Người ta ứng dụng mật độ trong sản xuất như thế nào?.
- HS đọc SGK nêu khái niệm. Ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, khả năng sinh sản, tỉ lệ tử vong,số lượng cá thể.
+ Mật độ cao -> sinh sản giảm, tử vong tăng -> mật độ giảm. Mật độ thấp -> sinh sản tăng, tử vong giảm -> mật độ tăng
- Nếu mật độ cá lóc cao chúng ăn thịt lẫn nhau, hay ăn con non.
- Tuân theo mật độ cá thể của từng loài, tận dụng nguồn sống, giảm cạnh tranh, tiện chăm sóc, tăng hiệu qủa kinh tế.
Số lượng cá thể của quần thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của quần thể. 
4. Củng cố
 - Trả lời các câu hỏi cuối SGK.
5. Dặn dò:
 - Học lại bài cũ và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa
 - Đọc trước bài 38
Nội dung bổ sung
Câu 1: Kiểu phân bố nào là phổ biến nhất
A. Phân bố theo nhóm và đồng đều
B. Phân bố theo nhóm*
C. Phân bố đồng đều và ngẫu nhiên
D. Phân bố đồng đều
Câu 2: Đàn kiến sống ở gốc cây thuộc kiểu phân bố
A. Phân bố theo nhóm và đồng đều	B. Phân bố theo nhóm*
C. Phân bố đồng đều và ngẫu nhiên	D. Phân bố đồng đều
Câu 3: Tỉ lệ đánh bắt cá trưởng thành 80%, cá nhỏ 20%.Vậy:
A.Quần thể bị khái thác quá mức	B. Quần thể khai thác chưa hết tiềm năng*
C. Quần thể bị khai thác ở mức độ vừa phải	D.Quần thể quá cạn kiệt
Câu 4: Quần thể có tỉ lệ con non 50%, con trưởng thành 30%, con già 20%. Vậy 
A. Quần thể này đang phát triển*	B. Quần thể này ổn định
C. Quần thể này đang suy giảm	D. Quần thể này tương đối ổn định
Câu 5: Đặc điểm phân bố đồng đều là
A. điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường
B. điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường*
C.giữa các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt
D. các cá thể sống thành bầy đàn
Bảng 37.1: Sự khác nhau về tỉ lệ giới tính của các QTSV
Tỉ lệ giới tính
Các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ lệ giới tính
- Ngỗng và vịt có tỉ lệ giới tính là 40/60.
- Trước mùa sinh sản, nhiều loài thằn lằn, rắn có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực. Sau mùa đẻ trứng, số lượng cá thể đực và cá thể cái gần bằng nhau.
Do tỉ lệ tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái, cá thể cái trong mùa sinh sản chết nhiều hơn cá thể đực.
Với loài kiến nâu (Formica rufa), nếu đẻ trứng ở t0 thấp hơn 200C thì nở trứng ra toàn là cá thể cái, nếu đẻ trứng ở t0 trên 200C thì trứng nở ra hầu hết là cá thể đực.
Tỉ lệ giới tính thay đổi theo điều kiện môi trường sống (cụ thể ở đây là t0 môi trường sống)
Gà, hươu, nai có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực gấp 2 hoặc 3, đôi khi tới 10 lần.
Do đặc điểm sinh sản và tập tính đa thê ở động vât.
Muỗi đực sống tập trung ở một nơi riêng với số lượng nhiều hơn muỗi cái.
Do sự khác nhau về dặc điểm sinh lí và tập tính của con đực và cái – muỗi đực không hút máu như muỗi cái. Muỗi đực tập trung ở một chỗ còn muỗi cái bay khắp nơi tìm động vật hút máu. 
Cây thiên nam tinh (Arisaema japonica) thuộc họ ráy, rễ củ loại lớn có nhiều chất dinh dưỡng nảy chồi sẽ cho ra cây chỉ có hoa cái, còn rễ củ loại nhỏ nảy chồi cho ra cây chỉ có hoa đực.
Tỉ lệ giới tính phụ thuộc vào lượng chất dinh dưỡng tích lũy trong cơ thể.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 37.doc